Phân tích diễn biến tâm lý và thái độ của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Từ hình ảnh Dế Mèn, em học được bài học nào trong cuộc sống?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nếu như ánh lửa trong lều chỉ sưởi ấm cho các anh chiến sĩ ở đó thì ánh lửa trong lòng Bác có sức lan tỏa, có thể sưởi ấm lòng tất cả nhân dân Việt Nam , Và trong những ngày đầu kháng chiến đầy gian nan, thử thách thì Bác chính là nguồn tình cảm ấm áp nhất, là ngọn lửa thắp lên niềm tin cho toàn quan, toàn dân ta. Khổ thơ cuối đã khẳng định một chân lí bình dị mà lớn lao
Đêm nay Bác ngồi đó
.................................
Bác là Hồ Chí MInh
Việc Bác ko ngủ vì lo cho bộ đội, lo cho dân công, lo cho dân tộc là một lẽ thường tình, một điều hết sức bình thường vì bác chính là Hồ Chí Minh. Bác là một vị lãnh tụ, một người Cha Già của dân tộc đã dành trọn đời mình cho dân, cho nước. Đây ko phải là đêm duy nhất Người ko ngủ và cũng ko biết đã bao nhiêu đêm Người ko ngủ như thế. Vì vậy việc Bác ko ngủ là một điề bình thường nhưng đó là cái bình thường của một bậc vĩ nhân mà chỉ khi ở bên Người ta mới hiểu được điều đó
Dế Mèn trong câu chuyện "Bài Học Đường Đời Đầu Tiên" trích trong "Dế Mèn Phiêu Lưu Kí" đã để lại trong em nhiều bài học sâu sắc.Dế Mèn một chàng dế cường tráng, khỏe mạnh. Anh ta luôn hà tiện với người khác và kinh biệt anh chàng Dế Choắt gần nhà. Thấy Dế Choắt nhìn trông như mấy thằng nghiện thuốc phiện, anh ta liền chế bai và quát Dế Choắt. Khi trêu chị Cốc, hắn ta đã không nghĩ tới hậu quả là Choắt mất. Sau khi Choắt mất, hắn rất ân hận vì tính cách hống hách và khinh người của mình. Bài học em học được sau câu chuyện này là không nên hống hách, khinh người nếu không mình sẽ bị đào thải hoặc thậm chí mất đi tính mạng của mình hay làm cho người khác mất đi tính mạng chỉ vì mình, như Dế Mèn trêu chị Cốc hại Dế Choắt mất.
Tác giả Tô Hoài đã đưa ra cho tuổi thơ một tác phẩm thật hấp dẫn. Nhân vật trung tâm của truyện là Dế Mèn. Quang cảnh diễn ra cùng với những hoạt động của Dế Mèn thật sinh động, tạo nên nhiều cảm xúc, suy nghĩ cho em ở ngay đầu cuốn truyện.
Đó là tháng ngày Dế Mèn được mẹ cho ra ở riêng. Thông minh, điều độ nên chóng lớn. Dế Mèn đã trở thành một thanh niên cường tráng, hung hăng, hống hách, nghịch ngợm, khoác lác. Dế Mèn đã chọc ghẹo chị Cốc và đổ tội cho Dế Choắt vốn là người gầy gò yếu đuối đã tôn Dế Mèn làm anh. Chị Cốc nổi giận trung trị Dế Choắt. Trước khi chết, Dế Choắt khuyên Dế Mèn bỏ thói hung hăng bậy bạ kẻo rước họa vào thân. Nhờ vậy mà Dế Mèn thức tỉnh để trở thành người tốt sau này. Câu chuyện làm cho em cảm phục. Dế Mèn là chú dế thông minh, biết sống tự lực. Đức tính ấy thật đáng quí. Không an phận với những gì còn chưa chắc chắn. Dế Mèn đã biết lo xa, đào hang sâu, chia làm hai ngả phòng khi gặp nguy hiểm.
Em cảm phục cách sống của Dế Mèn bao nhiêu thì em lại ghét chú ấy bấy nhiêu. Với những cử chỉ làm dáng, quát mắng mấy chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó và cách xưng hô với Dế Choắt cứ như là người lớn, khiến em buồn cười.
Em giận Dế Mèn lắm, vì Dế Mèn đã ức hiếp Dế Choắt. Người khỏe mạnh mà ăn hiếp kẻ yếu cịuốĩ và bệnh hoạn là kẻ hèn, càng hèn hạ hơn nữa khi người yếu biết thủ phận. Ay thế mà Dế Mèn đã hại Dê Choắt. Vì Dế Mèn mà Dế Choắt phải chết. Dế Mèn thật đáng ghét.
Tuy nhiên. Sự phục thiện của Dế Mèn đã làm em đổi từ ghét sang thương chứ. Bằng việc chôn cất Dế Choắt, đứng lặng giờ lâu, nghĩ về hài học đường đời đầu tiên, Dế Mèn đã chứng tỏ cho em thấy chú đã biết ăn năn, hối lôi.
Với truyện Dế Mèn phiêu lưu ký, trong chương I của truyện, nhân vật Dế Mèn là mẫu người mới lớn biểu hiện ở những lời nói, cử chỉ đáng giận, đáng thương.
Gấp lại sách, dư âm và sự hấp dẫn của truyện còn đó. Một cốt truyện hay của một tài năng viết văn. Tô Hoài đã làm cho chúng em nghĩ đúng và cảm nhận đúng về tác phẩm. Đọc hết tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí, càng về sau em càng thấy thương yêu chú dế tinh nghịch ấy.
Nắng với mỗi người lại mang theo một vẻ đẹp rất riêng. Với em, nắng là những gì đẹp đẽ, la tinh hoa đất trời. Nắng khi dịu nhẹ, xinh tươi, ấm áp như người thiếu nữ, khi gay gắt, khi giận hờn mỗi trưa hè, mỗi chiều oi ả. Trên từng hàng cây, từng bông hoa, nắng xinh tươi nhẹ nhàng. Nắng xanh mơn mởn trên cỏ non, nắng đỏ rực trên chùm phượng vĩ và nắng vàng ươm cả cánh đồng. Nắng đi muôn nơi, nắng cả cánh đồng sao mà đẹp đến lạ, nắng chẳng nhăn nhó, chăng ngại ngần đuổi theo ta mỗi chiều. Nắng nhảy nhót muôn nơi, từng chút, từng chút hòa vang vào cuộc sống muôn màu bình yên. Nắng soi chiếu trong từng cảnh vật, khi là cây, khi là hoa, khi là chú ong, chú bướm.. Đâu đâu nắng cũng vàng dịu êm, cũng thơ thẩn và đẹp theo một cách rất riêng.
CHÚC EM HỌC TỐT!!!
Câu 1: 7-5
Câu 2:
Trầm ngâm (láy vần)
Thầm thì (láy âm)
Câu 3: Hình ảnh những cánh buồm trắng là hình tượng thể hiện cho ước mơ, cho khát vọng được bay cao, bay xa của bao thế hệ. Đó là cánh thuyền chở những ước mơ của tuổi thơ đi đến một chân trời mới, một cuộc sống mới, một khát vọng mới.
Câu 4: Biện pháp ẩn dụ
Tác dụng: Biện pháp ẩn dụ của tác giả rất tinh tế và đặc sắc gợi cho người đọc cảm thấy ánh nắng tràn ngập khắp mọi nơi đây và đặc quánh. Hai dòng thơ đã gợi cho người đọc cảm thấy như hình dung ra trước mắt họ cảnh hai cha con dắt nhau đi xem những cánh buồm trên biển vào một buổi chiều đầy nắng. Câu thơ tuy ngắn nhưng rất hay và sinh động. Đây là bức tranh hài hoà, màu sắc rực rỡ lại chan hòa. Qua đó, cho ta thấy một lần nữa và khẳng định lòng yêu quê hương đất nước, nhất là với những cánh buồm tuổi thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện theo yêu cầu bên dưới:
Cha lại dắt con đi trên cát mịn
Ánh nắng chảy đầy vai,
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời.
Con lại trỏ cánh buồm nói khẽ:
"Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi,..."
(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)
Câu 1: Hãy xác định thế thơ.
=> Đoạn thơ thuộc thể thơ 7/5
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính.
=> PTBĐ : Biểu cảm
Câu 3: Chủ đề của đoạn thơ trên là gì? Đoạn thơ thể hiện tình cảm gì, của ai với ai?
=> Mạch cảm xúc dồi dào của hai cha con và ước mơ của đứa con cũng như ước mơ thời thơi ấu của người cha nay lại được sống lại mãnh liệt trong khát vọng của đứa con trai yêu quý.
- Đoạn thơ thể hiện cảm xúc, khát vọng của đứa con dành cho người cha
Câu 4: Phân biệt nghĩa từ "đi" trong đoạn thơ trên.
=> "đi" thuộc nghĩa gốc
Câu 5: Xác định và phân tích biện pháp tu từ có trong đoạn thơ.
=> BPTT : ẩn dụ
Sự tinh tế và đặc sắc thấm đượm trong từng câu chữ gợi nên sự sinh động và nhiều ánh nắng tràn ngập tràn
Thật ra thì thể thơ của đoạn thơ này là thể thơ tự do nhé!
I. Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu loài cây mà em yêu thích (cây bằng lăng)
Nhắc đến mùa hè, không ai là không nhắc đến tiếng ve rả rích trong vòm lá xanh, sắc đỏ tươi như mâm xôi gấc của phượng nơi sân trường, gắn bó với những kỉ niệm học trò. Nhưng thật thiếu sót biết bao nếu không nhắc đến bằng lăng với sắc hoa tím biếc thủy chung của nó.
II. Thân bài
1.Miêu tả đặc điểm của cây
- Rễ cây không to lắm, bám sâu vào lòng đất hút chất dinh dưỡng cần thiết để cho cây phát triển khỏe mạnh, tươi tốt.
- Thân cây màu nâu thẫm, nổi lên những vết sần nhuốm màu năm tháng. Thân cây không to, một vòng tay người ôm cũng xuể.
- Từ thân tỏa ra nhiều nhánh to và từ những nhánh to lại phát triển nhiều nhánh nhỏ, có nhánh chỉ bằng ngón tay người.
- Những chiếc nhánh vươn mình ra tứ phía để đón ánh nắng mặt tròi, nhìn từ xa như chiếc ô khổng lồ.
- Lá cây hình bầu dục tròn ở gốc và nhọn ngắn ở chóp, rất nhẵn
- Lá to thì bằng bàn tay người lớn, lá nhỏ nhìn giống như lá vối trồng trong vườn.
- Mùa đông, cây khẳng khiu trụi lá. Nhưng khi mùa xuân sang, những chồi non lộc biếc mọc ra xanh mơn mởn. Đến khi hè về, lá cây thay đổi mình, chuyển sang màu xanh thẫm, dày dặn.
- Hè về, bằng lăng nở hoa tím biếc, màu tím thủy chung như tình nghĩa của cây.
- Ban đầu chỉ là những nụ hoa bé xíu, lấp ló sau những tán lá xanh như chơi trò trốn tìm.
- Bất ngờ xuất hiện rồi khoe sắc lung linh như một cô gái dịu hiền, cuối mùa lại chóng bạc màu nhường không gian cho hoa phượng.
- Người ta vẫn bảo hoa bằng lăng có vẻ gì yếu đuối, có tính nhường nhịn chứ không mạnh mẽ loài cây "học trò".
- Hoa bằng lăng có sáu cánh, xoăn xoăn ở rìa, cánh mỏng như hoa lục bình vươn mình khoe sắc trong nắng.
- Hoa bằng lăng thường nở từng chùm, kết thành nhiều bó trên cành như tô một nét vẽ vào bức tranh thiên về màu vàng, màu đỏ rực rỡ.
- Lấp ló sau những cánh hoa là nhụy hoa màu vàng óng, có mùi thơm thoang thoảng, thu hút ong bướm đến vui đùa.
- Hoa bằng lăng tàn rất nhanh. Khi hoa tàn hết thì cây bắt đầu ra quả. Quả có nhiều múi, trong mỗi múi là những cái hạt nhỏ li ti.
2.Ý nghĩa của cây
- Hoa bằng lăng mang màu tím có nét gì đó buồn nhẹ, man mác như chia cách, vì vậy những cô cậu học trò cuối cấp thường yêu biết bao sắc tím biếc ấy.
- Học trò thường rủ nhau lấy cánh hoa ép vào trang vở như cánh bướm để lưu giữ kỉ niệm học trò.
- Giờ ra chơi, học sinh lại ngồi dưới gốc bằng lăng, trò chuyện đọc sách, để bằng lăng giương cao tán lá, che mát cho sân trường.
III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ về loài cây mà em yêu thích
Đã ai đi xa mà không thấy nhớ, thấy yêu sắc tím biếc bằng lăng. Dù chóng đến, chóng tàn nhưng bằng lăng vẫn là loài cây gợi nhiều kỉ niệm mơn man về tuổi học trò hồn nhiên, ngây thơ, tinh nghịch.
Mỗi người khi sinh ra đều được đất trời ban phát một tài năng. Có người thì hát hay, múa đẹp hoặc giải toán rất nhanh. Tất nhiên, em gái tôi cũng vậy, Kiều Phương vẽ rất đẹp, những bức tranh em vẽ có thể treo ở bất cứ phòng nào mặc dù trông chúng rất ngộ nghĩnh. Con mèo nhà vào tranh, to hơn cả con hổ, cái bát múc cám sứt một miếng cũng trở nên rất đẹp.
Ở nhà, tôi toàn gọi nó là Mèo vì khuôn mặt bầu bĩnh trắng trẻo của Kiều Phương luôn bị bôi bẩn với đủ thứ màu. Cái ngày mà tài năng hội hoạ của em còn chưa được phát hiện, Kiều Phương suốt ngày pha chế thuốc màu bằng những nguyên liệu sẵn có trong nhà. Có lần tôi nhìn thấy em nhào một thứ bột gì đó trông rất ghê! Trời ạ, thì ra nó chế thuốc vẽ. Thảo nào các đít xoong chảo bị cạo trắng cả. Ôi chao! Sao hồi ấy tôi yêu em gái đến thế? Tôi rất thích véo đôi má trắng hồng và hầu bĩnh của Kiều Phương, kéo hai bím tóc tết xinh xinh của nó. Đôi mắt của Phương đen láy như hạt nhãn trông dịu hiền nhưng pha chút tinh nghịch. Chiếc mũi dọc dừa cao cao rất hợp với khuôn mặt của em, ấy thế mà tôi luôn cho mũi nó "tẹt”, khen mũi mình cao có dáng. Mỗi lần như thế, nó lại cười toe toét khoe hàm răng sún quá nhiều vì ham ăn kẹo và bánh bích quy. Tôi rất thích đôi môi đỏ thắm như tô son, mái tóc đen dài và làn da mịn màng trắng trẻo của Phương. Đặc biệt là cái cổ thanh tú và có ngấn của em. Hồi năm ngoái, tôi đã mua cho nó một chiếc vòng bạc để đánh gió. Giờ nó mà mặc quần áo dân tộc thì chẳng khác gì người Hmông chính hiệu, còn tôi chỉ hợp với bộ quần áo hoàng gia thôi… Những ngón tay thon nhỏ và nõn nà của em mới trắng trẻo làm sao! Tôi luôn ước mơ có đôi bàn tay như vậy để kéo đàn hay hoặc múa đẹp. Kiều Phương thật lộng lẫy trong những bộ váy bố mẹ mua. Trông em thật xinh đẹp chẳng khác gì Bạch Tuyết. Phương rất thích chơi búp bê, đặc biệt là cô người mẫu "ba bi" của nó. Vào mỗi bữa ăn nó thường giả vờ cho búp bê uống nước rồi sau đó đưa búp bê đi ngủ. Cứ mỗi sáng, nó dậy thật sớm và kéo tôi dậy luôn. Suốt ngày tập thể dục, chán chết! Nhưng làm anh chả lẽ lại không gương mẫu, tôi đành cùng nó nhong nhong ra đường chơi chút xíu. Đến nửa đường, nó kêu mỏi chân khiến tôi đành cõng. Nặng ê lưng! Trời ạ! Nó nhỏ bé thế mà nạng tựa cối đè. Hừm! Đúng là làm anh ăn thèm vác nặng. Sau khi vòng qua vài dãy phố, nó nắm tay tôi nhảy chân sáo, vừa đi vừa hát vui vẻ sướng lắm trong khi tôi thì mỏi nhừ chân, nó có cõng ai đâu mà biết vác đá xây Vạn Lý Trường Thành vất vả như thế nào. Phương nhìn tôi cười. Tôi ghen tị chết đi được hai má có lúm đồng tiền và cái nốt ruồi ở tai nó. Coi chừng sau này nó giàu hơn mình mất thôi! Rồi đến khi em đạt giải nhất cuộc thi vẽ, tôi cảm thấy không còn thân thiết với em như trước nữa. Nhưng khi nhìn vào bức tranh của em tôi cảm thấy em thật nhân hậu, em đã tha thứ cho tôi, tha thứ cho những cử chỉ lạnh nhạt. Ôi! Tôi yêu em quá!
Sau khi Dế Choắt chết do lỗi nghịch ngợm chọc phá trêu đùa chị cốc của Dế Mèn. Chú ta vô cùng ân hận“Tôi cảm thấy hối hận và đau xót lắm. Trò đùa ngỗ ngược của tôi đã khiến cho anh Choắt phải vạ lây. Tôi giận cái thói huênh hoang, hống hách của mình.
Càng nghĩ đến lời anh Choắt, tôi càng thấy thấm thía hơn. Hôm nay cũng may là thoát nạn nhưng không cố gắng mà sửa cái thói hung hăng bậy bạ đi thì khéo sớm muộn tôi sẽ cũng tự rước họa vào mình.
Sau cái chết của người bạn ốm yếu đáng thương Dế Mèn đã học được một bài học vô cùng lớn trong cuộc đời của mình. Nó là một bài học dù mãi sau này cũng chẳng thể nào quên
Trước khi xảy ra sự việc Dế Mèn thường coi thường Dế Choắt bởi cậu ta ốm yếu quanh năm, sức khỏe không có. Dế Mèn thường xuyên trịch thượng dạy khôn, nhìn Dế Choắt bằng nửa con mắt, chê bai, châm biếm sự yếu ớt của Dế Choắt và coi mình là người tài giỏi người có sức mạnh lớn lao không sợ gì cả.
Dế Mèn thường tự coi mình là đàn anh của Dế Choắt dù là con này bằng tuổi nhau. Dế Mèn thường nói “Chú mày có lớn mà không có khôn” thể hiện thái độ đàn anh hách dịch, hống hách, giọng kể cả lên lớp cho Dế Choắt.
Khi Dế Choắt tỏ ý muốn đào một cái ngách thông qua hang động của Dế Mèn thì Dế Mèn quát lớn “Hứt! thông ngách sang nhà ta?Dễ nghe nhỉ! chú mày hôi như cú mèo thế này ta nào chịu được”
Sự ích kỷ của Dế Mèn trước một người bạn ốm yếu hơn mình, sự vô tâm của Dế Mèn thật là đáng trách. Dế Mèn tỏ ra là người ích kỷ, chỉ biết nghĩ tới lợi ích của bản thân mình, mà không quan tâm tới đồng loại xung quanh. Dế Mèn cũng là người không biết an phận, khiêm tốn mà luôn cao ngạo trịch thượng coi mình là vô địch trong thiên hạ. Đúng là kẻ “ếch ngồi đáy giếng”
Tuổi trẻ bồng bột Dế Mèn luôn muốn tỏ vẻ hơn người, để tỏ rõ uy lực của mình trước mộ Dế Choắt ốm yếu quanh năm. Dế Mèn nói để ta trêu chị Cốc xem như thế nào nhé.
Mặc dù Dế Choắt đã hết sức khuyên ngăn bảo Dế Mèn không nên đùa với lửa chẳng may chị Cốc nổi điên thì mất mạng. Nhưng những lời nói của Dế Choắt chỉ như đổ thêm dầu vào lửa là cho Dế Mèn điên rồ hơn. Hắn muốn chứng tỏ sự oai phong của mình nên tỏ vẻ hống hách nói lớn.
“Cái Cò cái Vạc cái Nông
Ba cái cùng béo vặt lông con nào
Vặt lông con mẹ Cốc cho tao
Tao nấu tao nướng tao xào tao ăn”
Vừa nghe có người nói động tới mình chị Cốc quắc mắt nhìn xung quanh tìm đối tượng, miệng hỏi lớn “Đứa nào trêu tao đấy?”
Dế Mèn thấy vậy chạy tít vào hang sâu của mình, chỉ có Dế Choắt ốm yếu đang lom khom ẩn mình trong chiếc hang nông bị chị Cốc mổ cho mấy cái xuyên thủng bụng chết.
Khi chị Cốc mổ xuống hang của Dế Choắt, Dế Mèn chỉ biết nằm im thin thít chờ cho chị Cốc đi xa mới dám chạy sang bên hang động nhà Dế Choắt để hỏi thăm.
Nhìn Dế Choắt nằm im thoi thóp Dế Mèn ân hận quỳ xuống nâng đầu Dế Choắt mà nói lời ân hận về hành động ngu dại của mình, vì mình mà Dế Choắt bị hại chết.
Cái chết của Dế Choắt đã thức tỉnh Dế Mèn biến Dế Mèn từ chú dế hung hăng, kiêu ngạo trở thành người hiểu chuyện và chín chắn hơn.
+ Ở đời sống không nên kiêu căng, xốc nổi, bắt nạt kẻ yếu. Tính kiêu ngạo, nóng vội của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời
+ Sống phải đoàn kết thân ái với mọi người
Dế Mèn trêu chọc chị Cốc vì sự ngông cuồng tường mình tài ba và muốn chứng tỏ cho Dế Choắt biết, mình không sợ bất kì ai trên đời. Từ lúc bắt đầu trêu chị Cốc đến lúc Dế Choắt bị chị Cốc mổ chết, diến biến tâm lí của Dế Mèn có nhiều sự thay đổi khác nhau:
- Qua sự việc ấy, Dế Mèn đã rút ra được bài học đường đời đầu tiên cho mình. Đó là: Không được kiêu căng, tự phụ. Không được cậy vào sức khỏe của mình mà hung hăng làm bậy. Nếu không suy nghĩ cẩn thận trước khi làm sẽ mang họa vào thân.