viết đoạn văn theo lời của dế mèn diễn tả lại tâm trạng sau khi chôn cất dế choắt , trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 từ ghép từ láy
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Ba lần thả lưới đều vớt được duy nhất một lưỡi gươm có khắc chữ "thuận thiên".
-Lưỡi gươm sáng rực một góc nhà.
-Chuôi gươm nằm ở trên ngọn cây đa.
-Lưỡi gươm tự nhiên động đậy.
-Rùa Vàng lên đòi gươm.
Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ. Lão có một người vợ nhưng mất sớm, lão gà trống nuôi con, nhưng vì nghèo không đủ tiền cưới vợ con trai lão đã quẫn trí bỏ nhà lên đồn điền cao su, trước khi đi con trai lão đã gửi gắm cho lão một con chó, lão yêu quý nó đặt tên cho nó là cậu Vàng. Một mình lão phải tự lo liệu mưu sinh. Sau trận ốm thập tử nhất sinh, nhà lão không còn gì nữa, lão đành phải bán cậu Vàng - con chó mà lão hết mực thương yêu như con trai mình. Lão mang hết số tiền bán chó và dành dụm được từ việc bán mảnh vườn gửi nhờ ông Giáo. Sau đó lão kiếm được gì thì ăn nấy. Rồi lão âm thầm xin Binh Tư một ít bả chó để tự kết liễu cuộc đời mình bằng số bả chó ấy. Cái chết của lão thật đau đớn và khủng khiếp. Không một ai biết được nguyên nhân cái chết đau đớn của lão ngoại trừ ông giáo và Binh Tư.
Nền văn học trung đại Việt Nam của chúng ta từ thế kỷ X đến XIX chủ yếu kết tinh và ghi dấu thành tựu bởi các tác phẩm thơ xuất sắc, mà Truyện Kiều của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du là một trong những minh chứng rõ rệt nhất. Nhưng nói như thế không có nghĩa rằng trong giai đoạn này nền văn học nước ta không có tác phẩm văn xuôi nào đáng chú ý, bởi Nguyễn Dữ với tập Truyền kỳ mạn lục đã cho chúng ta một cái nhìn mới, thổi một làn gió lạ mang tên “truyền kỳ” vào với nền văn học nước nhà. Trong 20 câu chuyện của tác phẩm này, thì Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong số những truyện được biết đến nhiều, song song với đó thì truyện Chuyện người con gái Nam Xương cũng được nhắc đến nhiều với hình ảnh nàng Vũ Nương đại diện cho người phụ nữ Việt Nam xưa, dẫu mang nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng vẫn phải chịu số phận bất hạnh.
Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỷ XVI, lúc này đây triều đình nhà Lê đã có dấu hiệu suy yếu, cuộc sống nhân dân có nhiều khó khăn. Ông là người học rộng tài cao, nhưng lại không ham vinh hoa phú quý, ra làm qua được tầm một năm thì ông cáo quan lui về ở ẩn, thanh dưỡng tâm hồn và cho ra áng thiên cổ kỳ bút Truyền kỳ mạn lục. Chuyện người con gái Nam Xương là một trong những truyện đặc sắc nhất trong tập Truyền kỳ mạn lục.
Cuộc đời của Vũ Nương không thật sự êm ả, cuộc sống vợ chồng của nàng dù không được đề cập nhiều thế nhưng việc sống với một người chồng luôn ghen tuông đề phòng thì nàng hẳn không lấy làm thoải mái, sau cùng cũng vì tính ghen bóng gió ích kỷ của Trương Sinh mà Vũ Nương phải lấy cái chết để minh oan. Và để tô đậm cái bất hạnh của cuộc đời người con gái này Nguyễn Dữ đã khéo léo xây dựng Vũ Nương là một cô gái tài đức vẹn toàn, công dung ngôn hạnh đầy đủ, chẳng hề khiếm khuyết “tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”. Chỉ với vài từ ngắn gọn thế nhưng hình ảnh Vũ Nương đã hiện lên là một cô gái có nhan sắc xinh đẹp, lại còn có phẩm chất tốt đẹp cao quý, đó là vẻ đẹp vẹn toàn. Chính vì thế nên dẫu nghèo khó nhưng Vũ Nương vẫn được Trương Sinh con trai một nhà hào phú trong làng “xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về”, điều đó thể hiện giá trị con người Vũ Nương, đồng thời là lòng trân trọng của Trương Sinh khi hỏi cưới nàng.
Trong tác phẩm Nguyễn Dữ chỉ lướt nhẹ qua nhan sắc của Vũ Nương, sau đó ông tập trung tô đậm vẻ đẹp phẩm chất của nàng. Ở vai trò người vợ, Vũ Nương hết mực thương yêu và lo nghĩ cho chồng, biết chồng có tính hay ghen lại nghi kỵ thế nên trong cuộc sống vợ chồng nàng hết sức “giữ gìn khuôn phép, không lúc nào để vợ chồng phải thất hòa”. Ngày chồng phải tòng quân đi đánh giặc, nàng thương xót dặn dò, thề nguyền, nàng không ham chồng được phong ấn, mũ quan, vinh hiển về làng mà chỉ cầu chồng được hai chữ bình an, cũng bày tỏ nỗi mong nhớ, lo lắng của mình khi chồng đi vào nơi hiểm trở chẳng may có cớ sự. Lời nàng thiết tha, sâu sắc bộc lộ rõ tình cảm vợ dành cho người chồng đi chinh chiến xa xôi, khiến ai nấy đều cảm động khôn nguôi. Trương Sinh đi lính chưa đầy mười ngày thì Vũ Nương lại sinh con, cuộc vượt cạn vất vả đau đớn lại không có trượng phu, thế nhưng nàng vẫn một dạ một lòng chăm con khôn lớn, đợi cho đến ngày giặc tan, Trương Sinh trở về đoàn tụ. Suốt ba năm đợi chờ, nàng “buồn nhớ khôn nguôi”, lúc gặp cảnh chồng ghen tuông nàng cũng không lớn tiếng cự cãi mà chỉ dùng lời lẽ mềm mỏng để mong giữ được cái “thú vui nghi gia nghi thất”, vợ chồng hòa thuận, con có cha có mẹ.
Đối với mẹ chồng, nàng coi như cha mẹ ruột mà phụng bồi, chăm sóc, mẹ chồng vì thương con chinh chiến không đến nửa năm thì ngã bệnh, Vũ Nương một mặt thuốc thang, cơm nước ân cần, một mặt “lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Nhưng dầu cạn đèn tắt, sự tình không thể cứu vãn mẹ chồng nhắm mắt xuôi tay, lúc này đây lại một tay nàng lo tang sự “hết lời thương xót, ma chay tế lễ như đối với cha mẹ đẻ mình”, hiếu thuận chu đáo vô cùng.
Với đứa con nhỏ, tuy Nguyễn Dữ không nhắc đến nhiều, nhưng đọc truyện cũng có thể cảm nhận được lòng thương con của nàng Vũ Nương, một tay chăm nó từ khi lọt lòng, đến lúc biết nói, đêm nào cũng trỏ bóng mình mà nói đấy là cha để dỗ cho con vui. Lòng mẹ bao la, thương con vô bờ bến, dẫu nói dối, nói đùa cũng là thương con, có thể thấy việc nuôi con một mình khiến Vũ Nương chịu nhiều đắng cay vất vả, thế nhưng nàng chưa từng than vãn một lời, chỉ chăm chăm một dạ sắt son.
Ngoài là một người vợ đảm đang, nết na, thủy chung một lòng mà Vũ Nương còn là một người có tấm lòng vị tha, bao dung vô cùng. Chồng tòng quân xa, nàng ở nhà một mình chèo chống cả một gia đình, chăm mẹ già, nuôi con nhỏ, thế nhưng khi trở về Trương Sinh không những không biết ơn, còn đâm ra nghi ngờ vô cớ. Thế nhưng nàng không một câu trách móc, vẫn luôn giữ đúng phụ đạo, nhỏ nhẹ giãi bày, một lòng mong muốn chồng thông hiểu, muốn tìm rõ nguyên nhân nhưng khốn nỗi Trương Sinh lại giấu giếm. Điều ấy đã đẩy nàng đến bi kịch phải lựa chọn cái chết vì nếu sống mà bị ruồng rẫy, nhục nhã thì còn nghĩa lý gì.
Khi sống dưới thủy cung, nàng vẫn sẵn lòng tha thứ cho chồng, điều ấy thể hiện qua chi tiết nàng gửi chiếc thoa vàng cho Phan Lang mang về để nhờ Trương Sinh lập đàn giải oan. Khi hiện về ở trên bến Hoàng Giang Vũ Nương vẫn không trách móc Trương Sinh mà vẫn đưa lời cảm tạ “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”, cho thấy nàng đã hoàn toàn tha thứ cho chồng, giải thoát chồng khỏi những ân hận, đau xót vì trách lầm vợ. Lòng Vũ Nương vẫn không hề thay đổi, nàng vẫn dịu dàng, hiền thục như thế, dẫu chồng mình đã gây cho nàng biết bao đau khổ, khiến nàng phải chịu đau đớn tan của nát nhà, xa lìa đứa con mới tập nói.
Dẫu nàng có đầy đủ các phẩm chất tốt đẹp thế nhưng cuộc đời nàng lại là một chuỗi những bất hạnh kéo dài. Mới vừa lấy chồng thì đã phải lìa xa chồng, một thân một mình chèo chống vất vả, vừa mệt mỏi thể xác, lẫn mệt mỏi trong tâm hồn. Đến lúc tưởng được đoàn viên thì lại gặp phải nỗi oan lạ lùng, xuất phát từ lời nói vô thưởng vô phạt của đứa con nhỏ, bị chồng ruồng rẫy ghen tuông, phải tự tử để chứng minh cho tấm lòng thanh bạch.
Yếu tố kỳ ảo đã giúp nàng được sống, Nguyễn Dữ đã cho nàng một cái kết có hậu, thế nhưng cái kết ấy vẫn không được vẹn toàn. Bởi tuy được sống cuộc sống an nhàn, giàu sang dưới thủy cung, thế nhưng nàng lại phải chịu nỗi cô đơn, thương chồng, nhớ con mà không thể trở về, chỉ có thể nói lời cảm tạ rồi biến mất. Như vậy nàng đã không phút nào có được hạnh phúc thực sự, bởi ở xã hội phong kiến hạnh phúc không dành cho những người phụ nữ như Vũ Nương, hạnh phúc là cái gì đó quá xa vời, dễ dàng vì một lời bâng quơ mà tan biến thành hư vô. Đó là bất hạnh chung của thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến hà khắc, bảo thủ.
Với những biểu hiện của nhan sắc, phẩm chất tốt đẹp như thế, nết đảm đang, lòng hiếu thảo, đức hy sinh, thủy chung son sắt, lòng bao dung, vị tha to lớn, Vũ Nương chính là hiện thân cho vẻ đẹp của người con gái Việt Nam. Vẻ đẹp của nàng chính là những vẻ đẹp nhân sinh vô cùng quý giá, nàng hoàn toàn xứng đáng được hưởng hạnh phúc điền viên, được chồng yêu thương, chăm sóc chứ không phải chịu nỗi bất hạnh ghen tuông vô cớ, rồi táng thân nơi sông nước, sau cùng lại sống bất tử với nỗi cô đơn vời vợi. Nguyễn Dữ viết về nhân vật Vũ Nương một là bên ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, một bên cũng phản ánh những bất công trong xã hội phong kiến xưa đối với thân phận người phụ nữ. Đó là những giá trị nhân đạo, nhân văn thật sâu sắc mà tác giả muốn truyền đạt qua câu chuyện cũng như nhân vật của mình.
Nền văn học trung đại Việt Nam của chúng ta từ thế kỷ X đến XIX chủ yếu kết tinh và ghi dấu thành tựu bởi các tác phẩm thơ xuất sắc, mà Truyện Kiều của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du là một trong những minh chứng rõ rệt nhất. Nhưng nói như thế không có nghĩa rằng trong giai đoạn này nền văn học nước ta không có tác phẩm văn xuôi nào đáng chú ý, bởi Nguyễn Dữ với tập Truyền kỳ mạn lục đã cho chúng ta một cái nhìn mới, thổi một làn gió lạ mang tên “truyền kỳ” vào với nền văn học nước nhà. Trong 20 câu chuyện của tác phẩm này, thì Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là một trong số những truyện được biết đến nhiều, song song với đó thì truyện Chuyện người con gái Nam Xương cũng được nhắc đến nhiều với hình ảnh nàng Vũ Nương đại diện cho người phụ nữ Việt Nam xưa, dẫu mang nhiều phẩm chất tốt đẹp nhưng vẫn phải chịu số phận bất hạnh.
Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỷ XVI, lúc này đây triều đình nhà Lê đã có dấu hiệu suy yếu, cuộc sống nhân dân có nhiều khó khăn. Ông là người học rộng tài cao, nhưng lại không ham vinh hoa phú quý, ra làm qua được tầm một năm thì ông cáo quan lui về ở ẩn, thanh dưỡng tâm hồn và cho ra áng thiên cổ kỳ bút Truyền kỳ mạn lục. Chuyện người con gái Nam Xương là một trong những truyện đặc sắc nhất trong tập Truyền kỳ mạn lục.
Cuộc đời của Vũ Nương không thật sự êm ả, cuộc sống vợ chồng của nàng dù không được đề cập nhiều thế nhưng việc sống với một người chồng luôn ghen tuông đề phòng thì nàng hẳn không lấy làm thoải mái, sau cùng cũng vì tính ghen bóng gió ích kỷ của Trương Sinh mà Vũ Nương phải lấy cái chết để minh oan. Và để tô đậm cái bất hạnh của cuộc đời người con gái này Nguyễn Dữ đã khéo léo xây dựng Vũ Nương là một cô gái tài đức vẹn toàn, công dung ngôn hạnh đầy đủ, chẳng hề khiếm khuyết “tính đã thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”. Chỉ với vài từ ngắn gọn thế nhưng hình ảnh Vũ Nương đã hiện lên là một cô gái có nhan sắc xinh đẹp, lại còn có phẩm chất tốt đẹp cao quý, đó là vẻ đẹp vẹn toàn. Chính vì thế nên dẫu nghèo khó nhưng Vũ Nương vẫn được Trương Sinh con trai một nhà hào phú trong làng “xin mẹ đem trăm lạng vàng cưới về”, điều đó thể hiện giá trị con người Vũ Nương, đồng thời là lòng trân trọng của Trương Sinh khi hỏi cưới nàng.
Trong tác phẩm Nguyễn Dữ chỉ lướt nhẹ qua nhan sắc của Vũ Nương, sau đó ông tập trung tô đậm vẻ đẹp phẩm chất của nàng. Ở vai trò người vợ, Vũ Nương hết mực thương yêu và lo nghĩ cho chồng, biết chồng có tính hay ghen lại nghi kỵ thế nên trong cuộc sống vợ chồng nàng hết sức “giữ gìn khuôn phép, không lúc nào để vợ chồng phải thất hòa”. Ngày chồng phải tòng quân đi đánh giặc, nàng thương xót dặn dò, thề nguyền, nàng không ham chồng được phong ấn, mũ quan, vinh hiển về làng mà chỉ cầu chồng được hai chữ bình an, cũng bày tỏ nỗi mong nhớ, lo lắng của mình khi chồng đi vào nơi hiểm trở chẳng may có cớ sự. Lời nàng thiết tha, sâu sắc bộc lộ rõ tình cảm vợ dành cho người chồng đi chinh chiến xa xôi, khiến ai nấy đều cảm động khôn nguôi. Trương Sinh đi lính chưa đầy mười ngày thì Vũ Nương lại sinh con, cuộc vượt cạn vất vả đau đớn lại không có trượng phu, thế nhưng nàng vẫn một dạ một lòng chăm con khôn lớn, đợi cho đến ngày giặc tan, Trương Sinh trở về đoàn tụ. Suốt ba năm đợi chờ, nàng “buồn nhớ khôn nguôi”, lúc gặp cảnh chồng ghen tuông nàng cũng không lớn tiếng cự cãi mà chỉ dùng lời lẽ mềm mỏng để mong giữ được cái “thú vui nghi gia nghi thất”, vợ chồng hòa thuận, con có cha có mẹ.
Đối với mẹ chồng, nàng coi như cha mẹ ruột mà phụng bồi, chăm sóc, mẹ chồng vì thương con chinh chiến không đến nửa năm thì ngã bệnh, Vũ Nương một mặt thuốc thang, cơm nước ân cần, một mặt “lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Nhưng dầu cạn đèn tắt, sự tình không thể cứu vãn mẹ chồng nhắm mắt xuôi tay, lúc này đây lại một tay nàng lo tang sự “hết lời thương xót, ma chay tế lễ như đối với cha mẹ đẻ mình”, hiếu thuận chu đáo vô cùng.
Với đứa con nhỏ, tuy Nguyễn Dữ không nhắc đến nhiều, nhưng đọc truyện cũng có thể cảm nhận được lòng thương con của nàng Vũ Nương, một tay chăm nó từ khi lọt lòng, đến lúc biết nói, đêm nào cũng trỏ bóng mình mà nói đấy là cha để dỗ cho con vui. Lòng mẹ bao la, thương con vô bờ bến, dẫu nói dối, nói đùa cũng là thương con, có thể thấy việc nuôi con một mình khiến Vũ Nương chịu nhiều đắng cay vất vả, thế nhưng nàng chưa từng than vãn một lời, chỉ chăm chăm một dạ sắt son.
Ngoài là một người vợ đảm đang, nết na, thủy chung một lòng mà Vũ Nương còn là một người có tấm lòng vị tha, bao dung vô cùng. Chồng tòng quân xa, nàng ở nhà một mình chèo chống cả một gia đình, chăm mẹ già, nuôi con nhỏ, thế nhưng khi trở về Trương Sinh không những không biết ơn, còn đâm ra nghi ngờ vô cớ. Thế nhưng nàng không một câu trách móc, vẫn luôn giữ đúng phụ đạo, nhỏ nhẹ giãi bày, một lòng mong muốn chồng thông hiểu, muốn tìm rõ nguyên nhân nhưng khốn nỗi Trương Sinh lại giấu giếm. Điều ấy đã đẩy nàng đến bi kịch phải lựa chọn cái chết vì nếu sống mà bị ruồng rẫy, nhục nhã thì còn nghĩa lý gì.
Khi sống dưới thủy cung, nàng vẫn sẵn lòng tha thứ cho chồng, điều ấy thể hiện qua chi tiết nàng gửi chiếc thoa vàng cho Phan Lang mang về để nhờ Trương Sinh lập đàn giải oan. Khi hiện về ở trên bến Hoàng Giang Vũ Nương vẫn không trách móc Trương Sinh mà vẫn đưa lời cảm tạ “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”, cho thấy nàng đã hoàn toàn tha thứ cho chồng, giải thoát chồng khỏi những ân hận, đau xót vì trách lầm vợ. Lòng Vũ Nương vẫn không hề thay đổi, nàng vẫn dịu dàng, hiền thục như thế, dẫu chồng mình đã gây cho nàng biết bao đau khổ, khiến nàng phải chịu đau đớn tan của nát nhà, xa lìa đứa con mới tập nói.
Dẫu nàng có đầy đủ các phẩm chất tốt đẹp thế nhưng cuộc đời nàng lại là một chuỗi những bất hạnh kéo dài. Mới vừa lấy chồng thì đã phải lìa xa chồng, một thân một mình chèo chống vất vả, vừa mệt mỏi thể xác, lẫn mệt mỏi trong tâm hồn. Đến lúc tưởng được đoàn viên thì lại gặp phải nỗi oan lạ lùng, xuất phát từ lời nói vô thưởng vô phạt của đứa con nhỏ, bị chồng ruồng rẫy ghen tuông, phải tự tử để chứng minh cho tấm lòng thanh bạch.
Yếu tố kỳ ảo đã giúp nàng được sống, Nguyễn Dữ đã cho nàng một cái kết có hậu, thế nhưng cái kết ấy vẫn không được vẹn toàn. Bởi tuy được sống cuộc sống an nhàn, giàu sang dưới thủy cung, thế nhưng nàng lại phải chịu nỗi cô đơn, thương chồng, nhớ con mà không thể trở về, chỉ có thể nói lời cảm tạ rồi biến mất. Như vậy nàng đã không phút nào có được hạnh phúc thực sự, bởi ở xã hội phong kiến hạnh phúc không dành cho những người phụ nữ như Vũ Nương, hạnh phúc là cái gì đó quá xa vời, dễ dàng vì một lời bâng quơ mà tan biến thành hư vô. Đó là bất hạnh chung của thân phận người phụ nữ dưới chế độ phong kiến hà khắc, bảo thủ.
Với những biểu hiện của nhan sắc, phẩm chất tốt đẹp như thế, nết đảm đang, lòng hiếu thảo, đức hy sinh, thủy chung son sắt, lòng bao dung, vị tha to lớn, Vũ Nương chính là hiện thân cho vẻ đẹp của người con gái Việt Nam. Vẻ đẹp của nàng chính là những vẻ đẹp nhân sinh vô cùng quý giá, nàng hoàn toàn xứng đáng được hưởng hạnh phúc điền viên, được chồng yêu thương, chăm sóc chứ không phải chịu nỗi bất hạnh ghen tuông vô cớ, rồi táng thân nơi sông nước, sau cùng lại sống bất tử với nỗi cô đơn vời vợi. Nguyễn Dữ viết về nhân vật Vũ Nương một là bên ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, một bên cũng phản ánh những bất công trong xã hội phong kiến xưa đối với thân phận người phụ nữ. Đó là những giá trị nhân đạo, nhân văn thật sâu sắc mà tác giả muốn truyền đạt qua câu chuyện cũng như nhân vật của mình.