tìm và chỉ ra phép nhân hóa được sử dụng trong đoạn văn trên?Sau trận bão ,chân trời,ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
- Đoạn văn trên được trích trong văn bản '' Bài học đường đời đầu tiên ''
- Tác giả là '' Tô Hoài ''
Câu 2:
- Phép tu từ so sánh: '' Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. ''
- Phân tích: Câu này đã nói lên rằng: Dế Choắt rất yếu ớt, " người gầy gò " như không có sức sống như Dế Mèn. Sự so sánh ngang bằng thật hoàn hảo của nhà văn Tô Hoài thật sinh động. Làm cho người đọc hình dung ra được Dế Choắt như thế nào...
- Đặt câu: Đàn gà con lon ton bên gà mẹ, ánh tỏa sương mới lung linh ánh vàng làm cho đàn gà sáng lòa như tỏa sáng trên sân khấu lộng lẫy.
Câu 3:
- Ngoài phép tu từ so sánh đoạn trích còn sử dụng '' phép tu từ nhân hóa ''
- Đặt câu: Chiếc hộp bút thật xinh với em Gôm, chị Bút Chì, anh Thước Kẻ, cụ bút bi thật nhộn nhịp trên con đường đến trường.
Câu 4:
* Dế Mèn:
- Ngoại hình: Khỏe mạnh, đẹp đẽ, tràn đầy sức sống do ăn uống điều độ.
- Tính cách: Kiêu căng, tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của bản thân, coi thường người khác.
* Dế Choắt:
- Ngoại hình: Gầy gò, ốm yếu, ăn ở luộm thuộm
- Tính cách: Sợ sệt, nhút nhát, bao dung, khiêm tốn.
* Ý nghĩa: Nhờ cái chết thảm thương của Dế Choắt mà Dế Mèn đã rút ra được bài học quý giá ( bài học đường đời đầu tiên ) cho bản thân và hứa tự sửa chữa.
Câu 5:
* Câu chuyện ân hận đầu tiên của Dế Mèn. Bày trò trêu chị Cốc:
+ Lúc đầu rủ Dế Choắt trêu chị Cốc -> Sợ gì, dương mắt lên mà coi
+ Khi trêu xong, chiu tọt vào hang, khoái chí nằm khểnh
+ Chị Cốc mổ Dế Choắt -> nằm im thin thít, chị Cốc đi rồi mới mon men lòi ra
=> Dế Mèn huyênh hoang trước kẻ yếu, hèn nhát trước kẻ mạnh.
* Trước cái chết thảm thương của Dế Choắt:
+ Nâng đầu Dế Choắt lên than: Tôi hối hận lắm, tại cái tội ngông cuồng
+ Khi Dế Choắt tắt thở thì ăn năn tội của mình
+ Đem Dễ Choắt đi chôn ... đắp mộ cho Dế Choắt
+ Đứng lặng trong thời gian lâu ... -> suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên của bản thân mà Dế Mèn đã nhận được lời khuyên của Dế Choắt trước khi chết; '' Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạn, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. ''
- Như vậy có thể nói Dế Mèn hung hăng, xốc nổi nhưng không phải là kẻ xấu vì chú đã nhận ra sai lầm của bản thân và hứa sẽ tự sủa chữa.
Cụm tính từ là gì? Cụm tính từ được kết hợp từ tính từ với các từ phổ biến như sẽ, đang, vẫn…cùng rất nhiều các từ ngữ khác.
Ví dụ: sáng vằng vặc; vẫn có màu đỏ chói…
tính từ là những từ loại dùng để chỉ đặc điểm, tính chất sự vật, hiện tượng, hành động. Tính từ có thể dùng chung với các từ ngữ khác để tạo thành cụm tính từ.
Ví dụ: Yêu, thích, ghét, ngọt, đắng, cay…
Tình từ phức tạp và khó xác định bởi nhiều khi tính từ được chuyển từ danh từ, động từ. Tính từ sẽ được chia làm 2 loại:
-Tính từ tự thân: biểu thị về quy mô, màu sắc, phầm chất, âm thanh, hình dáng, mức độ…
Ví dụ tính từ màu sắc: vàng, xanh, đỏ tím…
Ví dụ tính từ phẩm chất: tốt, xấu, keo kiệt, hèn nhát…
-Tính từ không tự thân: không phải là tính từ nhưng được sử dụng với chức năng là tính từ. Để dễ hiểu hơn các bạn xem thêm các ví dụ:Ví dụ: nhà quê (trong cách sống nhà quê), sắt đá (trong câu trái tim sắt đá), côn đồ (trong câu hành động côn đồ).
=> Danh từ chuyển sang tính từ.
Ví dụ: đả kích (trong tranh đả kích), phản đối (trong thư phản đối), buông thả (trong lối sống buông thả).
=> Động từ chuyển sang tính từ
Trong tiếng Việt còn có tính từ ghép tạo thành bằng việc ghép các tính từ với nhau, động từ với tính từ, danh từ với tính từ.
Cụm tính từ được kết hợp từ tính từ với các từ phổ biến như sẽ, đang, vẫn…cùng rất nhiều các từ ngữ khác.
Ví dụ: sáng vằng vặc; vẫn có màu đỏ chói…
Bà chết năm 73 tuổi và do bị con bò đá chết.
Giải thích:
Bà đó => Bò đá
Bả bay => Bảy ba (73 tuổi)
Đồ Sơn là một quận của thành phố Hải Phòng, nằm cách trung tâm thành phố 20 km về phía Đông Nam. Quận có 7 phường: Bàng La, Hợp Đức, Minh Đức, Ngọc Hải, Ngọc Xuyên, Vạn Hương, Vạn Sơn.
Đồ Sơn là một bán đảo nhỏ do dãy núi Rồng vươn dài ra biển 5 km với hàng chục ngọn đồi cao từ 25 đến 130 m. Qúa trình phong hóa kéo dài, đá núi biến chất tạo ra loại đất Ferali thích hợp với nhiều loại cây trồng. Vùng đất chân núi do phù sa bồi tích là cánh đồng lúa Ngọc Xuyên, ruộng muối Bàng La… Phần còn lại là bãi cát ven biển. Chịu ảnh hưởng của khí hậu ven biển vịnh Bắc Bộ nhưng Đồ Sơn thường ấm hơn vào mùa Đông và mát hơn vào mùa Hè.
Đồ Sơn có cảnh quan thiên nhiên đẹp, tài nguyên thiên nhiên phong phú, có giá trị kinh tế-xã hội và nghiên cứu về địa chất, khí tượng thủy văn, hải dương học... Bãi biển Đồ Sơn được người Pháp khai thác du lịch từ những năm đầu thế kỷ XX.
Trước đó hơn 2 thế kỷ, Đồ Sơn có tên gọi Batsha (Batshaw), một làng chài. Ngày nay, các công trình hạ tầng du lich phát triển, Đồ Sơn là khu nghỉ mát và tắm biển nổi tiếng ở miền Bắc Việt Nam, nơi có sự kết hợp hài hòa giữa cát trắng mịn màng, biển cả mênh mông đậm màu phù sa và những ngọn núi đồi thông, phi lao...
Khu du lịch đảo Dáu có bể bơi nhân tạo thuộc hàng lớn nhất Châu Á, có vườn chim, vườn thú, khu vui chơi giải trí, các khách sạn 3 đến 5 sao, đặc biệt là ngọn hải đăng hơn trăm năm tuổi. Tại đây còn có thêm khu "Đà Lạt thu nhỏ", được rất đông du khách đến vui chơi giải trí vào những ngày hè.
Đồ Sơn là nơi có hòn đảo nhân tạo đầu tiên của Việt Nam - đảo Hoa Phượng được trang bị đầy đủ các tiện nghi hiện đại sang trọng: trung tâm thương mại cao cấp ở giữa đảo, bể bơi nhân tạo, phố ăn uống, khách sạn 5 sao, khu biệt thự, bến du thuyền...
Đồ Sơn có di tích Bến tàu không số nằm ở chân đồi Nghĩa Phong, cuội nguồn của con đường Hồ Chí Minh trên biển. Đồ Sơn còn có sòng bạc Do Son Casino, là nơi thu hút nhiều du khách quốc tế.
Từ Đồ Sơn bằng tàu cao tốc có thể đi ra đảo Cát Bà, Tuần Châu (TP Hạ Long) hoặc vịnh Hạ Long để thăm thú hết những tinh hoa của Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung.
Dịp Tết, người dân khắp nơi đổ về Đồ Sơn viếng thăm đền Bà Đế, cầu phúc cho mưa thuận gió hoà. Lễ hội đảo Dấu được tổ chức hàng năm, người dân buôn bán khắp nơi đi thuyền ra đảo cúng và thắp hương cầu may cho một năm buôn bán thuận lợi và sức khỏe bình an. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được tổ chức vòng sơ loại vào ngày 8 tháng 6 âm lịch và vòng chung kết vào ngày 9 tháng 8 âm lịch.
Đò Sơn có tính đa dạng sinh học cao. Vùng đất đồi có các sản phẩm như: bứa, chè, chay, thị, mít, ổi, sắn thuyền, táo… Măng tây, khoai tây, đậu Hà Lan, cà phê… được người Pháp trồng thử đầu thế kỷ XX đều sinh trưởng tốt. Thông nhựa được trồng thành rừng kín trên các đồi. Vào những năm 60, một số cây làm thuốc như địa hoàng, bạch chỉ, dương quy, xuyên khung... được trồng thử cho năng suât và chất lượng cao.
Vùng bãi lầy ngập mặn có nhiều còng, cáy, tôm, cua, cá lác, cá nhệch… Đồ Sơn có nhiều loại cá biển như chim, thu, nhụ, đé, song, ngừ... Loài chân khớp có moi, tôm vàng, tôm sắt, tôm he, tôm nương, tôm hùm, bề bề… Loài giáp xác có cua, ghẹ, sam, sò, còng gáy…. Nhuyễn thể có vẹm, ngao, ngán, diệp, vọp, don, dắt…
Vốn là 1 vạn chài cổ nhất Việt Nam, nghề cá phát triển mạnh (đánh bắt ven bờ, xa bờ) như: cào nghêu, xét cua, đi te, đi xiếc, quai xăm, đóng đáy, lưới vùi, lưới gõi, giã đôi... Thủy sản nuôi có cá nước lợ, cua xanh, tôm sú, tôm rảo... Nghề muối Bàng La có trên 600 năm lịch sử trên nền phù sa cổ ổn định có chất lượng tốt: “Muối ngon nhớ tới Bàng La. Bưởi ngon lại nhớ Đại Trà Đông Phương”.
Đến với Đồ Sơn, đặc biệt là tại chợ Cầu Vồng du khách có cơ hội thấy nhiều loại hải sản phơi một nắng trở thành những đặc sản biển Đồ Sơn.
Nhắc đến Đồ Sơn, người ta thường nghĩ đến vùng đất tâm linh huyền thoại của xứ sở phượng vĩ. Đồ Sơn không chỉ là nơi lưu giữ nhiều truyền thống tâm linh mà còn là nơi ghi dấu lịch sử hào hùng của dân tộc. Đồ Sơn thu hút du khách gần xa bởi phong cảnh thiên nhiên đẹp giữa một bên là núi, một bên là biển.
Quận Đồ Sơn nằm ở hướng đông nam của thành phố Hải Phòng. Từ trung tâm thành phố, men theo tỉnh lộ TL353 khoảng 22km, bạn sẽ đến được Đồ Sơn. Nơi đây có địa thế là bán đảo nhỏ nối liền dãy núi Rồng với hai mặt nhô ra biển. Còn lại phía Tây và Nam giáp với huyện Kiến Thụy và quận Dương Kinh của thành phố Hải Phòng.
Quận Đồ Sơn có tiền thân là Thị xã Đồ Sơn được thành lập từ năm 1963. Sau nhiều lần sáp nhập và chia tách của thị xã Đồ Sơn và Huyện Kiến Thụy từ 1963 đến 2007, đã lập nên quận Đồ Sơn ngày nay. Hiện tại bản đồ hành chính của quận Đồ Sơn có 6 phường gồm: Bàng La, Hải Sơn, Hợp Đức, Minh Đức, Ngọc Xuyên, Vạn Hương. Tổng diện tích tự nhiên của Đồ Sơn là 42,37 km2 với dân số trên địa bàn khoảng 102.234 người
Khí hậu của Đồ Sơn mang nét đặc trưng của vùng biển nhiệt đới gió mùa. Từ tháng 4 đến tháng 9 dương lịch thời tiết nóng, ẩm và mưa nhiều. Mùa rét từ tháng 12 đến tháng 3 với không khí lạnh và khô hanh.
Đồ Sơn được biết đến là một trong những khu du lịch biển nổi tiếng của khu vực phía Bắc. Bản đồ du lịch được chia thành ba khu vực với ba nét đặc trưng khác nhau.
Khu I có sóng lớn và nhiều mỏm đá lởm chởm nên không thích hợp tắm biển. Khu vực này còn có chùa Hang Cốc Tự, một di tích nổi tiếng thu hút du khách viếng cảnh
Khu II có nhiều bãi cát mịn màng và trải rộng. Đây là bãi biển nhộn nhịp nhất Đồ Sơn do tập trung nhiều du khách đến tắm biển. Khu vực này có nhiều khách sạn, quán ăn và các dịch vụ khác phục vụ du lịch. Ngoài ra ở đây còn có các điểm du lịch như biệt thự Bảo Đại, bến
Nghiêng, chợ Cầu Vồng…
Khu III khá vắng lặng hơn do vị trí cách xa trung tâm. Khu vực này có bãi tắm nhỏ nhưng lại tập trung nhiều resort và khu nghỉ dưỡng cao cấp. Khu vực này còn nổi tiếng bởi khu du lịch quốc tế Đảo Hòn Dấu, Casino Đồ Sơn và Bến Tàu Không Số.
Từ Đồ Sơn, khách du lịch còn có thể kết nối với các địa điểm du lịch khác như Cát Bà, Vịnh Hạ Long, Tuần Châu…
Đồ Sơn còn được mệnh danh là miền đất của những giá trị văn hóa lịch sử. Nơi đây còn tồn tại khá nhiều di tích lịch sử mang di sản tâm linh của dân tộc. Có thể kể đến hàng loạt tên đền, chùa nổi tiếng như: chùa Hang, đình Ngọc Xuyên, đền Nghè, đền Vạn Chài, tháp Tường Long… Các địa danh gắn liền lịch sử dựng nước và giữ nước qua các thời kỳ như bến Nghiêng, bến K15…
Người dân Đồ Sơn còn lưu giữ nhiều lễ hội truyền thống. Không thể không kể đến Hội Chọi trâu Đồ Sơn được tổ chức vào tháng 8 Âm lịch hàng năm. Lễ hội này đã được cấp chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2013.
Văn hóa ẩm thực Đồ Sơn không cầu kỳ nhưng lại mang nét đậm đà khó quên. Đến với Đồ Sơn, du khách có thể thưởng thức món bánh đa cua Đồ Sơn nổi tiếng. Món ăn này đặc trưng khác biệt do sử dụng bánh đa tươi mà không qua công đoạn sấy khô. Bên cạnh đó, Đồ Sơn còn có các món ngon khác mang đậm hương vị của biển như bún tôm, bún cá Đồ Sơn, nộm sứa Phú
Quý, Nem cua bể….
Ngày xưa, Đồ Sơn được xem là nơi tắm biển của vua chúa. Ngày nay Đồ Sơn với cơ sở hạ tầng được đầu tư tương đối hoàn chỉnh. Hệ thống giao thông kết nối rộng rãi thúc đẩy sự phát triển của các khách sạn, resort phục vụ nhu cầu lưu trú nghỉ dưỡng. Các khách sạn nổi tiếng có thể kể đến như: Biệt Thự Bảo Đại, khách sạn Đồ Sơn Resort, khách sạn Biển Nhớ, Hòn Dáu
Resort… Đây là các khách sạn được đánh giá cao với các dịch vụ tiêu chuẩn, mang lại cho du khách sự hài lòng khi sử dụng dịch vụ.
Casino Đồ Sơn nổi tiếng cả nước. Đây là casino đầu tiên và duy nhất được cấp phép hoạt động hợp pháp. Sân Golf Đồ Sơn được đầu tư bởi tập đoàn BRG với sức chứa hơn 200 khách.
Nhắc đến Đồ Sơn người ta còn nhớ đến dự án nổi tiếng: Đảo Hoa Phượng. Đây là công trình đảo nhân tạo đầu tiên của Việt Nam. Dự án được thiết kế nổi bật với hình dáng hoa phượng – một nét đặc trưng của Hải Phòng. Tuy nhiên dự án khởi công hơn một thập kỷ như vẫn chưa hoàn thành. Mới đây, một loạt dự án lớn đã được đầu tư tại Đồ Sơn. Có thể kể đến dự án khu phức hợp dịch vụ du lịch cao cấp Đồ Sơn với biểu tượng hoa sen của tập đoàn FLC. Hay siêu dự án đầu tư phát triển Đồi Rồng trở thành khu du lịch quốc tế.
Đồ Sơn có tiềm năng du lịch mạnh mẽ đang dần được các nhà đầu tư chú ý. Tuy nhiên sự phát triển của Đồ Sơn vẫn chưa được đồng bộ. Sự hạn chế về các loại hình dịch vụ du lịch chưa được đa dạng phong phú. Các dịch vụ vui chơi, giải trí chưa được đầu tư phát triển nhiều. Mặc dù vậy, Đồ Sơn vẫn đang phát triển và đổi thay từng ngày với những đặc trưng vốn có. Chính
vì vậy, nhắc đến Đồ Sơn người ta thường nhớ đến hai câu thơ:
Đồ Sơn cảnh đẹp tuyệt vời
Dưới chân sóng vỗ, trên đồi thông reo…
Đồ Sơn với nét đẹp thiên nhiên ban tặng và những giá trị truyền thống đã trở thành mảnh đất linh thiêng của vùng đất Cảng. Bạn hãy một lần ghé thăm Đồ Sơn để thưởng thức và trải nghiệm nét đẹp này nhé.