K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

chủ động tấn công trước và phòng thủ sau

23 tháng 10 2019

viejtack bạn ơi

24 tháng 10 2019

a. Đoạn thơ trên viết theo thể thơ lục bát.

b. Đoạn thơ ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước Việt Nam. 

Từ nội dung của đoạn thơ, là một học sinh ngồi trên ghế nhà trường, em phải có trách nhiệm giữ gìn vẻ đẹp ấy.

c. Từ láy có trong đoạn thơ là: mênh mông, rập rờn

Nguyên nhân

Nhiễm giun kim gây ra do một loại giun có tên gọi là Enterobius vermicularis có chiều dài khoảng bằng cái ghim dập giấy và thường lan truyền khi bạn chạm tay vào hậu môn sau đó chạm vào thức ăn hoặc các vật dụng sinh hoạt trong gia đình

học tốt!

Bệnh giun kim là do nhiễm ký sinh trùng giun kim

Cứ mỗi lần tháng 11 ùa về, đến cái ngày mà cả một năm mới có một lần để nhắc học trò nhớ về thầy cô của mình, nhắc đến ngày Nhà Giáo Việt Nam thì mọi ký ức của thời học sinh lại ùa về. Nhớ những lời căn dặn, những cái vỗ vai, hay cả những lời răn đe nghiêm khắc của thầy cô khi học trò mắc phải lỗi.

Thầy cô là người luôn dành tất cả mọi yêu thương cho đứa học trò của mình, kể cả những đứa học trò mà luôn làm mình phát bực la lớn lên và mời đi ra khỏi lớp. Thậm chí có thể là đình chỉ học môn đó một tuần cũng có.

Thầy cô là người luôn phải chịu đựng bởi bao trò tai quá mà những đứa học trò gây ra, hay thường là những vị cứu tinh của những học sinh bị bắt nạt. Có thể nói thầy cô như là những thần tượng của học trò, hay là người cha, người mẹ thứ hai vậy.

Thầy cô là người đã dạy con nét chữ đầu tiên để rồi sau này, khi con lớn hơn một chút, con mới hiểu sự ân cần của cô, khi cầm tay con uốn từng nét chữ không chỉ đơn thuần là dạy con biết viết, mà nết người của con cũng bắt đầu từ những nét chữ A,B,C. Là người mà phải thức cả đêm để viết lại và cảm nhận bài văn thầy phê “cảm nhận còn hời hợt” bằng tất cả tình cảm, vốn sống của mình. Tất cả những gì thầy cô làm là chỉ mong học sinh của mình sẽ tốt hơn, trưởng thành hơn.

Nhớ ngày 20/11 năm xưa chắc ai cũng trải qua cái thời mà đòi mẹ phải mua quà để đi tặng thầy cô cho bằng được nhưng nỗi khổ là không dám đi một mình, lần nào cũng phải mẹ kè kè đi ,lúc đó nhỏ có biết nói gì đâu thấy bạn đi mình cũng đi cho bằng được. Quà 20/11 lúc xưa cũng chỉ là dầu gội, bột ngọt, sữa hay cuốn sổ và cái bút, nhà có điều kiện hơn thì xấp vải cho thầy cô may đồ để đi dạy. Lớn lên chút thì đã biết đường đi mua quà cho thầy cô, nhưng đến lúc tặng thì run cầm cập, gặp thầy cô ở trường suốt không sao cả nhưng mà gặp riêng thầy cô thì không dám đến. Nhớ lúc đi tặng quà thì vừa vào phòng, thấy thầy cô là tặng cho thầy cô rồi nói một câu ngắn gọn: "Mừng Cô (Thầy) 20 tháng 11" rồi chạy cái vèo ra ngoài, để thầy cô phải chạy ra gọi học trò quay trở lại ngồi chơi, nhưng cũng chỉ ngồi được 5 phút rồi "Cô (Thầy) cho em xin phép". Đến hôm sau vẫn còn không dám gặp thầy cô.

Lớn lên rồi học cấp 3, ngày 20/11 được xem như là một ngày học nhẹ nhõm của học sinh thì phải - theo tôi nghĩ như thế. Vì ngày 20/11 thường thì thầy cô khuyến mãi không dò bài, học sinh cũng không phải thấp thỏm vì cái giờ dò bài như thường ngày. Đôi khi thì còn được nói chuyện phiếm và nghỉ học luôn môn đó, thường thì lớp trường đại diện lớp tặng hoa cho thầy cô rồi thôi, xong cái ngày 20/11.

Nhưng cái ngày 20/11 không phải thầy cô vui vì được nhận hoa và quà của học trò thôi, thầy cô vui vì thấy rằng những đứa học trò của mình đã lớn khôn hơn, thầy cô khi thấy những thành quả của mình tốn bao công sức tâm huyết đạt được thành quả, đó là điều mà làm cho thầy cô tự hào nhất trong đời làm nhà giáo của mình.

Không biết ngày 20/11 của bạn như thế nào nhưng của tôi là một ngày đầy cảm xúc, tuy đi làm xa không thể tới thăm thầy cô được, nhưng không khi nào thầy cô không nhớ tới tôi. Lúc tôi gọi điện thoại chưa kịp nói tên mình thì thầy cô đã nhận ra tôi trước ,tôi vui mừng và đôi khi là bật khóc, cho dù lúc đi học tôi có phá, có quậy nhất lớp thì thầy cô vẫn nhớ và cười phì nói: "Thằng học trò phá nhất lớp của cô nay làm ở đâu rồi, có khỏe không? Năm nay cho gọi điện thoại nhưng năm sau phải về nhà thăm cô đấy nhé!!!". Trải qua biết bao lứa học trò, bao nhiêu năm nhà giáo mà thầy cô vẫn nhớ học trò của mình chứng minh một điều là thầy cô luôn dành mọi tâm huyết cho những đứa học trò nhỏ bé, dù có hay nghiêm khắc với mình đi chăng nữa thì cũng dễ hiểu là thầy cô chỉ muốn điều tốt nhất cho mình mà thôi. Chắc điều đó ai cũng cảm nhận được như tôi, vì nếu không có những điều như thế thì bạn có thể thành công hay sống tốt hơn như hiện nay để còn ngồi đọc những dòng tốt viết đây.

Lúc ngồi viết những dòng này thì nhớ lại những trò tai quái của mình đã mang đến cho thầy cô... Sao có thể làm những trò ấy nhỉ, nhưng mà thôi "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" mà, nhưng dù gì thì cũng mong ngày 20/11 sắp đến, hãy bỏ một chút thời gian nếu như được hãy đến thăm thầy cô, thầy cô sẽ không quên bạn đâu, nhưng nếu không được thì hãy dành cho một cuộc điện thoại chỉ năm, mười phút thôi. Đừng chỉ gửi một cái hình lên mạng Xã hội cho thầy cô và kèm theo dòng ngắn ngủn: "Mừng 20/11, chúc Thầy (Cô) có ngày lễ vui vẻ" mà thôi.

23 tháng 10 2019

Tham khảo:

  Em nghe thầy đọc bao ngày

Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà

  Mái chèo nghe vọng sông xa

Êm êm như tiếng của bà năm xưa

  Nghe trăng thuở động tàu dừa

Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời

  Thêm yêu tiếng hát mẹ cười

Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra…

~Std well~

#Dư Khả

23 tháng 10 2019

- Biện pháp tu từ :

+ So sánh : So sánh "tiếng suối" như "tiếng đàn cầm".

+ Từ láy : rì rầm.

- Tác dụng :

+ Phép so sánh cho thấy tiếng suối rất du dương, trầm bổng.

+ Từ láy đã miêu tả thêm chi tiết tiếng suối chảy rất xiết, từ đó làm nổi bật nên phong cảnh, cảnh vật.

~hok tốt~

#Trang#

2 tháng 11 2019

+QUA ĐÈO NGANG
+NAM QUỐC SƠN HÀ
+TỤNG GIÁ HOÀN KINH SƯ
+THIÊN TRƯỜNG VÃN VỌNG
+BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
+CÔN SƠN CA
+BÁNH TRÔI NƯỚC
+SAU PHÚT CHIA LI

ĐÓM lai KEYS
 

Hồ Xuân Hương (chữ Hán:胡春香, 1772 – 1822) là một thi sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, mà hiện tại vẫn khiến nhiều học giả tranh cãi[1]. Di tác của bà hoàn toàn là thơ, trong đó mảng Nôm có nhiều phẩm chất tốt cần sự khảo cứu lâu, nhưng hậu thế có thi sĩ Xuân Diệu đã mạo muội tôn Hồ Xuân Hương làm Bà chúa thơ Nôm[2]. Hầu hết thi ca Hồ Xuân Hương theo dòng chảy chung đã thoát được các quan niệm sáng tác cố hữu vốn đề cao niêm luật chặt chẽ để bộc lộ được tiếng nói của thời đại mình, có nhiều người cho rằng đặc sắc của thơ bà là "thanh thanh tục tục"[3][4].

Mục lục

  • 1Tiểu sử
    • 1.1Gia thế
    • 1.2Lưu lạc và qua đời
    • 1.3Tình duyên
  • 2Tác phẩm
  • 3Ảnh hưởng
    • 3.1Nghệ thuật
    • 3.2Giáo dục
    • 3.3Vinh danh
  • 4Xem thêm
  • 5Tham khảo

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Không có bất cứ tư liệu cổ điển nào chép về lai lịch và hành trạng của Hồ Xuân Hương, bà chỉ thực sự được hậu thế biết đến qua sách Giai nhân dị mặc (佳人遺墨) của học giả Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến, ấn hành tại Hà Nội năm 1916[5]. Cũng vì cớ đó, việc có hay không một nhân vật tên Hồ Xuân Hương hiện còn là câu hỏi ngỏ.

Gia thế[sửa | sửa mã nguồn]

Học giới nhất quán rằng Hồ Xuân Hương sinh vào năm 1772, theo học giảJohn Balaban thì bà cất tiếng khóc chào đời ở phường Khán Xuân[6] (nay thuộc địa phận Bách Thảo viên Hà Nội). Cứ theoGiai nhân dị mặc[7], Hồ Xuân Hương là ái nữ của Sinh đồ Hồ Phi Diễn[8][9] (胡丕演, 1704 – 1786), người hương Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, trấn Nghệ An. Còn theo học giả Trần Thanh Mại[10], thân phụ của Hồ Xuân Hương là ông Hồ Sĩ Danh[9](胡士名, 1706 – 1783) cũng người Quỳnh Đôi, Hồ Sĩ Danh là em cùng cha khác mẹ của Kinh Dương hầu Hồ Sĩ Ðống (胡士棟, 1739 – 1785). Thân mẫu của Hồ Xuân Hương là bà lẽ tên Hà Thị[6] (何氏, ? – 1814) người trấn Hải Dương. Học giảPhạm Trọng Chánh dựa vào tục xướng danh cổ điển và câu tựa Phi mai xuân sắc nhất kinh thành (丕梅春色一京成) của Tốn Phong Phan Huy Huân để khẳng định: Hồ Phi Mai (胡丕梅) là nguyên danh, Xuân Hương (春香) là biểu tự và Cổ Nguyệt Đường (古月堂) là bút hiệu[11].

Trong thế cuộc xoay vần đầy nhiễu nhương cuối thế kỷ XVIII, Hồ Xuân Hương vẫn được hưởng những năm tháng ấu thơ êm đềm ở một dinh thự lớn tên Cổ Nguyệt đường[11] ven hồ Tây, bấy giờ là chốn phồn hoa đô hội bậc nhất xứ Đàng Ngoài[1]. Sau khi mãn tang cha, mẹ bà tái hôn với người khác. Dù ít phải ràng buộc trong gia giáo nghiêm khắc như mọi nữ lưu cùng thời, Hồ Xuân Hương vẫn hội tụ được tư chất thông minh và hiếu học[9].

Lưu lạc và qua đời[sửa | sửa mã nguồn]

Hồ Xuân Hương cũng được cưới gả từ rất sớm như mọi con cái trâm anh thế phiệt bấy giờ, nhưng dẫu qua hai lần đò đều không viên mãn. Ban sơ, bà làm lẽ của một hào phú có biệt hiệu Tổng Cóc. Tuy chỉ là cai lính nhưng Tổng Cóc vốn thuộc dòng dõi văn nhân, ông rất chuộng ca ngâm và mến luôn cái tài làm thơ của người vợ lẽ. Để chiều lòng bà, Tổng Cóc đã cất một thủy tạ rất lớn cho Hồ Xuân Hương ở, vừa tránh phiền lụy với vợ cả vừa thỏa thưởng thi phú. Chung sống với Tổng Cóc được một thời gian khá lâu thì Hồ Xuân Hương dứt áo ra đi với một cái thai. Có thuyết cho rằng, bà bỏ đi sau khi Tổng Cóc đã đột ngột từ trần; nhưng cũng có thuyết cho rằng bà không chịu được điều tiếng dị nghị của vợ con Tổng Cóc và người làng; lại có thuyết nói bản tính phóng đãng khiến Hồ Xuân Hương khó ngồi yên một chỗ, bà trốn đi cùng tình quân làPhạm Viết Ngạn[12].

Vào ngày Hồ Xuân Hương trở dạ, Tổng Cóc đến đòi đón con về, nhưng người nhà họ Phạm nói lại là đứa bé đã mất khi vừa lọt lòng[12]. Trong hôn sự lần này, Hồ Xuân Hương làm lẽ của Tú tài Phạm Viết Ngạn, bấy giờ tại nhiệm tri phủ Vĩnh Tường. Nhưng duyên phận chỉ được 27 tháng thì ông phủ Vĩnh Tường tạ thế[5].

Có nhiều thuyết về quãng đời sau đó của Hồ Xuân Hương, như việc bà cưới thêm vài người chồng nữa, việc bà hỏi mượntiền thi hữu để mở hàng bán giấy bút mực, hoặc giai thoại về các mối tình trăng hoa và văn chương, nhưng mức độ khả tín chưa được xác định rõ ràng[5].

Hồ Xuân Hương được cho là mất vào năm 1822[9]. Trong cuốn sách: “Họ Hồ trong cộng đồng dân tộc Việt Nam” của ông Hồ Sỹ Bằng (nguyên Viện trưởng Viện Quan hệ quốc tế, thuộc Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh) đã dày công nghiên cứu và khẳng định các nhà nghiên cứu thiên về thuyết mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương nằm ở nghĩa địa ven hồ Tây. Mộ bà trước đây được xây vuông, đặt ở ven nghĩa địa Đồng Táo. Trải qua dòng thời gian biến thiên đất bồi đắp lở, sông nước hồ Tây ngày càng rộng lớn, mỗi lần kết cấu địa tầng thay đổi do điều kiện tự nhiên và nghĩa địa Đồng Táo bị chìm xuống lòng hồ cùng một số nghĩa trang khác.

Ngày 16 tháng 3 năm 2003, Ông Vũ Hồ Luân (Nhà nghiên cứu Hà Nội cũng là con cháu dòng họ Hồ) gặp ông Hồ Sỹ Bằng, kết hợp với nhà nghiên cứu sử dòng họ Hồ Việt Nam, Hồ Bá Hiền (Trưởng Ban Sử, Trưởng ban Liên lạc dòng họ Hồ tại Việt Nam) cùng với hậu duệ của tộc Hồ đang làm việc và sinh sống ở Hà Nội đã tập hợp ra một nhóm 8 người, trong đó có bốn người họ Hồ thuộc Trung chi II ở Quỳnh Đôi, là hậu duệ đời thứ sáu của Hồ Xuân Hương để đi tìm mộ bà ở Hồ Tây nhưng không có kết quả. Cho đến nay, mộ bà đang nằm ở đâu trong lòng hồ vẫn là dấu hỏi cho hậu thế.[13]

Tình duyên[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng Cóc vốn là biệt hiệu mà người quen biết đặt cho Chánh tổng Nguyễn Bình Kình, tự Công Hòa. Nguyên quán của ông ở làng Gáp, xã Tứ (nay thuộc huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ). Ông là cháu của quan nghè Nguyễn Quang Thành, bản thân cũng một lần đi thi Hương nhưng không đỗ đạt. Sau Tổng Cóc đăng trình, lên đến chức cai cơ nên thường được gọi là Đội Kình[14]. Kết quả của hôn sự này được cho là một đứa trẻ vắn số[12].

Còn theo Phạm gia tộc phả và Triệu tông phả, ông phủ Vĩnh Tường tức là Tú tài Phạm Viết Ngạn (khi thăng chức Đồng tri phủ Phân phủ Vĩnh Tường thì cải thành Viết Lập), tên cúng cơm là Đại, tự Thành Phủ. Nguyên quán của ông ở hương Trà Lũ, xã Xuân Trung, phủ Xuân Trường, trấn Sơn Nam Hạ. Các tư liệu này cũng cho biết, Hồ Xuân Hương sinh cho ông một người con tên Phạm Viết Thiệu[15].

Ngoài ra, có nhiều giai thoại truyền khẩu về lối sống phong lưu của nữ sĩ họ Hồ, như việc bà là một hoa nương thanh sắc vẹn toàn, và những mối tình bên thơ rượu với Phạm Đình Hổ[16], Phạm Thái, Nguyễn Du[17], Phạm Quý Thích, Nguyễn Hầu,Trần Ngọc Quán[18], Trần Quang Tĩnh[19], Phan Huy Huân[20], Mai Sơn Phủ[21], Thạch Đình, Cự Đình, Thanh Liên...

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Một ấn bản thơ Hồ Xuân Hương bằng Pháp văn của Viễn Đông Bác Cổnăm 1968.

Văn bản được nhận diện cổ nhất có chép thơ Hồ Xuân Hương là Quốc văn tùng ký[22] (國文話記) do Hải Châu Tử Nguyễn Văn San (阮文珊, 1808 – 1883) soạn nămMinh Mệnh thứ 14 (1834), nhưng chỉ vài bài. Hầu hết di tác của nữ sĩ họ Hồ được gom trong cuốn Xuân Hương thi tập[23] (春香詩集), Phúc Văn Đường tàng bản ấn hành tại Hà Nội năm 1930. Trong sách có khoảng 60 bài nhưng lẫn cả thơ của nhiều tác giả khác, nay chưa truy nguyên được tất cả. Tuy nhiên, văn bản đáng quý nhất là Lưu hương ký[24] (琉香記) với bài tựa của Phan Huy Huân, được học giảTrần Thanh Mại phát kiến và công bố trên thi đàn vào năm 1964. Trước đó không lâu, năm 1962, đã có học giả Trần Văn Giáp đăng trên báo Văn Nghệ (Hà Nội) 5 thi phẩm chữ Hán được cho là của Hồ Xuân Hương. Nhưng mãi đến năm 1984, học giảHoàng Xuân Hãn mới dịch nghĩa và đăng trên tập san Khoa Học Xã Hội (Paris), lại đặt nhan đề lần lượt là Độ hoa phong, Hải ốc trù, Nhãn phóng thanh, Trạo ca thanh, Thủy vân hương[2].

Thơ Hồ Xuân Hương luôn được trình bày theo phong cách thất ngôn bát cú hoặcthất ngôn tứ tuyệt, bút pháp được nhận định là điêu luyện nhưng phần chữ Nômnhiều phần đặc sắc hơn chữ Hán[1][3][25]. Ý tưởng trong thơ cũng rất táo bạo, dù là điều cấm kị đối với lễ giáo đương thời[25]. Cho nên, Hồ Xuân Hương được xem như hiện tượng kỳ thú của dòng thi ca cổ điển Việt Nam khi tích cực đưa ra cái nhìn đối lập với truyền thống đạo đức, nhưng không vì thế mà tự trở nên suy đồi[5][26][27]. Tựu trung, các di tác phần nào cho phép hậu thế thấy thực trạng tang thương ở thời đại bà sống và cả quá trình mục rữa của nhiều lề lối cũ[5][9].

Tập thơ "Lưu hương ký" mang bút danh của nữ sĩ do ông Trần Thanh Mại phát hiện vào năm 1964 gồm 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ Nôm. Với một nghệ thuật điêu luyện, nhà thơ viết về tâm sự và những mối tình của mình với những người bạn trai. Đọc kỹ người ta thấy có một khoảng cách khá xa giữa tập thơ Nôm của Xuân Hương và "Lưu hương ký", chủ yếu là về phong cách biểu hiện. Trong "Lưu hương ký" có cả thơ chữ Hán lẫn thơ chữ Nôm. Riêng phần thơ chữ Nôm trong "Lưu hương ký" nếu so sánh với thơ lâu nay được coi là của Xuân Hương thì hai bên vẫn có sự khác nhau. Thơ cữ Nôm trong "Lưu hương ký" có rất nhiều từ Hán Việt, giọng thơ lại hiền lành chứ không góc cạnh, gân guốc như ở "Xuân Hương thi tập". Vì lý do trên, để bảo đảm tính khoa học, các nhà nghiên cứu chủ yếu chỉ dừng lại ở tập thơ Nôm còn "Lưu hương ký" được coi là một tập thơ để tham khảo.
— Trích giáo trình văn học của Đại học Cần Thơ[28]

Ảnh hưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Nét phóng túng và tiềm ẩn trong thơ cũng như hành trạng của Hồ Xuân Hương luôn gây nguồn cảm hứng vô tận cho hậu thế.

Nghệ thuật[sửa | sửa mã nguồn]

  • Truyện ngắn Chút thoáng Xuân Hương (Nguyễn Huy Thiệp).
  • Âm nhạc "Bánh Trôi Nước" (2017), phổ nhạc bởi nhạc sĩ Hồ Hoài Anh và Dương Đại Dương (TripleD), thể hiện bởi ca sĩHoàng Thùy Linh trong chương trình Hòa âm Ánh sáng (mùa 2).
  • Chèo Hồ Xuân Hương (1988), Thùy Linh và Bùi Đức Hạnh soạn, Bùi Đắc Sừ đạo diễn.
  • Loạt họa phẩm Minh họa thơ Hồ Xuân Hương[29] (Bùi Xuân Phái), họa phẩm Thi sĩ Hồ Xuân Hương[30] (Phùng Di Thuần).

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Trong học đường, hai bài Bánh trôi nước và Tự tình II được đưa vào sách giáo khoa Trung học cơ sở (Lớp 7, tập 1) vàTrung học phổ thông (Lớp 11, tập 1).

Tại các trường Đại học lớn trong cả nước như Đại học Sư phạm TP.HCM, Đại học Sư phạm Hà Nội,... sinh viên chuyên ngành Văn học Việt Nam được học bộ môn Thơ Nôm Hồ Xuân Hương.

Vinh danh[sửa | sửa mã nguồn]

  • Phố Hồ Xuân Hương, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
  • Đường Hồ Xuân Hương, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Hồ Xuân Hương, Đà Lạt
  • Đường Hồ Xuân Hương, khu 1, phường Rạch Sỏi, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
23 tháng 10 2019

Hồ Xuân Hương (; 1772 - 1822) là một nhà thơ Việt Nam sinh ra vào cuối triều đại Lê. Bà lớn lên trong thời đại hỗn loạn chính trị và xã hội - thời kỳ nổi loạn Tây Sơn và cuộc nội chiến kéo dài ba thập kỷ dẫn đến Nguyễn Ánh nắm quyền lực với tư cách là Hoàng đế Gia Long và bắt đầu triều đại Nguyễn. Bà viết thơ bằng chữ nôm (Chữ Nam), trong đó thích nghi các ký tự Trung Quốc để viết tiếng Việt dân chủ. Cô được coi là một trong những nhà thơ cổ điển vĩ đại nhất của Việt Nam. Xuân Diệu, một nhà thơ hiện đại nổi tiếng, được mệnh danh là "Nữ hoàng thơ Nôm".

23 tháng 10 2019

Nụ cười của mẹ là niềm vui của em, nó tạo cho em cảm giác yêu thương.Nó khiến em trở nên hạnh phúc hơn,em yêu quý nụ cười của mẹ rất nhiều,tạo động lực cho em mỗi khi vui,buồn,.............(bạn tự nghĩ thêm nhé ^^)

hok tốt

chúc bạn thành công Uvu

23 tháng 10 2019

Có những phút yếu lòng, có khi những khi vấp ngã, có những khi lầm lỡ ta đều cần một điểm tựa, một chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần để sẵn sàng bước tiếp. Và trong hành trình dài rộng ấy của cuộc đời, hẳn những hình ảnh tươi đẹp về nụ cười của cũng giống như một điểm tựa tinh thần vững chãi ấy. Nụ cười của mẹ với tôi, vừa như dòng suối mát trong, vừa ánh nắng mai chan hòa, ấm nóng.

Mẹ tôi năm nay đã ngoài 30 tuổi. ở mẹ tôi thấy toát lên những nét mộc mạc, đằm thắm, rất duyên dáng cũng rất cứng cỏi như vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam bao đời. Sinh ra trong khó nhọc, lam lũ với ruộng đồng, kể cả khi nuôi nấng chúng tôi trưởng thành khôn lớn, có nhưng khi đau đớn, mệt mỏi, có những khi túng thiếu khó khăn nhưng chưa bao giờ mẹ để cho tôi nhìn thấy mẹ thờ dài, ngao ngán. Mẹ luôn mỉm cười rạng ngời để cho chúng tôi thêm niềm tin và tình yêu vào cuộc sống.

Có những khi tôi được điểm cao, có những khi làm được việc tốt tôi khoe với mẹ, mẹ rạng rỡ một nụ cười trên môi như nụ hồng buổi sớm. một nụ cười đầy mãn nguyện và tự hào, một nụ cười đầy thánh thiện và nhân hậu. Nụ cười ấy cho tôi cảm giác mình cũng thêm tự hào và càng khát khao làm những điều tốt đẹp thêm cho cuộc sống này. Nhưng mẹ không chỉ nở nụ cười khi ấy. Mỗi khi tôi buồn, mỗi khi tôi làm sai, hay mỗi khi gặp thất bại hoặc nản lòng về con đường mình đang đi, mẹ lại nở nụ cười dịu dàng như dòng suối ngọt cho tôi cảm giác bình yên, tin tưởng và sự động viên. Nụ cười của mẹ tựa như liều thuốc thần tiên có thể chữa lành vết thương lòng, khỏa lấp những khoảng trống, xua tan đi những lo âu của tuổi trẻ. Mẹ là tất cả những điều tuyệt vời ấy.

Tôi nghĩ rằng, có nhiều những điều hạnh phúc dù nhỏ bé, bình dị hay lớn lao kì vĩ, những một thứ hạnh phúc tuyệt vời mà chúng ta đều dễ dàng và may mắn được hưởng đó là ngắm nhìn nụ cười của mẹ. đó là món quà tinh thần quý giá, là điểm tựa, là niềm tin, là sức mạnh, là tình yêu và cũng là sợi dây vô hình buộc chặt ta hơn trong dòng đời vô thủy vô chung, trong sự trôi chìm quên nhớ đời người. Nụ cười lấm tấm những gọt mồ hôi, lấp lánh niềm tự hào, hay nụ cười trong sự buồn bã âu lo cũng đều mang ý nghĩa nhất định của nó, đều khiến ta cần phải suy ngẫm thật lâu và thật sâu.

Mẹ ơi, mong rằng những tháng ngày rộng dài phía trước con sẽ làm nụ cười trên môi mẹ luôn rạng rỡ mãi mãi.