Sự tích vùng đất đỏ Tây Nguyên
… Thấy thế, chàng Khỏe tức giận lắm. Chàng quyết tâm giết rồng lửa, trừ họa cho dân làng. Gần nơi chàng ở có một cây gỗ rất to. Thân cây chục người ôm không xuể. Chàng nhổ cây làm gậy, rồi trèo lên một quả núi thật cao chờ rồng lửa. Được một lúc thì tàn lửa bay tới tấp khiến người chàng bỏng rát. Một lát sau, rồng lửa hiện ra. Chờ cho rồng lửa đến tầm tay, chàng liền vung gậy phang thật mạnh vào đầu rồng.
Bị đánh bất ngờ, rồng lửa đau quá, quẫy mạnh rồi quay ra đánh nhau với chàng. Hai bên giao chiến suốt ba ngày ba đêm, không phân thắng bại. Cuối cùng, chàng Khỏe vươn tay sang bên cạnh xách một quả núi, cố hết sức ném mạnh vào đầu rồng lửa. Rồng lửa tránh không kịp, bị vỡ đầu lăn xuống đất. Xác rồng trải rộng suốt một vùng đất Tây Nguyên ngày nay.
Lúc mới rơi xuống, toàn thân rồng là một khối lửa đỏ rực. Nhưng lâu ngày, xác rồng nguội dần, rồi biến thành đất làm cho đất đai vùng này có màu đỏ như lửa. Dần dần những rừng gỗ, rừng cao su, rừng chè, đồi tranh, đồng cỏ thi nhau mọc lên. Các giống muông thú như: voi, hổ, báo, hươu, nai, gấu, vượn… và các loài chim như: công, trĩ, đại bàng, yểng, vẹt… tìm về trú ngụ. Tất cả họp lại thành một vùng đất đỏ Tây Nguyên giàu có và đẹp đẽ như ngày nay.
(Trích Sự tích vùng đất đỏ Tây Nguyên, Truyện kể dân gian)
Trả lời câu hỏi:
Câu 1. Sau khi đọc đoạn trích trên của truyện Sự tích vùng đất đỏ Tây Nguyên, em hãy rút ra bài học gì cho bản thân?
Câu 2. Trong đoạn trích, chàng Khỏe đã vì dân làng mà quyết tâm giết rồng lửa. Còn em, là một học sinh, em sẽ làm gì để góp xây dựng quê hương mình?
II. VIẾT
Hãy kể lại một truyện cổ tích mà em yêu thích nhất.
(lưu ý: không kể những truyện đã học trong SGK Ngữ văn 6 – Chân trời sáng tạo).
HELP!!!