Trùng sốt rét có cấu tạo và dinh dưỡng như thế nào? Em hãy đề ra biện pháp phòng tránh bệnh sốt rét
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Vì tác giả muốn khẳng định chủ quyền của Đại Việt bằng cách cho tướng quân ngâm lớn tiếng
- Đồng thời tác giả cũng muôn cổ vũ tinh thần cho quân lính, qua đó làm củng cố thêm sức mạnh tinh thần cho họ
Để:- khích lệ tinh thần chiến đầu của quân ta
- tuyên bố, khẳng định chủ quyền, lãnh thổ của 1 đất nước
- khẳng định nước Nam được ra đời, được xây dựng trên lãnh thổ của người Nam, có người đứng đầu, có nhân dân làm chủ, có phong tục tập quán , không một thế lực nào có thể xâm phạm được
Trong mỗi chúng ta, tuổi học trò là thời gian tuy ngắn mà vui vẻ nhất, ý nghĩ nhất trong đời người. Nói đến tuổi học trò là những kỉ niệm buồn vui với thầy cô, bạn bè nhưng đọng lại đâu đó trong tâm trí em một hình ảnh đẹp nhất của tuổi học trò đó là một loài cây em yêu thích nhất – Cây phượng vĩ trước cổng trường em
Nhìn từ xa cây phượng như một chiếc ô khổng lồ, màu xanh của lá hòa cùng màu xanh của bầu trời cao vợi trong sáng của mùa hè.Cây phượng vĩ trước cổng trường em đã cao tuổi, thân cây to và sần sùi, rễ nổi ngoằn ngoèo trên mặt đất như những chú run khổng lồ. Những tán lá xum xuê, mỗi chiếc lá xanh ngắt nhỏ xíu đã góp phần xua tan đi những cái nóng nực của mùa hè. Những cành cây cùng với những chiếc lá vươn dài lên cao để đón ánh nắng mặt trời. Cây phượng có một sức sống thật mãnh liệt, sức sống dẻo dai, bền bỉ, tràn đầy nhựa sống mỗi khi hè về.
Phượng nở báo hiệu cho mùa thi đã đến, hoa phượng nở đỏ rực cả một góc trời.Trời hè với những tia nắng chói chang nhưng kì lạ, càng nắng to hoa phượng càng đua nhau đỏ rực rỡ tăng sự tươi mới cho bầu không khí nơi đây, lá phượng cũng xanh ngắt đua lên trời cao. Lá phượng cũng trở thành một món đồ chơi cho chúng em. Chúng em nhặt từng lá nhỏ để chơi đồ hàng. Mỗi khi buồn, khi vui chúng em đều ngồi dưới gốc phượng tâm sự cùng nhau. Cành lá phượng như những cánh tay vươn ra múa may cùng gió để cùng chung vui với những niềm vui nho nhỏ của chúng em. Hoặc cũng có khi rủ xuống mỗi khi chúng em buồn. Cứ đến cuối năm học, chúng em lại nhặt hoa phượng để ép vào trang vở làm kỉ niệm, đó là những kỉ niệm khó phai.Hoa phượng nở báo hiệu một năm học sắp kết thúc. Chúng em sẽ chia tay bạn bè để bước vào kỳ nghỉ hè dài ba tháng liền. Nhưng buồn nhất là phải chia tay cây phượng – loài cây em yêu thích nhất. Vì cây phượng là người bạn thân thiết nhất của tuổi học trò chúng em. Khi em nghĩ đến lúc phượng nở đỏ rực, ve kêu râm ran cũng là lúc báo hiệu thời khắc chia tay đã đến. Vào những ngày cuối năm học, chúng em thi viết lưu bút và không quên ép cùng trang viết một bông hoa phượng đỏ rực. Những dòng lưu bút của những người bạn thân thiết không bao giờ phai mờ trong tâm trí em. Năm học kết thúc, phượng ở lại một mình, bơ vơ trước cổng trường , chẳng có bóng học sinh đến, phượng buồn, phượng muốn khoe dáng với các bạn học sinh nhưng bây giờ cổng trường đã vắng lặng, chỉ còn tiếng ve kêu. Phượng mong mùa hè chóng qua đi để lại được gặp lại những người bạn học trò.
Em yêu cây phượng bởi nó gắn liền với thời cấp hai của em, mang lại bao nhiêu ký ức về mái trường mến yêu và bạn bè yêu dấu . Em không bao giờ quên được hình ảnh loài cây em yêu thích – Cây phượng – cây hoa học trò.
Trong mỗi chúng ta, tuổi học trò là thời gian tuy ngắn mà vui vẻ nhất, ý nghĩ nhất trong đời người. Nói đến tuổi học trò là những kỉ niệm buồn vui với thầy cô, bạn bè nhưng đọng lại đâu đó trong tâm trí em một hình ảnh đẹp nhất của tuổi học trò đó là một loài cây em yêu thích nhất – Cây phượng vĩ trước cổng trường em
Nhìn từ xa cây phượng như một chiếc ô khổng lồ, màu xanh của lá hòa cùng màu xanh của bầu trời cao vợi trong sáng của mùa hè.Cây phượng vĩ trước cổng trường em đã cao tuổi, thân cây to và sần sùi, rễ nổi ngoằn ngoèo trên mặt đất như những chú run khổng lồ. Những tán lá xum xuê, mỗi chiếc lá xanh ngắt nhỏ xíu đã góp phần xua tan đi những cái nóng nực của mùa hè. Những cành cây cùng với những chiếc lá vươn dài lên cao để đón ánh nắng mặt trời. Cây phượng có một sức sống thật mãnh liệt, sức sống dẻo dai, bền bỉ, tràn đầy nhựa sống mỗi khi hè về.
Phượng nở báo hiệu cho mùa thi đã đến, hoa phượng nở đỏ rực cả một góc trời.Trời hè với những tia nắng chói chang nhưng kì lạ, càng nắng to hoa phượng càng đua nhau đỏ rực rỡ tăng sự tươi mới cho bầu không khí nơi đây, lá phượng cũng xanh ngắt đua lên trời cao. Lá phượng cũng trở thành một món đồ chơi cho chúng em. Chúng em nhặt từng lá nhỏ để chơi đồ hàng. Mỗi khi buồn, khi vui chúng em đều ngồi dưới gốc phượng tâm sự cùng nhau. Cành lá phượng như những cánh tay vươn ra múa may cùng gió để cùng chung vui với những niềm vui nho nhỏ của chúng em. Hoặc cũng có khi rủ xuống mỗi khi chúng em buồn. Cứ đến cuối năm học, chúng em lại nhặt hoa phượng để ép vào trang vở làm kỉ niệm, đó là những kỉ niệm khó phai.Hoa phượng nở báo hiệu một năm học sắp kết thúc. Chúng em sẽ chia tay bạn bè để bước vào kỳ nghỉ hè dài ba tháng liền. Nhưng buồn nhất là phải chia tay cây phượng – loài cây em yêu thích nhất. Vì cây phượng là người bạn thân thiết nhất của tuổi học trò chúng em. Khi em nghĩ đến lúc phượng nở đỏ rực, ve kêu râm ran cũng là lúc báo hiệu thời khắc chia tay đã đến. Vào những ngày cuối năm học, chúng em thi viết lưu bút và không quên ép cùng trang viết một bông hoa phượng đỏ rực. Những dòng lưu bút của những người bạn thân thiết không bao giờ phai mờ trong tâm trí em. Năm học kết thúc, phượng ở lại một mình, bơ vơ trước cổng trường , chẳng có bóng học sinh đến, phượng buồn, phượng muốn khoe dáng với các bạn học sinh nhưng bây giờ cổng trường đã vắng lặng, chỉ còn tiếng ve kêu. Phượng mong mùa hè chóng qua đi để lại được gặp lại những người bạn học trò.
Em yêu cây phượng bởi nó gắn liền với thời cấp hai của em, mang lại bao nhiêu ký ức về mái trường mến yêu và bạn bè yêu dấu . Em không bao giờ quên được hình ảnh loài cây em yêu thích – Cây phượng – cây hoa học trò.
BÀI VĂN MẪU MIÊU TẢ LOÀI CẬY MÀ EM YÊU THÍCH - TẢ CÂY BÀNG
"Cây bàng xưa không còn nguyên vóc dáng
Dẫu báo giông đã thấm bao ngày qua
Dù cho thời gian phai tàn bao ý thơ
Còn mãi sức sống cây bàng xưa"
Mỗi khi câu hát trong đài phát thanh vang lên , em lại nhớ về cây bàng trong sân trường em- một cây bàng có tuổi lặng lẽ bên góc sân trường.
Cây bàng là loài cây che bóng mát, cây được các bác bảo vệ trồng đã khá lâu từng mấy chục năm trước. Cây bàng ấy đã chứng kiến bao thế hệ học sinh như chúng em từ thuở bỡ ngỡ đến khi ra trường. Em mới làm quen với cây bàng được gần một năm. Vì đã cao tuổi nên rễ bàng rất to, ngoằn nghoèo như những con rắn lớn đang bò, chúng còn cắm sâu xuống lòng đất để hút chất dinh dưỡng nuôi thân cây lớn lên. Cây có thân rất to, phải mấy vòng ôm mới xuể. Thân cây xù xì một lớp vỏ nâu sẫm, điểm trên thân cây có vài cái u to như cái bát ô tô. Mỗi lần em chơi trốn tìm với các bạn thì thân cây trở thành nơi trú ẩn khá tốt, và những lần chơi bịt mắt bắt dê, cây bàng cũng là địa điểm lí thú để chúng em tổ chức trò chơi. Vì bàng là cây che bóng mát nên tán cây rất rộng, vươn dài tỏa khắp phía với cành lá xum xuê xanh mướt xòe rộng như một chiếc ô xanh khổng lồ che mát cho chúng em nổi bật giữa nền trời xanh biếc với những đám mây bồng bềnh. Lá bàng trông giống như một chiếc quạt ba tiêu thu nhỏ, là bàng đổi màu đỏ tía tuyệt đẹp khi mùa thu đến khiến em ngắm nghía mãi không dời mắt. Ông già đông đến, lá héo tàn và rụng dần, dải đầy một góc sân trường, cây chỉ còn trơ lại những cành cây khẳng khiu và thân cây to lớn. Khi nhìn thấy cây bàng rụng hết lá giữa mùa đông lạnh giá, một mình chống chọi lại với từng trận mưa rả rích khiến em thấy thương cây bàng, chỉ mong mùa đông qua, nàng xuân về thật nhanh để khoác lên mình cây một bộ áo mới, xanh tươi và tràn ngập sức sống.
Cây bàng không chỉ là nơi chúng em tụ tập chơi các trò chơi mà còn là nơi em học bài, giải những bài toán khó hay viết những bài văn hay. Bàng luôn trở thành một người bạn trầm lặng, lắng nghe tâm sự của em, mỗi khi buồn hay vui hãy thì thầm với cây bàng, các tán lá xanh tươi ấy sẽ rung rinh theo làn gió thoảng như đáp lại lời của em. Mùa hè cũng là mùa thi đến, mùa cây bàng đang xanh tươi, um tùm cành lá, thoáng chốc đã nghỉ hè, xa cây bàng sẽ nhớ lắm bàng ơi. Mấy tháng thôi chúng ta sẽ gặp lại nhau, và cả các bạn, cùng nhau chơi đùa thỏa thích.
Cây bàng- một loài cây mang trong mình bao hoài niệm của tháng năm. Có lẽ khi ta lớn lên, rời xa mái trường thì đừng quên cây bàng thân thuộc ấy, nơi chất chứa những mộng mơ tuổi học trò.
Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần 1 (981)
Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần 1 diễn ra từ tháng 1- 4/981 của quân dân nhà Tiền Lê (Đại Cồ Việt) chống lại cuộc xâm lược của nhà Tống (Trung Quốc), giữ vững nền độc lập, tự chủ, thể hiện chủ quyền quốc gia của dân tộc ta.
Mùa đông năm 979, vua Đinh Tiên Hoàng và con trai Đinh Liễn bị sát hại. Con thứ Đinh Toàn mới 6 tuổi lên nối ngôi, triều đình nhà Đinh suy yếu. Nhân cơ hội này, nhà Tống ráo riết tập trung binh lực chuẩn bị xâm lược nước ta.
Đứng trước vận mệnh nguy nan của đất nước, triều đình đã suy tôn Lê Hoàn làm vua, lập nhà Tiền Lê năm 980. Ngay khi lên ngôi, Lê Hoàn liền cử sứ đoàn sang Tống hoãn binh, đồng thời ráo riết bố phòng, lập đồn lũy, tích trữ lương thảo, rèn vũ khí, tuyển thêm quân, quyết tâm kháng chiến giữ nước.
Nhà Tống lấy cớ Lê Hoàn tự xưng Đế, đổi niên hiệu để đem quân thôn tính nước ta. Chúng sai sứ sang nước ta đưa ra hai yêu cầu: hoặc Đinh Toàn thống soái, Lê Hoàn làm Phó, hoặc phải đưa hai mẹ con Dương Vân Nga - Đinh Toàn sang quy phục, nhà Tống sẽ trao Tiết Việt cho Lê Hoàn. Lê Hoàn không chịu, vì thế, đầu năm 981, quân Tống đem 4 vạn quân sang xâm lược nước ta.
Theo Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục: “Bấy giờ quân Tống chia đường sang xâm lấn: Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng tiến đến Lạng Sơn; Trần Khâm Tộ kéo đến Tây Kết, Lưu Trừng kéo đến sông Bạch Đằng ”. Kế hoạch của giặc là tiến công theo hai đường thủy, bộ và hợp quân phía Bắc thành Đại La để đánh chiếm Đại La và vùng Bắc Bộ, sau đó đánh vào kinh đô Hoa Lư, thực hiện ý đồ đánh nhanh thắng nhanh.
Sơ đồ cuộc kháng chiến chống Tống lần 1 (981). |
Phân tích các tin tình báo đưa về, Lê Hoàn quyết đánh địch trên cả hai tuyến thủy, bộ, phá tan âm mưu phối hợp hai đoàn quân thủy, bộ của chúng. Ông đã bố trí lực lượng dọc theo tuyến sông Bạch Đằng, sông Kinh Thầy kéo dài cho đến vùng Lục Đầu Giang (thuộc địa phận tỉnh Thái Bình ngày nay, nơi hợp lưu 6 con sông lớn ở miền Bắc gồm sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Đuống, sông Kinh Thầy và nhánh chính sông Thái Bình). Trong đó, lực lượng tập trung cao nhất là ở vùng cửa biển Bạch Đằng – nơi đoàn thuyền chiến của địch vừa mới tiến vào vùng Lục Đầu Giang – nơi hợp quân của hai đoàn quân thủy, bộ của quân Tống.
Đạo quân của Lưu Trừng tiến vào sông Bạch Đằng, vấp ngay sự kháng cự của quân ta, phải chiến đấu vô cùng vất vả. Những cọc đóng trên sông Bạch Đằng gây cho địch rất nhiều trở ngại. Cuộc chiến kéo dài suốt 2 tháng (từ tháng 2 đến tháng 4 năm 981), Lưu Trừng mới phá nổi vòng vây để tiến lên phía Bắc, hội với các đạo quân khác. Nhưng cũng chính thời gian kéo dài ấy, các đạo quân Tống thêm lúng túng, co cụm lại để chờ nhau mà không thể mở rộng diện tấn công, ý đồ tốc chiến tốc thắng bị bẻ gãy, thế trận liên kết không thành.
Đạo quân bộ do Hầu Nhân Bảo chỉ huy vượt Nam Quan vào Lạng Sơn, chờ quân phối hợp. Nghe ngóng tin tức của Lưu Trừng không có gì tiến triển, hắn tổ chức quân đánh xuống Bình Lỗ (Sóc Sơn, Hà Nội ngày nay) thì gặp trận địa mai phục lớn. Trận đánh diễn ra quyết liệt, quân Tống đại bại, bị tiêu diệt phần lớn, Hầu Nhân Bảo cũng bị chém chết tại trận.
Đạo quân Trần Khâm Tộ ở Tây Kết (Khoái Châu, Hưng Yên) nghe được tin Lưu Trừng và Hầu Nhân Bảo bại trận đành rút chạy. Nhân cơ hội đó, Lê Hoàn tiếp tục truy kích địch, tiêu diệt quá nửa quân của Trần Khâm Tộ, bắt sống nhiều tướng giặc như: Quách Quân Biện, Triệu Phụng Huân… Đại quân Tống bị đánh tan, vua Tống Thái Tông buộc phải ra lệnh bãi binh, rút tàn quân về nước, chịu thất bại thảm hại trong cuộc xâm lược Đại Cồ Việt. Cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược do Lê Hoàn chỉ huy đã thắng lợi vẻ vang, nền độc lập dân tộc được bảo toàn.
Một trong những đền thờ vua Lê Đại Hành tại Ninh Bình. |
Nghiên cứu về Cuộc kháng chiến chống Tống lần 1, nhiều nhà nghiên cứu khẳng định trận Bạch Đằng tháng 4 năm 981 có ý nghĩa bước ngoặt, làm thất bại kế hoạch tốc chiến tốc thắng của địch. Sách Đại Nam nhất thống chí và nhiều thần tích ở vùng Thủy Nguyên (Hải Phòng) đều phản ánh trận Bạch Đằng năm 981 là một chiến công vang dội, lẫy lừng của quân dân ta trong kháng chiến chống Tống. Tại đền thờ vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) ở Phủ Diễn, Thanh Trì có câu đối ca ngợi chiến công của ông:
Đế Đô tích tại Hoa Lư Động
Thánh vũ kim tồn Bạch Đằng Giang
(Động Hoa Lư tráng lệ đế đô,
Sông Bạch Đằng lưu truyền chiến tích).
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống đã làm nức lòng nhân dân cả nước, củng cố vững chắc lòng tin vào khả năng bảo vệ độc lập của dân tộc Việt Nam. Về đối ngoại, nhà Tiền Lê đã thi hành một chính sách tích cực, bình đẳng, kiên quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, kể cả vùng biên cương. Tên tuổi Lê Hoàn và tướng quân nhà Tiền Lê mãi khắc sâu vào lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta.
Tham khảo nha bạn !
Ko có ý kiếm tk
Nguyện nhân: Cuối năm 979, nhà Đinh rối loạn ( Đinh Tiên Hoàng và con trai là Đinh Liễn bị ám hại => nội bộ lục đục) => nhà Tống lăm le xâm phạm bờ cõi Đại Cồ Việt
Diễn biến:
- Địch: tiến công ta theo 2 hướng: đường bộ và đường thủy do tướng Hầu Nhân Bảo chỉ huy
- Ta:
+ Đánh thắng quân thủy trên sông Bạch Đằng
+ Diệt cánh quân bộ từ Lạng Sơn xuống
Kết quả: năm 981, ta thắng lợi
Bài làm
Việc tấn công của nhà Lý 1075 không phải là hành động xâm lược nhà Tống vì:
+ Chỉ đánh vào kho vũ khí lương thực đưa chúng vào thế bị động, ko làm hại dân thường.
+ Đánh xong rút về nước ko đóng chiếm
+ Đánh để làm giảm sức mạnh của địch
# Học tốt. #
Việc tấn công của nhà Lý không phải hành động xâm lược vì năm 1075 nhà Lý đã biết được ý đồ xâm lược của nhà Tống nên bèn tấn công làm giặc rơi vào thế bị động kho lương thưc của giăc bị quân ta đốt , làm giặc không thể chống cự . Sau khi thăng trận nhà Lý sai quân rút về nước .
tác giả là bà huyện thanh quan tên thật là nguyễn thị hinh
Bài thơ được sáng tác khi bà từ trên đường từ Bắc Hà vào Huế nhận chức “Cung Trung giáo tập”
chú ý khi trả lời tên tác giả phải viết đầy đủ là bà huyện thanh quan còn nếu viết chắc huyện thanh quan thì bạn sẽ ko có điểm
Dòng đời xuôi ngược gặp nhau
Tri giao tín nghĩa tình sâu giữ tròn
Hỡi ơi nước chảy đá mòn
Đổi thay mặn nhạt hàn ôn mấy người?
Thương nhau chín bỏ làm mười
Giữ cho cuộc sống thắm tươi mặn nồng
Dù rằng gặp cảnh gai chông
Chung tay tiếp sức đồng lòng vượt qua
Đắp bồi tình cảm nở hoa
Đẩy lùi tủi hận xót xa u hoài
Kiên trì hướng đến tương lai
Thẳng lưng tiến bước dặm dài nề chi
Bạn bè là nghĩa tương tri
Có duyên gặp mặt mấy khi trong đời
Trên môi hé nở nụ cười
Sống vui, mạnh khỏe làm người nghĩa nhân.
Bạn Đến Chơi Nhà
Đã bấy lâu nay bác tới nhà.
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta.
(Nguyễn Khuyến)
Trùng kiết lị và trùng sốt rét đều là sinh vật dị dưỡng, tấn công cùng một loại tê bào là hồng cầu.
Tuy nhiên, chúng có những đặc điểm khác nhau như sau:
- Trùng kiết lị lớn, một lúc có thể nuốt nhiều hồng cầu, rồi sinh sản bằng cách phân đôi liên tiếp (theo cấp số nhân).
- Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào kí sinh trong hồng cầu (kí sinh nội bào), ăn chất nguyên sinh của hồng cầu, rồi sinh sản ra nhiều trùng kí sinh mới cùng một lúc còn gọi là kiểu phân nhiều hoặc liệt sinh) rồi phá vỡ hồng cầu đế ra ngoài. Sau đó mỗi trùng kí sinh lại chui vào các hồng cầu khác đế' lặp lại quá trình như trên. Điều này giải thích hiện tượng người bị bệnh sốt rét hay đi kèm chứng thiếu máu.
-Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào kí sinh trong hồng cầu (kí sinh nội bào), ăn chất nguyên sinh của hồng cầu, rồi sinh sản ra nhiều trùng kí sinh mới cùng một lúc còn gọi là kiểu phân nhiều hoặc liệt sinh) rồi phá vỡ hồng cầu đế ra ngoài. Sau đó mỗi trùng kí sinh lại chui vào các hồng cầu khác đế' lặp lại quá trình như trên. Điều này giải thích hiện tượng người bị bệnh sốt rét hay đi kèm chứng thiếu máu.
Để chủ động phòng bệnh sốt rét chúng ta cần thực hiện tốt các biện pháp như sau:
- Ngủ màn có tẩm hóa chất diệt muỗi, mặc quần áo dài khi phải làm việc vào ban đêm, bôi thuốc chống muỗi đốt lên những nơi da hở.
- Phun hóa chất diệt muỗi lên tường, vách nhà ở. Dùng hương xua muỗi, vợt điện,… để diệt muỗi.
- Vệ sinh ngăn nắp, triệt để các nơi muỗi trú đậu trong nhà, phát quang bụi rậm quanh nhà ở, lấp các vũng nước đọng, khơi thông cống rãnh, di rời chuồng gia súc ra xa nhà.
- Đối tượng có nguy cơ cao là những người sinh sống, làm việc, học tập hay ra vào vùng có dịch sốt rét lưu hành cần được uống thuốc phòng chống bệnh sốt rét theo hướng dẫn và quy định của Bộ Y tế, thuốc được cấp tại miễn phí tại các trạm y tế xã, thị trấn và phòng khám đa khoa khu vực. Đối với những người vừa ở khu vực có dịch sốt rét lưu hành về địa phương, đặc biệt là các nước châu Phi cần đến các cơ sở y tế để khai báo, tư vấn và làm các xét nghiệm cần thiết. Trong trường hợp trong máu có ký sinh trùng sốt rét sẽ được cấp thuốc điều trị miễn phí theo quy định.
- Cách tốt nhất vẫn là tránh đừng để muỗi đốt và khi có nghi ngờ bị bệnh sốt rét thì nên đến cơ sở y tế địa phương để được khám, tư vấn, xét nghiệm, điều trị kịp thời không để bị sốt rét ác tính lâu ảnh hưởng đến tính mạng và tăng chi phí chữa bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống và kinh tế của gia đình.