K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2021

1. TỪ ĐƠN

 Từ đơn là những từ được cấu tạo bằng một tiếng độc lập. Thí dụ: Nhà, xe, tập, viết, xanh, đỏ, vàng, tím,…

– Xét về mặt lịch sử, hầu hết từ đơn là những từ đã có từ lâu đời. Một số từ có nguồn gốc thuần Việt, một số từ vay mượn từ các ngôn ngữ nước ngoài như tiếng Hán, tiếng Pháp, Anh, Nga,…

– Xét về mặt ý nghĩa , từ đơn biểu thị những khái niệm cơ bản trong sinh hoạt của đời sống hàng ngày của người Việt, biểu thị các hiện tượng thiên nhiên, các quan hệ gia đình, xã hội , các số đếm,…

– Xét về mặt số lượng, tuy không nhiều bằng từ ghép và từ láy (Theo thống kê của A.Derode, từ đơn chiếm khoảng 25% trong tổng số từ tiếng Việt) nhưng là những từ cơ bản nhất, giữ vai trò quan trọng nhất trong việc biểu thị các khái niệm có liên quan đến đời sống và cấu tạo từ mới cho tiếng Việt.

2. TỪ GHÉP

Từ ghéplà những từ có hai hoặc hơn hai tiếng được ghép lại với nhau dựa trên quan hệ ý nghĩa.

Dựa vào quan hệ ngữ pháp giữa các yếu tố, có thể phân từ ghép ra làm 2 loại chính:

2.1. Từ ghép đẳng lập:

Từ ghép đẳng lập có những đặc trưng chung là:

– Quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố trong từ là quan hệ bình đẳng.

– Xét về mặt quan hệ ý nghĩa giữa các thành tố có thể thấy:

+ Hoặc các thành tố đồng nghĩa nhau, trong đó:

 Có thể có một yếu tố thuần Việt và một yếu tố Hán Việt. Ví dụ: bạn hữu, bụng dạ, máu huyết,…

 Có thể cả hai yếu tố đều là Hán Việt. Ví dụ: tư duy, thổ địa, tiện lợi, cốt nhục,…

 Có thể cả hai yếu tố đều là thuần Việt. Ví dụ: đợi chờ, máu mủ, xinh đẹp,…

 Có thể có một yếu tố toàn dân và một yếu tố vố là từ địa phương. Ví dụ: chân cẳng, bát đọi, chợ búa,…

+ Hoặc các thành tố gần nghĩa nhau. Thí dụ: thương nhớ, nhà cửa, áo quần, ăn uống, đi đứng,…

+ Hoặc các thành tố trái nghĩa nhau. Thí dụ: đầu đuôi, sống chết, già trẻ, gần xa, trong ngoài,…

– Xét về mặt nội dung, nói chung, từ ghép đẳng lập thường gợi lên những phạm vi sự vật mang ý nghĩa phi cá thể hay tổng hợp (tức biểu thị sự vật, tính chất hay hành động chung, mang tính chất khái quát).

– Tuy có quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp, nhưng không đưa đến hệ quả là ý nghĩa từ vựng của các thành tố trong từ đều có giá trị ngang nhau trong mọi trường hợp. Như ta sẽ thấy, những trường hợp một trong hai thành tố phai mờ nghĩa xảy ra phổ biến trong từ ghép đẳng lập.

– Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa và phạm vi biểu đạt của từ ghép, có thể phân từ ghép đẳng lập thành ba loại nhỏ là từ ghép đẳng lập gộp nghĩa, từ ghép đẳng lập đơn nghĩa và từ ghép đẳng lập hợp nghĩa.

+ Từ ghép đẳng lập gộp nghĩa: bao gồm những từ ghép thuộc mô hình ngữ nghĩa AB = A+B. Tức là loại mà nghĩa của từng thành tố cùng nhau gộp lại để biểu thị ý nghĩa khái quát chung của cả từ ghép, trong ý nghĩa chung đó có ý nghĩa riêng của từng thành tố. Chẳng hạn, từ quần áo chỉ đồ mặc nói chung, trong đó có cả quần lẫn áo.

Một số ví dụ về từ ghép gộp nghĩa: điện nước, xăng dầu, tàu xe, xưa nay, chạy nhảy, học tập, nghe nhìn, thu phát, ăn uống, tốt đẹp, may rủi, hèn mọn,thầy trò, vợ con…

+ Từ ghép đẳng lập đơn nghĩa: bao gồm từ ghép thuộc mô hình ngữ nghĩa AB = A hoặc B. Tức là loại mà nghĩa khái quát chung của cả từ ghép tương ứng với ý nghĩa của một thành tố có mặt trong từ. Ví dụ: núi non, binh lính, thay đổi, tìm kiếm,…

Do nghĩa của cả từ ghép tương đương với nghĩa của một thành tố nên thành tố còn lại có xu hướng bị mờ nghĩa hoặc bị mất nghĩa. Yếu tố này sẽ làm chỗ dựa cho ý nghĩa của cả từ ghép. Có thể nói sự mờ nghĩa của núc (bếp núc), búa (chợ búa), pheo (tre pheo) … chính là kết quả cực đoan của mô hình đơn nghĩa này.

Một số ví dụ về từ ghép đẳng lập đơn nghĩa: bếp núc, chợ búa, đường sá, áo xống, ăn mặc, ăn nói, viết lách, …

+ Từ ghép đẳng lập hợp nghĩa: bao gồm những từ ghép nằm trong mô hình ngữ nghĩa AB > A+B. Tức là loại mà ở đó nghĩa của cả từ không phải chỉ là phép cộng đơn thuần nghĩa của các thành tố, mà nó là sự tổng hợp nghĩa của các thành tố kèm theo sự trừu tượng hóa dựa trên cơ sở liên tưởng ẩn dụ hay hoán dụ. Do đó, nghĩa của cả từ mới hơn so với nghĩa của từng thành tố. Thí dụ, đất nước không phải chỉ đất và nước nói chung hay chỉ đất hoặc nước, mà hai yếu tố được hợp lại để chỉ lãnh thổ của một quốc gia trong đó có những nét tiêu biểu là đất và nước. Trường hợp non sông, sông núi, sơn hà cũng vậy. Một ví dụ khác, ruột thịt không phải chỉ ruột hay thịt nói chung mà cả hai hợp lại hợp lại để chỉ quan hệ máu mủ, huyết thống. Hay gan dạ để chỉ sự mạnh mẽ, không lùi bước trước nguy hiểm cũng là một trường hợp tương tự.

Chú ý về trật tự các thành tố trong từ ghép đẳng lập.

Bàn về từ ghép đẳng lập, người ta thường bàn đến khả năng hoán vị giữa các thành tố. Tuy nhiên cần chú ý là khả năng ấy không xảy ra phổ biến đối với toàn bộ lớp từ ghép đẳng lập, và không phải xảy ra vô điều kiện trong mọi trường hợp. Về hiện tượng này có thể nêu mấy nhận xét chung như sau:

+ Có thể hoán vị được đối với một số từ ghép gộp nghĩa trường hợp không có yếu tố Hán – Việt. Thí dụ: quần áo – áo quần, rủi may – may rủi, tươi tốt – tốt tươi,…

+ Khả năng hoán vị ít xảy ra giữa các thành tố trong từ ghép đơn nghĩa, đặc biệt đối với trường hợp từ ghép có yếu tố mờ nghĩa, mất nghĩa.

+ Khả năng hoán vị bị sự khống chế của một số yêu cầu:

 Không được phép làm thay đổi ý nghĩa của từ ghép ban đầu. Ví dụ: đi lại – lại đi ; cơm nước – nước cơm khác nghĩa.

• Không đi ngược lại tập quán cổ truyền của dân tộc. Ví dụ: nam nữ – nữ nam; ông bà – bà ông, anh em – em anh, vua quan – quan vua,… không hoán vị được.

 Không tạo nên những trật tự khó đọc. Chẳng hạn: sửa chữa dễ đọc hơn chữa sửa.

2.2. Từ ghép chính phụ:

Là những từ ghép mà ở đó có ít nhất một thành tố cấu tạo nằm ở vị trí phụ thuộc vào một thành tố cấu tạo khác, tức trong kiểu từ ghép này thường có một yếu tố chính và một yếu tố phụ về mặt ngữ pháp. Loại này có những đặc điểm sau:

– Xét về mặt ý nghĩa, nếu từ ghép đẳng lập có khuynh hướng gợi lên các sự vật, tính chất có ý nghĩa khái quát, tổng hợp, thì kiểu cấu tạo từ này có khuynh hướng nêu lên các sự vật theo mang ý nghĩa cụ thể.

– Trong từ ghép chính phụ, yếu tố chính thường giữ vai trò chỉ loại sự vật, đặc trưng hoặc hoạt động lớn, yếu tố phụ tường được dùng để cụ thể hóa loại sự vật, hoạt động hoặc đặc trưng đó.

– Căn cứ vào vai trò của các thành tố trong việc tạo nghĩa, có thể chia từ ghép chính phụ thành hai tiểu loại:

+ Từ ghép chính phụ dị biệt: là từ ghép trong đó yếu tố phụ có tác dụng phân chia loại sự vật, hoạt động, đặc trưng lớn thành những loại sự vật , hoạt động, đặc trưng, cụ thể. Vì vậy có thể nói tác dụng của yếu tố phụ ở hiện tượng này là tác dụng phân loại. Thí dụ :

• máy may, máy bay, máy bơm, máy nổ, máy tiện,…
• làm việc, làm thợ , làm duyên, làm ruộng, làm dâu,…
• vui tính, vui tai, vui mắt, vui miệng,…

Chú ý, ở kiểu từ ghép này trật tự của các yếu tố trong từ ghép thuần Việt, hoặc Hán – Việt Việt hoá khác từ ghép Hán – Việt. ở hai trường hợp đầu, yếu tố chính thường đứng trước, ở trường hợp cuối, yếu tố phụ thường đứng trước. Ví dụ:

• vùng biển, vùng trời, xe lửa, nhà thơ,…
• hải phận, không phận, hỏa xa, thi sĩ,…

+ Từ ghép chính phụ sắc thái hóa: là những từ ghép trong đó thành tố phụ có tác bổ sung một sắc thái ý nghĩa nào đó khiến cho cả từ ghép này khác với thành tố chính khi nó đứng một mình như một từ rời, hoặc khiến cho từ ghép sắc thái hóa này khác với từ ghép sắc thái hóa khác về ý nghĩa. Thí dụ , so sánh xanh lè với xanh và xanh biếc, …

* Cre : Mạng *

* Dẹc hiểu cái màu nâu nâu ở đou ra, howei khó nhìn *

#Ninh Nguyễn

3 tháng 5 2021

truyền thuyết là loại truyện kể về những nhân vật và sự kiện liên quan tới lịch sử qúa khứ

3 tháng 5 2021

Trong mỗi cuộc đời, có biết bao kỉ niệm đẹp về tình cảm gia đình và tình bạn, những kỷ niệm ấy thật thiêng liêng cao đẹp biết bao. Nhưng ấn tượng sâu nặng nhất đối với tôi là những kỷ niệm hồi học ở trường tiểu học.

Ngôi trường của tôi ở nông thôn nên không có nét đẹp gì đặc biệt. Nhưng nó đã mang lại cho tôi kỷ niệm ngọt ngào khi lần đầu bước vào trường: cô giáo dạy tôi nắn nót từng chữ, đôi tay của cô nắm chặt tay tôi để rèn chữ, bàn tay cô ấm áp làm sao và cô lại còn tập cho chúng tôi múa hát, giọng cô trong trẻo làm sao. Thời gian trôi qua mau, kỷ niệm lại càng có nhiều với mái trường này... Tôi còn nhớ mãi những kỷ niệm đẹp lúc ra chơi, cùng các bạn chơi đủ các trò, nào là: chơi đuổi bắt, nhảy dây, chơi cầu nhưng ấn tượng sâu nhất đối với tôi đó là trò chơi bịt mắt bắt dê. Hôm ấy vào giờ ra chơi, Lan rủ các bạn trong lớp cùng nhau chơi. Đông quá các bạn phải oẳn tù tì xem ai bắt, cuối cùng là Nam bắt. Lan dùng khăn quàng của mình để bịt mắt Nam lại, các bạn chạy xoay vòng cậu ta, lúc này bạn ấy không thấy gì cả, chỉ tóm bừa nên chúng tôi chạy tán loạn. Bỗng dưng dính một người, Nam sờ từ đầu cho đến tóc và khẳng định là Nga. Nam bỏ khăn ra nhìn, hóa ra đó là bạn lớp khác. Lúc này hai người đều đỏ mặt còn các bạn cùng chơi thì bật cười. Bỗng dưng có một tiếng nói to “Cho tớ chơi với!” Đó chính là Thành, người bạn hay đùa nhất của lớp tôi. Bạn ấy từ trong lớp chạy ra và xung phong bắt. Lan dùng khăn bịt mắt Thành lại, các bạn bắt đầu trốn, Thành đứng giữa sân nhìn qua nhìn lại chẳng thấy gì cả, nhưng hình như bạn ấy đang nghe tiếng bước chân của Hiền. Hiền thấy thế liền chạy qua cột cờ và dừng chân lại, đứng nép một bên. Thành nhào tới bắt, ai ngờ Thành bắt dính cột cờ, cả lớp cười lăn lộn, Thành cũng ôm mặt cười. Tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ vào học, thế là giờ ra chơi đã hết, vào lớp các bạn đều dùng tập, sách để quạt cho mát. Đó là một kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi dưới mái trường này.

Tuy bây giờ đã học cấp II những kỷ niệm trong sáng hồn nhiên ấy tôi vẫn nhớ. Nhớ đến để thấy thời tiểu học đẹp đẽ làm sao và đó sẽ là kỷ niệm theo tôi trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.

Học tốt

3 tháng 5 2021

1. Mở bài

Giới thiệu việc tốt mà em đã làm.

Kết quả của việc mà em đã làm như thế nào?

2. Thân bài

Việc tốt mà em đã làm là gì?

Thời gian và địa điểm em làm công việc đó?

Có bao nhiêu người hay chỉ mình em?

Có người khác chứng kiến hay không?

Tâm trạng của người được em giúp đỡ như thế nào?

Em có vui khi làm công việc đó?

Đưa ra những suy nghĩ của em sau khi hoàn thành công việc.

3. Kết bài

Chốt lại vấn đề và đưa ra những việc làm sau này của mình.

3 tháng 5 2021
Ggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggg
3 tháng 5 2021

Hoc bài này lâu r mà sao bây giờ bn còn hỏi

3 tháng 5 2021

- Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến được công chúng yêu thơ biết đến qua nhiều tác phẩm trữ tình, đằm thắm như: “Chồng chị, chồng em”, “Gửi tình yêu”, “Nói với anh”, “Đợi”, “Trước mùa đông”… Với các em học sinh, nữ sĩ họ Đoàn cũng được biết đến với các tác phẩm được chọn in trong SGK và các sách tham khảo dùng trong nhà trường, như: “Dáng hình ngọn gió”, “Cánh cửa nhớ bà”, và “Em yêu nhà em”...

* Thơ của quẻ Phong Lôi ÍchNhà thơ Đàm Thị Lam LuyếnNói về “Dáng hình ngọn gió” hay các bài thơ tình thì nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến vẫn một mực cho biết đó là do mệnh thi sĩ của bà ứng với quẻ Phong Lôi Ích: Trên là Tốn (gió), dưới là Chấn (sấm). Bà “tiết lộ”: “Nhà văn Xuân Cang có viết một bài về tôi. Ông cho rằng ngày sinh tháng đẻ của tôi rơi vào quẻ luôn luôn gần gũi với vũ trụ, với trời đất nhiều hơn là với hoa cỏ, con người… Quẻ đó là quẻ Phong Lôi Ích”Để chứng minh cho điều đó, nhà thơ Lam Luyến đọc cho chúng tôi nghe không biết bao nhiêu câu thơ của bà có “dính” đến Phong (gió) và Chấn (sấm):Con tim vạch chớp ngang trờiĐể cơn mưa hát những lời tình yêuHay quan sát ở tầm cao:Bầu trời rộng thênh thangLà căn nhà của gióChân trời như cửa ngõThả sức gió đi về…Hoặc:Cao trên kia là trờiThấp dưới đây là cỏTôi không hề sợ gióDù gió to mấy lần…Nhà thơ tâm sự: “Tôi không biết mọi người nghĩ thế nào về quẻ dịch này. Còn tôi, đơn giản, tôi nghĩ mình có duyên với đất trời, vũ trụ, với thiên nhiên…chứ quẻ kiếc gì gì đó còn phải… nghiên cứu kỹ xem thế nào đã! Bài thơ “Dáng hình ngọn gió” cũng vậy. Nó được bắt nguồn từ những cảm xúc yêu thiên nhiên, trời đất mà bật thành thơ hết sức tự nhiên. Có điều, cảm xúc tự nhiên hay vô thức trong sáng tác của tôi lại rất có duyên quay về hoặc tìm đến những cái thuộc về… Phong Lôi Ích”:Bầu trời rông thênh thangLà căn nhà của gióChân trời như cửa ngõThả sức gió đi vềNghe lá cây rầm rìẤy là khi gió hátMặt biển sóng lao xaoLà gió đang dạo nhạcNhững ngày hè oi bứcCứ tưởng gió đi đâuGió nép vào vành nónQuạt dịu trưa ve sầuGió còn lượn lên caoVượt sông dài biển rộngCõng nước làm mưa ràoCho xanh tươi đồng ruộngGió khô ô muối trắngGió đẩy cánh buồm điGió chẳng bao giờ mệt!Nhưng đố ai biết đượcHình dáng gió thế nào(Dáng hình ngọn gió, SGK lớp 5)* “Oan” cho Chiếc roi đầu tiênNhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến có một tập thơ thiếu nhi in chung từ năm 1985, sau đến năm 1990 có riêng tập “Cánh cửa nhớ bà”. Và còn một tập thơ thiếu nhi nữa… chuẩn bị ra mắt công chúng trong nay mai. Do công việc quá bận rộn tại Trung tâm bản quyền tác giả văn học Việt Nam (nhà thơ Lam Luyến làm Giám đốc) nên bà cũng thú thật không thể quan tâm đúng mức đến thơ thiếu nhi và lấy làm rất tiếc vì điều đó.Ngoài bài thơ “Dáng hình ngọn gió” ra, nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến còn rất nhiều tác phẩm được chọn giảng và làm tài liệu tham khảo cho các em học sinh.Hỏi bà, những tác phẩm đó theo “chính chủ” thì bà đã thấy ưng chưa? Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến tâm sự: “Tôi thích mảng thơ thiếu nhi và thấy có rất nhiều bài thơ của mình hợp với “tiêu chí” để đưa vào SGK. Tuy nhiên, việc chọn lựa tác phẩm in sách thì mỗi tác giả không thể chủ động được hay tự cho mình một thẩm quyền để quyết định được. Có những bài thơ tôi rất bằng lòng nhưng lại gặp trục trặc. Ví dụ như trường hợp bài thơ “Chiếc roi đầu tiên” chẳng hạn. Tôi thuộc lòng bài thơ này, tự mình đi “khảo sát” bằng cách đọc cho các cháu nghe bài thơ. Thật lạ là tôi thấy chúng rất thích thú. Tuy vậy, có lẽ do tư tưởng tác phẩm lớn hơn tư tưởng tác giả nên Giám đốc NXB Kim Đồng trước đây là ông Bùi Hồng nhất định không cho công bố bài thơ này dưới bất kỳ hình thức nào vì họ cho rằng với trẻ thơ cấm kỵ không nên giáo dục chúng bằng roi vọt. Bài thơ 12 câu thế này:Nụ cười đầu tiênNở trên môi trẻTiếng nói đầu tiênNgả vào vai mẹ Cánh buồm đầu tiênTặng cho biển cảTrái cây đầu tiênTặng người vất vảKhông ai còn lạiChiếc roi đầu tiênDành cho những đứaCứ hay vòi tiền.(Chiếc roi đầu tiên)Đây là một bài thơ mà tôi rất thích và thấy nó cũng mang tính giáo dục cao. Tôi nghĩ, nếu bài thơ này đươc công bố sớm hơn thì có lẽ không chỉ trẻ con mà cả những người lớn cũng sẽ “ngoan” hơn rất nhiều.

Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến được công chúng yêu thơ biết đến qua nhiều tác phẩm trữ tình, đằm thắm như: “Chồng chị, chồng em”, “Gửi tình yêu”, “Nói với anh”, “Đợi”, “Trước mùa đông”… Với các em học sinh, nữ sĩ họ Đoàn cũng được biết đến với các tác phẩm được chọn in trong SGK và các sách tham khảo dùng trong nhà trường, như: “Dáng hình ngọn gió”, “Cánh cửa nhớ bà”, và “Em yêu nhà em”...

* Thơ của quẻ Phong Lôi ÍchNhà thơ Đàm Thị Lam LuyếnNói về “Dáng hình ngọn gió” hay các bài thơ tình thì nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến vẫn một mực cho biết đó là do mệnh thi sĩ của bà ứng với quẻ Phong Lôi Ích: Trên là Tốn (gió), dưới là Chấn (sấm). Bà “tiết lộ”: “Nhà văn Xuân Cang có viết một bài về tôi. Ông cho rằng ngày sinh tháng đẻ của tôi rơi vào quẻ luôn luôn gần gũi với vũ trụ, với trời đất nhiều hơn là với hoa cỏ, con người… Quẻ đó là quẻ Phong Lôi Ích”Để chứng minh cho điều đó, nhà thơ Lam Luyến đọc cho chúng tôi nghe không biết bao nhiêu câu thơ của bà có “dính” đến Phong (gió) và Chấn (sấm):Con tim vạch chớp ngang trờiĐể cơn mưa hát những lời tình yêuHay quan sát ở tầm cao:Bầu trời rộng thênh thangLà căn nhà của gióChân trời như cửa ngõThả sức gió đi về…Hoặc:Cao trên kia là trờiThấp dưới đây là cỏTôi không hề sợ gióDù gió to mấy lần…Nhà thơ tâm sự: “Tôi không biết mọi người nghĩ thế nào về quẻ dịch này. Còn tôi, đơn giản, tôi nghĩ mình có duyên với đất trời, vũ trụ, với thiên nhiên…chứ quẻ kiếc gì gì đó còn phải… nghiên cứu kỹ xem thế nào đã! Bài thơ “Dáng hình ngọn gió” cũng vậy. Nó được bắt nguồn từ những cảm xúc yêu thiên nhiên, trời đất mà bật thành thơ hết sức tự nhiên. Có điều, cảm xúc tự nhiên hay vô thức trong sáng tác của tôi lại rất có duyên quay về hoặc tìm đến những cái thuộc về… Phong Lôi Ích”:Bầu trời rông thênh thangLà căn nhà của gióChân trời như cửa ngõThả sức gió đi vềNghe lá cây rầm rìẤy là khi gió hátMặt biển sóng lao xaoLà gió đang dạo nhạcNhững ngày hè oi bứcCứ tưởng gió đi đâuGió nép vào vành nónQuạt dịu trưa ve sầuGió còn lượn lên caoVượt sông dài biển rộngCõng nước làm mưa ràoCho xanh tươi đồng ruộngGió khô ô muối trắngGió đẩy cánh buồm điGió chẳng bao giờ mệt!Nhưng đố ai biết đượcHình dáng gió thế nào(Dáng hình ngọn gió, SGK lớp 5)* “Oan” cho Chiếc roi đầu tiênNhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến có một tập thơ thiếu nhi in chung từ năm 1985, sau đến năm 1990 có riêng tập “Cánh cửa nhớ bà”. Và còn một tập thơ thiếu nhi nữa… chuẩn bị ra mắt công chúng trong nay mai. Do công việc quá bận rộn tại Trung tâm bản quyền tác giả văn học Việt Nam (nhà thơ Lam Luyến làm Giám đốc) nên bà cũng thú thật không thể quan tâm đúng mức đến thơ thiếu nhi và lấy làm rất tiếc vì điều đó.Ngoài bài thơ “Dáng hình ngọn gió” ra, nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến còn rất nhiều tác phẩm được chọn giảng và làm tài liệu tham khảo cho các em học sinh.Hỏi bà, những tác phẩm đó theo “chính chủ” thì bà đã thấy ưng chưa? Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến tâm sự: “Tôi thích mảng thơ thiếu nhi và thấy có rất nhiều bài thơ của mình hợp với “tiêu chí” để đưa vào SGK. Tuy nhiên, việc chọn lựa tác phẩm in sách thì mỗi tác giả không thể chủ động được hay tự cho mình một thẩm quyền để quyết định được. Có những bài thơ tôi rất bằng lòng nhưng lại gặp trục trặc. Ví dụ như trường hợp bài thơ “Chiếc roi đầu tiên” chẳng hạn. Tôi thuộc lòng bài thơ này, tự mình đi “khảo sát” bằng cách đọc cho các cháu nghe bài thơ. Thật lạ là tôi thấy chúng rất thích thú. Tuy vậy, có lẽ do tư tưởng tác phẩm lớn hơn tư tưởng tác giả nên Giám đốc NXB Kim Đồng trước đây là ông Bùi Hồng nhất định không cho công bố bài thơ này dưới bất kỳ hình thức nào vì họ cho rằng với trẻ thơ cấm kỵ không nên giáo dục chúng bằng roi vọt. Bài thơ 12 câu thế này:Nụ cười đầu tiênNở trên môi trẻTiếng nói đầu tiênNgả vào vai mẹ Cánh buồm đầu tiênTặng cho biển cảTrái cây đầu tiênTặng người vất vảKhông ai còn lạiChiếc roi đầu tiênDành cho những đứaCứ hay vòi tiền.(Chiếc roi đầu tiên)Đây là một bài thơ mà tôi rất thích và thấy nó cũng mang tính giáo dục cao. Tôi nghĩ, nếu bài thơ này đươc công bố sớm hơn thì có lẽ không chỉ trẻ con mà cả những người lớn cũng sẽ “ngoan” hơn rất nhiều.

Em hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 05 câu) trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên,trong đó có sử dụng dấu chấm than

Mỗi đứa trẻ điều là những thiên thần của thế gian. Tâm hồn chúng chứa đựng sự trong sáng,hồn nhiên với những ước mơ , niềm vui đơn sơ trong trẻo. Qua đoạn thơ trên, Tác giả Tố Hữu đã phác hoạ thành công hinh ảnh chú bé Lượm với dáng người nhỏ nhắn nhưng có một tâm hồn và một mục đích cao đẹp. Hình ảnh chú bé Lượm đi làm nhiệm vụ với lòng tự tin,quả cảm pha chút hóm hỉnh, thơ ngây của tuổi trẻ thơ đã khắc sâu trong tâm trí của người đọc về một vị anh hùng nhỏ tuổi, quả cảm hơn ai khác. Sự vui tươi, lạc quan của Lượm như thúc đẩy,khích lệ tinh thần cho mọi người, nó như nhắc ta rằng : Hãy luôn lạc quan, tự tin vào tương lai phía trước mặc khó khăn,gian lao

#NO+COPY