Hãy chứng minh câu tục ngữ ăn quả nhớ kẻ trồng cây
HELPPPPPPP MEEEEEEEEEEEE PLSSSSSSSSSSSSSSSSSSSS (nhớ là theo vốn từ lớp 7 nha ) Ai xong trc mik tích và kb cho
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khổ thơ diễn tả cảnh người mẹ già dưới trời lạnh và mưa phùn,vẫn ra ruộng cấy lúa.
Ngay từ nhỏ em đã có ước mơ sau này lớn lên sẽ trở thành họa sĩ. Đó là niềm mơ ước mà em ấp ủ bấy lâu nay.
Ngay từ khi đi học mẫu giáo hay cấp một, khi em nhìn thấy những bức tranh, những bức vẽ vẽ lại những khoảnh khắc đẹp, những chân dung của ai đó khiến em cảm thấy người tạo nên nó thật kỳ diệu và tài năng. Mỗi khi nhìn thấy một khoảnh khắc nào đẹp trong cuộc sống em đều muốn vẽ nó thành một bức tranh. Muốn biết những cảnh thực đó dưới ngòi bút, dưới bảng màu trong hội họa trông sẽ như thế nào. Trong các môn học em đặc biệt thích thú với môn mỹ thuật. Từ nhỏ mỗi khi học môn tô màu của mẫu giáo thì em luôn chăm chú, cẩn thận từng chút một để tô sao cho màu không lem ra bên ngoài. Thậm chí còn lấy giấy khác để bắt chước vẽ lại hình ảnh mà mình vừa tô. Lớn hơn, khi bước vào cấp một thì môn mỹ thuật là môn học mà em yêu thích nhất, dùng khá nhiều thời gian để luyện vẽ.
Có thể nói, mới ban đầu, bố mẹ em chưa biết em có sở thích đặc biệt với hội họa. Những cuốn tạp chí, những cuốn sách có bài viết về hội họa hoặc có tranh ảnh minh họa em đều thích và sưu tầm lại. Từ việc vẽ theo sách vở thì em bắt đầu vẽ những thứ em thấy trực tiếp ở bên ngoài. Bắt đầu với những bức chân dung vẽ bố mẹ, vẽ ông bà, sau đó là vẽ cả gia đình, vẽ ngôi nhà của chính em. Từ ấy em rất thích ngắm nhìn cảnh vật, con người xung quanh để lấy đó làm đề tài cho những bức vẽ của em. Mặc dù ban đầu những bức tranh với nét vẽ còn non nớt và không được coi là đẹp được. Nhưng cô giáo thường hay khen ngợi em khiến em rất vui. Đặc biệt năm lớp hai em đã tham gia một cuộc thi vẽ về những điều gần gũi xung quanh ta do một tờ báo của thiếu nhi tổ chức. Em và mấy bạn trong lớp cùng rủ nhau tham gia và được cô giáo giúp gửi bài. Điều bất ngờ đó là khi em quên bẵng đi là mình đã tham gia bởi phải mất năm tháng mới có kết quả thì vào cuối học kỳ hai của năm lớp hai thì cô giáo có thông báo cho em rằng tác phẩm của em đã đạt được giải nhất cuộc thi vẽ. Khi ấy em rất bất ngờ và vui mừng. Hơn nữa báo đó còn tổ chức trao giải thưởng ở trường của em. Khi em về báo tin cho mẹ, bố mẹ đã rất bất ngờ và vui mừng.
Khi bố mẹ biết em có sở thích về hội họa, bố mẹ đã không ngăn cấm em mà còn nói rằng nếu em không để sở thích làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của các môn khác thì năm em tốt nghiệp cấp một bố mẹ sẽ cho em học thêm một lớp năng khiếu về hội họa. Khi ấy em rất bất ngờ và vui mừng trước quyết định và sự ủng hộ của bố mẹ em và cũng có động lực hơn trong học tập cũng như trong việc theo đuổi mơ ước của mình. Cũng từ khi em nhận được giải thì mỗi năm vào ngày sinh nhật của em bố mẹ lại sắm cho em rất nhiều những dụng cụ để vẽ tranh. Em cũng có nhiều thời gian để luyện vẽ để thực hiện ước mơ của mình. Có những cuối tuần rảnh rỗi, bố mẹ lại đưa em đi đến một vài nơi có phong cảnh đẹp để cho em có cơ hội trải nghiệm, rồi đến những bảo tàng mỹ thuật, những cuộc triển lãm tranh. Đó là những dịp em cảm thấy vui vẻ nhất, hạnh phúc nhất. Mỗi ngày em lại biết thêm được rất nhiều điều hay, thú vị trong nghệ thuật hội họa và càng yêu thêm nó hơn nữa. Ngoài ra em còn rất thích đọc những cuốn sách về hội họa, thích đọc truyện tranh và bắt chước vẽ theo những nhân vật trong truyện tranh. Mỗi khi có nhiều thời gian rảnh rỗi, nhất là vào những dịp nghỉ hè thì em lại vẽ và sáng tác những mẩu chuyện tranh ngắn, những bức vẽ hài hước và tất cả đều được bố mẹ em xem và cẩn thận nhận xét, bình luận.
Ai trong đời cũng có những ước mơ, khát vọng và em cũng vậy. Cho dù tương lai em có trở thành họa sĩ hay không cũng không quá quan trọng, em chỉ biết rằng mình thích hội họa và ngay từ nhỏ mình đã cố gắng làm những điều để biến ước mơ thành hiện thực. Sau này dù ra sao thì cũng sẽ không hối hận.
Em ước mơ trở thành hướng dẫn viên du lịch trong tương lai.Sở dĩ em có ước mơ này là vì xã hội ngày càng phát triển, kèm theo đó là sự nâng cao về đời sống vật chất lẫn tinh thần, nhu cầu của con người cũng từ đó mà cao hơn. Em nhận thấy rằng du lịch là một ngành kinh tế khá phát triển, có nhiều tiềm năng, em thấy đây là một nghề phù hợp để mình có thể lo cho cuộc sống sau này. Lý do trên chỉ là lý do nhỏ trong nhiều lý do em hướng đến nghề này, lý do lớn nhất chính là tình yêu đất nước của em. Em muốn quảng bá hình ảnh tươi đẹp, truyền thống lịch sử vẻ vang và đức tính kiên cường, ý chí bất khuất và tinh thần mến khách, lòng thương người của Tổ quốc ta tới bạn bè năm châu. Em muốn những du khách khi đến với ViệtNamsẽ có những ấn tượng tốt đẹp và hơn nữa là em muốn hình ảnh đất nước ta sẽ in sâu trong họ. Còn gì hạnh phúc bằng khi được nói với bạn bè năm châu một cách tự hào rằng “ViệtNam, quê hương tôi đó”.
tham khảo : Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống tốt đẹp. Một trong số đó là truyền thống biết ơn được gửi gắm qua câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Hiểu đơn giản, câu tục ngữ ý nói khi được thưởng thức quả ngọt cần nhớ đến, biết ơn người vun trồng, chăm sóc cây cối. Nhưng bên cạnh đó, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” còn nhắc nhở con người rằng nếu được hưởng bất cứ thành quả nào, cũng cần phải biết ơn những người đã tạo ra, cũng như trân trọng thành quả mà mình được hưởng. Ăn một bát cơm, phải nhớ đến người nông dân đã vất vả gieo trồng cây lúa, chăm sóc để có được hạt gạo trắng tinh, nấu thành bát cơm dẻo thơm. Chúng ta học tập thành tài, phải nhớ đến công lao dạy dỗ của thầy cô giáo…
Lòng biết ơn đem đến cho con người những điều tốt đẹp. Từ xưa, ông cha ta đã có tục thờ cúng tổ tiên, hay những bậc anh hùng - họ là những con người có ơn với người đang sống. Hay như những câu tục ngữ của ông cha ta như “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, “Không thầy đố mày làm nên” nhắc nhở học trò luôn kính yêu, tôn trọng người thầy. Trong cuộc sống hiện tại, truyền thống đó vẫn tiếp tục được giữ gìn và phát huy. Những ngày lễ lớn như 20 tháng 11, mùng 8 tháng 3, 27 tháng 7 nhằm tri ân những con người, những ngành nghề đã có những đóng góp với xã hội. Hay như trong đại dịch Covid-19 vừa qua, tấm lòng biết ơn được thể hiện qua hành động tri ân với các y bác sĩ - “những chiến sĩ tuyến đầu” của nhiệm vụ chống dịch. Hằng năm, cứ vào ngày mùng 2 tháng 9, hàng triệu người dân trên khắp mọi miền tổ quốc lại đến viếng lăng Bác để tưởng nhớ người cha vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Tất cả những hành động trên, dù nhỏ bé đơn giản nhưng lại thể hiện được tấm lòng biết ơn sâu sắc.
Còn với những học sinh như em, lòng biết ơn thực sự là cần thiết. Sự kính trọng, yêu quý thầy cô giáo hay yêu thương, quan tâm đến ông bà cha mẹ. Sự trân trọng dành cho bạn bè - những người luôn ở bên giúp đỡ, tâm sự. Lòng biết ơn sẽ giúp em có thêm được động lực để cố gắng phấn đấu, sống có ích hơn từng ngày.
Có thể khẳng định, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã gửi gắm một bài học hoàn toàn đúng đắn. Mỗi người hãy giữ cho mình tấm lòng biết ơn để sống đẹp hơn.
tham khảo : Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống tốt đẹp. Một trong số đó là truyền thống biết ơn được gửi gắm qua câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Hiểu đơn giản, câu tục ngữ ý nói khi được thưởng thức quả ngọt cần nhớ đến, biết ơn người vun trồng, chăm sóc cây cối. Nhưng bên cạnh đó, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” còn nhắc nhở con người rằng nếu được hưởng bất cứ thành quả nào, cũng cần phải biết ơn những người đã tạo ra, cũng như trân trọng thành quả mà mình được hưởng. Ăn một bát cơm, phải nhớ đến người nông dân đã vất vả gieo trồng cây lúa, chăm sóc để có được hạt gạo trắng tinh, nấu thành bát cơm dẻo thơm. Chúng ta học tập thành tài, phải nhớ đến công lao dạy dỗ của thầy cô giáo…
Lòng biết ơn đem đến cho con người những điều tốt đẹp. Từ xưa, ông cha ta đã có tục thờ cúng tổ tiên, hay những bậc anh hùng - họ là những con người có ơn với người đang sống. Hay như những câu tục ngữ của ông cha ta như “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, “Không thầy đố mày làm nên” nhắc nhở học trò luôn kính yêu, tôn trọng người thầy. Trong cuộc sống hiện tại, truyền thống đó vẫn tiếp tục được giữ gìn và phát huy. Những ngày lễ lớn như 20 tháng 11, mùng 8 tháng 3, 27 tháng 7 nhằm tri ân những con người, những ngành nghề đã có những đóng góp với xã hội. Hay như trong đại dịch Covid-19 vừa qua, tấm lòng biết ơn được thể hiện qua hành động tri ân với các y bác sĩ - “những chiến sĩ tuyến đầu” của nhiệm vụ chống dịch. Hằng năm, cứ vào ngày mùng 2 tháng 9, hàng triệu người dân trên khắp mọi miền tổ quốc lại đến viếng lăng Bác để tưởng nhớ người cha vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Tất cả những hành động trên, dù nhỏ bé đơn giản nhưng lại thể hiện được tấm lòng biết ơn sâu sắc.
Còn với những học sinh như em, lòng biết ơn thực sự là cần thiết. Sự kính trọng, yêu quý thầy cô giáo hay yêu thương, quan tâm đến ông bà cha mẹ. Sự trân trọng dành cho bạn bè - những người luôn ở bên giúp đỡ, tâm sự. Lòng biết ơn sẽ giúp em có thêm được động lực để cố gắng phấn đấu, sống có ích hơn từng ngày.
Có thể khẳng định, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã gửi gắm một bài học hoàn toàn đúng đắn. Mỗi người hãy giữ cho mình tấm lòng biết ơn để sống đẹp hơn. tích cho tui đi kb với tui đi !!