K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 10 2022

B nhé

26 tháng 11 2022

B

23 tháng 10 2022

có cấu tạo là một cụm động từ

 

23 tháng 10 2022

bài học:

+ Mẹ là người vô cùng quan trọng trong cuộc sống chúng ta

+ Nếu không có mẹ sẽ là một điều thiệt thòi lớn

+ Cần biết yêu thương, cảm thông, kính trọng mẹ hơn

24 tháng 10 2022

 Bài làm :: 

 Đọc xong bài thơ ,, tác giả đã gửi thông điệp với chúng ta là những ý nghĩa sâu sắc .. Bài thơ giản dị với những câu thơ thể hiện rõ sự tận tình ,, yêu thương của người mẹ dành cho con và bố .. Qua đó chúng ta hiểu được mẹ là một thành viên quan trọng không thể thiếu trong những ngày tháng ăn học của mình .. Là người phụ nữ vất vả ,, lam lũ mỗi ngày để lo ăn lo học cho chúng ta mỗi ngày .. Mẹ là ánh nắng để soi bước cho con tiến lên .

Chúng ta sẽ không trở thành người giàu có chỉ vì có nhiều tiền? Tất nhiên, ai trong chúng ta sống cũng cần đến tiền, vì tiền là phương tiện để giúp chúng ta trở nên hạnh phúc. Tiền có thể giúp chúng ta mua được những món ăn ngon, giúp chúng ta học tập để đạt được những ước mơ và giúp đỡ những người khó khăn. Mỗi năm những người thành công trên thế giới đều quyên góp vào những công trình phúc lợi, quỹ từ thiện hàng tỷ đô la để giúp đỡ người nghèo, bệnh tật… 

Vậy thật ra, tiền là xấu hay tốt? Tiền không xấu, nhưng nó không phải tất cả giá trị mà con người đang hướng đến. Thứ chúng ta cần là những giá trị đến từ cuộc sống bình dị hằng ngày: Tình yêu, lòng trắc ẩn, kiến thức và thiên nhiên mới thực sự khiến bạn trở thành những người giàu có. Dưới đây, là một câu chuyện về một cậu bé trong gia đình giàu có nhận ra được sau chuyến đi trải nghiệm ngắn của chính mình.

Một ngày nọ, có một ông bố giàu có đã gửi đứa con của mình đến một vùng nông thôn nghèo để giúp con có thêm những trải nghiệm mới trong cuộc sống của mình. Nhưng thật bất ngờ, sau chuyến đi trải nghiệm ngắn ngủi, cậu con trai nhà giàu ấy đã thốt lên với bố của cậu rằng: “Cảm ơn bố đã cho con biết chúng ta nghèo như thế nào”. 

Người con trai sống cùng một gia đình nông dân trong vài ngày, và khi cậu bé trở về nhà, cậu bé đã có cuộc trò chuyện với người bố của mình. Bố của cậu đã hỏi con trai cảm nhận như thế nào về chuyến đi. “ Con thấy mọi việc đều ổn”, người con trái nói. Người bố hỏi tiếp: “Có phải con đã thấy sự khác biệt giữa nhà của chúng ta và nhà của họ là gì rồi chứ?”. “Ồ! Có rất nhiều sự khác biệt thưa bố”, cậu bé trả lời kèm theo sự phấn khích của mình. Cậu bé tiếp tục kể về dành trình trải nghiệm của mình tại nơi đây: “Chúng ta chỉ có một chú chó nhưng họ thì có đến tận bốn con. Trong vườn nhà mình có một cái hồ bơi nhưng họ thì có hẳn một cái ao to, nước trong và sạch, thậm chí có thể nuôi được cá trong đó! Khu vườn nhà mình có những chiếc đèn đắt tiền còn họ thì có cả những ngôi sao tỏa sáng rực rỡ trên cánh đồng vào ban đêm. Chúng ta chỉ có mảnh vườn nhỏ bao quanh bởi các bức tường, trong khi của họ thì bao la, cứ như kéo dài đến bất tận. Chúng ta phải mua thức ăn, nhưng họ thì trồng ra nó. Ngôi nhà của chúng ta luôn được bảo vệ bởi những tấm hàng rào kiên cố, nhưng họ thì không cần đến nó vì luôn có bạn bè giúp họ coi chừng.”

Người bố đã vô cùng sững sờ trước những suy nghĩ của đứa con bé bỏng của mình. Ông không nói thêm được bất cứ lời nào. Sau đó, con trai ông đã nói thêm: “Cảm ơn bố, vì đã cho con thấy chúng ta nghèo như thế nào.”. Cuộc sống của chúng ta, hạnh phúc của chúng ta và thiên nhiên xung quanh chúng ta là những thứ mà tiền không thể mua được. Tại sao những thứ có thể mua được bằng tiền lại có giá trị hơn những điều mà ngay cả tiền bạc không thể mua được?

Khi bạn bắt đầu quan tâm tới những người xung quanh bạn và hài lòng với những thứ bạn có, bạn sẽ ngừng theo đuổi “cuộc sống giàu có” vì bạn biết rằng, bạn đã có tất cả mọi thứ bạn cần. Cuộc sống xung quanh chúng ta có vô vàn thứ mà cho dù bạn có rất nhiều tiền cũng không thể có được. Chừng nào những thứ ấy còn có thể mua được bằng tiền thì đồng nghĩa với việc chúng vẫn còn rất rẻ. 

Vì vậy, chúng ta nên trân trọng tất cả những gì mình đang có, vì mỗi ngày thức dậy bạn vẫn còn thấy mình trên thế gian này. Hãy thêm yêu cuộc sống của chính mình, và dành nhiều thời gian để khám phá thế giới ngoài kia. Để xem thế giới bên kia bao la, rộng lớn và đáng yêu cỡ nào.

Link trên mạng này : https://leadthechange.asia/cam-on-bo-da-cho-con-biet-minh-ngheo-nhu-the-nao/

Theo bạn, những yếu tố nào tạo nên sức thuyết phục của bài viết "Điện thoại thông minh và người dùng, ai là ông chủ?". Bài đọc: ​ Điện thoại thông minh và người dùng, ai là ông chủ? Thời đại chúng ta đang sống là thời đại của công nghệ thông tin, thời đại chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của công nghệ chế tạo máy tính, chế tạo các thiết bị điện tử phục vụ nhu...
Đọc tiếp

Theo bạn, những yếu tố nào tạo nên sức thuyết phục của bài viết "Điện thoại thông minh và người dùng, ai là ông chủ?".

Bài đọc:

Điện thoại thông minh và người dùng, ai là ông chủ?

Thời đại chúng ta đang sống là thời đại của công nghệ thông tin, thời đại chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của công nghệ chế tạo máy tính, chế tạo các thiết bị điện tử phục vụ nhu cầu trao đổi thông tin ngày càng lớn của con người.

Không có gì lạ khi con người của thời đại này, chẳng loại trừ tôi và bạn, rất mê công nghệ thông tin, mê những sản phẩm công nghệ của thời đại thông tin. Bây giờ, nhìn quanh, đâu cũng thấy người đang nói - nghe điện thoại hoặc dán mắt vào điện thoại thông minh. Từ đó, một chứng bệnh mới xuất hiện, tràn lan ở nhiều tầng lớp, đối tượng, thể hiện rõ nhất ở những người trẻ tuổi chúng ta: bệnh nghiện điện thoại thông minh. Đây quả là một hiện tượng đáng phải suy nghĩ.

Trước hết, tôi cho rằng, không nên xem điều chúng ta đang nói ở đây là một cái gì quá bất thường và chỉ mang tính tiêu cực. Nhờ điện thoại thông minh, chúng ta có thể thực hiện được việc kết nối với mọi người một cách nhanh chóng, bất kể mình hay người mình có nhu cầu trao đổi thông tin đang đi đâu, ở chốn nào. Trong xã hội ngày nay, mấy ai từ chối việc sở hữu một chiếc điện thoại thông minh, trừ những trường hợp quá đặc biệt. Có nó trong tay, người ta có thể truy cập internet, vào các trang, mạng, nhất là mạng xã hội,... để tiếp nhận vô vàn thông tin hấp dẫn, để bày tỏ sự yêu thích, viết bình luận, để đăng những bức ảnh mới chụp, gửi một dòng trạng thái mong tìm được sự chia sẻ của cộng đồng mạng rộng khắp thế giới hay tìm đến những trò chơi điện tử, những bài hát, bộ phim ưa thích... Đây là một lí do tạo nên cơn nghiện điện thoại thông minh mà chúng ta đã nói từ đầu.

Tôi đã từng nghiện điện thoại thông minh và tôi thực sự hiểu chứng nghiện đó ảnh hưởng không tốt thế nào tới cuộc sống của mình. Có một thời gian khá dài, tôi ôm nó trong mọi lúc mọi nơi, cả khi thức lẫn khi ngủ, cả khi đang tham gia sinh hoạt tập thể, ở nơi công cộng hay khi đã rút về chốn riêng tư. Rời nhà đi đâu, tôi có thể quên nhiều thứ, nhưng không thể quên điện thoại thông minh, vì đó là điều không thể tưởng tượng nổi. Thật là thảm hoạ khi đang dùng mà máy báo nguồn điện đã tới vạch đỏ hay đường kết nối internet chập chờn. Vậy tôi đã làm gì với thiết bị kì lạ này? Ôi, làm sao nói hết được. Chưa khai thác được bao nhiêu tính năng ứng dụng của nó mà đã hết thời gian của ngày, của tuần, của tháng. Chiếc điện thoại thông minh được cầm lăm lăm trong tay luôn đòi tôi dí sát mắt vào, đòi tôi phải dùng, để nó nhấp nháy biến ảo. Nó chẳng khác gì một người thích làm nũng, không cho phép tôi từ chối. Cuộc sống thực xung quanh tôi bỗng trở nên vô vị, nhạt nhẽo. Thời tiết đẹp ư? Thiên nhiên kì thú ư? Những giao tiếp thân mật ư? Có gì lạ đâu nhỉ, so với những điều tôi được gặp, được thấy, được biết qua điện thoại thông minh này? Từ đó, thời gian biểu học tập của tôi bị xé vụn. Tôi học bài hấp tấp, trả bài vội vàng, chỉ mong chóng gạt bỏ tất cả để được ngồi với người bạn điện tử nhỏ bé. Đi chơi với bạn thân, chuyện trò nhiều lắm cũng chỉ có mấy câu ậm ừ, vì ai cũng xoay xoay với chiếc máy xinh xinh của mình. Về nhà, tình hình không khá hơn. Tôi không còn mặn mà với việc trả lời những câu hỏi han yêu thương của bố mẹ, anh chị em và cũng không buồn tỏ thái độ quan tâm tới những người ruột thịt. Quả là bất nhã và vô tình... Chưa hết, vì nghiện điện thoại thông minh mà tôi trở nên biếng ăn, kém ngủ, người trở nên mệt mỏi, phản ứng trước cái gì cũng chậm chạp, như thể mình đang rơi tõm vào một thế giới xa lạ, tuy thực mà ảo, chưa kể, thị lực của tôi cũng giảm sút nhiều,... Thật may, nhờ sự giúp đỡ của những người thân trong gia đình và thầy cô, bè bạn, tôi cũng dần thoát được chứng nghiện ghê gớm kia, để trở về với trạng thái sống tươi vui, bình thường, dù chiếc điện thoại thông minh vẫn còn đó và vẫn được tôi sử dụng một cách chủ động, thông mĩnh (chả nhẽ nó thông minh mà tôi chịu thua kém nó hay sao?).

Bạn của tôi! Tôi biết bạn đang gặp khó khăn với chứng nghiện điện thoại thông minh mà quá nhiều người trong chúng ta từng mắc, đang mắc. Tôi viết bài này để chia sẻ với bạn những suy nghĩ, tâm tình, mong sao tất cả chúng ta chọn được một lối sống phù hợp, hài hoà với thế giới nhiều thay đổi này. Từ bỏ một thói quen, một nếp sống không phải là chuyện một lúc mà làm được. Nhưng nếu có được nhận thức rành mạch, có quyết tâm, lại được sự hỗ trợ của những người thân yêu, chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua được những trở lực không hề nhỏ. Mong một ngày, khi gặp nhau, đi chơi với nhau, chiếc điện thoại thông minh của mỗi đứa vẫn được để yên trong túi, để chúng ta có thể nhìn vào mắt nhau, nắm tay nhau, trao đổi những câu chuyện thật ấm áp, trong một không gian dịu lành, đầy thân thiện. Lúc đó, nếu muốn, ta có thể rút chiếc máy của mình ra, làm một “pô” ảnh kỉ niệm vui vẻ. Nhưng điện thoại thông minh ơi, mày nhớ, đừng mè nheo đòi thêm gì nữa nhé!

Thế giới mạng quả rất hấp dẫn nhưng nó không thể thay thế được thế giới thật quanh ta. Mọi thiết bị dù hoàn hảo đến đâu cũng chỉ là công cụ phục vụ cho cuộc sống của con người. Thật không nên để công cụ trở thành “ông chủ” của mình, chi phối mình trong cuộc sống. Một chiếc điện thoại thông minh là bạn của ta, nhưng đây không phải là người bạn duy nhất, chưa kể, đó chỉ là “người bạn công nghệ”. Mọi nhận thức sai lạc xung quanh vấn đề này dễ khiến ta đánh mất vai trò của một chủ thể tích cực trong cuộc sống.

(Nhóm biên soạn)

0