K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5: Nghĩ thêm về chi tiết cái bóng trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương ThS. Đinh Văn Thiện          (1) Truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” được Nguyễn Dữ viết lại với rất nhiều sáng tạo từ một cốt truyện dân gian. Truyện kể về một người chồng vì ghen tuông quá mức, dẫn tới những hành động mù quáng, làm tan nát cả một...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 5:

Nghĩ thêm về chi tiết cái bóng trong truyện Chuyện người con gái Nam Xương

ThS. Đinh Văn Thiện

         (1) Truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” được Nguyễn Dữ viết lại với rất nhiều sáng tạo từ một cốt truyện dân gian. Truyện kể về một người chồng vì ghen tuông quá mức, dẫn tới những hành động mù quáng, làm tan nát cả một gia đình yên ấm, lẽ ra sẽ rất hạnh phúc. Hành động ghen tuông của người chồng đã đẩy người vợ đến chỗ uất ức quá phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn để chứng tỏ sự trong trắng thuỷ chung của mình. Từ góc độ đề tài, truyện không có gì mới mẻ. Tuy nhiên truyện vẫn rất hấp dẫn bởi đã xây dựng được một tình huống rất độc đáo. Đó là tình huống, sau bao nhiêu năm chinh chiến ngoài biên ải theo lệnh của triều đình, người chồng may mắn thoát chết trở về, những mong được ôm ấp đứa con của mình trong tình cha con đằm thắm, nào ngờ chính đứa con lại nói: “Ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia, chỉ nín thin thít”. Đứa con còn kể tiếp: “Trước đây thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Người vợ nói thế nào người chồng cũng không tin. Hàng xóm phân giải mọi điều về sự hiếu thảo, thuỷ chung của người vợ ở nhà, người chồng cũng chỉ cho là người vợ do khéo mồm khéo miệng mà được hàng xóm bao che. Tình huống ấy buộc người đọc phải theo dõi câu chuyện đến tận cùng xem kết cục là vì sao lại như vậy. Vì chuyện ghen tuông xưa nay vẫn có đến một ngàn lẻ một cách lí giải khác nhau, làm sao cắt nghĩa hết được! Người chồng chỉ sáng mắt ra khi chính đứa con chỉ vào cái bóng của anh ta nói: “Cha Đản đấy”.

        (2) Tuy nhiên, để tình huống ấy diễn ra một cách tự nhiên, hợp lí, người kể chuyện đã khéo léo cài đặt sẵn một chi tiết hết sức tự nhiên, một chi tiết lấy ra từ chính đời sống thường ngày. Đó là chi tiết lấy từ “trò chơi soi bóng trên tường”. Ngày xưa chưa có tivi, đến cả “rối hình" cũng không có, tối tối con cái thường quây quần quanh cha mẹ, ông bà, chơi trò soi bóng trên tường, nhờ ánh sáng ngọn đèn dầu, mỡ. Trò chơi này hết sức thú vị, vì từ hai bàn tay người chơi có thể tạo ra bao nhiêu hình thù vừa quen thuộc vừa kì lạ khác nhau, dựa vào tài khéo léo, óc tưởng tượng của cả người chơi và người xem. Trong trò chơi này ai cũng là người chơi, ai cũng là người xem nên có cái vui nhộn của không khí dân chủ và bình đẳng. Người vợ, vì chồng vắng nhà dằng dặc như thế, tối tối cũng chỉ còn biết chơi đùa với con bằng trò chơi ấy. Có lẽ vì muốn con luôn cảm thấy người cha vẫn có mặt ở nhà, và để tự an ủi mình, thấy mình với chồng vẫn luôn bên nhau như hình với bóng, nên người vợ đã chỉ vào cái bóng của mình mà nói với con rằng đó là cha của Đản - tên của đứa con. Gia đình, vì thế, lúc nào cũng cảm thấy sum vầy đông đủ, sự trống trải đã được khỏa lấp bằng hình ảnh của cái bóng êm đềm.

        (3) Từ một trò chơi dân dã, hết sức phổ biến, người kể chuyện đã đẩy lên thành một cái cớ để xây dựng thành một tình huống truyện độc đáo. Đó chính là sự tài hoa, sâu sắc của người kể chuyện. Cái bóng chỉ là cái cớ để xây dựng tình huống, là một chi tiết nghệ thuật, sao chúng ta lại gọi nó là “cái bóng oan khiên"? Đừng gán cho nó cái giá trị tư tưởng vốn không phải của nó mà quên mất cái đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của người xưa. Trò chơi ấy cũng còn cho thấy tấm lòng của người vợ nhớ chồng da diết nhường nào, thương con đến nhường nào. Người vợ làm sao có thể nghĩ tới việc sau này đứa con sẽ nói với người cha của nó những câu như ta đã thấy để tránh né câu chuyện vui đùa mà tình nghĩa và xúc động kia. Vì thế làm sao ta lại có thể phán xét rằng chính người vợ cũng có lỗi về cái chết của nàng một khi biết tính chồng hay đa nghi lại còn đùa với con như vậy. Lỗi và tội ở đây là cái sự ghen tuông đến mù quáng như một căn bệnh truyền đời của nhân loại.

        (4) Cũng chính vì mục đích sâu xa là lên án một cách gay gắt, quyết liệt thói ghen tuông (chứ không phải để lên án chiến tranh phong kiến loạn lạc, như một số nhận xét thường thấy) mà Nguyễn Dữ đã viết thêm đoạn kết (không có trong văn bản truyện cổ dân gian) có tính chất “thần kỳ”. Đoạn kết ấy không phải chỉ để câu chuyện thêm hấp dẫn! Đó là một kết thúc “mở” có ý nghĩa trả lại cho Vũ Nương sự trong sạch của một tấm lòng thuỷ chung, trong sáng, đồng thời thể hiện một thái độ bao dung đối với sai lầm của người chồng và của chính nàng mà thôi.

        (5) Truyện đã không để Vũ Nương về với chồng con. Điều đó buộc người đọc phải suy nghĩ sâu hơn về bài học mà truyện đặt ra. Người bị oan, cuộc đời có thể giải oan giúp họ. Còn hậu quả của những sai lầm do chính con người gây ra thì khôn lường và không phải bao giờ cũng khắc phục được. Đoạn kết của truyện đã xoáy vào lòng người đọc nỗi xót xa bởi cảnh đứa trẻ mất mẹ, suốt đời trong cảnh mồ côi, chỉ do thói ghen tuông của người cha...

(Văn học và Tuổi trẻ, số 7 (190), năm 2009)

Câu 1. Xác định luận đề của văn bản.

Câu 2. Theo người viết, truyện Chuyện người con gái Nam Xương hấp dẫn bởi tình huống truyện độc đáo nào?

Câu 3. Mục đích của việc người viết nhắc đến tình huống truyện ở phần mở đầu văn bản là gì?

Câu 4. Chỉ ra một chi tiết được trình bày khách quan và một chi tiết được trình bày chủ quan trong đoạn (2). Nhận xét về mối quan hệ giữa cách trình bày khách quan và cách trình bày chủ quan đó trong văn bản. 

Câu 5. Từ văn bản, cho biết vì sao người viết lại cho rằng chi tiết cái bóng là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc?

0
(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 5.  Lớp VIII Nội giám - Tâu Hoàng thượng, Nguyên Quận công Trịnh Duy Sản xin vào bệ kiến. LÊ TƯƠNG DỰC (cau mặt) - Lão gàn quái! Có việc gì khẩn cấp? (nghĩ một lúc) Cho vào. (Nội giám ra.) TRỊNH DUY SẢN (quỳ xuống) - Vạn tuế. LÊ TƯƠNG DỰC - Cho bình thân. Ngươi tìm trẫm chắc vì có việc quân quốc. TRỊNH DUY SẢN - Tâu Hoàng thượng, quả có...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản và thực hiện yêu cầu từ câu 1 đến câu 5. 

Lớp VIII

Nội giám - Tâu Hoàng thượng, Nguyên Quận công Trịnh Duy Sản xin vào bệ kiến.

LÊ TƯƠNG DỰC (cau mặt) - Lão gàn quái! Có việc gì khẩn cấp? (nghĩ một lúc) Cho vào.

(Nội giám ra.)

TRỊNH DUY SẢN (quỳ xuống) - Vạn tuế.

LÊ TƯƠNG DỰC - Cho bình thân. Ngươi tìm trẫm chắc vì có việc quân quốc.

TRỊNH DUY SẢN - Tâu Hoàng thượng, quả có thế.

LÊ TƯƠNG DỰC - Trẫm đã phó mặc việc nhớn việc nhỏ cho triều đình, ngươi chắc cũng đã biết. Trẫm còn bận việc Cửu Trùng Đài...

TRỊNH DUY SẢN - Hoàng thượng làm vua một nước, phải để ý đến mọi việc, phó thác làm sao cho triều đình được. Hoàng thượng không nên quá tin ở các quan. Họ nói rằng thiên hạ thái bình, thực ra phải nói: thiên hạ sắp loạn.

LÊ TƯƠNG DỰC - Vì cớ sao?

TRỊNH DUY SẢN - Hoàng thượng nên bãi ngay việc xây Cửu Trùng Đài.

KIM PHƯỢNG - Bãi Cửu Trùng Đài!

TRỊNH DUY SẢN - Dâm dật là mầm bại vong, xa xỉ là nguồn loạn lạc. Hoàng thượng là bậc thanh minh, xin nghĩ lại.

LÊ TƯƠNG DỰC - Ngươi hãy lui ra, trẫm không muốn nghe chuyện chướng tai nữa, lui ra.

TRỊNH DUY SẢN (nói to) - Hạ thần chỉ lo cho cơ nghiệp nhà Lê, cho Hoàng thượng, nên mới nói thật. Loạn đến nơi rồi!

LÊ TƯƠNG DỰC - Lại mấy đám giặc cỏ chứ gì?

TRỊNH DUY SẢN - Hoàng thượng không biết rõ. Giặc giã nổi lên khắp nơi. Đó là một điềm bất tường. Kinh Bắc thì có Thôn Duy Nhạc, Ngô Văn Tổng. Đất Sơn Tây thì có Trần Tuân; Tam Đảo thì có Phùng Chương. Chúng dấy binh làm loạn, giết cả quan lại triều đình, hãm hiếp dân đen, đốt phá làng mạc. Dân gian không được an cư lạc nghiệp, ruộng nương bỏ hoang, cửi canh xao nhãng, cực khổ không biết thế nào mà kể cho hết. Tiếng oán thán nổi lên đầy trời.

LÊ TƯƠNG DỰC - Trẫm đã sai tướng đi đánh dẹp.

TRỊNH DUY SẢN - Còn một đám giặc nữa, dân chúng theo có hàng vạn người, thanh thế lừng lẫy...

LÊ TƯƠNG DỰC - Lũ Trần Cao chứ gì?

TRỊNH DUY SẢN - Tâu Hoàng thượng chính vậy. Trần Cao thấy sấm nổi ở phương đông có thiên tử khí, cùng đồ đảng đánh lấy đất Thụy Dương, Đông Triều, tự xưng là Đế Thích giáng sinh, nghiễm nhiên lập một triều đình riêng trong đất Việt... Hiện đã kéo quân đến Đế đô, chực hãm kinh thành.

LÊ TƯƠNG DỰC - Trẫm phải đợi đến ngươi tâu bầy, thì dễ lũ sương cuồng Trần Cao đã làm cỏ kinh thành. Ngươi cứ yên tâm. Trẫm đã sai An Hòa hầu Nguyễn Hoàng Du sang đóng quân ở Bồ Đề chống giữ, giặc đã chạy về Châu Sơn. Kinh thành này vững như bàn thạch.

TRỊNH DUY SẢN - Đã đủ đâu, còn các nơi?

LÊ TƯƠNG DỰC - Dẹp xong cả.

TRỊNH DUY SẢN - Cũng không hết. Dẹp bọn này, bọn khác lại nổi như đầu Phạm Nhan, bệnh nặng phải trừ từ rễ. Giặc giã nổi lên vì dân gian oán triều đình. Chính sự đổ nát...

KIM PHƯỢNG - Nguyên Quận công ăn nói lạ lùng!

LÊ TƯƠNG DỰC - Ngươi không nể mặt trẫm sao? Người trung thần không ai nói thế. Trẫm rộng lượng, vua khác thì ngươi đã không toàn tính mệnh.

TRỊNH DUY SẢN - Hoàng thượng nên xét cho lòng thành thực của hạ thần. Chính sự đổ nát lắm rồi. Muốn cho nước yên thì phải thể lòng dân, mà dân bây giờ ai cũng oán Vũ Như Tô, mấy lũ... cung nữ.

KIM PHƯỢNG (quỳ xuống) - Trời ơi! Thần thiếp có tội gì? (Nắm vạt áo long bào khóc).
LÊ TƯƠNG DỰC - Ái khanh đứng dậy. Ái khanh không có tội gì. (Nhìn Trịnh Duy Sản một cách giận dữ). Ngươi lui ra, ngươi lui ra. Cung nữ là phận liễu bồ không hề bước chân ra khỏi Tử cấm thành, hỏi họ có tội gì? Có ai dọa làm tội thê thiếp ngươi không, Trịnh Duy Sản?

TRỊNH DUY SẢN - Chính họ đưa Hoàng thượng vào con đường tửu sắc, con đường xa xỉ. Chính vì muốn đẹp lòng họ mà Hoàng thượng cho xây Cửu Trùng Đài.

LÊ TƯƠNG DỰC - Đó là ý trẫm. Ngươi không được nói nữa.

TRỊNH DUY SẢN - Còn như Vũ Như Tô nữa. Nó đã bày vẽ ra Cửu Trùng Đài, hao tiền tốn của vì nó, sưu cao thuế nặng vì nó, triều đình đổ nát, giặc giã như ong là vì nó. Kiệt Trụ mất nước chỉ vì cái bệnh xây cung điện. Xin Hoàng thượng mau mau tỉnh ngộ, tu tỉnh thân mình, xa gái đẹp, đuổi Vũ Như Tô, học thói thanh liêm, thương dân như con kẻo họa đến thân.

LÊ TƯƠNG DỰC - Duy Sản, ngươi bước ngay. Kẻo cái công hãn mã của ngươi trẫm không kể nữa. Trẫm phải nghe ngươi dạy khôn à?

TRỊNH DUY SẢN - Xin Hoàng thượng nghe lời hạ thần đuổi cung nữ, chém Vũ Như Tô... (nắm lấy áo vua).

LÊ TƯƠNG DỰC - Lão ương gàn, quân hủ nho... (rút kiếm) Bước!

TRỊNH DUY SẢN - Hạ thần xin chết về tay Hoàng thượng còn hơn là trông thấy ngày nhà Lê mất nghiệp (quỳ xuống vươn cổ).

(Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng)

Tóm tắt: Vũ Như Tô là vở bi kịch lịch sử gồm 5 hồi, viết về sự kiện xảy ra ở Thăng Long khoảng năm 1516 - 1517 dưới triều Lê Tương Dực. Vở kịch xoay quanh cuộc đời nhân vật chính - Vũ Như Tô - một kiến trúc sư tài năng. Lê Tương Dực là một hôn quân, suốt ngày say mê tửu sắc, ăn chơi sa đọa, bỏ bê việc nước. Hắn muốn Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài để làm nơi hưởng lạc, vui chơi cùng đám cung nữ. Vũ Như Tô vì quan niệm nghệ thuật thuần khiết, thanh cao đã đưa gia đình đi chốn nhưng vẫn không thể thoát khỏi tay sai của Lê Tương Dực. Khi bị giải vào cung, ông được cung nữ Đam Thiềm thuyết phục và đồng ý xây Cửu Trùng Đài. Từ đó, ông dồn hết tâm trí vào việc xây dựng cho đất nước một công trình kì vĩ, “tranh tinh xảo với hóa công”, để nước ta không hề thua kém với các nước láng giềng. Thế nhưng, ông đã vô tình gây ra biết bao tai họa cho người dân: Thuế khóa nặng nề, thợ giỏi bị bắt vào cung xây đài, tróc nã, hành hạ những người chống đối, biết bao người chết vì xây Cửu Trùng Đài khiến lòng dân oán hận. Quận công Trịnh Duy Sản đã nhiều lần can ngăn, khuyên giải nhưng Lê Tương Dực vẫn chấp mê bất ngộ. Nhân lúc tình hình rối ren, ông đã cầm đầu phe đối lập trong triều, dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ làm phản, giết chết Lê Tương Dực, Vũ Như Tô, Đan Thiềm và phá hủy Cửu Trùng Đài.   

Câu 1. Đoạn trích trên tái hiện lại sự việc nào?

Câu 2. Dẫn ra một lời độc thoại của nhân vật trong đoạn trích trên. 

Câu 3. Nhận xét về những chỉ dẫn sân khấu của vua Lê Tương Dực.

Câu 4. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: Giặc giã nổi lên khắp nơi. Đó là một điềm bất tường. Kinh Bắc thì có Thôn Duy Nhạc, Ngô Văn Tổng. Đất Sơn Tây thì có Trần Tuân; Tam Đảo thì có Phùng Chương. Chúng dấy binh làm loạn, giết cả quan lại triều đình, hãm hiếp dân đen, đốt phá làng mạc. Dân gian không được an cư lạc nghiệp, ruộng nương bỏ hoang, cửi canh xao nhãng, cực khổ không biết thế nào mà kể cho hết. Tiếng oán thán nổi lên đầy trời.

Câu 5. Từ đoạn trích, em có nhận xét gì về bối cảnh xã hội lúc bấy giờ?

0
(4 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5.         Sè sè nấm đất bên đàng, Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.        Rằng: “Sao trong tiết thanh minh, Mà đây hương khói vắng tanh thế mà?”        Vương Quan mới dẫn gần xa: “Đạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi(1).        Nổi danh tài sắc một thì, Xôn xao ngoài cửa, hiếm gì yến anh.        Phận hồng nhan có mong manh(2), Nửa chừng xuân, thoắt...
Đọc tiếp

(4 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 5. 

       Sè sè nấm đất bên đàng,

Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.

       Rằng: “Sao trong tiết thanh minh,

Mà đây hương khói vắng tanh thế mà?”

       Vương Quan mới dẫn gần xa:

“Đạm Tiên nàng ấy xưa là ca nhi(1).

       Nổi danh tài sắc một thì,

Xôn xao ngoài cửa, hiếm gì yến anh.

       Phận hồng nhan có mong manh(2),

Nửa chừng xuân, thoắt gãy cành thiên hương(3).

       Có người khách ở viễn phương,

Xa nghe cũng nức tiếng nàng tìm chơi.

       Thuyền tình(4) vừa ghé tới nơi,

Thì đà trâm gãy, bình rơi(5) bao giờ.

       Buồng không lạnh ngắt như tờ,

Dấu xe ngựa đã rêu lờ mờ xanh.

       Khóc than khôn xiết sự tình,

Khéo vô duyên bấy là mình với ta.

       Đã không duyên trước chăng mà,

Thì chi chút ước gọi là duyên sau.

       Sắm sanh nếp tử(6) xe châu(7),

Vùi nông một nấm(8), mặc dầu cỏ hoa.

       Trải bao thỏ lặn, ác tà(9),

Ấy mồ vô chủ ai mà viếng thăm!"

       Lòng đâu sẵn mối thương tâm, 

Thoắt nghe Kiều đã đầm đầm châu sa(10):

       "Đau đớn thay, phận đàn bà!

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung."

                                    (Truyện Kiều, Nguyễn Du)

Chú thích: 

(1) Ca nhi: Gái hát, cũng như ta nói ả đào.

(2) Phận hồng nhan có mong manh: Ý nói số phận mong manh của người con gái đẹp.

(3) Nửa chừng xuân, thoắt gãy cành thiên hương: Ý nói đang giữa tuổi xuân thì người đẹp chết.

(4) Thuyền tình: Người khách viễn phương đến tìm Đạm Tiên.

(5) Trâm gãy, bình rơi: Ý nói người đã chết, lấy ý tứ từ câu thơ Đường: Nhất phiến tình chu phương đáo ngạn / Bình trâm hoa chiết dĩ đa thì (Một lá thuyền tình vừa tới bến / Bình rơi hoa gãy đã từ lâu).

(6) Nếp tử: Áo quan làm bằng gỗ tử.

(7) Xe châu: Linh xa có treo rèm châu, ý nói linh xa lịch sự sang trọng.

(8) Vùi nông một nấm: Ý chỉ một nấm mồ thấp, sát mặt đất.

(9) Thỏ lặn, ác tà: Thỏ đại diện cho Mặt Trăng, ác là con quạ, cùng nghĩa với chữ "ô", chỉ Mặt Trời. 

(10) Châu sa: Ý chỉ nước mắt rơi xuống. Sách xưa chép rằng: Xưa có giống người ở giữa biển gọi là Giao nhân – một thứ cá hình người. Giống người này khóc thì nước mắt đọng lại, kết thành hạt ngọc.

Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên. 

Câu 2. Chỉ ra một điển tích, điển cố được sử dụng trong văn bản.

Câu 3. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ sau: 

Sè sè nấm đất bên đàng,

Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh.

Câu 4. Nhận xét về hệ thống từ láy được tác giả sử dụng trong văn bản. 

Câu 5. Trước hoàn cảnh của Đạm Tiên, Thúy Kiều đã có tâm trạng, cảm xúc gì? Điều này cho thấy Thúy Kiều là người con gái như thế nào?

0
Đố bạn! Khi có 5 con vịt thì bạn sẽ làm gì? có A,B,C,D,Còn nữa để chọn       A:Nấu con chúa hề như hết 5 con vịt Khi Bạn ĐÓI BỤNG                        B:Kệ Nó Vứt Thùng rác Mấy con vịt Cho Nó ra để môi trường bị Ô nhiễm ở nhà bạn mà ghét nhất và  giết cái thằng mà mày ghét NHẤT     C:Thì gửi cho 911 5 con vịt                                                                        D:Khi nghỉ lễ lấy 5 Con Vịt Ăn hết...
Đọc tiếp

Đố bạn! Khi có 5 con vịt thì bạn sẽ làm gì? có A,B,C,D,Còn nữa để chọn       A:Nấu con chúa hề như hết 5 con vịt Khi Bạn ĐÓI BỤNG                        B:Kệ Nó Vứt Thùng rác Mấy con vịt Cho Nó ra để môi trường bị Ô nhiễm ở nhà bạn mà ghét nhất và  giết cái thằng mà mày ghét NHẤT     C:Thì gửi cho 911 5 con vịt                                                                        D:Khi nghỉ lễ lấy 5 Con Vịt Ăn hết nguyên ngày                                  E:Khi ở nhà một mình mà Con vịt để ra 'Phân' và 'Địt thúi' Sao đó Bạn sẽ làm trong (1) hoặc (2) hoặc (3)?                                                     (1):ĐỐT NHÀ CỦA MẸ BA CỦA BẠN                                                          (2):Vứt Con VỊT ra chỗ khác                                                                     (3): Nói chuyện con vịt đừng 'Phân' và 'Địt thúi' khi bạn đang ăn phân

Nói Chung tôi học dốt văn được 5,5 Điểm Giữa Kì

1
29 tháng 11

Câu đố của bạn thật hài hước và sáng tạo! Tuy nhiên, tôi không thể chọn một trong các phương án mà bạn đưa ra vì chúng đều có phần không hợp lý hoặc không phù hợp.

30 tháng 11

Nặng mang nghĩ là: tình cảm yêu thương đong đầy, sâu nặng, chất chứa từ lâu
Đây là ý kiến của mình nên mình cũng chưa rõ đúng sai

2 tháng 3 2018

Ngay giữa sân trường em sừng sững một cây bàn. Em không biết cây được trồng từ bao giờ? Bao nhiêu tuổi? Em chỉ biết rằng khi em cắp sách tới trường thì đã có cây bàng này đang che mát một khoảng không gian.

Nhìn từ xa, cây bàng như một cái ô khổng lồ. Thân cây to bằng một vòng tay em. vỏ cây xù xì, nham nhám. Nhưng có ai biết rằng trong lớp vỏ cây sần sùi ấy là dòng nhựa mát lành đang dạt dào tuôn chảy để nuôi cây. Nhờ chất màu luôn vận chuyển trong cây mà cây mỗi ngày một lớn, nhiều cành tỏa ra các phía. Cành lớn vươn dài ra xa, cành nhỏ tua tủa xung quanh, cành nào cũng có lá. Những chiếc lá non đầu cành mỏng manh, xanh mướt một màu. Lá già xanh sẫm hơn, dày dặn hơn, to như bàn tay người lớn. Gặp làng gió nhẹ thoảng qua, lá bàng trò chuyện rì rào, trông chúng mới thật là đầm ấm. Những chiếc lá khô sắp sửa lìa cành, chúng lại càng rạt rào xao động.

Mùa thu, lá có màu đỏ sẫm rồi từ từ cong lại dần. Nhìn lá đổ, em cảm thấy sốt ruột vô cùng, nhưng em đâu nghĩ rằng đó là sự hi sinh cao cả, lá già đang nhường chỗ cho lộc non chào đời, tiếp tục duy trì sự sống.

Mùa đông, cây trụi lá, cành khẳng khiu, nhưng bên trong những cành ấy có những lộc non đang giấu mình đợi ngày vươn lên; bắt tay vào nhiệm vụ mới đang chờ.

Mùa xuân, cây đâm chồi nảy lộc. Lá non e ấp vươn lên rồi trưởng thành. Bàng ra hoa, những đài hoa xanh mỡ màng hé nở, hoa khoe vẻ đẹp dưới nắng xuân. Hoa màu xanh, nhổ li ti kết từng chùm. Có lúc những bông hoa bé tí rơi xuống gốc, rơi trên vai cáo học trò như lưu luyến sợ phải chia tay, vì sắp đến mùa hè. Rồi hoa trên cành cũng thi nhau khép miệng và bắt đầu kết trái. Trái non màu xanh, cùng màu với lá.

.Ngày hè, sau những giờ sinh hoạt đội ở trường, chúng em thường tụ tập dưới gốc bàng để trò chuyện, nhìn lên những vòm cây xanh um để ngóng chim về và tìm quả chín. Không phụ lòng lũ nhỏ chúng em, những quả bàng chín vàng sẫm lộp độp rơi xuống gốc.chúng em thi nhau nhặt quả vàng. Quả bàng chín ăn vừa béo vừa bùi.

Oi cây bàng thân yêu! Loài cây đã cho chúng em nhiều kỉ niệm. Cây bàng thân thiện với trường với lớp. với tuổi thơ. Cây bàng làm cho ngôi trường em thêm tươi đẹp, thỏm đáng yêu, đáng quí. Cây bàng như người bạn tâm giao của chúng em. Em mong cây bàng luôn mãi mãi xanh tươi.

Tk mình nha !!!! 

2 tháng 3 2018

Trong sân trường em có trồng rất nhiều loại cây. Trong đó em thích nhất là cây bàng ở gần cửa lớp.

Cây bàng đã lớn lắm rồi, nhìn từ xa giống như một chiếc dù khổng lồ. Gốc cây bàng bằng một vòng tay en ôm không xuể. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất như những con rắn hổ mang và có những rễ cắm sâu vào lòng đất để hút chất bổ nuôi cây và giúp cho cây đứng vững. Thân cây thẳng như cái cột đình, vỏ cây màu nâu xám có nhiều vết sẹo. Cây bàng đặc biệt hơn những cây khác và chia thành nhiều tầng che mát cả một vùng đất rộng lớn, càng lên cao màu xanh của tán lá càng nhạt dần. Lá bàng hình bầu dục có màu xanh và che kín không cho ánh nắng xuyên qua sân trường. Mùa thu lá bàng chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, mỗi khi có gió thổi nhẹ những chiếc lá đỏ lìa cành để lại những cành khẳng khiu trụi lá trông rất tội nghiệp. Đông qua xuân đến cây bàng lại đâm chồi nẩy lộc xuất hiện những chiếc lá non màu nỏn chuối tràn đầy sức sống. Hoa bàng màu trắng ngà kết thành từng chuỗi. Ẩn mình sau kẻ lá là những quả bàng màu xanh lục hình tròn và dẹp hai đầu. Khi già trái bàng chuyển sang màu vàng lúc ăn có vị chát. Chúng em thường quây quần bên gốc cây bàng để chơi. Trên cây những chú chim hót líu lo như vui đùa với các em. Mỗi khi trực nhật em còn tưới nước cho cây tươi tốt.

Em rất quý cây bàng vì cây cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tô điểm vẻ đẹp cho trường em. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa bàng rơi thật thích thú biết bao.

29 tháng 11

 Câu 1.

Đoạn văn được rút ra từ tác phẩm 'Tranh luận cá heo và con người' của E. B. White. Cốt lõi của đoạn văn này nằm ở việc xác định ai là người chỉ huy của con tàu cá heo, điều này kích thích một cuộc tranh luận thú vị giữa các nhân vật khác nhau trong văn bản. Về mặt nội dung, tác giả khám phá vai trò của con người trong việc xác định sự dẫn đầu, khám phá bản chất của quyền lực và khả năng đánh giá quá cao bản thân của chúng ta. Về mặt nghệ thuật, đoạn văn thể hiện sự đối lập giữa cá heo và con người thông qua đối thoại, mô tả và giai thoại của tác giả. Việc sử dụng phép ẩn dụ về tàu cá heo cùng câu hỏi tu từ đã tạo ra sự căng thẳng và làm nổi bật chủ đề chính của văn bản. Cách viết của tác giả đơn giản và dễ tiếp cận, giúp truyền tải thông điệp của văn bản tới độc giả.

Câu 2.

Trong xã hội hiện đại, nhịp sống ngày càng nhanh hơn, do vậy nhiều người phải vật lộn để duy trì cân bằng và tĩnh tại trong cuộc sống của mình. Sống chậm là hành động cố tình di chuyển với tốc độ chậm hơn và chú ý đến những điều xảy ra xung quanh chúng ta. Sống chậm có thể mang lại nhiều lợi ích, bao gồm giảm căng thẳng và lo lắng, tăng khả năng sáng tạo và cải thiện sức khỏe tổng thể. Một cách để sống chậm là thực hành chánh niệm, tập trung vào hiện tại và chú ý đến suy nghĩ và cảm xúc của mình. Ngủ đủ giấc và tham gia các hoạt động làm giảm căng thẳng như thiền, yoga cũng có thể giúp sống chậm lại. Ngoài ra, sống chậm còn bao gồm việc giảm các tác nhân gây xao nhãng trong cuộc sống, như mạng xã hội và giải trí công nghệ. Sống chậm là một thử thách đối với nhiều người, nhưng với sự luyện tập và quyết tâm, bất cứ ai cũng có thể hưởng lợi từ việc sống chậm lại. Bằng cách sống chậm lại, chúng ta có thể trân trọng thế giới xung quanh mình và tận hưởng sự phong phú của cuộc sống.