nghị luận xã hội về hiện tượng học sinh đi học không đúng giờ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đồng tình. Vì: Hạnh phúc không chỉ đến từ những nhu cầu vật chất như ăn ngon, mặc đẹp, mà còn từ những giá trị tinh thần sâu sắc hơn. Khi chúng ta sống trong niềm tin và tình yêu thương, chúng ta cảm thấy an toàn, được tôn trọng và có ý nghĩa. Những mối quan hệ chân thành và sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè giúp chúng ta vượt qua khó khăn và cảm nhận được sự ấm áp của cuộc sống. Ngoài ra, niềm tin và tình yêu thương còn giúp chúng ta phát triển bản thân, học hỏi và trưởng thành. Chúng ta không chỉ sống cho riêng mình mà còn biết chia sẻ, giúp đỡ người khác, tạo nên một cộng đồng gắn kết và hạnh phúc.
Bước sang thế kỷ XX, nền văn học dân tộc đã có những chuyển biến nhất định. Văn học chuyển dịch theo hướng hiện đại hóa. Đó là sự xuất hiện của các trào lưu văn học, các quan niệm thẩm mỹ, các hình tượng nghệ thuật, cũng như các chủ đề, đề tài mới. Và đặc biệt phải kể tới sự thay đổi của hệ thống thể loại văn học trong giai đoạn giao thời này. Sự phát triển của một nền văn học có thể được nhìn nhận qua quá trình phát triển của các thể loại nên quá trình hiện đại hóa nền văn học cũng được xem xét thông qua sự thay đổi cơ cấu thể loại và những cách tân tìm tòi mới trong từng thể loại đó. Trong quá trình hiện đại hóa, nền văn học Việt Nam đã xảy ra hiện tượng phá vỡ cơ cấu thể loại cũ. Những thể loại vùng ngoại biên dần đi vào trung tâm, đồng thời xuất hiện những thể loại mới du nhập từ nền văn học phương Tây. Sự cách tân nền văn học được thể hiện rõ nhất qua sự phát triển và chiếm ưu thế của những thể loại văn xuôi cùng với những đổi mới mạnh mẽ trong chính các thể loại đó. Thể loại du ký hay còn gọi là thể tài du ký đã xuất hiện trong lịch sử văn học Việt Nam từ rất sớm. Ngay trong nền văn học trung đại, người ta đã thấy xuất hiện các bài thơ, bài phú, với nội dung ghi chép lại những sự kiện, cũng như những danh lam thắng cảnh trong các cuộc du hành của những người lữ khách. Đặc biệt cuối thế kỷ XVIII, với sự xuất hiện của một loạt các tác phẩm như: Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác, Tây hành nhật ký của Phạm Phú Thứ, Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ất Dậu của Trương Vĩnh Ký thể tài du ký mới dần phát triển. Nhưng phải tới mấy thập niên đầu của thế kỷ XX, thể tài du ký mới thực sự thành một dòng chảy liên tục, mà công đầu là của ông chủ bút báo Nam Phong. Đầu thế kỷ XX, giao thông phát triển, việc giao lưu văn hóa được mở rộng đã tạo điều kiện cho việc đi lại cho các nhà du ký. Từ đây, hàng loạt các tác phẩm du ký đã được ra đời. Trong mỗi tác phẩm du ký, đằng sau những bức tranh danh lam thắng cảnh, luôn chứa đựng những nỗi niềm ưu ái, những xúc cảm chân thành nhất của người viết về quê hương đất nước, về cuộc sống. Bởi mong muốn đem những cái hay, cái đẹp trong từng dặm đường của đất nước sẻ chia với người đọc; cũng như muốn lưu giữ lại những phong tục tập quán, những truyền thống văn hóa cho các thế hệ sau, Phạm Quỳnh đã tạo một mục du ký trên Nam Phong tạp chí. Mục du ký đã liên tục được đăng tải với sự đóng góp của nhiều cây bút nổi tiếng như: Nguyễn Bá Trác, Đông Hồ, Mộng Tuyết, Tùng Vân, Trần Trọng Kim Trải qua 17 năm (1917 - 1934), đã có 62 tác phẩm du ký được in trên Nam Phong tạp chí với những nội dung phong phú, cũng như những đóng góp nghệ thuật mới mẻ. Với hi vọng đem lại cái nhìn khái quát về thể tài du ký trên Nam Phong tạp chí, cũng như những đóng góp của thể tài này trong quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc, trong khóa luận nghiên cứu này chúng tôi xin chọn đề tài: Khảo sát thể du ký trên Nam Phong tạp chí (1917 – 1934).