K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đợi mẹ  Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng Mẹ đã bế...
Đọc tiếp

Đợi mẹ 

Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa
Trời tối trên đầu hè. Nửa vầng trăng non

Em bé nhìn vầng trăng, nhưng chưa nhìn thấy mẹ
Mẹ lẫn trên cánh đồng. Đồng lúa lẫn vào đêm

Ngọn lửa bếp chưa nhen. Căn nhà tranh trống trải
Đom đóm bay ngoài ao. Đom đóm đã vào nhà

Em bé nhìn đóm bay, chờ tiếng bàn chân mẹ
Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa

Trời về khuya lung linh trắng vườn hoa mận trắng
Mẹ đã bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ
(Tác giả: Vũ Quần Phương)

Câu 1: Em hiểu như thế nào về hình ảnh cuối bài thơ:

'' Trời về khuya lung linh trắng

                                vườn hoa mận trắng

Mẹ bế vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ ''?

Câu 2: Chỉ ra và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ:

'' Mẹ lẫn trên cánh đồng

   Đồng lúa lẫn vào đêm''

Câu 3: Từ '' chân '' trong câu thơ '' Bàn chân mẹ lội bùn ì oạp phía đồng xa '' được hiể theo nghĩa gốc hay nhĩa chuyển?

2

mình cần gấp ạ

11 tháng 3

Hi

 

 

Hà Nội không chỉ nổi tiếng với những di tích lịch sử, văn hóa mà còn thu hút du khách bởi những sản vật đặc trưng. Các loại trái cây như cam Canh, bưởi Diễn, hồng Lam... mỗi loại đều mang hương vị riêng biệt, làm say lòng thực khách. Ẩm thực Hà Nội cũng vô cùng phong phú với những món ăn như phở, bún chả, bún thang... mang đậm hương vị truyền thống. Không thể không nhắc đến các làng nghề truyền thống như làng gốm Bát Tràng, làng tranh Đông Hồ... nơi lưu giữ những giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc. Mỗi sản vật đều góp phần tạo nên nét đẹp riêng cho Hà Nội, khiến du khách luôn muốn quay lại khám phá.

Ngày xửa ngày xưa, có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị tên là Tấm, em tên là Cám. Mẹ Tấm mất sớm, sau đó mấy năm cha Tấm cũng qua đời, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám. Bà mẹ kế này rất cay nghiệt, bắt Tấm phải làm hết mọi việc nặng nhọc từ việc nhà đến việc chăn trâu cắt cỏ.… Một hôm bà ta cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng xúc tép, còn hứa "Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì...
Đọc tiếp
Ngày xửa ngày xưa, có hai chị em cùng cha khác mẹ, chị tên là Tấm, em tên là Cám. Mẹ Tấm mất sớm, sau đó mấy năm cha Tấm cũng qua đời, Tấm ở với dì ghẻ là mẹ Cám. Bà mẹ kế này rất cay nghiệt, bắt Tấm phải làm hết mọi việc nặng nhọc từ việc nhà đến việc chăn trâu cắt cỏ.… Một hôm bà ta cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng xúc tép, còn hứa "Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ". Ra đồng, Tấm chăm chỉ bắt được đầy giỏ, còn Cám thì mải chơi nên chẳng bắt được gì. Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị : - Chị Tấm ơi, chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng. Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu. Nghe tiếng khóc của Tấm, Bụt liền hiện lên hỏi : - Làm sao con khóc ? Tấm kể lể sự tình cho Bụt nghe, Bụt bảo: - Thôi con hãy nín đi ! Con thử nhìn vào giỏ xem còn có gì nữa không? Tấm nhìn vào giỏ rồi nói :  - Chỉ còn một con cá bống. - Con đem con cá bống ấy về thả xuống giếng mà nuôi. Mỗi bữa, đáng ăn ba bát thì con ăn hai còn một đem thả xuống cho bống…Nói xong Bụt biến mất. Tấm làm theo lời Bụt thả bống xuống giếng. Rồi từ hôm ấy trở đi, cứ mỗi bữa ăn, Tấm đều để dành cơm, giấu đưa ra cho bống. Mỗi lần nghe Tấm gọi, bống lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm của Tấm ném xuống… (Kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam - Nguyễn Đổng Chi) Câu 9 . Em hãy chỉ ra và nêu ý nghĩa của yếu tố hoang đường, kì ảo trong đoạn trích trên? mọi người giúp mình câu này với ạ mình cần gấp
1
11 tháng 3

kia là nó bảo trút hết sao vẫn con con cá bống

nhớ tặng coin cho mình nhe

11 tháng 3

nội dung: Bài thơ nhấn mạnh lũy tre là một biểu tượng đẹp của làng quê Việt Nam, đất nước Việt Nam, gắn bó với cuộc sống con người Việt Nam và là một phần không thể thiếu.

 Xem Bài Đọc LŨY TRE Mỗi sớm mai thức dậy Luỹ tre xanh rì rào Ngọn tre cong gọng vó Kéo mặt trời lên cao.   Những trưa đồng đầy nắng Trâu nằm nhai bóng râm Tre bần thần nhớ gió Chợt về đầy tiếng chim.   Mặt trời xuống núi ngủ Tre nâng vầng trăng lên Sao, sao treo đầy cành Suốt đêm dài thắp sáng.   Bỗng gà lên tiếng gáy Xôn xao ngoài luỹ tre Đêm chuyển dần về sáng Mầm măng đợi nắng về. 

tick điểm giúp tớ tớ camon

11 tháng 3

B. Ca ngợi sự mưu trí, dũng cảm của Mèo Con

10 tháng 3

Văn bản nào vậy bạn?

Đề 2:  Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:     “Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân...
Đọc tiếp

Đề 2:

 Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

    “Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới.

       Một  chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói:

  - Tôi đánh rơi tấm vải khoác!

  - Thế thì gay go đấy!Trời rét, không có áo khoác thì chịu sau được.

       Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ:

  - Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được.

  - Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được.

      Nhím ra dáng nghĩ:

  - Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim.

      Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt.

      Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. [...]

(Trích Những chiếc áo ấm, Võ Quảng)

Câu 1. Đoạn văn trên thuộc thể loại truyện nào?

Câu 2. Xác định ngôi kể của đoạn văn trên 

Câu 3. Chỉ ra phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.

Câu 4. Xác định chủ ngữ được mở rộng trong câu văn sau:

“ Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình nhím dựng lên nhọn hoắt.”

Câu 5. Khi thấy Thỏ bị rơi chiếc áo khoác xuống nước, Nhím đã có hành động gì?

Câu 6. Em hãy nhận xét về hành động của bạn Nhím

Câu 7. Đoạn  văn sau có mấy từ láy ?

 “Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất…Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới.

Câu 8. Đề tài của đoạn văn trên là gì?

Câu 9. Những thông điệp nào được gửi gắm qua đoạn văn trên?

Câu 10. Viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu bày tỏ suy nghĩ của em về vai trò của tình bạn.

Giải giúp mình nhé cảm ơn mọi người !!

0