Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của ai ?
Cách miêu tả đó có tác dụng gì đối vs việc thể hiện tâm hồn cao đẹp của Bác Hồ và tấm lòng của anh Bộ Đội đối với lãnh tụ ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường Người đi chiến dịch trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và cảm nghĩ của người chiến sĩ về Bác.
Kể tóm tắt câu chuyện đó:Thức dậy trong một đêm mưa ở giữa rừng, anh đội viên thấy Bác Hồ đốt lửa và hết sức tận tình chăm sóc cho giấc ngủ của bộ đội. Lần thứ ba thức dậy, anh mời Bác ngủ nhưng Bác vẫn từ chối. Chứng kiến cảnh đó, anh vô cùng cảm phục tấm lòng cao cả của Bác.
Bài làm :
Trong mái lều tranh xơ xác, vào một đêm khuya trên đường đi chiến dịch kháng chiến chống Pháp trời mưa lâm thâm, gió rét buốt Bác cùng với các chiến sĩ ngủ lại đây để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến ngày mai, nhưng Bác đã không ngủ. Người không ngủ vì thương đoàn dân công họ phải rải lá làm chiếu, lấy manh áo làm chăn nơi rừng sâu, mưa rét. Bác không ngủ vì lo lắng, suy nghĩ về ngày mai, bác ngồi đó im phăng phắc. Cả đêm hôm đó Bác thức để chăm lo giấc ngủ cho từng người chiến sĩ để mai họ có sức hành quân đánh trận. Anh đội viên thức dậy lần đầu thấy Bác chưa ngủ lo lắng mong Bác đi ngủ sớm cho đến khi anh thức dậy lần thứ ba Bác vẫn chưa ngủ để rồi thức luôn cùng Bác.
Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến sự thật lịch sử ở thời đại Hùng Vương:
Truyền thuyết “Thánh Gióng” liên quan đến sự thật lịch sử ở thời đại Hùng Vương:
- Cuộc chiến tranh ác liệt giữa dân tộc ta và giặc ngoại xâm từ phương Bắc là những trận chiến có thật trong lịch sử.
- Người Việt đã cùng đoàn kết đứng lên chống giặc ngoại xâm, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì, hoang đường song là biểu tượng về lòng yêu nước và sức mạnh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Thể hiện quan niệm và ước mơ cùa nhân dân ta về hình mẫu lí tưởng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm.
hình tượng thánh Gióng đại diện cho người anh hùng chống giặc ngoại xâm được nhân dân nuôi dưỡng . Điều đó được chứng minh trong chi tiết là thánh Gióng được sinh ra trong một nhà nông nghèo , ăn cơm của nhân dân để lớn lên . Gióng đại diện cho tinh thần nhân dân với ý chí căm thù giặc ngoại xâm và quyết chiến đến cùng để bào vể đất nước.
Truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một nhóm những tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử(hoặc có liên quan đến lịch sử), phần lớn theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng. Bên cạnh đó cũng có những truyền thuyết vừa đề cao vừa, vừa phê phán nhân vật lịch sử.
Mk chỉ bk chớis ark thôi mk ko bk viết văn
Tùng! Tùng! Tùng! Tiếng trống trường vang lên như thường vẫn thế ở bất cứ ngôi trường phổ thông nào, nhưng sao khi đứng trong sân trường này, ngôi trường Trung học cơ sở Nam Hồng, em lại thấy bồi hồi đến thế.
Nỗi bồi hồi có lẽ bởi những cảm xúc đan xen trong tâm trạng rối bời của một cô bé bắt đầu chân ướt chân ráo bước vào một thế giới khác, thế giới mình sẽ lớn hơn một chút của ngày cấp một, tự lập hơn một chút của những ngày ba mẹ còn phải đưa tới trường.
Ngôi trường to và đẹp quá! Chúng em có một khoảng sân rộng để vui đùa, có cả ghế đá của những lớp thầy cô và anh chị đi trước tặng lại nhà trường để ngồi nghi ngơi trong giờ giải lao. Xà cừ, bằng lăng, bàng hay phượng có lẽ đã đứng đó mấy chục năm rồi, đã chia sẻ buồn vui cùng bao thế hệ học trò, và chứng kiến những đổi thay của trường lớp. Những cây phượng cành lá xum xuê, khẳng khiu như thể có hàng trăm cánh tay vuơn ra ôm lấy hoa và tán lá. Hè lại đến, hoa phượng nở đỏ rực một góc trời, sắc xanh của lá càng làm những chùm hoa thêm sức sống.
Lũ học trò nghịch ngợm như chúng em vẫn đua nhau nhặt cánh phượng ép vào trang vở rồi làm thành những chú bướm ngộ nghĩnh dành tặng bạn bè. Người bạn thân thiết nhất của lớp em là một cây bằng lăng cũng đang mùa đua sắc, tán cây xòe mát một góc hiên, trông hệt như một chiếc ô màu tím khổng lồ. Mấy bác bàng già lặng lẽ một góc trời, yên lặng ngắm nhìn lũ quỷ học trò nào là nhảy dây, đá cầu, chơi chuyền…
Rẽ những tán cây xanh đầy sức sống chính là lớp học của chúng em đó! Hai dãy nhà hai tầng khang trang như hai cánh tay khổng lồ mà ở giữa là khu nhà Hiệu bộ, nơi làm việc của Ban Giám hiệu và phòng nghỉ giải lao của các thầy cô giáo. Lớp học với bảng đen, phấn trắng là người bạn thân thiết của chúng em, ngày ngày thầy cô vẫn bóng dáng quen thuộc đó với bảng với phấn đưa chúng em đến những chân trời tri thức.
Sẽ tiếp tục là một hành trình dài để khám phá và trải nghiệm những đổi thay của mỗi góc sân, khoảng trời, mỗi lớp học nhưng có một điều có lẽ không thay đổi, tình yêu với mỗi khoảnh khắc, mỗi ngôi trường của tuổi học trò. Trong em, có một tình yêu như thế với ngôi trường thân thương của mình.
Từ thuở xa xưa thanh niên Việt Nam đã ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với đất nước. Trong thời chiến họ luôn là lực lượng tiên phong trong các phong trào đánh giặc cứu nước, luôn là lực lượng nòng cốt của cách mạng, xả thân vì tổ quốc mà không tiếc thời tuổi trẻ. Vậy chúng ta những thanh niên may mắn được sinh ra trong thời bình, chúng là phải có trách nhiệm như thế nào để gìn giữ và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng đã được đổi bằng xương máu của biết bao thế hệ đi trước, phải làm gì để xứng đáng hưởng được những thành quả ngày hôm nay. Mỗi chúng ta phải xác định cho mình một lí tưởng sống cao đẹp, phải có ước mơ và hoạch định ra cho mình một kế hoạch cụ thể, phải rèn đức luyện tài, phải hiểu được vai trò đất nước đối với chúng ta, có như vậy chúng ta mới xác định được đúng đắn nhiệm vụ của mình đối với đất nước. Chúng ta ra sức học tập cũng là đang thực hiện nhiệm của của mình với đất nước, nó không phải là một cái gì đó sâu xa như các bạn nghĩ nó chỉ đơn giản là làm tốt bổn phận của mình để phấn đấu trở thành một công dân tốt góp phần xây dựng một đất nước giàu đẹp vững mạnh. Như vậy trách nhiệm của thanh niên ở thời chiến hay thời bình đều do ý thức mỗi con người tuy nhiên nó lại được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau.
I. Diễn biến dịch Covid-19 toàn cầu
Ngày 11-3-2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xác nhận lây nhiễm Covid-19 trên thế giới đã trở thành như đại dịch toàn cầu. Từ đó đến nay (30-4-2021), đã qua một năm và 50 ngày. Trạng thái dịch toàn thế giới đã thay đổi rất lớn, theo hướng xấu đi, vẫn chưa kiểm soát và giảm lây nhiễm được.
Bảng 1: Trạng thái dịch Covid-19 ngày 11-3-2020 và 30-4-2021
11-3-2020 | 30-4-2021 | |
1. Tổng số người nhiễm | 148.405 | 151.992.457 (gấp hơn 1.000 lần 11-3-2020) |
2. Tổng số người nhiễm đang điều trị | 75.727 | 18.937.963 (gấp 250 lần 11-3-2020) |
3. Tổng số người chết | 4.635 | 3.193.047 (gấp gần 700 lần 11-3-2020) |
4. Số nước có lây nhiễm | 117 | 220 (tăng 103 nước) |
Việc phòng, chống dịch Covid-19 là chưa có tiền lệ với nhân loại nên thực tế hơn một năm qua, các nước vừa làm, vừa học, rút kinh nghiệm. Tuy nhiên, việc quy mô những người nhiễm phải được điều trị trong các bệnh viện - họ là nguồn lây nhiễm chủ yếu tạo ra lây nhiễm cộng đồng và dịch ở các nước - không ngừng tăng lên, từ 75.727 lên 18.937.963 người, chưa có dấu hiệu trở về mức khi công bố có dịch (11-3-2020), chứng tỏ việc phòng, chống Covid-19 của nhân loại về tổng thể là chưa đem lại kết quả toàn cầu mong muốn (Hình 1).
Qua Hình 1 ta thấy, số người đang được điều trị trong các bệnh viện tăng từ 10 người, khi WHO công bố đại dịch Covid-19 ngày 11-3-2020, lên đạt đỉnh 2.461 người/1 triệu dân vào ngày 24-1-2021, sau đó giảm dần. Tức là xét góc độ toàn thế giới, loài người vừa trải qua làn sóng thứ 1 của đại dịch Covid-19. Nếu như nhiều nước châu Âu, châu Mỹ, châu Á từ tháng 3-2021 không nới lỏng các quy định phòng, chống dịch thì số người đang được điều trị trên một triệu dân sẽ tiếp tục giảm (Hình 1), song các biện pháp nới lỏng thực tế đã làm dịch bùng phát trở lại từ 11-3-2021, đúng một năm sau khi WHO xác nhận có đại dịch Covid-19 toàn cầu. Đến ngày 30-4-2021 có 2.455 người đang được điều trị trên một triệu dân, tương ứng đỉnh dịch của làn sóng thứ 1 (2.461 người), Hình 1.
Hình 1: Diễn biến dịch Covid-19 toàn cầu: Số người đang điều trị trong các bệnh viện trên một triệu dân (Nguồn: Worldometer)
Sau một năm 50 ngày, tình hình dịch Covid-19 ở các châu lục rất khác nhau, Bảng 2.
Qua thống kê ở Bảng 2, ta thấy, với tiêu chí số người đang điều trị/1 triệu dân và số người chết/1 triệu dân thì tình hình dịch hiện nay ở châu Mỹ và châu Âu là nặng nhất trên thế giới, tiếp theo là châu Á và châu Phi. Đáng lưu ý là GDP/người của châu Mỹ và châu Âu cao hơn nhiều lần châu Á và châu Phi, song cường độ lây nhiễm (số người đang điều trị/1 triệu dân) của châu Mỹ và châu Âu cũng gấp nhiều lần châu Á và châu Phi.
Trong khi châu Mỹ chỉ chiếm 13,1% dân số thế giới, thì lại chiếm 48,78% tổng số người nhiễm đang phải điều trị và 47,3% tổng số người chết, châu Âu chiếm 10,8% dân số thế giới, song có đến 26,3% số người đang điều trị toàn cầu và 32,56% tổng số người chết. Như vậy, châu Âu và châu Mỹ, hai lục địa giàu nhất thế giới (Bảng 2) cộng lại chiếm 23,9% dân số thế giới song đang có 75% tổng số người nhiễm đang phải được điều trị và gần 80% tổng số người chết. Châu Á chiếm hơn 58% dân số thế giới, nhưng chỉ có 23% số người nhiễm đang được điều trị, còn châu Phi chiếm gần 17% dân số thế giới, song chỉ chiếm 1,9% số người đang được điều trị của thế giới.
Đáng lưu ý là mức độ lây nhiễm, tỷ lệ chết và Covid-19 của Việt Nam rất thấp. Trong khi bình quân trên một triệu dân ngày 26-4-2021 Việt Nam chỉ có 3,1 người nhiễm đang phải điều trị ở các bệnh viện thì ở châu Mỹ là 9.029,7 người, gấp hơn 2.900 lần ở Việt Nam, ở châu Âu là 5.945,4 người, gấp hơn 1.900 lần Việt Nam, ở châu Á là 959,5 người, gấp hơn 300 lần Việt Nam, Bảng 2.
Bảng 2: Tình hình dịch ở các châu lục và Việt Nam ngày 26-4-2021
Dân số (triệu người) (so với dân số thế giới) | GDP/ người (USD) | Tổng số người đang điều trị (so với tổng số người đang điều trị toàn thế giới) | Số người đang điều trị trên 1 triệu dân | Tổng số người chết | Số người chết trên 1 triệu dân | |
châu Mỹ | 1.013,7 (13,1%) | 28.251 | 9.153.710 (48,78%) | 9.029,7 | 1.510.531 (47,3%) | 1.490 |
Châu Âu | 830,9 (10,8%) | 26.758 | 4.940.140 (26,32%) | 5.945,4 | 1.039.639 (32,56%) | 1.251 |
Châu Á | 4.490,0 (58,2%) | 7.206 | 4.308.107 (22,96%) | 959,5 | 461.240 (14,4%) | 103 |
Châu Phi | 1.305,7 (16,9%) | 1.886 | 360.967 (1,9%) | 276,4 | 120.738 (3,78%) | 92 |
Châu Đại dương | 41,6 (0,54%) | 38.483 | 16.704 (0,09%) | 401,9 | 1.190 (0,04%) | 28 |
Việt Nam | 97 | 2.740 (2019) | 301 | 3,1 | 35 | 0,4 |
Tình hình dịch của một nước hoặc một địa phương được phản ánh bởi nhiều chỉ số: số ca nhiễm mới mỗi ngày, tổng số người nhiễm tích lũy, số người đang điều trị, số người chết, số người khỏi bệnh, trong đó chỉ số số người đang được điều trị trên một triệu dân là một chỉ số cơ bản, luôn phải được giám sát đầu tiên, giống như sức khỏe của một người được phản ánh qua rất nhiều chỉ số: nhiệt độ, huyết áp, mạch, các chỉ số xét nghiệm, trong đó nhiệt độ (không quá 370C) là một chỉ số đầu tiên phải được giám sát.
Ngày 11-3-2020, khi WHO ghi nhận lây nhiễm Covid-19 trên toàn thế giới đã trở thành đại dịch, thì có xấp xỉ 10 người lây nhiễm đang được điều trị/1 triệu dân, Bảng 1. Vì vậy, có thể lấy chỉ số: 10 người nhiễm đang được điều trị/1 triệu dân là ngưỡng có dịch để phân biệt: Một đất nước đang có lây nhiễm Covid-19 có phải là có dịch hay không?
Nếu số người đang điều trị/1 triệu dân nhỏ hơn 10 thì có nghĩa nước đó có lây nhiễm Covid-19, song chưa có dịch. Còn nước có số người đang điều trị/1 triệu dân lớn hơn 10 thì có nghĩa là nước đó đang có dịch. Từ Hình 1 và Bảng 1 ta thấy, sau ngày 11-3-2020, dịch Covid-19 trên toàn thế giới đang ngày gia tăng, đạt đỉnh của làn sóng thứ 1 ngày 24-1-2021, sau đó giảm, nhưng sau ngày 11-3-2021 lại tăng và ngày 30-4-2021 có mức lây nhiễm trong cộng đồng dân cư gấp 250 lần ngày 11-3-2020.
II. Nhận xét, kinh nghiệm và bài học
II.1. Ba nhận xét:
Trong khi trên toàn thế giới về tổng thể từ tháng 1-2020 đến 4-2021, việc phòng, chống dịch Covid-19 không đạt kết quả mong muốn, Bảng 1 và Hình 1, thì có 23 nước và vùng lãnh thổ có số người đang điều trị/1 triệu dân dưới 10 người, tức là không có dịch (ngày 26-4-2021 bình quân toàn cầu có 2.433 người đang điều trị/1 triệu dân). Tổng dân số của 23 nước và vùng lãnh thổ không có dịch là 1.752 triệu người, chiếm 22,7% dân số thế giới, tổng số người đang điều trị là 2.033 người, chiếm 0,01% tổng số người đang điều trị của thế giới. Từ thực tiễn phòng, chống dịch Covid-19 của các nước này, rút ra ba nhận xét:
Nhận xét 1: Yếu tố quy mô dân số và thu nhập đầu người không phải là các yếu tố chủ yếu quyết định một đất nước có phòng, chống dịch thành công hay không.
Nhận xét 2: 23 nước và vùng lãnh thổ phòng, chống dịch tốt nhất thế giới, sau một năm 50 ngày không có dịch, đã thành công mà không cần sự trợ giúp của vaccine. Cái giá phải trả là phải cách ly người nước ngoài đến nước mình, sau kiểm tra không bị nhiễm Covid-19 thì mới được đi lại bình thường, người dân phải đeo khẩu trang khi ra ngoài, thực hiện hạn chế tiếp xúc tùy theo đặc điểm các vùng trong mỗi nước…
Nhận xét 3: Một đất nước có thế có các đợt lây nhiễm với cường độ của dịch, số người đang điều trị cao gấp nhiều lần ngưỡng có dịch, song nếu nó không cao quá 30 lần thì luôn có cơ hội đưa số người đang điều trị trở lại mức dưới 10 người/1 triệu dân, hết dịch.
II.2. Hai kinh nghiệm và ba bài học
Lây nhiễm Covid-19 thông qua tiếp xúc gần giữa người với người, do đó muốn kiểm soát lây nhiễm và dịch trong một nước thì phải kiểm soát sự đi lại của người dân các địa phương và giữa các nước. Nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa phòng, chống dịch và bảo đảm cuộc sống bình thường của người dân và phát triển kinh tế, các nước đã thực hiện nhiều giải pháp có thể tham khảo:
* Kinh nghiệm 1: Xếp hạng rủi ro lây nhiễm từ các nước chung quanh và nước khác: nhiều nước lập danh sách kiểm soát, hạn chế hoặc cấm nhập cảnh trong một thời gian nhất định đối với công dân và phương tiện vận tải của một số nước.
Hiện nay, lây nhiễm Covid-19 ở Lào và Campuchia đã trở thành dịch. Với dân số 7,2 triệu người và 999 người đang điều trị ở Lào, tỷ lệ người điều trị/1 triệu dân ở Lào đã gấp 13 lần ngưỡng có dịch. Campuchia với dân số 16,6 triệu người và 8.390 người đang điều trị, tỷ lệ người đang điều trị/1 triệu dân đã gấp 50 lần ngưỡng có dịch (10 người/1 triệu dân). Còn Ấn Độ với 1.366,4 triệu dân và 3.232.165 người đang điều trị, tỷ lệ người đang điều trị/1 triệu dân đã gấp 236 lần ngưỡng có dịch. Đến nay, Việt Nam không có thông điệp gì đặc biệt về kiểm soát nhập cảnh từ ba nước này, trong khi nhiều nước trên thế giới đã tạm dừng nhập cảnh người từ Ấn Độ.
* Kinh nghiệm 2: Công bố các tiêu chí để xếp hạng mức độ lây nhiễm và dịch, đồng thời quy định ứng với các mức độ đó, chính quyền địa phương và người dân phải làm gì để mỗi tỉnh hoặc địa phương trong tỉnh phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cần thiết, không chờ Chính phủ phải hướng dẫn cần làm gì và các địa phương chung quanh phải chấp nhận các biện pháp của các tỉnh đó liên quan đến người và phương tiện của các tỉnh, địa phương khác. Ở Việt Nam, Bộ Y tế chưa công bố tiêu chí thế nào là tỉnh có mức độ lây nhiễm cao, trung bình, thấp, một tỉnh có dịch và các biện pháp cần thực hiện ở các mức độ lây nhiễm như vậy. Do đó, qua các làn sóng lây nhiễm thứ 1, 2, 3 và thứ 4 ở Việt Nam, nhiều tỉnh giáp ranh với các địa phương có dịch (Đà Nẵng, Quảng Nam, Hải Dương, Quảng Ninh) hay các tỉnh giáp với Campuchia và Lào hiện nay, có các quy định hạn chế đi lại, làm việc rất khác nhau đối với công dân và doanh nghiệp ở địa phương mình và từ các tỉnh, địa phương có dịch và không có dịch đến địa phương mình.
Từ nhận xét 3 nêu trên có thể rút ra bài học là: Để có thể đưa trạng thái lây nhiễm Covid-19 của đất nước xuống dưới ngưỡng có dịch, tức là từ đang có dịch thành hết dịch, tuy vẫn còn lây nhiễm, thì ngay từ khi lây nhiễm còn quy mô nhỏ, thậm chí dưới ngưỡng có dịch hoặc khi dự báo có những yếu tố hội tụ để có nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm mới và xuất hiện dịch, thì cần triển khai đồng bộ tất cả các giải pháp cần thiết để giảm nhanh nhất tốc độ lây nhiễm ở cộng đồng, làm cho chỉ số số người người đang điều trị/1 triệu dân càng thấp càng tốt và xấu nhất cũng không vượt quá 30 lần ngưỡng có dịch. Khi đó khả năng đưa đất nước, địa phương về trạng thái không có dịch sẽ cao.
Ngày 26-4-2021, trong 220 nước và vùng lãnh thổ có lây nhiễm và dịch Covid-19 có tới 135 nước và vùng lãnh thổ (chiếm 61%) có số người đang điều trị/1 triệu dân lớn hơn 30 lần ngưỡng có dịch ở nước của họ, trong đó có 102 nước và vùng lãnh thổ tỷ lệ này gấp 100 lần đến 2.600 lần ngưỡng có dịch. Tức là các nước và vùng lãnh thổ này sẽ phải áp dụng các biện pháp quyết liệt, hiệu quả hơn nữa (kể cả dùng vaccine) để có thể kéo mức lây nhiễm xuống dưới ngưỡng có dịch (10 người đang điều trị/1 triệu dân), tức là hết dịch.
Có thể coi đây là Bài học 1: Bài học về khống chế tốc độ lây nhiễm và quy mô người nhiễm: “Phải làm tất cả để làm chậm tốc độ lây nhiễm, không để số người đang điều trị/1 triệu dân vượt ngưỡng có dịch (10 người/1 triệu dân), trong trường hợp xấu nhất không được vượt khả năng của hệ thống cách ly và điều trị của các địa phương và cả nước (Kinh nghiệm quốc tế là không quá 30 lần ngưỡng có dịch)”.
Một đặc điểm chung của các nước và vùng lãnh thổ không có dịch hiện nay là khi họ trải qua các làn sóng lây nhiễm mà đỉnh có thể vượt ngưỡng có dịch nhiều lần, thì họ đều áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch, giảm lây lan đủ mạnh, đủ lâu để cường độ lây nhiễm - số người đang điều trị ở bệnh viện trên một triệu dân phải giảm xuống dưới ngưỡng có dịch. Khi đó các biện pháp kiểm soát dịch mới được nới lỏng. Vì vậy, nếu một làn sóng lây nhiễm mới xuất hiện thì nó bắt đầu ở mức rất thấp, ở mức dưới ngưỡng có dịch, do đó việc cách ly, chữa trị người bị nhiễm thuận lợi rất nhiều, vì hệ thống y tế không bị quá tải khi làn sóng lây nhiễm mới xuất hiện.
Có thể coi đây là Bài học 2: Bài học về mức độ và thời điểm nới lỏng các biện pháp kiểm soát và dập dịch: “Khi xảy ra làn sóng lây nhiễm hoặc dịch thì việc thực hiện các biện pháp kiểm soát và giảm lây nhiễm cần thiết phải được duy trì trong thời gian đủ dài để số người đang điều trị/1 triệu dân phải giảm liên tục tới mức dưới ngưỡng có dịch của quốc gia hoặc địa phương”.
Trong thực tế, việc áp dụng các biện pháp phòng dịch và dập dịch ở mức độ cao đều đòi hỏi chi phí lớn và gây thiệt hại cho người dân và nền kinh tế, do đó thường xuyên có xung đột lợi ích ngắn hạn giữa phòng, chống dịch và duy trì hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, kết quả phòng, chống dịch ở Trung Quốc, Việt Nam, Mỹ và Ấn Độ cho phép rút ra bài học rất quan trọng.
Khi dịch Covid-19 nổ ra tại Vũ Hán, tháng 1-2020 - 3-2020, Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp hết sức nghiêm ngặt: hạn chế rồi cấm ra khỏi nhà, dừng tất cả hoạt động giáo dục, dịch vụ, thương mại thông thường, vui chơi, sản xuất, các gia đình chỉ được cử một người đi chợ vài ngày một lần. Kết quả là sau hai tháng, từ ngày 15-1 đến 15-3-2020, xét ở quy mô toàn quốc, dịch đã bị dập tắt, từ đó đến nay tỷ số số người được điều trị/1 triệu dân rất thấp so với ngưỡng có dịch. Số người chết đến nay là 4.636 người, bình quân 0,3 người chết/1 triệu dân, vào loại thấp nhất thế giới (Bảng 1,2). Kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất của thế giới tăng trưởng 2,3% năm 2020.
Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, có nền KHCN vào loại hiện đại nhất thế giới, GDP/người gấp 6,5 lần của Trung Quốc, về tổng thể đã không thực hiện được triệt để việc đeo khẩu trang, giảm hoạt động đông người, truy vết, cách ly người nhiễm nên đã trở thành nơi có dịch lớn nhất thế giới. Ngày 15-3-2020, khi Trung Quốc hết dịch, Mỹ chỉ có 4.033 người đang điều trị. Nhưng đến ngày 30-4-2021, có 6,8 triệu người đang điều trị và 580.337 người chết, gấp hơn 120 lần số người chết vì dịch ở Trung Quốc. Kinh tế Mỹ tăng trưởng âm 3,5% năm 2020.
Việt Nam là nước có dân số gần 100 triệu người, GDP/người khoảng 2.740 USD, chỉ bằng hơn 4% GDP/người của Mỹ (2019). Những biện pháp phòng, chống dịch quyết liệt của Việt Nam đã gây thiệt hại cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, nhưng Việt nam dù ở ngay sát Trung Quốc, nơi nổ ra đại dịch Covid-19 đầu tiên, đã không xảy ra dịch Covid-19, mặc dù đã có ba làn sóng lây nhiễm, song số người điều trị/1 triệu dân chưa bao giờ đạt 7,5 người, luôn thấp hơn ngưỡng có dịch 10 người/1 triệu dân. Kinh tế Việt Nam năm 2020 tăng trưởng 2,91%. Trong 50 nền kinh tế lớn nhất thế giới, năm 2020 chỉ có bốn nền kinh tế tăng trưởng dương: Trung Quốc (2,3%), Đài Loan (Trung Quốc) (2,98%), Ai Cập (3,55%) và Việt Nam (2,91%).
Ấn Độ có 1.366,4 triệu dân, vì vậy ngưỡng có dịch là 13.664 người đang điều trị. Hình 2 thể hiện diễn biến dịch Covid-19 của Ấn Độ.
Hình 2: Diễn biến dịch Covid-19 ở Ấn Độ
Ngày 11-3-2020, khi WHO tuyên bố có đại dịch toàn cầu, thì Ấn Độ chỉ có 58 người đang được điều trị, bằng 0,4% ngưỡng có dịch. Chỉ hơn một tháng sau, ngày 19-4-2020, số người đang điều trị là 14.203, vừa vượt ngưỡng có dịch. Đến ngày 18-9-2020, dịch đạt đỉnh lần thứ 1, với 1.014.649 người đang điều trị, gấp 74 lần ngưỡng có dịch. Như vậy, quá trình gia tăng lây nhiễm toàn quốc của làn sóng dịch thứ nhất kéo dài năm tháng, từ ngày 19-4-2020 đến 18-9-2020. Các nỗ lực của Chính phủ Ấn Độ, các bang và người dân trong năm tháng này đã chặn được sự gia tăng lây nhiễm, do đó số người đang được điều trị giảm dần, Hình 2. Các giải pháp phòng, chống dịch này cũng đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân và hoạt động kinh tế. Tuy nhiên với hơn một triệu người đang được điều trị ngày 18-9-2020, mức độ lây nhiễm còn rất cao, phải tiếp tục các giải pháp kiểm soát dịch và giảm lây nhiễm để kéo mức độ lây nhiễm xuống thấp. Vấn đề đặt ra là quá trình dập dịch này sẽ kéo dài bao lâu, thiệt hại kinh tế và ảnh hưởng đời sống người dân, ảnh hưởng đến hoạt động chính trị ở Ấn Độ thế nào (bầu cử vào quý 2-2021).
Ngày 16-2-2021, tức là sau năm tháng từ khi làn sóng dịch thứ nhất đạt đỉnh (ngày 18-9-2020) số người đang được điều trị giảm còn 138.254, tức giảm 86% so với đỉnh dịch (1.014.649), số người đang được điều trị chưa bằng 14% lúc cao nhất. Đây là kết quả rất có ý nghĩa và chính lúc này, Chính phủ Ấn Độ đã nới lỏng hàng loạt biện pháp chống dịch: người dân được tham dự các lễ hội truyền thống, các cuộc mít-tinh, vận động bầu cử, việc đeo khẩu trang bị lơ là. Chỉ trong vòng hai tháng sau đó, Ấn Độ bùng phát dịch với mức độ chưa từng có, số người đang được điều trị tăng vọt từ 138.254 người lên 1.679.121 vào ngày 16-4-2021 và sau đó hai tuần lên mức 3.272.256, Hình 2, gấp 240 lần ngưỡng có dịch. Số người chết từ ngày 16-2-2021 đến 30-4-2021 là 55.890 người, nhiều hơn số người chết của hơn bảy tháng đầu năm 2020 (15-1-2020 - 20-8-2020) là 54.975 người.
Vì sao khi mức độ lây nhiễm cộng đồng, thể hiện qua số người đang được điều trị đã giảm 86% mà vẫn bùng phát dịch khi gỡ bỏ các biện pháp phòng, chống dịch cơ bản? Vấn đề chính là ở chỗ: số người đang được điều trị ngày 16-2-2021 tuy chỉ bằng chưa tới 14% lúc đạt đỉnh dịch (hơn một triệu người ngày 18-9-2020), song nó vẫn gấp hơn 10 lần ngưỡng có dịch (138.254 người đang điều trị so với 13.664 người). Bỏ các biện pháp phòng, chống dịch khi dịch đang còn tuy ở mức không cao cùng với xuất hiện chủng mới của virus corona đã dẫn đến dịch bùng phát trở lại với mức độ cao hơn trước, Hình 2.
Kể từ khi bắt đầu có dịch, ngày 19-4-2020 đến khi chính phủ gỡ bỏ các biện pháp phòng, chống dịch cơ bản, ngày 16-2-2021, là tròn 10 tháng liên tục. Người dân phải chịu đựng các hạn chế trong cuộc sống, hoạt động kinh tế bị thu hẹp thời gian dài như vậy để lại hậu quả rất nặng nề. Kinh tế Ấn Độ năm 2020 tăng trưởng âm 5,7%.
Dưới góc độ nghiên cứu, để rút ra các bài học cần thiết có thể nêu câu hỏi: Nếu Ấn Độ không dỡ bỏ các biện pháp phòng, chống dịch cơ bản vào ngày 16-2-2021, mà tiếp tục phòng, chống dịch như trước, thì bao giờ hết dịch, thiệt hại xã hội do phải áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch khắt khe là gì? Không có cơ sở để trả lời chính xác câu hỏi này. Tuy nhiên, kinh nghiệm về các quá trình xã hội và tự nhiên và thực tế diễn biến dịch ở Ấn Độ đến ngày 16-2-2021 có thể cho ta một dự báo sơ bộ: Nhiều khả năng dịch sẽ kết thúc sau 7,5 tháng từ ngày đạt đỉnh 18-9-2020, nghĩa là khoảng đầu tháng 5-2021.
Tức là, nếu kéo dài thời gian phòng, chống dịch thêm ba tháng sau ngày 16-2-2021 thì rất nhiều khả năng dịch sẽ kết thúc.
Rõ ràng việc phòng, chống dịch thêm ba tháng này sẽ gây thiệt hại cho người dân, nền kinh tế, đảo lộn lịch bầu cử, song các thiệt hại này sẽ là rất nhỏ so với những thiệt hại do bùng phát dịch hiện nay đã và sẽ gây ra trong nhiều tháng tới.
Có thể coi đây là bài học 3, Bài học về phương châm phòng, chống dịch: Phòng, chống dịch là ưu tiên số 1 và làm sao ít ảnh hưởng tiêu cực nhất đến kinh tế, xã hội: “Khi giải quyết mâu thuẫn giữa phòng, chống dịch và nhu cầu bảo đảm cuộc sống bình thường của người dân, phát triển kinh tế và các hoạt động chính trị, phải ưu tiên hàng đầu là không để xảy ra dịch, khi có dịch phải kiểm soát lây nhiễm và dập dịch nhanh nhất, bằng các biện pháp đồng bộ, có thể khác nhau giữa các địa bàn và trong các giai đoạn khác nhau, phù hợp với quy luật phát triển của dịch và đặc điểm cụ thể của mỗi địa phương, để ít ảnh hưởng tiêu cực nhất đến đời sống người dân, phát triển kinh tế và hoạt động chính trị”.
III. Một số việc Việt Nam nên xem xét làm ngay:
Tình hình dịch ở Campuchia, Lào, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia, Đài Loan (Trung Quốc), Ấn Độ hơn một tháng qua và diễn biến lây nhiễm ở Việt Nam bốn tuần qua cho thấy: Việt Nam đang bước vào làn sóng lây nhiễm thứ 4, từ ngày 7-4-2021 đến nay. Ngày 13-5-2021, số người đang điều trị/1 triệu dân của Việt Nam đã vượt mốc 970 người (ngưỡng có dịch của Việt Nam với dân số 97 triệu người).
Từ kinh nghiệm, bài học quốc tế và TP Hồ Chí Minh, tôi thấy chín việc sau cần được xem xét để làm ngay:
1. Huy động toàn bộ lực lượng, quyết tâm chính trị để ngăn chặn lây nhiễm Covid-19, không để các tỉnh, thành phố trở thành tỉnh, thành phố có dịch
- Mỗi địa phương cần nhận thức rõ mục tiêu “Không để tỉnh, thành phố mình trở thành nơi có dịch” là gì: số người đang điều trị Covid-19 không quá 10 lần dân số tỉnh tính bằng triệu người, như TP Hồ Chí Minh không có quá 95 người đang được điều trị, Hà Nội: 85 người, Hải Dương: 19 người, Quảng Ninh: 11 người, Hà Nam: 9 người, Vĩnh Phúc: 12 người (số người đang điều trị ≤ 10 người/1 triệu dân).
Việc phòng ngừa, phát hiện, truy vết, cách ly, điều trị phải làm quyết liệt để các tỉnh, thành phố không vượt ngưỡng này. Đây chính là nhiệm vụ tại chỗ của mỗi địa phương.
- Theo Kinh nghiệm của TP Hồ Chí Minh năm 2020, một người dương tính tại chỗ sẽ đòi hỏi cách ly khoảng 280 người F1, F2. Như vậy có thể ước lượng (do chưa có thống kê của Bộ Y tế), ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, tỷ lệ cách ly khoảng 200 người/1 F0, các tỉnh đồng bằng khoảng 100 người/1 F0, các tỉnh miền núi khoảng 50 người/1 F0, để làm cơ sở chủ động xây dựng các cơ sở cách ly.
- Nếu TP Hồ Chí Minh dự báo giữ được không quá 90 người nhiễm phải điều trị, thì phải chuẩn bị sẵn sàng 18 nghìn chỗ cách ly, Hải Dương nếu dự báo có 19 người đang điều trị thì cần 1.900 chỗ, Vĩnh Phúc nếu dự báo có 12 người đang điều trị thì cần 1.200 chỗ. Nơi nào chưa đủ, phải làm xong trong một tuần.
- Trong trường hợp số người nhiễm lên đến khoảng vài trăm người thì số phải cách ly (F1, F2) sẽ lên đến hàng chục nghìn người, đòi hỏi xét nghiệm với quy mô rất lớn. Do đó cần chuẩn bị đủ thiết bị, hóa chất và lực lượng y tế để hoàn thành được nhiệm vụ này trong thời gian rất ngắn.
2. Trong trường hợp một số tỉnh, thành phố không ngăn được lây lan, trở thành có dịch, thì phải đặt mục tiêu khống chế tốc độ lây lan sao cho tổng số người đang được điều trị và cách ly không vượt quá khả năng của hệ thống y tế và hệ thống cách ly, trong trường hợp xấu nhất cũng không vượt quá 30 lần ngưỡng có dịch của địa phương. Như vậy, mới có cơ hội đưa địa phương trở lại trạng thái không có dịch sau 2-3 tháng.
Khi Hải Dương có dịch vào tháng 2 và 3-2021, số người được điều trị lúc cao nhất là 491 người, gấp gần 26 lần ngưỡng có dịch (19 người). Kinh nghiệm 23 nước không có dịch Covid-19 từ tháng 3-2020 - 4-2021 là tỷ lệ này không vượt quá 30.
Trong trường hợp này số chỗ cách ly phải chuẩn bị tối đa là: 30 lần ngưỡng có dịch x 200 (ở các thành phố), x 100 (các tỉnh đồng bằng), x 50 ở các tỉnh miền núi.
Nếu TP Hồ Chí Minh có dịch, dự báo số người đang được điều trị là 1.000 (gấp 10,5 lần ngưỡng có dịch) thì phải chuẩn bị 1.000 x 200 = 200.000 chỗ cách ly, đây là điều hết sức khó khăn. Còn nếu có 2.500 người đang được điều trị (gấp 26 lần ngưỡng có dịch) thì cần tới 500 nghìn chỗ cách ly. Đòi hỏi này không khả thi. Nếu Hà Nam dự báo có 90 người phải được điều trị (gấp 10 lần ngưỡng có dịch) thì phải chuẩn bị 90 x 100 = 9.000 chỗ cách ly, sẽ là thách thức rất lớn. Vì vậy các địa phương cần thấy trước nguy cơ “vỡ trận” về chỗ cách ly và phương tiện, lực lượng xét nghiệm, nếu để số người đang được điều trị vượt ngưỡng có dịch 10 - 20 lần, từ đó dồn mọi sức lực để khống chế gia tăng lây nhiễm.
3. Các địa phương cần có đề án liên kết tổ chức cách ly hiệu quả
Vừa qua, việc tổ chức cách ly đã bộc lộ nhiều hạn chế. Vì vậy Chính phủ cần chỉ đạo các địa phương kết hợp các lực lượng: Y tế, Quân đội, Công an, các đơn vị cách ly lập đề án liên kết bảo đảm yêu cầu cách ly được thực hiện nghiêm ngặt, nhất là khi quy mô cách ly lớn.
4. Ngăn chặn hiệu quả xâm nhập trái phép
Xâm nhập trái phép đang là nguy cơ mang lây nhiễm vào Việt Nam lớn nhất. Cần làm rõ động cơ người xâm nhập trái phép. Nếu người Việt Nam ở nước ngoài (Lào, Campuchia, …) về nước vì an toàn tính mạng của họ, vì đang ở nơi có dịch, thì cần công khai thời gian, quy trình, địa điểm đón và cách ly họ, làm cho việc họ về nước có chủ trương, tổ chức và kiểm soát được phù hợp với tình hình ở Việt Nam.
Còn công dân nước ngoài xâm nhập trái phép vào Việt Nam phải xử lý thật nghiêm để triệt tiêu động lực xâm nhập trái phép của các đối tượng này.
5. Do lây nhiễm trong nước đang ở giai đoạn bùng phát thành dịch trong tháng 5-2021, nên đề nghị tạm dừng cho người nước ngoài từ các nước có dịch nặng vào Việt Nam trong vòng bốn tuần tới, trừ các trường hợp thật đặc biệt.
6. Bộ Y tế cần hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch tương ứng với tình hình lây nhiễm ở các địa phương:
1. Một địa phương chưa có hoặc không còn người lây nhiễm cộng đồng, song các địa phương khác có lây nhiễm, có dịch thì phải làm gì (hiện nay có 15 tỉnh không có lây nhiễm cộng đồng).
2. Một địa phương xuất hiện lây nhiễm cộng đồng nhưng chưa có dịch thì phải làm gì, để đạt mục tiêu không để xảy ra dịch (hiện nay có 32 tỉnh, thành phố thuộc diện này).
3. Một địa phương bắt đầu có dịch, ở mức rất nhẹ, không quá 10 lần ngưỡng có dịch thì phải làm gì, phối hợp với các tỉnh giáp ranh và Bộ Y tế như thế nào để hết dịch (hiện nay có 13 tỉnh, thành phố thuộc diện này).
4. Một địa phương có dịch nhẹ với tỷ lệ người đang điều trị/1 triệu dân gấp 10 lần - 30 lần ngưỡng có dịch thì cần phải làm gì, trách nhiệm của các tỉnh giáp ranh và Trung ương phải hỗ trợ thế nào, để kéo giảm số người đang điều trị/1 triệu dân xuống dưới 10 người, hết dịch (hiện nay Đà Nẵng, Bắc Giang, Bắc Ninh thuộc diện này).
7. Cần thực hiện phương châm năm tại chỗ, trong đó tại chỗ đầu tiên là: Xác định nhiệm vụ tại chỗ.
Ứng với bốn mức lây nhiễm và có dịch nêu trên, mỗi cấp chính quyền, mỗi cơ quan đơn vị, mỗi ngành (Công an, Bộ đội, Y tế) và cấp ủy căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế cần tự xác định nhiệm vụ của mình là gì, từ đó triển khai bốn tại chỗ khác: Chỉ huy tại chỗ; Lực lượng chuyên môn (con người) tại chỗ; Thiết bị, vật tư, phương tiện tại chỗ; Hậu cần tại chỗ. Thực tế, tại TP Hồ Chí Minh từ tháng 2-2020 đến nay đã khẳng định, thực hiện năm tại chỗ đã làm cho các cấp chính quyền, các ngành rất chủ động và tự chịu trách nhiệm.
8. Chuẩn bị khả năng một số tỉnh, thành phố bầu cử trong trạng thái có dịch
Đến ngày 17-5-2021, 16 tỉnh, thành phố có trạng thái lây nhiễm Covid-19 vượt ngưỡng có dịch (10 người đang điều trị/1 triệu dân). Đến ngày bầu cử 23-5-2021, có thể sẽ có thêm một số tỉnh cũng thuộc nhóm này. Trên cơ sở xem xét mức độ lây nhiễm ở từng quận, huyện mà mỗi tỉnh, thành phố xác định quận nào, huyện nào đã vượt ngưỡng có dịch để từ đó tổ chức bầu cử cho phù hợp, bảo đảm an toàn dịch và bầu cử đúng quy định.
9. Cần nâng cao hiệu quả truyền thông về tiêm vaccine, tránh gây ngộ nhận, chủ quan trong phòng, chống dịch ở một bộ phận nhân dân vì cho rằng việc tiêm vaccine trong vài tháng tới sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm Covid-19 ở Việt Nam. Việc tiêm vaccine ở Việt Nam đến nay đạt khoảng 1% dân số đã tiêm một lần, trong khi để đạt miễn dịch cộng đồng phải tiêm hai lần cho khoảng 70% dân số. Tức là chúng ta cần khoảng 135 triệu liều vaccine. Hiện nay chưa thấy khả năng Việt Nam nhận được khoảng 100 triệu liều vaccine trong ba tháng tới. Bộ Y tế cần công bố rõ đối tượng được tiêm, lịch tiêm lần 1 và lần 2 đồng thời và tác động xã hội của việc tiêm này để phòng, chống dịch nói chung và việc tiêm vaccine nói riêng đạt hiệu quả cao nhất.
IV. Nhận định
Tình hình lây nhiễm và dịch ở Việt Nam hiện nay cao hơn nhiều so với ba làn sóng lây nhiễm trước. Thực tế chúng ta đã bước vào trạng thái một nước có dịch Covid-19, song còn ở mức rất nhẹ. Tỷ lệ người đang điều trị/1 triệu dân chỉ khoảng 19 người, trong khi bình quân thế giới hiện là 2.156 người, gấp hơn 110 lần của Việt Nam. Với kinh nghiệm phòng, chống dịch thành công trong hơn một năm qua, tham khảo các bài học và kinh nghiệm các nước, khắc phục các hạn chế đã bộc lộ, chúng ta hoàn toàn có thể khống chế thành công làn sóng lây nhiễm thứ 4, đưa đất nước Việt Nam trở về trạng thái bình thường mới, không có dịch, tuy còn lây nhiễm cục bộ, quy mô nhỏ.
Ba địa phương có dịch nặng nhất hiện nay là Bắc Giang (285 người đang điều trị/1 triệu dân), Đà Nẵng (có 237 người đang điều trị/1 triệu dân), Bắc Ninh (235 người đang điều trị/1 triệu dân), với tổng số người đang điều trị là 1.015 người, chiếm 56% số người đang điều trị của cả nước (1.815 người). Dịch tại ba địa phương đều chưa đạt đỉnh. Nếu tại ba địa phương này việc chống dịch được triển khai quyết liệt, có sự phối hợp hiệu quả của Trung ương và các địa phương, bám sát ba bài học và hai kinh nghiệm phòng, chống dịch thành công của 23 nước không có dịch trên thế giới thì sau khoảng hai tháng nữa, ba địa phương có thể hết dịch.
Để việc phòng, chống dịch Covid-19 ở nước ta chuyển sang giai đoạn mới, trên nền tảng tiêm vaccine cho đa số người dân, Việt Nam cần đẩy nhanh việc nghiên cứu, thử nghiệm và sản xuất vaccine trong nước, đồng thời tận dụng các cơ hội để mua vaccine từ các nguồn hợp pháp trên thế giới.
Những hậu quả mà nó gây ra là :
- Làm suy sụp nền kinh tế nước nhà
- Làm nhiều người chết và mắc bệnh
- Làm quá tải các trung tâm và bệnh biện y tế
..................
BN phải cho đoạn văn ra chứ !
phải cho đoạn văn ra