4,3-{-1,2}=?????????????????
C҈ó B҈áN҈ N҈I҈C҈K҈ L҈I҈êN҈ Q҈U҈âN҈ N҈H҈A҈: B҈ạC҈H҈ K҈I҈M҈ 5
T҈ướN҈G҈ 49 T҈R҈A҈N҈G҈P҈H҈U҈C҈ 59 ,,,,,,,,,,,50K҈ V҈I҈E҈T҈T҈H҈E҈O҈
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thân phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến là một đề tài được rất nhiều nhà thơ, nhà văn lựa chọn làm đề tài sáng tác của mình. Qua các tác phẩm ấy, trước mắt chúng ta hiện lên hình ảnh những con người với vẻ ngoài xinh đẹp, cũng như nhân cách cao đẹp, thế nhưng số phận lại bị phụ thuộc vào rất nhiều người khác. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai, sóng gió. Nhưng dù khó khăn đến đâu, ở họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách, của tình yêu thương, của niềm lạc quan, niềm tin vào cuộc sống.
Người phụ nữ thuở xưa, thường không được tự làm chủ cuộc sống của mình. Quan niệm “tam tòng, tứ đức” khiến cho họ từ khi sinh ra cho đến khi từ rã cuộc sống, luôn phải sống, phải lo lắng, hi sinh cho rất nhiều người khác. Hồ Xuân Hương là một nhà thơ nữ tiêu biểu, và dĩ nhiên, những lời thơ của bà cũng là những lời bộc bạch, những lời lên tiếng bảo vệ cho người phụ nữ Việt Nam thuở xưa:
“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son…”
Họ là những người đẹp về cả ngoại hình và tâm hồn. Đầu tiên, đó là những người con gái trong trắng, xinh đẹp. Thế nhưng, họ cũng giống như hình ảnh của viên bánh trôi nước. Cuộc sống của họ phụ thuộc vào quá nhiều điều, quá nhiều người. Họ không có quyền tự quyết định cuộc sống của mình. Chỉ có một thứ họ có thể tự quyết định, đó là, dù cho khó khăn đến đâu, vất vả đến đâu, họ vẫn quyết tâm giữ tấm lòng son sắt, thủy chung của mình. Chính Hồ Xuân Hương cũng phải tức giận mà thốt lên rằng:
“Giá đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu?”
Họ là phái yếu, nhưng họ cũng có khả năng làm được những điều mà nam giới làm. Thế nhưng xã hội không cho phép. Có mấy ai dám ngông ngênh nói như Hồ Xuân Hương. Không nói đến văn hay, nhiều người còn quan niệm con gái không cần đi học, không cần biết chữ. Vậy thì họ làm sao có thể làm chủ được số mệnh của mình?
Tuy vậy, sống trong hoàn cảnh nghèo khó, nhưng họ vẫn là những người phụ nữ thương chồng, thương con, biết chăm lo, vun vén cho cuộc sống gia đình. Họ vất vả, tảo tần những không một lời oán thán. Tú Xương – một nhà thơ rất bất mãn với tình cảnh đất nước lúc bấy giờ, cũng như với những gò bó của xã hội phong kiến, đã lên tiếng “bênh vợ”, cũng như bênh cho cả một xã hội phụ nữ không được lên tiếng, không được bảo vệ:
“ Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
Xã hội phong kiến bất công, xã hội mà con người trở thành nô lệ của đồng tiền, khiến cho người phụ nữ phải vất vả, tần tảo đi chợ sớm hôm nuôi chồng, nuôi con. Thế nhưng họ coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc chứ không phải là gánh nặng. Ta bỗng nhớ đến hình ảnh mẹ cò trong câu ca dao của ông cha ta thuở trước:
“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”
Họ là những người giàu đức hi sinh. Dù có gian khổ đến mấy nhưng họ không một lời oán trách.
Thế nhưng, có mấy người thương vợ được như Tú Xương. Thuở xưa, chế độ đa thê vô cùng phổ biến. Một người phụ nữ có thể phải chịu làm lẽ cho một gia đình giàu có nào đó. Họ phải chịu sự ghen ghét của người vợ cả và những người vợ lẽ khác. Cuộc sống chung chồng ấy, thật vô cùng cực khổ. Hồ Xuân Hương đã phải thốt lên rằng: “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung!”. Nhưng bà cũng không tránh khỏi guồng quay của số phận, cũng phải đi làm vợ lẽ người ta, chỉ có thể hưởng một hạnh phúc không trọn vẹn. Sự ngang tàng, bướng bỉnh, vùng lên của bà, cũng chỉ là một hạt cát giữa sa mạc.
Đại thi hào Nguyễn Du đã từng viết:
“Thương thay thân phận đàn bà
Dù rằng bạc mệnh vẫn là lời chung”
Đó là những đau khổ mà người phụ nữ trong thời đại phong kiến. Họ đẹp, đẹp cả về ngoại hình và nhân cách. Thế nhưng cuộc sống của họ không do họ làm chủ, phải sống kiếp sống lênh đênh, trôi dạt, không định trước được tương lai của mình. Tuy nhiên, họ vẫn vượt lên nhưng đau đớn, tủi nhục ấy, để kiếm tìm hạnh phúc cho mình.
Hồ Xuân Hương là một hiện tượng đặc biệt trong văn học Việt Nam được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà rất độc đáo với phong cách thơ châm biếm sâu cay đồng thời cũng rất giản dị, mộc mạc trong hình ảnh. “Bánh trôi nước” là một bài thơ như vậy. Nhà thơ mượn hình ảnh nhỏ bé của chiếc bánh trôi nước đê nói lên thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, một xã hội không bình đẳng đầy áp bức bất công.
Tác giả mở đầu bài thơ bằng mô tip ca dao quen thuộc:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
“Thân em…” là mở mở đầu của biết bao câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Ở đây, trong hoàn cảnh cụ thể của bài thơ, “thân em” được ví với chiếc bánh trôi nước “vừa trắng lại vừa tròn”. Tác giả mượn hình ảnh mộc mạc của chiếc bánh trôi nước nhỏ bé để nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ. Họ không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn trắng trong trong tâm hồn và trịa về nhân phẩm. Chỉ qua một câu thơ thôi tác giả đã cho ta thấy được đánh giá cũng như quan điểm của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.
Câu thơ tiếp theo:
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo như thế nhưng số phận họ ra sao? “Ba chìm bảy nổi” ở đây là một hình ảnh được tác giả vận dụng rất hay, rất hợp lí để nói về số phận của những người phụ nữ. Trong xã hội cũ, họ chẳng là gì cả, không được tự quyết định về số phận của mình, chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức. Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước vậy.
Cảm nghĩ về bài “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương
Ở câu thơ thứ ba:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Ở đây tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ rất tài tình. Nó nói lên sự phụ thuộc của người phụ nữ. Dù số phận có ra sao người phụ nữ cũng phải cam chịu không được phản kháng, không được tự định đoạt. Đó là một đạo lí rất vô lí trong xã hội cũ, nhằm trói buộc những người phụ nữ chân yếu tay mềm.
Câu thơ cuối
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Dù phải chịu bao bất công nhưng ở câu thơ vẫn ngời sáng lên nét đẹp của người phụ nữ, một nét đẹp tươi sáng thuần hậu của phụ nữ Việt Nam. Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói lên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt, là tiếng chuông cảnh tỉnh những người đàn ông để họ đừng đánh mất đi những giá trị quý báu này.
Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương. Bài thơ biểu hiện lòng thương cảm và niềm tự hào với số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội cũ đầy bất công.
#Châu's ngốc
hay nhưng dài quá! châu ngốc! bạn lm ngắn thôi, đoạn văn thôi mà
DÀN BÀI
I. Mở Bài
-Trong ca dao, dân ca, mảng đề tài về quê hương, đất nước chiếm một số lượng không nhỏ.
-Tình yêu quê hương, đất nước, con người và niềm tự hào là cảm xúc chủ đạo của câu ca dao.
II. Thân bài
"Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ."
-Khung cảnh thiên nhiên trên đường vô xứ Nghệ đẹp như tranh họa đồ bởi có núi, có sông đa dạng, phong phú, cuốn hút lòng người.
-Câu ca là lời nhắn nhủ, mời mọc du khách hãy đến thăm Nghệ, xứ sở của thơ ca, nhạc họa, của tình người đằm thắm, ngọt ngào. Đây cũng là một cách thể hiện tình yêu và niềm tự hào về quê hương của người dân Nghệ.
- Cảnh thiên nhiên non xanh, nước biếc trên đường vào xứ Nghệ đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình.
- Các tính từ quanh quanh, xanh, biếc... và cách so sánh thường thấy trong văn chương đã khẳng định vẻ đẹp tuyệt vời của phong cảnh trên con đường thiên lí từ miền Bắc vào miền Trung, đặc biệt là xứ Nghệ.
- Đường vô xứ Nghệ quanh quanh là lời nhắn nhủ, mời gọi. Đại từ phiếm chỉ Ai thường có nhiều nghĩa. Nó có thể chỉ số ít hoặc số nhiều, có thể chỉ một người mà cũng có thể là mọi người.
- Câu hát thể hiện tình yêu tha thiết và lòng tự hào về vẻ đẹp thơ mộng của đất cố đô. Đây cũng là cách giới thiệu mang sắc thái tinh tế, thanh lịch của người dân xứ Huế.
III. Kết bài
-Đằng sau những bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ là tình yêu quê hương, xứ sở nồng nàn của người dân đất Việt.
Bài ca dao “Đường vô xứ Nghệ quanh quanh" đích thực là một viên ngọc trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam. Nó là bài ca về tình yêu và niềm tự hào đối với quê hương đất nước. Hình tượng mĩ lệ, vần điệu nhạc điệu du dương. Chữ “vô” rất mộc mạc đậm đà. Vần chân, vần lưng, điệp thanh phối hợp hài hòa: “quanh quanh – xanh – tranh”, “vô – đồ ", gợi lên sự ân cần tha thiết. “Ai” là đại từ nhân xưng phiếm chỉ, nhưng người đọc, dù quê hương ở đâu vẫn cảm thấy mình đang được mời gọi.
bn vào link này nha https://h.vn/hoi-dap/question/235349.html
Trong tất cả các môn học em thích nhất là môn Âm nhạc. Môn học này là một môn học thú vị và mang lại nhiều cảm hứng cho em nhất. Sau những giờ học căng thẳng như Toán hay Ngữ văn em có thể được thư giãn bằng các bài hát trong tiết Âm nhạc. Những bài hát em được học thực sự rất hay và ý nghĩa biết bao. Chúng không chỉ nói về tình yêu quê hương, về tình bạn mà dường như chúng còn đưa em đến những chân trời mới, những khoảng trời thơ mộng của tuổi học trò. Mỗi khi cả lớp cùng hát và cùng vỗ tay theo nhịp điệu của bài hát, em cảm thấy như được hòa làm một cùng những người bạn thân yêu của mình. Dù sau này có lớn lên và trở thành một con người khác em cũng sẽ không bao giờ quên những bài hát ý nghĩa này. Chúng chính là một trong những kí ức đẹp nhất của tuổi học trò của em.
k mk nha
a. Ai (1) chỉ mọi người
Ai (2) đại từ phiếm chỉ
b. bao nhiêu (1) nhiều
bao nhiêu (2) từ dùng để hỏi
bao nhiêu (3) chỉ số lượng chưa xác định
Mở bài
Trong mỗi chúng ta ai cũng cất giữ những hoài niệm cho riêng mình. Và tôi hoài niệm mà tôi luôn ghi nhớ cho tận bây giờ là đêm trung thu năm tôi lên chín. Đó là đêm trung thu tràn ngập tiếng cười, tình thương yêu của Bố dành cho tôi.
Thân bài
- Tết trung thu được xem như là cái tết mà tất cả mọi trẻ thơ mong đợi, đó cũng là mong ước của tôi khi tôi còn thơ bé:
+ Mong đợi là vì đó là lúc những chiếc đèn lồng được thắp lên đi qua mỗi làng, mỗi xóm nhỏ
+ Mong đợi là vì sẽ được ăn bánh trung thu đặc sệt vị ngọt lịm và tất nhiên mỗi trẻ em đều thích vị ngọt cả bánh
+ Ngoài ra, đó cũng chính là lúc chúng tôi được xem múa rồng, phá cỗ
+ Là lúc trăng sắp khắp các nẻo đường, để tụi tôi có thể chạy nhảy chơi cùng bạn bè
- Đáng nhớ nhất đêm trung thu năm đó là vì sự xuất hiện của bố:
+ Bố tôi đi làm xa, ở nhà chỉ có mẹ và anh tôi. Trung thu của tôi mọi năm đều không có bố, tôi chỉ được chơi trung thu bên bạn bè, mẹ và anh trai tôi
+ Năm đó cũng chính là năm mẹ tôi bận việc ở chỗ làm, anh tôi thì đi qua nhà bạn hỏi bài tập về nhà
+ Chỉ còn mình tôi lúc đó nên tôi phải ở nhà giữu nhà không được đi phá cỗ cùng bạn bè, cảm xúc tôi lúc đó buồn lắm
+ Và rồi điều tuyệt vời xuất hiện, trong lúc quay quắt ngồi chơi nagwms trăng một mình thì hình ảnh bố hiện ra
+ Bố về! bố đem theo bánh trung thu, lồng đèn!
+ Tôi quá ngạc nhiên vì sự xuất hiện của bố ngay lúc này nên tôi chạy và ôm chầm lấy ông
- Món quà bố tặng tôi nhân dịp tết trung thu:
+ Đó là một cái bánh nhân trứng ngọt lịm như tình thương ông dành cho con gái của mình
+ Đó là chiếc lồng đèn mà mỗi đứa trẻ mơ ước có nó mỗi đêm rằm trung thu
-Trung thu năm đó là trung thu tôi cùng chơi với bố dưới ánh trăng sáng trước sân nhà
- Hình ảnh đó mỗi khi nhớ đến tôi lại thấy bồi hồi, xao xuyến
Kết bài
-Chao ôi! Giá được quay về lúc đó, thì tôi không chỉ ôm ông và sẽ dành tặng ông nụ hôn của một bé gái dành tặng cha mình
- Cảm ơn ông đã đem lại cho tôi những xúc cảm ngọt ngào nhất của tuổi thơ
- Chưa bao giờ tôi đòn trung thu vui như đêm năm ấy.
Em cũng như bao bạn nhỏ khác cũng đều mong ngóng đến ngày Tết trung thu mồng một tháng sáu, bởi đây là ngày tết thiếu nhi, là ngày mà chúng em sẽ được cùng nhau chơi trông trăng, được người lớn mua cho những đồ chơi trung thu như: lồng đèn, ông sao năm cánh, những chiếc oản và quả bưởi để chúng em có thể làm lễ trông trăng.
Vào đêm Rằm trung thu, không gian xung quanh khác hẳn mọi ngày, mặt trăng trên cao kia tròn vành vạnh, chiếu sáng xuống mặt đất, và đứng ở dưới em cũng có thể nhìn trọn vẹn hình ảnh của chú cuội đang ngồi thổi sáo bên gốc cây đa, bên cạnh là chú trâu hiền từ. Trăng hôm rằm không chỉ sáng mà xung quanh vầng trăng sáng ấy còn được giăng kín bởi những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời, làm cho bầu trời đã sáng lại càng sáng hơn, đã đẹp lại càng đẹp hơn nữa. Không gian hôm Rằm rất tuyệt vời, đã vậy lại có những cơn gió hiu hiu thổi làm cho em cảm thấy rất thoải mái.
Vì rằm trung thu cũng là ngày Tết thiếu nhi nên ở quê em đặc biệt vui nhộn, những tiếng nói, tiếng cười của các bạn nhỏ vang vọng từ đầu ngõ đến cuối ngõ. Hôm nay là ngày đặc biệt nên em cũng như các bạn không phải học, dù rằng không phải vào thứ bảy hay chủ nhật. Để ngày tết trung thu thêm ý nghĩ hơn, mẹ em đã đi chợ và mua cho em rất nhiều quà, đó là một ông sao năm cánh, và một đèn lồng có hình búp bê rất đẹp, đặc biệt là khi nhấn nút khởi động thì chiếc đèn này còn phát ra tiếng nhạc rất du dương nữa. Có những đồ vật xinh xắn này em sẽ có một buổi trông trăng đầy vui vẻ với các bạn cùng xóm của mình.
Đã thành thông lệ vào mỗi ngày Rằm trung thu, cứ vào tầm bảy giờ tối, chúng em sẽ háo hức chạy ra văn hóa, xếp thành những hàng ngay ngắn, thẳng tắp để các anh chị phát kẹo trung thu. Chúng em cười nói rất vui vẻ nhưng tuyệt nhiên không có ai chen lấn hay tranh giành nhau cả. Sau khi được phát kẹo, chúng em đều rất lễ phép chào các anh chị rồi cùng nhau cầm kẹo và những chiếc đèn lồng trong tay đi khắp làng, từ đầu xóm đến cuối xóm, cứ đến mỗi nhà thì các bác, các cô lại mang ra những chiếc kẹo và thưởng cho chúng em.
Và tiết mục cuối cùng cũng là tiết mục ý nghĩa nhất, đó chính là lễ trông trăng, chúng em sẽ tập hợp hết kẹo được phát, những chiếc đèn lồng, những ông sao năm cánh lại rồi cùng nhau ngồi quây quần bên một tấm chiếu nhỏ, chúng em đứa nào đứa đấy đều ngước cổ lên ngắm trăng, bởi vào thời khắc ánh trăng sáng nhất, tròn nhất chính là khi lễ trông trăng diễn ra và chúng em hoàn thành nghi lễ ấy.
Đêm trung thu là một đêm em cảm thấy rất vui, bởi đêm Rằm ánh trăng rất đẹp, to và tỏ rạng rực rỡ, đây cũng là đêm trăng mà thiếu nhi chúng em vui vẻ nhất, bởi không chỉ được cùng nhau vui chơi mà còn cùng nhau ngồi làm lễ trông trăng, chia nhau từng chiếc kẹo ngọt. Năm nào cũng vậy,đêm rằm trung thu luôn là đêm mà chúng em mong chờ nhất.
"Giúp tôi giải toán" trên Online Math đã trở thành một diễn đàn hết sức sôi động cho các bạn học sinh, các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh từ mọi miền đất nước. Ở đây các bạn có thể chia sẻ các bài toán khó, lời giải hay và giúp nhau cùng tiến bộ. Để diễn đàn này ngày càng hữu ích, các bạn lưu ý các thông tin sau đây:
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.