Em hãy viết thông điệp về tinh thần đoàn kết gắn bó ở trường em bằng hình thức làm thơ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Nhân vật chính này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo và giàu ý nghĩa. Em hãy tìm và liệt kê những chi tiết đó.
Các nhân vật trong truyện Thánh Gióng gồm: Gióng, cha mẹ Gióng, sứ giả, nhà Vua, dân làng, giặc Ân.
Gióng chính là nhân vật chính trong truyện.
Nhân vật Gióng được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo và giàu ý nghĩa:
- Mẹ Gióng mang thai cậu sau lần ướm thử vào dấu chân to.
- Phải mang thai 12 tháng mới sinh được cậu.
- Dù đã lên ba nhưng Gióng vẫn không biết nói biết cười, đặt đâu nằm đó.
- Gióng liền cất tiếng nói sau khi nghe thấy sứ giả và xin được đi đánh giặc.
- Cậu ăn mãi không no, áo mới may đã chật, lớn nhanh như thổi.
- Dùng ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt để đi đánh giặc.
- Nhổ bụi tre bên đường đánh tan quân xâm lược và sau đó cùng ngựa sắt bay về trời.
a) Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc.
Đã lên ba nhưng vẫn không biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy nhưng tiếng nói đầu tiên cậu bé nói lại là nói muốn đi đánh giặc: Ca ngợi tinh thần yêu nước mãnh liệt, điều được nói đầu tiên ngay khi biết nói thể hiện lòng yêu nước sâu sắc, tình yêu đất nước ấy được đặt lên vị trí hàng đầu.
Gióng chính là hình ảnh tượng trưng cho nhân dân ta, khi đất nước gặp khó khăn, bị giặc xâm lược thì sẵn sàng đứng lên cứu nước.
b) Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc.
Khi Gióng yêu cầu có ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt để đi đánh giặc đó chính là thể hiện thành tựu của dân tộc ta, chúng ta đã bắt đầu phát minh ra đồ sắt để thay thế cho thời kì đồ đá và thủ công.
c) Bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé.
Hình ảnh của bà con vui vẻ góp gạo để nuôi lớn Gióng chính là hình ảnh thể hiện sự đoàn kết dân tộc trong thời kì chiến tranh.
Nhân dân ta luôn khao khát sự hòa bình, bình yên cho dân tộc. Họ muốn mau chóng đánh đuổi được giặc ngoại xâm, sức mạnh của toàn dân được thông qua nhân vật Gióng.
d) Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ.
Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ chính là thể hiện hình ảnh của những nhân vật anh hùng trong truyền thuyết. Nhân dân ta quan niệm rằng, là anh hùng thì phải có thân thể to lớn, giống như Sơn Tinh hay là Thần Trụ Trời. Sau cái vươn vai của mình thì Gióng cũng đã đạt đến mức phi thường như thế.
Hình ảnh Gióng trở nên phi thường như thế cũng thể hiện tinh thần của con người Việt chúng ta từ bao đời nay. Chỉ cần đất nước cần thì chúng ta sẵn sàng vươn lên.
đ) Gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường để đánh giặc.
Khi trận chiến giữa Gióng và giặc đang diễn ra thì bỗng roi sắt bị gãy, cậu đã nhổ bụi tre bên đường để tiếp tục đánh đuổi kẻ thù, điều này thể hiện trí thông minh của Gióng. Cậu dùng tất cả những gì có thể để đánh giặc, điều này thể hiện ý chí quyết tâm đánh giặc đến cùng.
e) Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời.
Giặc tan. Gióng cưỡi ngựa bay về trời: Chi tiết này đã cho chúng ta biết được lòng yêu mến của nhân dân được thể hiện, chúng ta luôn muốn giữ mãi hình tượng của một vị anh hùng đã cứu dân tộc. Vị anh hùng ấy luôn luôn sống mãi trong lòng nhân dân.
Câu 3:Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng?
Thông qua nhân vật Gióng, người đọc đã thấy được tinh thần đấu tranh để có cuộc sống hòa bình độc lập của mỗi người dân. Cậu là một tượng đài tượng trưng cho lòng yêu nước và sức mạnh phi thường của dân tộc. Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của một người anh hùng đánh giặc cứu nước.
Câu 4: Truyền thuyết thường liên quan đến sự thật lịch sử, theo em truyện Thánh Gióng có liên quan đến sự thật lịch sử nào?
Ở thời Hùng Vương, nhân dân ta luôn phải đối đầu với những cuộc tấn công, xâm lược của giặc phương Bắc.
Trong thời kì chống giặc cứu nước, nhân dân ta luôn luôn phát minh và đổi mới tạo ra những vũ khí tân tiến nhất để đánh giặc.
Sức mạnh toàn dân là sức mạnh về đoàn kết, tinh thần chiến đấu mạnh mẽ.