K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3

Hơi dài mong bn thông cảm:)

Ẩm thực Việt, với đa dạng văn hóa ẩm thực từ mọi vùng miền, không ngừng làm say đắm cả người dân trong nước lẫn du khách quốc tế. Chúng ta tự hào vì là người con của một quốc gia sở hữu ẩm thực độc đáo, thu hút sự chú ý của thế giới.

Trong lòng thủ đô Hà Nội, một biểu tượng ẩm thực nổi tiếng không gì sánh kịp là phở. Hương vị độc đáo của phở Hà Nội không chỉ đơn thuần là một món ăn, mà còn là một phần không thể thiếu trong tâm hồn người Việt. Được biết đến từ những năm 1940, phở đã trở thành đặc sản thu hút khách du lịch mọi thời điểm trong ngày.

Chế biến món phở, quá trình nấu nước dùng được coi là bước quan trọng nhất. Nước dùng, như một linh hồn, phải được nấu từ xương bò tinh tế và gia vị, đòi hỏi sự kỹ lưỡng và chọn lựa từ đầu bếp. Bí quyết làm nước dùng ngon là ninh từ xương bò với gừng và củ hành đã được nướng chín, tạo nên hương vị đậm đà và ngọt ngào. Quá trình ninh nước dùng được thực hiện kỹ lưỡng để giữ được hương vị tinh tế và không bị đục.

Phở Hà Nội không chỉ là một bữa ăn, mà là một tác phẩm nghệ thuật, được trình bày qua bát sứ với sự hòa quyện của nước dùng trong, bánh phở mềm dai, thịt bò chín tới và các loại gia vị như hành lá, ớt, tiêu. Khác biệt trong cách nấu từng nơi tạo nên những hương vị đặc trưng, làm cho mỗi quán phở trở thành một trải nghiệm riêng biệt.

Advertisements      

Phở không chỉ là một món ăn, mà là một biểu tượng văn hóa, một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Có ba loại chính là phở nước, phở xào và phở áp chảo, nhưng phở nước vẫn được xem là phổ biến nhất và hấp dẫn nhất, đặc biệt là trong những ngày lạnh ở Hà Nội.

Người ta không chỉ đến với Hà Nội để thưởng thức phở mà còn để tận hưởng không khí, lịch sử và văn hóa của thủ đô. Phở Hà Nội không chỉ là một món ăn, mà còn là một phần của cuộc sống hàng ngày, là niềm tự hào của người dân Việt Nam. Những câu chuyện, tác phẩm văn hóa như của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Vũ Bằng đều làm tôn vinh vị đặc biệt của món phở, làm cho nó trở thành một biểu tượng vững chắc trong lòng người Việt. Phở không chỉ là một món ăn, mà là một giá trị văn hóa, một nét đặc trưng đáng tự hào của đất nước chúng ta.

 

5 tháng 3

Vào một buổi sáng mùa xuân đẹp trời, khi những tia nắng vàng óng ả len lỏi qua từng kẽ lá, bạn Ong khoác lên mình chiếc áo khoác vàng rực rỡ, dắt díu theo chiếc giỏ mây nhỏ bé, bắt đầu hành trình đi tìm mật hoa.

Cánh đồng hoa xuân rực rỡ muôn màu chào đón bạn Ong. Nào là hoa cúc vàng rực, hoa loa kèn trắng tinh khôi, hoa hồng phớt e ấp, hoa phượng đỏ rực rỡ,... Mỗi loài hoa khoe sắc thắm, tỏa hương thơm nồng nàn, quyến rũ. Bạn Ong say sưa ngắm nhìn, rồi nhẹ nhàng đậu xuống từng cánh hoa, dùng chiếc vòi nhỏ bé hút lấy mật ngọt.

Trên hành trình gieo mật, bạn Ong gặp gỡ biết bao nhiêu bạn bè thú vị. Bạn Bướm dập dờn với đôi cánh mỏng manh đầy màu sắc. Chú Chim Sẻ ríu rít hót vang chào ngày mới. Cậu Chuồn Chuồn tinh nghịch chao liệng trên những bông lúa. Mỗi cuộc gặp gỡ đều mang đến cho bạn Ong những niềm vui nho nhỏ, khiến hành trình thêm thi vị.

Bên cạnh những cuộc gặp gỡ thú vị, bạn Ong cũng gặp phải những khó khăn. Những chú ong bắp cày hung dữ luôn rình rập, sẵn sàng tấn công bạn. Những cơn gió mạnh có thể hất tung bạn khỏi bông hoa. Nhưng bạn Ong không hề nản lòng, vẫn kiên trì tiếp tục hành trình của mình.

Cứ như vậy, bạn Ong miệt mài bay từ bông hoa này sang bông hoa khác, gieo mật ngọt cho đời. Dưới ánh nắng ban mai, những giọt mật óng ả lấp lánh trên cánh hoa như những viên kim cương lộng lẫy. Nhìn bạn Ong chăm chỉ, ta càng thêm yêu quý và trân trọng những giọt mật ngọt ngào mà bạn mang lại cho cuộc sống.

Hành trình gieo mật của bạn Ong không chỉ mang đến cho chúng ta những giọt mật ngọt ngào mà còn là bài học về sự kiên trì, chịu khó và lòng dũng cảm. Nhìn bạn Ong nhỏ bé nhưng đầy nghị lực, ta học được rằng dù gặp phải khó khăn nào, cũng đừng bao giờ nản lòng, hãy luôn cố gắng hết mình để đạt được mục tiêu của mình.

5 tháng 3

* So sánh truyền thuyết và cổ tích:

- Giông nhau:

+ Đều có yếu tô" tưởng tượng kì ảo.

+ có nhiều chi tiết giông nhau: sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường...

- Khác nhau:

+ Truyền thuyết kể về các nhấn vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể. Còn truyện cổ tích kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhât định và thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.

+ Truyền thuyết được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện có thật; còn cổ tích được cả người kể lẫn người nghe coi là những câu chuyện không có thật.

* So sánh giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười:

- Giông nhau:

Truyện ngụ ngôn thường chế giễu, phê phán những hành động, cách ứng xử trái với diều truyện muôn răn dạy người ta. Vì thế truyện ngụ ngôn cũng như truyện cười, cũng gây cười.

- Khác nhau:

Mục đích của truyện cười là gây cười để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự việc, hiện tượng đáng cười. Còn mục đích của truyện ngụ ngôn là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học nào đó trong cuộc sống.

5 tháng 3

Cần yếu tố kì ảo bạn nhé tại 1 câu chuyện truyền thuyết là 1 câu chuyện không có thật nên chắc chắn nó sẽ có 1 số yếu tố kì ảo.

5 tháng 3

- Truyền thuyết thường kể lại cuộc đời và chiến công của nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong tục, sản vật địa phương theo quan điểm của tác giả dân gian.

- Truyền thuyết được kể theo mạch tuyến tính (có tính chất nối tiếp, theo trình tự thời gian). Nội dung thường gồm ba phần gắn với cuộc đời của nhân vật chính: hoàn cảnh xuất hiện và thân thế; chiến công phi thường; kết cục.

- Nhân vật chính của truyền thuyết là những người anh hùng. Họ thường phải đối mặt với những thử thách to lớn, cũng là thử thách của cả cộng đồng. Họ lập nên những chiến công phi thường nhờ có tài năng xuất chúng và sự hỗ trợ của cộng đòng.

- Lời kể của truyền thuyết cô đọng, mang sắc thái trang trọng, ngợi ca, có sử dụng một số thủ pháp nghệ thuật nhằm gây ấn tượng về tính xác thực của câu chuyện.

- Yếu tố kì ảo (lạ và không có thật) xuất hiện đậm nét ở tất cả các phần nhằm tôn vinh, lí tưởng hoá nhân vật và chiến công của họ.

5 tháng 3

Ta là Lang Liêu đây, con trai của Hùng Vương. Hẳn các bạn còn nhớ ta và chiếc bánh chưng, bánh giầy kì diệu phải không nào? Các bạn có biết vì sao ta lại làm ra được hai loại bánh đó không? Đó là cả một câu chuyện dài.

Vua cha ta sau khi đã dẹp yên giặc giã, nhân dân đã được ấm no. Thấy mình tuổi cao sức yếu ông muốn truyền ngôi lại cho con, nhưng ông có tới hai mươi người con trai ông không biết nên truyền ngôi cho ai. Và vua cha đã nghĩ ra một phương cách lựa chọn vô cùng sáng suốt. Nhân lễ Tiên Vương ai làm vừa ý vua cha sẽ truyền ngôi cho, mà không phân biệt con trưởng hay con thứ.

Ta vừa mừng vừa lo trước sự tuyên bố của vua cha bởi vì các Lang ai cũng muốn ngôi báu về mình, họ thi nhau làm cỗ thật hậu, thật ngon để đem lễ Tiên Vương. Còn ta là con thứ mười tám của vua cha, mẹ ta trước đây bị vua cha ghẻ lạnh sinh buồn mất sớm. Từ nhỏ ta đã phải ở riêng không biết gì nhiều sự sang trọng trong cung nội, chỉ chăm lo việc đồng áng, trồng lúa, trồng khoai, biết lấy gì làm cỗ bây giờ. Ta băn khoăn, thao thức mãi không yên.

Một đêm ta nằm mộng thấy có một vị thần đến bảo:

– Trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo, chỉ có gạo mới nuôi sống con người và ăn không bao giờ chán. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương.

Tỉnh dậy! Ta mừng quá, ngồi ngẫm nghĩ lời vị thần mách bảo. Càng nghĩ càng thấy đúng quá, chí lí quá. Ta chọn gạo nếp trắng tinh thơm lừng – lấy đậu xanh thịt lợn làm nhân – dùng lá dong gói lại thành hình vuông nấu nhừ một ngày một đêm – làm thành loại bánh – nhưng ta phân vân chưa biết đặt tên cho loại bánh đó là gì. Để đổi vị đổi kiểu cũng tên nguyên liệu đó ta giã nhuyễn nặn thành hình tròn – Và loại bánh này ta cũng chưa biết đặt tên là gì?

Đến ngày lễ Tiên Vương ta mang bánh tới hồi hộp chờ đợi, bởi vì các lang, lang nào cũng mang đến bao nhiêu sơn hào hải vị, nem công chả phượng, còn mâm cỗ của ta thì lại rất giản dị. Thế nhưng các bạn biết không, mâm cỗ của ta lại được vua cha ưng ý nhất. Và được vua chọn đem tế Trời, Đất, cùng Tiên Vương.

Tất cả mọi người và các quan cận thần ai cũng tấm tắc khen bánh ngon. Bánh của ta còn được vua cha đặt cho cái tên rất ý nghĩa. Vua cha lý giải:

– Bánh hình tròn là tượng Trời đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng Đất đặt tên là bánh chưng.

Ta được vua cha truyền ngôi với ý nguyện có sự kế thừa xứng đáng. Ghi nhớ lời dạy bảo của vị thần và tâm nguyện của vua cha, ta đã chăm lo phát triển nghề trồng trọt và chăn nuôi dưới triều đại của mình, để cho muôn dân được no ấm.

Các bạn nhỏ, và mọi người đừng quên làm bánh chưng, bánh giầy vào mỗi dịp tết đến xuân về đấy nhé. Hãy biết quý trọng và nâng niu hạt gạo làm ra, bởi đây là hạt ngọc của đất trời.

Vào vai Lang Liêu kể truyện Bánh chưng bánh giầy - Mẫu 5

Ta là Lang Liêu, vốn là con trai thứ mười tám của vua Hùng. Gia đình ta rất nghèo. Vì mẹ mất sớm, nên một mình ta lủi thủi với ruộng vườn để làm ra hạt lúa, củ khoai nuôi thần. So với các hoàng tử khác, ta là kẻ ít được sự nuông chiều của vua cha. Cũng nhờ sự siêng năng cần cù mà ta luôn gặp may mắn, hạnh phúc trong cuộc đời.

Số là, một hôm cha gọi tất cả các con và triều để chầu nên người có ý định truyền ngôi báu. Vua cha Còn ta, với bộ quần áo bạc phếch mưa hùng với nhà trong nỗi buồn và những ý nghĩ rối như tơ tằm khi trong tay chỉ có cái cày, mảnh ruộng, thứ tám thường của con nhà nông? Ta nhìn những cái vựa chứa lun vàng óng, nhìn những bó hành củ và những miếng thịt heo ướp muối treo trên bếp mà lắc đầu chán nản. Ta không nghĩ tới và cũng không dám nghĩ tới ngôi báu của vua cha, nhưng ta chỉ sợ lòng cha già, phụ lòng các đấng Tiên Vương mà ta kính quý.

Trong lúc các anh em đang lên rừng xuống biển tìm của ngon vật lạ thì ta trằn trọc suốt đêm này qua đêm khác. Một hôm, ta thiếp đi thì thấy thần hiện lên báo mộng. Thần nói với chính những sản phẩm mà mình làm ra để làm bánh, nay ta bày cho làm hai thứ một loại hình vuông một loại hình lòn, bên ngoài là gạo nếp và bên trong là thịt mỡ, hành…

Đến ngày lễ, giữa khói nhang thơm lừng, trên bàn thờ của con dâng tiên Vương là biết bao thứ sơn hào hải vị, những nem công chả phụng. Toàn là những món quý hiếm mà chỉ có vua mới được thưởng thức.

Vua cha nếm tất cả các món với thái độ điềm tĩnh, nhưng lên cái mâm gỗ sơn son của ta thì người cầm từng chiếc bánh với suy nghĩ rất lâu. Rồi người tươi tỉnh mặt mày gọi các thần lại chia mỗi người mỗi miếng. Ai cũng tấm tắc khen ngon. Vua cha của ta nói:

Lang Liêu quả là người con có hiếu. Nó làm cái bánh tròn tượng trưng cho Trời, cái bánh vuông là tượng trưng cho đất Các thứ thịt mỡ, đậu, lá vông và nếp gạo đều là sản phẩm đất Trời. Lá vông bọc ngoài còn muốn nói đến sự đùm bọc, chắc nó nghĩ đến cái bọc trứng kì diệu mà ông bà tổ Tiên Rồng của chúng ta đã đẻ ra Lang Liêu thật xứng đáng cho ta chọn để đẹp lòng các vị Tiên Vương. À, ta cũng đặt tên hai loại bánh này là bánh chưng và bánh giầy đó!

Ta đã nói đến các cháu về sự lên ngôi của ta như thế. Đứa cháu đích tôn đã nói với những đứa khác rằng:

– Các em hãy noi gương ông nội, ông lên ngôi không phải xuất thân từ một vị hoàng tử sung sướng mà từ những người nông dân chăm chỉ làm lụng. Tuy ông nghèo nhưng tình cảm hiếu thảo với vua cha và các Tiên Vương thì thật là đáng quý. Chúng ta phải theo gương ông không phải ỷ thế con cháu nhà vua mà quên lao động, quên sống sao cho có đạo đức.

Cây khế làm sao có phượng hoàng được

4 tháng 3

đó là truyện anh em cây khế chứ đâu phải là cây khế mình trông đâu bn

DT
4 tháng 3

\(\dfrac{x}{2.3}+\dfrac{x}{3.4}+\dfrac{x}{4.5}+...+\dfrac{x}{49.50}=1\\ \Rightarrow x\left(\dfrac{1}{2.3}+\dfrac{1}{3.4}+\dfrac{1}{4.5}+...+\dfrac{1}{49.50}\right)=1\\ \Rightarrow x\left(\dfrac{3-2}{2.3}+\dfrac{4-3}{3.4}+\dfrac{5-4}{4.5}+...+\dfrac{50-49}{49.50}\right)=1\\ \Rightarrow x\left(\dfrac{3}{2.3}-\dfrac{2}{2.3}+\dfrac{4}{3.4}-\dfrac{3}{3.4}+\dfrac{5}{4.5}-\dfrac{4}{4.5}+...+\dfrac{50}{49.50}-\dfrac{49}{49.50}\right)=1\)

\(\Rightarrow x\left(\dfrac{1}{2}-\dfrac{1}{3}+\dfrac{1}{3}-\dfrac{1}{4}+\dfrac{1}{4}-\dfrac{1}{5}+...+\dfrac{1}{49}-\dfrac{1}{50}\right)=1\\ \Rightarrow x\left(\dfrac{1}{2}-\dfrac{1}{50}\right)=1\\ \Rightarrow x\left(\dfrac{25}{50}-\dfrac{1}{50}\right)=1\\ \Rightarrow x.\dfrac{24}{50}=1\\ \Rightarrow x=1:\dfrac{24}{50}=\dfrac{50}{24}\)