K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 8 2020

 Vì sống chết mặc bay thuộc thể loại truyện ngắn nên phương thức biểu đạt là tự sự.Ngoài ra còn kết hợp phương thức biểu đạt nữa là miêu tả

ks nhé!Học Tốt!

phương thức biểu đạt của bài sống chết mặc bay từ đấu đến Khúc đê này hỏng mất.

PTBĐ :

-Tự sự

-Miêu tả :

+Người dân bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử

+ Mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên

2 tháng 8 2020

Nhắc đến nước Nga, chúng ta nhớ ngay đến thủ đô Moscow với những hàng bạch dương “sương trắng nắng tràn”. Nhắc đến Nhật Bản, ta lại nghĩ tới thành phố Tokyo tràn ngập hoa anh đào. Còn với dải đất hình chữ S, có thể nói cây tre đã trở thành biểu tượng cho con người và mảnh đất Việt.

“Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”
(“Tre Việt Nam”- Nguyễn Duy)

Chẳng biết tre có từ bao giờ mà trong những câu thơ, Nguyễn Duy cũng không thể biết được. Chỉ biết: từ thuở xa xưa, cùng với làng bản, xóm thôn, cùng với cuộc sống con người Việt, tre đã xuất hiện rồi. Ở trên khắp những vùng quê Việt Nam, không khó để có thể bắt gặp và quan sát những dãy tre làng.

Tre là loại thân rỗng, chia thành nhiều đốt, cùng họ với nứa, trúc, mai, vầu, … Tre mang dáng thẳng, vươn cao từ 10-18 m. Ngọn tre cong vút, lá tre mỏng và sắc, gân lá song song như lá lúa, màu xanh đậm. Tre thường sống ở nơi đất đai khô cằn, kém màu mỡ với chiếc rễ tre- loại rễ chùm, cứng, ăn sâu vào lòng đất để hút chất dinh dưỡng tối đa đi nuôi cây. Chính vì vậy, trong bài thơ của mình, nhà thơ Nguyễn Duy còn viết:

“Rễ siêng không ngại đất nghèo
Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”
(“Tre Việt Nam”)

Dưới gốc tre còn có những lớp măng non nhọn hoắt, được bao bởi những lớp bẹ dày, cứng ở ngoài. Tre mới mọc, mọc thành từng khóm, từng lũy xếp sát với nhau. Có phải vì “thương nhau” mà “tre chẳng ở riêng” như Nguyễn Du nói không?

Tre trên khắp đất nước Việt Nam rất đa dạng và phong phú nhưng chủ yếu phân theo ba loại chính.

Loại đầu tiên là những tre xanh được trồng nhiều ở các làng quê, dáng thẳng, vươn cao cho bóng mát. Tre đằng ngà là loại tre có thân màu vàng óng. Truyền thuyết kể lại rằng: ngựa sắt của Thánh Gióng phun lửa làm cháy những bụi tre để lại màu ngả vàng như thế. Còn tre gai là loại tre nhỏ, thân thấp, có nhiều gai rất thuận tiện dùng để làm hàng rào, hàng dậu.

Cây tre từ lâu đã trở nên gần gũi và ý nghĩa đối với cuộc sống mỗi người dân Việt Nam. Trong đời sống hằng ngày, tre dùng để làm nhà cửa, làm giường, làm bàn ghế. Ngay cả những chiếc rổ rá cũng được làm rất rỉ mỉ và tinh tế bằng tre. Ngày nay, tre còn dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ như những chiếc giỏ, chiếc nàn hay những bộ bàn ghế đầy tinh xảo.

Trong lao động, tre dùng làm chiếc cối xay thóc để làm ra những hạt gạo thơm ngon, trắng ngần. Đúng như nhà văn Thép Mới đã viết: “Cối xay tre nặng nề quay, Từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.” Tre làm thành cán cày, cán cuốc của cha, là đòn gánh theo mẹ vào mỗi buổi đi chợ. Trong chiến đấu, gậy che, chông tre chính là vũ khí đặc biệt để chống quân thù; “Tre xung phong vào xe tăng đại bác.

Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” (Thép Mới). Tre đi vào không gian sinh hoạt, cùng con người chiến đấu và chiến thắng oanh liệt mà còn đi vào lịch sử với những câu chuyện li kì của bà và của mẹ. Trong truyền thuyết, khi gậy sắt bị gãy, Thành Gióng đã nhỏ tre để quét sạch lũ giặc Ân độc ác ra khỏi bờ cõi. Rồi năm 938, cũng chính nhưng cây tre ấy, đều được dùng làm cọc đánh xuống lòng sông Bạch Đằng khiến cho quân Nam Hán tan tác.

Sau những năm tháng chiến đấu hào hùng, tre lại trở về với cuộc sống đời thường, cùng vui buồn sinh hoạt với mọi người. Những điếu cày tre từ bao giờ chính là niềm vui của những cụ già, là niềm vui của đám trẻ với những que truyền bằng tre. Và tất nhiên không thể thiếu được những chiếc sáo diều vi vu trên bầu trời những đêm hè của lũ trẻ nghịch ngợm trong làng, những chiếc nôi tre đưa em thơ vào giấc ngủ êm đềm.

Không chỉ có những công dụng và lợi ích trong cuộc sống sinh hoạt, tre còn mang rất nhiều ý nghĩa riêng. Từ lâu, tre đã gắn bó với con người đời đời kiếp kiếp: từ lúc lọt lòng trong chiếc nôi tre đến khi trở về với đất mẹ trên những chiếc chõng tre; tre vẫn luôn bên người. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, tre đã cùng con người lao động dựng xây, chiến đấu và sản xuất. Vì thế tre chính là biểu tượng cho người Việt Nam cần cù chịu khó, kiên cường, bất khuất.

Những búp măng non còn là biểu tượng cho thiếu niên nhi đồng đầy sức sống vươn lên. Rồi tự bao gờ, tre đã bước vào những câu thơ, lời hát của những nghệ sĩ để rồi trở thành những câu ca bất hủ. Tre đi vào những bức họa đồng quê, chỉ lặng lẽ đứng một góc nhưng lại cho ta cảm giác yên bình, tĩnh tâm và hạnh phúc. Vì vậy, dù có nơi đâu, lúc nào đi chăng nữa, chỉ cần nơi đâu có những rặng tre, những búp măng xanh thì đều có tâm hồn và vẻ đẹp, nhân cách Việt.

Ngày nay, khi cuộc sống ngày càng hiện đại, những chiếc giường tre, chõng tre đã dần bị thay thế bởi những thiết bị hiện đại, những lũy tre nơi làng quê cũng thưa thớt dần. Nhưng sẽ có một điều mãi mãi không thay đổi: vẻ đẹp và những giá trị tâm hồn cao quý của con người, mảnh đất này.

ai cũng bị ít nhất 5 lần trong đời

16 tháng 7 2020

??????????????

22 tháng 7 2020

fuckkkkkkkkkkkkkkkkkkkkk

Đề 2:“…Quê hương là vòng tay ấmCon nằm ngủ giữa mưa đêmQuê hương là đêm trăng tỏHoa cau rụng trắng ngoài thềm….Quê hương mỗi người chỉ mộtNhư là chỉ một mẹ thôiQuê hương nếu ai không nhớSẽ không lớn nổi thành người.”(Trích bài thơ “Quê hương” – Đỗ Trung Quân)Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên?Câu 2. Xác định nội dung của đoạn thơ?Câu 3....
Đọc tiếp

Đề 2:

“…Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
….
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”
(Trích bài thơ “Quê hương” – Đỗ Trung Quân)
Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên?
Câu 2. Xác định nội dung của đoạn thơ?
Câu 3. Tìm và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ?
Câu 4 Qua đoạn thơ tác giả muốn gửi gắm tới người đọc thông điệp gì?
 

giải (by Nguyễn Thái Sơn)

1.

-PTBĐ chính : biểu cảm

-ND : bài thơ thể hiện tình cảm da diết đến mãnh liệt của tác giả về quê hương của mình , đồng thời , bài thơ còn răn dạy , khuyên nhủ chúng ta hãy nhớ đến và biết ơn quê hương vì nơi đây chính là nơi chôn rau cắt rốn của chúng ta , đồng thời nó còn là nơi giúp ta lớn khôn từng ngày.

3.

*Biện pháp nghệ thuật : Điệp ngữ :''quê hương''.

-TD : nhằm nhấn mạnh sự gắn bó thân thiết , máu mủ của quê hương với  tác giả .

*Biện pháp nghệ thuật : So sánh: ''Quê hương mỗi người chỉ một/Như là chỉ một mẹ thôi'' ; ''Quê hương là vòng tay ấm'' ; ''Quê hương là đêm trăng tỏ.''

-TD : Biện pháp so sánh đã diễn tả được tầm quan trọng của quê hương đối với con người , đồng thời , nó còn diễn tả một quê hương đẹp một cách bình dị  , đẹp một cách chân thật, mộc mạc nhưng lại mang trong mình sự gần gũi , máu thịt, thân thương.

4.

-Quê hương  là nơi chôn rau cắt rốn của ta, là nơi cho ta cội nguồn, gốc rễ bền chặt

-Quê hương giáo dục chúng ta, nuôi dưỡng trí  óc ta để ta được trở  thành một con người tốt , thành một công dân tốt

-Chúng ta  cần phải nhớ đến, biết ơn đến quê hương của mình .

-...

 

5
30 tháng 6 2020

chiu bo ty

30 tháng 6 2020
  1. đéuc  8 uda8u u u8du8dfdhcsujiijuc8u8weu8j cxmjzdsjn nnxicickiAKSI(I(Dìe895rin8rvn8uaewvbywg ư
9 tháng 7 2020

Vì số lượng người vào OLM Chat quá nhiều nên phải ngừng hoạt động đó bn

7 tháng 7 2020

Mùa hè chợt đến với những cơn mưa rào xối xả, trong lòng mỗi học sinh cuối cấp như tôi lại đượm buồn khó tả. Có lẽ, vì ai ai cũng hiểu, chẳng mấy chốc nữa thôi, chúng tôi sẽ phải xa bạn bè, xa thầy cô và xa mái trường đã quá đỗi thân thương này.

Hôm nay, tôi đi tới trường từ sớm. Ngôi trường quen thuộc hiện lên với vẻ đẹp lạ kì mà chẳng mấy khi tôi để ý. Cổng trường sừng sững với dòng tên ngay ngắn “Trường tiểu học Nam Thành Công”. Cổng trường chỉ lác đác vài bạn học sinh, trên tay cầm quyển truyện hay chiếc bánh. Khi tôi bước vào, tất cả như còn đang chìm trong giấc ngủ say. Mọi thứ im lìm và thoảng hiện trong màn sương lãng đãng. Hàng cây phim phăng phắc như những vệ sĩ canh gác ngôi trường. Dường như, sau vẻ im ắng đó, tất cả đều đang cựa mình tỉnh dậy, bắt đầu ngày mới. Xa xa, ông mặt trời thức dậy sau dãy núi, chiếu những tia nắng mới nhuốm vàng cả ngôi trường. Chỉ trong phút chốc, những làn gió nhẹ như có vẻ uể oải đã nhanh chóng xào xạc thổi. Chính nắng, chính gió đã xua tan dần làn sương đêm ban nãy. Chẳng biết từ lúc nào, những chú chim non tỉnh giấc, sà xuống mặt sân rồi vươn mỏ hót vang bản nhạc bình minh.

Học sinh tới mỗi lúc một đông, mặt trời lên cao hơn làm bừng sáng cả ngôi trường. Dưới nắng, hàng phượng, hàng bàng, những khóm hồng, khóm cúc như tươi mới, rạng rỡ hơn. Lúc này, tôi mới để ý, chiếc áo vàng cam của dãy nhà lớp học nay đã sờn màu. Hẳn là do những cơn mưa rào đầu mùa làm phai bớt màu sơn của nó. Các bạn học sinh nô đùa vui nhộn. Cánh cửa nhà hiệu bộ cũng đã dần mở. Duy chỉ còn bác trống trường chưa thức giấc.

Hồi sau, bác trống cất vang tiếng tùng tùng tùng. Ai nấy đều nhanh chóng trở về lớp học của mình. Giờ học, sân trường vắng lặng, chỉ có những thanh âm giảng bài hay tiếng đọc của cô trò trong lớp. Giờ ra chơi, các bạn học sinh ùa ra như ong vỡ tổ, phá tan không khí vắng lặng ban nãy. Lá cờ đỏ giữa sân như biết tới giờ nghỉ nên phất phới bay trong gió. Vòm lá ngả nghiêng theo gió, tỏa rợp bóng mát cho học sinh chơi đùa. Mấy bạn ngồi đọc sách, mấy bạn chơi nhảy dây, rồi mấy bạn khác chơi đá cầu. Ai nấy đều rạng rỡ, háo hức.



Xem thêm tại: https://doctailieu.com/ta-canh-ngoi-truong-cua-em

Thấm thoắt đã hơn bốn năm ngồi trên chiếc ghế trường tiểu học. Có lẽ vì vậy mà ngôi trường này đã trở nên vô cùng quen thuộc đối với em.

Từ ngoài đường đi vào trong trường phải qua một con đường ngắn, hai bên đường là hai hàng cây xanh tỏa bóng che mát khiến cho con đường này lúc nào cũng thoáng đãng. Mỗi khi có làn gió nhẹ thổi qua lại làm những tán cây rung rinh như đang nhảy múa trông rất vui mắt. Đi thêm một đoạn nữa là tới cổng trường. Cánh cổng sừng sững hiện ra trước mắt em như một người khổng lồ thân thiện đang dang tay chào đón các cô cậu học trò vào trường.

Sân trường em toàn bộ đều được lát gạch đỏ. Trên sân trường có trồng rất nhiều những cây bóng mát: cây bằng lăng tím thẫm cả một góc sân, cây phượng đỏ rực rỡ như một ngọn đuốc đang bùng cháy,…Còn cả những bồn hoa bé bé xinh xinh nằm rải rác xung quanh sân trường với những bông hoa màu sắc sắc sỡ nữa chứ. Trường em có tổng cộng hai mươi lớp học, lớp nào cũng được trang bị những thiết bị hiện đại phục vụ tốt nhất cho việc học tập và rèn luyện của học sinh.

Tất cả các bức tường đều được sơn màu vàng óng như ánh nắng, vừa tạo được cảm giác tươi sáng lại vừa ấm áp, quen thuộc đối với học sinh. Toàn bộ các cánh cửa của những lớp học bao gồm cửa sổ và cửa đi đều được làm bằng kính giúp giảm nóng và tăng cường tối đa ánh sáng vào trong lớp học phục vụ cho việc học tập của học sinh.

Em rất yêu ngôi trường của em. Từ nay về sau, dù đi đâu và làm gì thì em cũng luôn nhớ về ngôi trường thân yêu này.

Câu 1  Cho đoạn văn:“… Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người càng nổi trội.”(Ngữ văn 9 – tập 2 NXB Giáo dục – 2006)a. Đoạn văn trên được trích...
Đọc tiếp

Câu 1  Cho đoạn văn:

“… Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người càng nổi trội.”

(Ngữ văn 9 – tập 2 NXB Giáo dục – 2006)

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Của ai?

b. Câu chủ đề của đoạn văn trên nằm ở vị trí nào?

c. Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào là chủ yếu?

d. Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập gì?

Câu 2 

Trong tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du viết:

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,

Tin sương luống những rày trông mai chờ.

a. Chép chính xác 6 câu thơ tiếp theo hai câu thơ trên.

b. Những câu thơ vừa chép nằm trong đoạn trích nào của Truyện Kiều? Nêu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích đó.

c. Em hiểu từ “chén đồng” trong đoạn thơ trên như thế nào?

 

                              Giải ( by Nguyễn Thái Sơn )

Câu 1

a)Đoạn văn trên trích trong văn bản  “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả Vũ Khoan.

b) Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn . Câu chủ đề :''Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.''

c)Phép lặp

d)Là thành  phần  tình thái : '' có lẽ''

Câu 2:

a)

Bên trời góc bể bơ vơ,

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.

Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm.

b) trong đoạn trích ''Kiều ở Lầu Ngưng Bích'' .

*Giá trị  nội dung : khắc họa nội tâm của nhân vật Thúy Kiều khi bị lừa phải ở  Lầu ngưng bích : cô đơn , buồn tủi , không biết nương tựa vào ai.Đồng thời , nó cũng thể hiện tấ lòng thủy chung và hiếu thảo của cô.

*Giá trị nghệ thuật:

-Miêu tả nội tâm nhân vật.

-Tả cảnh ngụ tình.

c)

Chén đồng ở đây là chén rượu thề nguyền cùng lòng cùng dạ (đồng tâm) với nhau.

 

 

 

17
29 tháng 6 2020

tôi không biết

29 tháng 6 2020

trả lời rồi mà, cần gì lời giải nữa đâu

Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ sau đây:Thời gian chạy qua tóc mẹMột màu trắng đến nôn naoLưng mẹ cứ còng dần xuốngCho con ngày một thêm cao. Mẹ ơi trong lời mẹ hátCó cả cuộc đời hiện raLời ru chắp con đôi cánhLớn rồi con sẽ bay xa ...(Trích Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương)Bài giải :-Đoạn thơ đã bộc lộ nhiều tâm tư tình cảm , cảm xúc của tác giả đối với...
Đọc tiếp

Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ sau đây:

Thời gian chạy qua tóc mẹ

Một màu trắng đến nôn nao

Lưng mẹ cứ còng dần xuống

Cho con ngày một thêm cao.

 

Mẹ ơi trong lời mẹ hát

Có cả cuộc đời hiện ra

Lời ru chắp con đôi cánh

Lớn rồi con sẽ bay xa ...

(Trích Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương)

Bài giải :

-Đoạn thơ đã bộc lộ nhiều tâm tư tình cảm , cảm xúc của tác giả đối với người mẹ:

-Phép nhân hóa : ''thời gian chạy trên lưng mẹ '' diễn tả thời gian trôi đi vô cùng nhanh , khiến cho mái tóc của mẹ bạc trắng đến nôn nao.Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác '' Một màu trắng đến nôn nao'' đã diễn tả nỗi xót xa lẫn thương yêu hòa quyện của tác giả khi nhìn thấy mái tóc đã bạc trắng , thấm nhuần những dấu vết của thời gian.

-Hình ảnh đối lập ''Lưng mẹ cứ còng dần xuống > < Cho con ngày một thêm cao.'' nhấn mạnh lòng biết ơn sâu sắc của tác giả đối với người mẹ.

-Tiếng hát của mẹ giúp chúng ta hiểu được cuộc đời này , tiếng hát của mẹ cho ta hiểu  về tình thương yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con.

-Lời ru của mẹ như là lời ru động viên , tiếp thêm động lực để con vững bước trong cuộc đời đầy chông gai , thử thách : '' Lời ru chắp con đôi cánh / Lớn rồi con sẽ bay xa''. Mẹ chính là động lực, là chỗ dựa tinh thần vũng chắc , chính là cuộc sống của con.

1
3 tháng 7 2020

Ủa sao bn trả lời lun vậy?