- Hoa gì tên một dnah ca ??
ai nhanh mk tick
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. Mở bài: giới thiệu khu vườn nhà em
Ví dụ:
Nhà em có một khu vườn, khu vườn được ông em tạo nên từ một mảnh đất trống bên nhà. Khu vườn là món quà đặc biệt mà ông đã mang lại cho tuổi thơ tôi, khiến tuổi thơ tôi trở nên tươi đẹp hơn. Em rất là yêu quý khu vườn, ku vườn như một phần cuộc sống của em, mỗi khi sáng sớm em đều ra vườn hít không khí trong lành.
II. Thân bài: nêu cảm nghĩ của em về vườn nhà em
1. Tả sơ lược về khu vườn
2. Vai trò của vườn đối với em và gia đình em
3. Khu vườn qua bốn mùa
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về khu vườn
Ví dụ:
Em rất yêu khu vườn. em sẽ chăm sóc khu vườn thật tốt.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Cảm nghĩ của em về khu vườn nhà em” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.
Dàn ý Cảm nghĩ về vườn nhà em
Dàn ý
I. Mở bài: giới thiệu khu vườn nhà em
Ví dụ:
Nhà em có một khu vườn, khu vườn được ông em tạo nên từ một mảnh đất trống bên nhà. Khu vườn là món quà đặc biệt mà ông đã mang lại cho tuổi thơ tôi, khiến tuổi thơ tôi trở nên tươi đẹp hơn. Em rất là yêu quý khu vườn, ku vườn như một phần cuộc sống của em, mỗi khi sáng sớm em đều ra vườn hít không khí trong lành.
II. Thân bài: nêu cảm nghĩ của em về vườn nhà em
1. Tả sơ lược về khu vườn
- Khu vườn nhà em rộng khoảng 100m 2
- Khu vườn có rất nhiều hoa lá, cây cối và cây ăn trái
- Khu vườn là tâm huyết của ông
- Khu vườn rất đẹp, có rất nhiều chim và bướm đến thăm
2. Vai trò của vườn đối với em và gia đình em
3. Khu vườn qua bốn mùa
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về khu vườn
Ví dụ:
Em rất yêu khu vườn. em sẽ chăm sóc khu vườn thật tốt.
Nghệ An quê tôi, mảnh đất với những anh hùng của dân tộc, những danh nhân lịch sử, nhà khoa bảng, nhà khoa học, nhà văn hóa nổi tiếng như Mai Hắc Đế, thi sĩ Hồ Xuân Hương… Và hơn hết, nơi đây chính là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc.
Xứ Nghệ - nơi mảnh đất khô cằn với cảnh bão lụt thường xuyên, những đợt gió lào mang cái nóng oi ả hay những lần gió mùa giá rét tới thấu gia thấu thịt. Những khó khăn vất vả ấy, có lẽ chỉ những ai đã từng sống và lớn lên ở đây mới có thể thấu hiểu hết.
Thế nhưng, quê hương tôi - quê hương xứ Nghệ chưa bao giờ chịu khuất phục. Không những thế, đó còn là động lực thúc đẩy chúng tôi - những con người xứ Nghệ phải mạnh mẽ và phải kiên cường. Luôn cần cù, chịu khó để vượt lên cái nghèo, cái đói. Những con người ấy, một năng hai sương với ruộng đồng, bươn chải nơi đất khách quê người, đi từ miền Nam ra miền Bắc để làm giàu. Đưa quê hương ngày một phát triển.
Có lẽ cũng vì những khó khăn vất vả quá nhiều đã ảnh hưởng tới cách sống cũng như cách suy nghĩ của con người nơi đây. Sống một cách giản dị, đơn giản. Tuy nghèo về vật chất nhưng ở đây chưa bao giờ thiếu tình cảm giữa người với người. Đi đâu người ta cũng thấy người Nghệ An đoàn kết, giúp đỡ nhau dù họ chưa một lần gặp mặt.
Sau 4 năm học đại học tại Hà Nội, cứ mỗi lần về với quê hương là lòng tôi lại rạo rực, có những hôm thao thức không ngủ được chỉ mong sao cho trời nhanh sáng để tôi có thể lên đường về quê. Tôi nhớ cách đây mấy hôm, tôi có việc về thăm gia đình và có một mùi vị rất quen thuộc mà 4 năm trời xa cách tôi không được nếm dù chỉ một lần - mùi rơm của ngày mùa. Ôi!!! Mùi vị đó sao mà ngọt ngào đến thế, làm cho tôi nhớ lại những kỷ niệm về thời ấu thơ, cái ngày còn học cấp 2, cấp 3. Cứ mỗi lần đến mùa gặt lúa, tôi phải cùng với gia đình đi gặt, đi tuốt lúa. Tiếng máy nổ xình xịch, từng rổ lúa cứ lần lượt được chuyền tay nhau trải ra sân để đón lấy ánh nắng của buổi trưa mong sao cho lúa nhanh khô. Tôi nhớ mỗi lần đang phơi lúa mà mây đen kéo đến, ôi cái lúc này dù có chưa được ăn cơm đi chăng nữa nhưng sao mà tôi thấy khỏe đến thế. Tất cả mọi người lao ra sân để kéo lúa vào để không bị ướt. Giờ ngồi đây và nghĩ lại, không biết lúc đó mình ăn gì mà khỏe thế nữa, bây giờ nếu có cho ra kéo thì chắc chỉ được 2 phút là bộ lăn ra luôn :-p.
Con người nơi đây có niềm đam mê bóng đá có lẽ gần nhất nhì cả nước, những lần các cầu thủ ra sân thì đội trẻ xứ Nghệ luôn là những con người tiên phong đi cỗ vũ.
#Châu's ngốc
Ngoài tập “Nhật kí trong tù”, Hồ Chí Minh còn có nhiều bài thơ chữ Hán và thơ tiếng Việt. Thơ của Bác phong phú, đẹp đẽ, giản dị nhưng chứa chan tình yêu nước, thương dân. Bác cũng có viết một số bài thơ cảm hứng trữ tình nói về tình yêu thiên nhiên, trong đó có những vần thơ rất đẹp về trăng. Nhà văn Hoài Thanh có nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”.
Trước hết nói về trăng trong Nhật kí trong tù, Ngắm trăng là một tuyệt tác. Trong ngục tối, nhà thơ không có rượu, không có hoa để thưởng trăng. Lúc ấy, trăng như một người bạn thân, vượt qua song sắt nhà tù vào thăm Bác, tâm sự, đồng cảm cùng Bác. Trăng được hoá thân trong thơ Bác có ánh mắt, có tâm hồn. Vượt lên mọi cảnh cơ cực, tù đày, Bác say sưa ngắm trăng.
“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.
Một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, một phong thái ung dung tự tại của một chiến sĩ cách mạng – một nhà thơ. Khi ấy, trăng và người hoà làm một, đồng cảm và sẻ chia, bỗng chốc trở thành tri kỉ. Ngắm trăng cũng là hành động phản ánh tinh thần lạc quan và khát vọng tự do, về ngày mai tươi sáng, bình yên. Trăng chiến khu của Bác có bài Rằm tháng giêng.
“Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”.
Hai câu thơ đầu tả cảnh sông nước trong mùa xuân. Sông xuân, nước cũng xuân đến bao la bát ngát. Trời xuân lung linh dưới ánh trăng tạo nên một không gian khoáng đạt, nên thơ.
Trong khung cảnh ấy, trong đêm Rằm tháng giêng, Bác “bàn bạc việc quân” để lãnh đạo kháng chiến. Khuya về, khi bàn xong công việc, vị lãnh tụ vĩ đại mới có thời gian để ngắm ánh trăng đêm. Và thế là Người gặp trăng, bỗng trở thành thi nhân với hồn thơ thật đẹp:
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Trong ngục tù Bác có trăng làm bạn, trong kháng chiến gian khổ trường kì có trăng ngân đầy thuyền và khi thắng trận, ta lại thấy ánh trăng trong thơ Bác.
“Trăng vào cửa sổ đòi thơ
Việc quân đang bận xin chờ hôm sau
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về”.
Vẫn là một đêm như mọi đêm trăng, Bác làm việc, cùng với trăng. Nhưng đêm qua, bận quá, Bác không ngắm trăng được, không thể làm thi sĩ với trăng được vì Bác đang là chiến sĩ, đang chiến đấu, đang lo lắng cho trận đánh. Bác đành hẹn trăng ngày mai! .
Có vầng trăng thụ dát vàng nơi núi rừng đêm khuya. Cổ thụ ngàn hoa hiện liên dưới vầng trăng làm cho cảnh khua đẹp như vẽ. Thi nhân thao thức ngắm trăng, nghe tiếng suối chảy “trong như tiếng hát xa” trong lòng lo lắng, suy tư cho “nỗi nước nhà”:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lông cổ thụ, bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.
Và Bác cũng không quên đêm Rằm trung thu, đêm trăng đẹp nhất với bao cháu thiếu niên, nhi đồng. Bác nhớ và thương các cháu trong những đêm trung thu chưa được tự do, chưa được no ấm .
Trung thu trăng sáng như gương:
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng”.
Trong ngục tù, trong kháng chiến trường kì thơ Bác có trăng, đầy trăng. Bác là một nhà thơ yêu trăng.
Trăng là biểu tượng cho vẻ đẹp thiên nhiên, là biểu tượng của vẻ | đẹp thanh tao vĩnh hằng. Bác yêu trăng, Bác yêu thương con người.
Tâm hồn và trái tim người trong sáng, dịu mát như ánh trăng soi cho dân tộc, chiếu sáng dân tộc. Tâm hồn ấy, trái tim tràn đầy tình yêu thương ấy hoà cùng với thiên nhiên, với quê hương đất nước, thật gần gũi, thân thương.
Trăng trong thơ Bác thật đặc biệt, thật đẹp. Thơ Bác vừa cổ điển vừa mới mẻ, vừa giản dị vừa thanh tao. Trăng đã tạo nên một nét lãng mạn, một bản sắc riêng trong thơ Bác.
Khi ngắm trăng trong thơ của Bác, tâm hồn ta thêm giàu có, trong sáng, thanh tao, Ta càng thấy yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.
Trăng trong thơ Bác mãi trong sáng, mãi đẹp, mãi thanh tao với mọi người, với thiên nhiên.
“Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống” (“Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh). Khi viết những dòng này, hẳn nhà phê bình Hoài Thanh đang nhắc đến nhiệm vụ phản ánh sự sống và sáng tạo sự sống của văn chương. Đưa những cuộc đời thực, sự vật thực, hiện tượng thực lên trang viết, ấy là nhiệm vụ phản ánh sự sống của văn chương. Đời sống tình cảm gia đình, bạn bè, cô trò,… được thể hiện sinh động qua nhiều văn bản như “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, “Cổng trường mở ra” của Lí Lan, “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Hình ảnh quê hương đất nước lại được hiện lên qua nhiều văn bản như “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, ca dao về quê hương đất nước,… ở khía cạnh này, văn chương như Ban-dắc từng nói, đó là “Người thư kí trung thành” của thời đại, của đất nước. Nhưng văn chương còn mang một sức mạnh kì diệu khác, đó là sáng tạo ra sự sống. Văn chương với sự tưởng tượng phong phú, đa dạng, vượt thời gian, không gian, vượt ra ngoài nhận thức của con người đưa độc giả đến với thế giới mà loài người chưa biết đến, chưa từng có trên cuộc đời này. Đó là thế giới phù thủy đầy phép thuật trong “Harry Potter” của J.Rowling, đó là thế giới tương lai trong “Đôrêmon” của một họa sĩ Nhật Bản,… Tất cả những điều đó chẳng những đã khiến con người nhìn bản thân mình trung thực, khách quan hơn mà còn bộc lộ những ước mơ đẹp đẽ, cháy bỏng của con người trong hành trình khám phá và chinh phục sự sống.
Bài làm
Làm thế nào để giảm sa mạc hóa ?
+ Trồng nhiều cây xanh ( cây xanh có thể giữ nước trong đất, chống cho đất bị khô )
+ Khai thác đất một cách hợp lí.
+ Cải tạo đất hoang.
+ ...
# Học tốt #
sơn ca tích nha...
đỗ quyên :))