Qua văn bản" ánh trăng'' cho biết tác giả là ai và một số nét về ông?bố cục của bài và nêu nhận xét về bố cục đó?thời điểm ra đời của bài thơ? Tưởng tượng mình là nhân vật và viết một đoạn văn?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Gợi ý viết đoạn văn nêu suy nghĩ về tác hại của bao bì ni lông với môi trường sống của con người và những việc em đã làm để góp phần bảo vệ môi trường:
1. Mở đoạn: Dẫn dắt vấn đề.
2. Thân đoạn: Giải quyết vấn đề (tập trung làm rõ tác hại của bao bì ni lông và những việc em đã làm để bảo vệ môi trường):
* Nêu tác hại của bao bì ni lông:
- Gây ô nhiễm không khí: Khí đốt từ túi ni lông rất độc hại, chúng làm môi trường bị ô nhiễm, tạo ra mùi khó chịu, nếu con người hít phải sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
- Gây ô nhiễm môi trường đất: Khi túi ni lông thải ra môi trường, chúng sẽ làm thay đổi tính chất vật lý của đất, gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của các loại cây trồng, hoa màu,...
- Gây ô nhiễm môi trường nước: Khi túi ni lông thải ra môi trường nước, chúng làm ô nhiễm nguồn nước, gây tắc nghẽn cống, sinh ra nhiều vi khuẩn độc hại,...
- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Các chất độc từ túi ni lông có thể gây ra các căn bệnh như ung thư, giảm miễn dịch, ảnh hưởng đến nội tiết tố,...
* Những việc em đã làm:
- Hạn chế sử dụng bao bì ni lông.
- Thay bao bì ni lông bằng các vật dụng có thể tái chế được.
- Tham gia tuyên truyền, vận động những người xung quanh không sử dụng bao bì ni lông.
3. Kết đoạn: Khẳng định vấn đề, đưa ra lời kêu gọi.
Trong đoạn trích Bạch tuộc, em ấn tượng nhất là thuyền trưởng Nê-mô, một người vừa có vẻ đẹp của thể lực lẫn tinh thần.
Thuyền trưởng Nê-mô trong đoạn trích Bạch tuộc hiện lên là một người sẵn sàng chiến đấu với lũ bạch tuộc, nói cách khác, ông là một người quyết đoán, gan dạ. Ông đã sẵn sàng chiến đấu với những con bạch tuộc bằng rìu và đã đã chém đứt các vòi của chúng. Khi Nét Len bị một con bạch tuộc quật ngã, giáo sư A-rôn-nác đã lao tới cứu anh ta. Nhưng Nê-mô đã đến trước giáo sư. Lưỡi rìu của Nê-mô cắm phập vào mồm quái vật, và thế là Nét thoát chết trong gang tấc. Ở chi tiết này, có thê thấy sức mạnh cùng sự nhanh nhẹn của một thuyền trưởng. Phải có sức khỏe về thể chất, Nê-mô mới có thể sẵn sàng chiến đấu với lũ "quái vật" này và có những hành động vô cùng nhanh như vậy.Nê-mô không chỉ là một người có vẻ đẹp về thể lực mà còn có cả vẻ đẹp về tinh thần. Vì sao ông phải chiến đấu với lũ bạch tuộc? Đó không chỉ còn là vì lũ bạch tuộc khiến con tàu No-ti-lớt không đi được mà còn vì những con người trên chiếc tàu ấy. Nếu không chiến đấu với lũ bạch tuộc, sẽ không có cơ hội nào để cứu người thủy thủ kia, không có cơ hội nào để cứu Nét Len. Việc Nê-mô chặt đứt vòi bạch tuộc hay rìu của ông cắm phập vào mồm quái vật vừa cho thấy sức mạnh thể chất của ông, nhưng cũng nói lên sự giận dữ của ông với lũ "quái vật" dám động vào những người trên tàu. Nói cách khác, đó là tình cảm giữa người với người, tình cảm của những người đã thân thiết dành cho nhau. em nhớ nhất là chi tiết mắt Nê-mô ứa lệ khi nghĩ về "biển cả vừa nuốt mất một người đồng hương của mình". Em ấn tượng bởi đó là sự xúc động của một con người dành cho một con người, của người có quê hương dành cho đồng hương của mình, của một thuyền trưởng dành cho thuyền viên. em còn ấn tượng bởi ông không khóc nức nở, không khóc thành tiếng hay một sự xúc động thái quá. Ở đây, Nê-mô chỉ "ứa nước mắt", những giọt nước mắt của ông cứ trào ra, ông không hề kêu lên hay cố tình thể hiện mà nó là cảm xúc chất chứa đến hồi bộc phát. Chi tiết này là một chi tiết đắt giá nói lên vẻ đẹp tinh thần của Nê-mô.
Kí ức của con người luôn ghi dấu những điều đẹp nhất về quê hương, gia đình, xứ sở của họ, nơi họ đã sinh ra và lớn lên. Lớn lên, đi xa vào đời, đi đến đâu cũng đều mang trong mình màu sắc của nơi ta đã lớn lên, chả phong cảnh nơi đó. Như những người con quê tôi, phóng khoáng và dịu dàng như nước, như trời nơi Vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh, là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Đông Bắc Bộ, thuộc bờ biển Đông Bắc Việt Nam. Phải mất hàng triệu năm, đá xô sóng, sóng xô gió, vận động không ngừng nghỉ mới tạo nên một tác phẩm địa lí hoàn mỹ như thế, rộng lớn như thế, xanh rờn như thế. Toàn bộ vịnh có diện tích khoảng 1553 km vuông, có tới 1960 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau, phần lớn trong đó là các đảo đá vôi.
Vịnh Hạ Long nổi tiếng bởi cảnh non nước hữu tình của nó. Nếu để máy quay trên cao nhìn xuống, Hạ Long như một bức gấm xanh khổng lồ được thêu bằng nước và đá. Tất cả đều do một tay Tạo hóa sắp đặt và tạo thành. Những hình dáng uốn lượn của nước, những hòn đảo, những núi đá vôi kì vĩ như những tác phẩm điêu khắc được tạo ra từ bàn tay người nghệ nhân. Hòn đảo như hình người đang ngóng về đất liền kia là hòn Đầu Người, đảo giống như ngư ông đang ngồi đánh cá kia là hòn Lã Vọng, đảo như cánh buồm đang vươn gió ra khơi kia là hòn Cánh Buồm, và đặc biệt là hòn đảo nổi tiếng nhất như hình ảnh hai con gà đang âu yếm - hòn Trống Mái đã trở thành hình ảnh tượng trưng cho những con tem, bì thư,...
.âu yếm vờn nhau trên sóng nước – hòn Trống Mái; đứng giữa biển nước bao la một lư hương khổng lồ như một vật cúng tế trời đất – hòn Lư Hương… Tất cả đều rất thực, thực đến kinh ngạc. Những đảo đá diệu kỳ ấy biến hóa khôn lường theo thời gian và góc nhìn. Tới đây ta mới nhận ra tất cả chúng không phải là những hòn đảo vô tri tĩnh lặng mà như có hồn và đều sống động.
Trong cuộc sống mỗi người ai cũng có những kỷ niệm khó quên trong đời. Với em cũng vậy, gần bốn năm cắp sách đến trường em cũng có bao nhiêu kỷ niệm vui buồn. Và kỷ niệm đáng nhớ nhất trong em có lẽ là kỷ niệm về cô giáo chủ nhiệm năm em học lớp ba.
Gia đình em vốn không mấy khá giả, nhà lại đông anh em. Bố mẹ em không phải công nhân viên chức mà chỉ quanh năm làm ruộng và làm thuê nên cuộc sống vất vả và đủ ăn là may măn rồi. Em là anh cả trong gia đình, sau em còn có ba người em nhỏ nữa. Năm em học lớp ba, đó cũng là khoảng thời gian khó khăn nhất, bố em mắc bệnh nan y khó chữa, gia đình đã bán tài sản, vay mượn khắp nơi để chạy chữa, em đã quyết định nghỉ học vì đến kỳ nộp tiền học mà gia đình không có.
Cô giáo chủ nhiệm em lúc đó tên Lan. Cô Lan là một cô giáo hiền lành, yêu nghề và rất quan tâm đến đời sống cũng như học tập của học sinh chúng em. Hai ngày liền không thấy em tới lớp, cô đã hỏi thăm bạn bè và tìm đến nhà em để thăm hỏi. Cô đã động viên gia đình rất nhiều và mong muốn em tiếp tục đến lớp. Cô nói em là một học sinh giỏi của lớp, nếu nghỉ học thì thật tiếc quá. Cô cũng nói mong muốn em học tập để có một tương lai tốt đẹp và có cơ hội để giúp đỡ gia đình. Lúc đó em chỉ nghĩ trước mắt nên vẫn nhất định nghỉ học. Rồi một tuần trôi qua cô lại tới nhà động viên. Cô nói đã thong báo trường hợp của em lên nhà trường và địa phương để xem xét cho em được đi học mà không phải đóng học phí. Em vui mừng lắm vì trước giờ em rất muốn đi học như các bạn cùng trang lứa. Và rồi sau hơn một tuần nghỉ học em lại được tiêp tục tới trường. Con đường tới trường dường như đẹp hơn mỗi ngày. Em tung tăng bước đi với niềm hân hoan vô cùng. Mỗi ngày sau buổi học, cô Lan lại dành them thời gian để giảng lại cho em những bài cũ mà em nghỉ tuần trước đó. Cô ân cần , nhiệt tình giảng dạy để em không bị mất kiến thức. Cuối năm đó em đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện và danh hiệu học sinh nghèo vượt khó. Em rất cảm động và hạnh phúc về những gì cô Lan đã dành cho em.
Nhắc đến một trong những di tích lịch sử hay là một vùng đất trong trái tim tôi. Thì chắc hẳn tôi sẽ nghĩ đến quê hương Mê Linh của tôi. Mê Linh của tôi là một huyện nằm phía Bắc của Thủ đô Hà Nội. Nhưng nó đã có lịch sử từ rất lâu đời.
Đến với Mê Linh chúng ta sẽ phải đến di tích lịch sử đền thờ Hai Bà Trưng. Đây là đền thờ của hai vị anh hùng dân tộc Trưng Trắc và Trưng Nhị- đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa đánh đổ ách thống trị của nhà Đông Hán giành lại nền độc lập dân tộc. Đền thờ được xây dựng ở vị trí đắc địa, chính nơi Hai Bà sinh ra, lớn lên, tế cờ khởi nghĩa giành thắng lợi, xưng Vương và định đô ngay từ những tháng năm đầu sau Công nguyên năm 40-43.
Hai Bà Trưng không còn quá xa lạ đối với những người con đất Việt. Khi mà đất nước ta bị phương Bắc đô hộ thì ở vùng dất Mê Linh đã có hai chị em gái sinh đôi, chị có tên là Trưng Trắc, em gái có tên Trưng Nhị- làm nghề nuôi tằm. Hai Bà được mẹ mời thầy giỏi trực tiếp dạy học nên khi lớn lên đều văn võ song toàn, có lòng thương dân và ý chí khởi nghĩa quật cường.
Năm mười chín tuổi, bà Trưng Trắc kết hôn với ông Thi Sách, con quan Lạc tướng thành Chu Diên cũng là người có ý chí quyết tâm chống giặc Hán đô hộ. Sau khi Hai Bà mất, nhân dân trong nước tôn kính lập đền thờ Hai Bà và các tướng lĩnh giỏi ở khắp mọi nơi.
Để tưởng nhớ công lao của hai bà thì nhân dân đã lập đền thờ tại nơi mà hai bà đã lớn lên, trưởng thành và lưu dấu ấn sâu đậm trong lòng người dân nơi đây.
DIỆU KỲ TOÁN HỌC
Thân thương cuộc sống hàng ngày,
Bao nhiêu phép toán vẫn hay được dùng.
Một ngày toán bỗng lạnh lùng,
Bỗng dưng biến mất không chừng nguy to.
Tiền nong chẳng biết liệu lo,
Ra chợ y hệt chú bò lơ ngơ.
Ta như đứng đứng giữa rừng mơ,
Nấu cơm chẳng biết đổ cho đủ dùng.
Số nhà nhảy nhót lung tung,
Chẳng theo thứ tự biết dừng ở đâu.
Đếm thì lẫn trước quên sau,
Thời gian chẳng biết gặp nhau lúc nào.
Hiểu ra toán học vấn cao,
Công thầy cô dạy biển sao sánh bằng.
Bụi xưa phấn phủ nhọc nhằn,
Làm sao phủ hết tháng năm cô thầy.
Thầy cô nâng cánh chim bay,
Bao nhiêu ân nghĩa tháng ngày vẫn nguyên !
tác giả : Thương Hoài.
bài này vừa sáng tác theo yêu cầu của em đó .
cần thơ thì cứ gặp cô nhé !
-Qua văn bản" ánh trăng'' cho biết tác giả là Nguyễn Duy
- Nguyễn Duy (1948) tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ
- Quê quán: Xã Đông Vệ huyện Đông Sơn(nay là phường Đông Vệ-Thanh Hóa)
- Sự nghiệp sáng tác:
+ Nguyễn Duy làm thơ từ rất sớm, từ khi học cấp ba
+ Năm 1973, ông đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với chùm thơ vô cùng xuất sắc.
+ Ngoài việc sáng tác thơ ông còn viết tiểu thuyết và bút kí
+ Năm 2007, Nguyễn Duy đã được Giải thưởng Nhà nước danh giá về Văn học Nghệ thuật
+ Những tác phẩm tiểu biểu: “Đãi cát tìm vàng”, “ Bụi”, “Mẹ và em”…
- Phong cách sáng tác: Thơ Nuyễn Duy giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt và suy tư.
+) BỐ CỤC CHIA LÀM 3 PHẦN:
- Đoạn 1 (3 khổ thơ đầu): Kí ức về vầng trăng trong quá khứ của tác giả và vầng trăng trong hiện tại
- Đoạn 2 (Khổ 4): Tình huống bất ngờ khiến kí ức ùa về
- Đoạn 3 (2 khổ cuối): Sự hối hận của tác giả vì đã lãng quên vầng trăng
- Nhận xét : Bố cục bài thơ theo trình tự từ quá khứ đến hiện tại.
- Thời điểm ra đời của bài thơ : sau đại thắng mùa xuân 1975, người lính từ chiến khu trở về thành phố.
BÀI LÀM
Trăng với tôi như một người bạn tri kỉ, cùng đi qua những thăng trầm cuộc đời. Trăng không chỉ là trăng mà còn là đồng, là sông, là bể, là những gì gần gũi, thân thuộc nhất gắn liền với tuổi thơ hồn nhiên, mơ mộng nơi thôn dã. Nhưng khi hòa bình lập lại, tôi về thành phố sống, từ đó quen với những tiện nghi cuộc sống với ánh điện, cửa gương mà quên mất đi vầng trăng tình nghĩa. Khi mất điện, tôi bật tung cửa sổ, vẫn vầng trăng ngày nào, vẫn tròn vẫn sáng. Trăng không hề thay đổi, chỉ có lòng người đổi thay. Trong phút chốc bao kí ức chiến đấu năm xưa ùa về, tôi nhận ra mình đã quá vô tình với vầng trăng ấy.
Chào bạn! Với chuỗi câu hỏi này, bạn có thể tham khảo một vài ý sau nhé!
1. Tác giả bài thơ Ánh trăng là Nguyễn Duy.
2. Một số nét về nhà thơ Nguyễn Duy.
- Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở làng Quảng Xá, nay thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa.
- Năm 1965, từng làm tiểu đội trưởng tiểu đội dân quân trực chiến tại khu vực cầu Hàm Rồng, một trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ trong những năm chiến tranh Việt Nam.
- Ông làm thơ từ rất sớm: Tre Việt Nam, Ánh trăng, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa..., Đò Lèn,...
3. Bố cục của bài thơ
- Phần 1 (2 khổ thơ đầu): Vầng trăng quá khứ gắn bó với tuổi thơ.
- Phần 2 (2 khổ thơ tiếp): Vầng trăng hiện tại và sự bội bạc của con người trong cuộc sống hiện đại.
- Phần 3 (2 khổ cuối): Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả trước vầng trăng.
--> Bố cục phù hợp đi theo mạch cảm xúc, suy ngẫm của tác giả.
4. Hoàn cảnh sáng tác
Ánh trăng được viết năm 1978, sau giải phóng đất nước 3 năm, lúc này những người lính còn sống sót sau chiến tranh trở về với chốn phồn hoa đô thị.
5. Tưởng tượng mình là nhân vật và viết đoạn văn. Với yêu cầu này, trước hết bạn cần sẽ phải xác định viết đoạn văn về nội dung gì nhé!