K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề bài : Em hãy miêu tả một phiên chợ tếtGợi ý :  1,Gioi thiệu chung   2,Thân bài a, Miêu tả quang cảnh chung           + Không khí chung            + Màu sắc            + Hoạt động con người Điểm nhìn : Từ tầng 2    Tả chi tiết Khu chợ hoa  => Khu chợ bán hoa => Đào , mai Khu chợ hoa => Khu bán cây cảnh => Cây quất ,cây bưởi      Cần bọc lộ cảm xúc b, Khu chợ bán đò chơi                                      ...
Đọc tiếp

Đề bài : Em hãy miêu tả một phiên chợ tết

Gợi ý :

  1,Gioi thiệu chung 

  2,Thân bài 

a, Miêu tả quang cảnh chung

           + Không khí chung 

           + Màu sắc 

           + Hoạt động con người 

Điểm nhìn : Từ tầng 2 

   Tả chi tiết 

Khu chợ hoa  => Khu chợ bán hoa => Đào , mai 

Khu chợ hoa => Khu bán cây cảnh => Cây quất ,cây bưởi 

     Cần bọc lộ cảm xúc 

b, Khu chợ bán đò chơi 

                                      - Màu sắc 

                                     - Chủng loại

                                     - Âm thanh 

c, Quần áo --> Màu sắc , kiểu loại 

                  --> Chọn quần áo 

d, Các khu khác 

    3, Kết bài 

 - Cảm nghĩ

1
LM
Lê Minh Vũ
CTVHS VIP
17 tháng 4 2021

Xuân đã về với những cành hoa đào đỏ thắm. Không khí của năm mới đang bao trùm lấy xóm nhỏ của tôi. Mọi người ai cũng nô nức chuẩn bị sắm sửa cho một cái Tết ấm cúng, sum vầy. Năm nào cũng vậy, ngày 28 Tết âm lịch tôi được mẹ cho đi phiên chợ cuối năm, phiên chợ đặc biệt và ý nghĩa với tất cả mọi người.

Chợ Tết bao giờ cũng náo nhiệt, đông đúc bởi tiếng nói cười vui vẻ. Khuôn mặt mọi người ai cũng rạng ngời, bởi hôm nay là phiên chợ mà chẳng ai còn nghĩ đến trả giá. Họ đi chợ không chỉ để mua hàng, mà còn họ còn muốn trao cho nhau những tình cảm yêu thương nhất cho một năm mới sắp đến. Phiên chợ ngày cuối năm, có một chút vội vã, tất bận nhưng dường như lòng người thì đang chậm lại trong khoảnh khắc giao mùa của một năm.

Không gian chợ Tết rực rỡ sắc màu. Từng gian hàng được trang trí, sắp xếp cẩn thận sao cho người mua dễ dàng nhìn thấy. Chợ Tết có đủ mọi món hàng chẳng thiếu thứ gì, cũng giống như một siêu thị lớn ở thành phố. Nổi bật trên con đường vào chợ, là gian hàng hoa khoe sắc thắm. Những cành đào màu hồng, e ấp trong làn sương mai, như chờ đợi chị nắng đến để bung toả cánh hoa mỏng manh của mình. Chậu hoa ly, hoa cúc vạn thọ, cẩm chướng, lay ơn… cũng toả ra sắc màu tuyệt đẹp cùng mùi thơm nồng nàn. Người mua hoa ai cũng cẩn thận chọn cho mình những cành hoa đẹp nhất để mang về cắm trong nhà ngày Tết, như mang hơi ấm của mùa xuân về với gia đình. Cửa hàng thực phẩm, nhộn nhịp tiếng nói cười trao đổi, người ta hỏi nhau về món ăn trong ngày Tết, các mẹ các cô tay xách nặng trĩu những món đồ, nhưng vẫn cứ lo mình còn mua thiếu. Không khí của ngày Tết càng đến gần hơn với miền quê của tôi.

Những đứa trẻ như tôi, theo mẹ đi chợ chỉ để nhìn người ta mua bán trao đổi hàng hoá hay để mẹ sắm cho một món đồ mới. Nhưng mặt mũi đứa nào cũng rạng ngời, chúng tôi mải miết nhìn theo những xe ô tô chở hoa đào, chậu quất rồi có khi nũng nịu đòi mẹ mua cho vài cây kẹo, cái điều ngày thường chẳng bao giờ dám. Ấy vậy mà, phiên chợ cuối năm mẹ tôi lại chiều lòng tôi một cách dễ dàng đến thế.

Chợ náo nhiệt từ sáng đến trưa mà người mua bán vẫn chẳng bớt dần đi. Người mua bán vẫn hối hả ngược xuôi, trên tay người trở về thì nặng trĩu bởi những món hàng. Sự tấp nập của phiên chợ ngày Tết như mang của không khí mùa xuân về trên một miền quê.

Tôi trở về nhà trong một niềm vui, hạnh phúc. Phiên chợ Tết như kéo con người lại gần nhau hơn. Họ mua bán trao đổi không chỉ là món hàng mà còn gửi vào đó yêu thương, lời chúc tốt đẹp cho một năm mới an lành, thịnh vượng.

17 tháng 4 2021

kệ kon mẹ bạn chứ !

17 tháng 4 2021

weddddddddddddd

15 tháng 4 2021

Tham khảo

"Én có gì lạ, báo mùa xuân sang.
Nắng có gì lạ, mà cánh hoa hồng tươi"

Tôi nhẩm lại lời của một bài hát thiếu nhi về mùa xuân. Nhìn qua khung cửa sổ, tôi thấy khu vườn nhà tôi đang bước vào xuân. Ôi, mùa xuân xinh đẹp đã về với khu vườn nhà tôi. Toàn khu vườn như được phủ một lớp khăn voan trắng mỏng bởi vì mưa xuân như rây bột trên cành cây và kẽ lá. Trong cái tiết trời ấm áp, cây cối đua nhau đâm chồi nảy lộc, đơm hoa khoe sắc. Mới sáng ra, vườn tôi đã rộn rã tiếng chim: tiếng lích tích của mấy chú chim sâu đang thoăn thoắt chuyền cành. Tiếng ri ri của mấy chú sẻ đồng đang vui vẻ cùng nhau đón chào một ngày mới.

Hình như, đất trời như rạo rực hẳn lên vì khí trời ấm áp của mùa xuân đã xua đi cái u ám của những ngày đông giá rét, vạn vật và cây cối trong vườn như được hồi sinh. Những mầm non xanh tươi, mập mạp của cây bưởi đầu nhà đua nhau bung ra, khoe với đất trời những bộ quần áo mới. Chúng vui vẻ vì đã trút bỏ được cái tấm áo bông cũ kĩ, nặng nề mà mặc suốt mùa đông. Mấy cây cam nở hoa trắng xóa, hương thơm dìu dịu đưa tận vào trong nhà. Một cơn gió nhẹ thổi, vài chiếc lá đào còn sót lại cuối cùng lìa cành rơi theo chiều gió. Những cánh hoa cam rụng trắng đầy cả gốc. Ở phía kia là bụi chuối tiêu, tán lá to như tấm phản, đang đâm bi. Hoa chuối tím đỏ như một búp sen, cố nhoài mình ra khỏi mẹ để hít thở khí trời. Ở cạnh ao là cây dừa thật cao lớn, lá như những thanh gươm, khi gió lên, đua nhau khua xào xạc. Cây đào trước cửa thi nhau trổ hoa. Những cánh hoa phơn phớt hồng, mỏng tang bay lả tả theo chiều gió. Tôi ra vườn, hít khí trời sảng khoái. Ngước nhìn bầu trời xanh, lắng nghe đất trời như đang cựa mình. Em thấy lòng mình vui phơi phới.

Ôi, càng ngắm khu vườn nhà em, em càng thấy thêm yêu ngôi nhà nhỏ của em. Em thầm nhủ, dù mai này có đi đâu xa em vẫn nhớ những phút giây êm ả của khu vườn nhà em vào mùa xuân.

@Cừu

15 tháng 4 2021

Là một người chiến sĩ, tôi may mắn được góp sức mình tham gia vào đoàn quân chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc. Để phục vụ chiến đấu, tôi thường cùng các em của mình di chuyển liên tục. Riêng lần này, trong tôi có thêm niềm vui sướng mới, bởi trong chuyến đi này, tôi đã được đồng hành cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tối hôm ấy, sau một ngày dài hành quân vất vả, cả quân đoàn quyết định dựng trại ở giữa rừng để nghỉ ngơi. Trời rét mướt, lại có mưa, cùng sự mệt nhọc trong người, tôi sung sướng chìm vào giấc ngủ trong chiếc chăn ấm áp. Sau một giấc ngủ ngắn, tôi chợt bừng tỉnh. Nhìn ra ngoài, thấy trời đã về khuya, mọi người đều đã đi ngủ cả. Đang chuẩn bị ngủ tiếp, tôi chợt nhìn thấy bên đống lửa cháy rực, Bác đang ngồi trầm tư suy nghĩ. Ánh lứa hắt lên khuôn mặt Bác, soi rõ những trăn trở, suy tư trong dáng vẻ của Người. Rồi Người đứng dậy, đi dém chăn cho từng đồng chí một. Người làm cẩn thận, tỉ mỉ, lại nhẹ nhàng, giống như một người cha đang chăm sóc cho đàn con của mình vậy. Nhìn hành động ấm áp ấy, tôi lại lần nữa chìm vào giấc ngủ với sự hạnh phúc, như niềm hạnh phúc của người con khi được ngủ dưới sự chăm lo của cha mình.

Thế nhưng lần này, tôi không ngủ say như lần trước được, trong cơn mộng mị, tôi mơ màng nhìn thấy Bác lại trở về bên đống lửa, lại tiếp tục trầm ngâm, suy tư mà không hề có ý định đi nghỉ. Thế là, tôi liền hỏi Bác:

- Bác ơi! Sao khuya rồi mà bác không đi ngủ? Bác ngồi đó có lạnh lắm không ạ?

- Bác không sao cả. Chú cứ yên chí, nằm xuống ngủ đi cho khỏe, để mai còn sức mà đánh giặc - Bác ôn tồn trả lời tôi.

Nghe Bác nói, tôi lại nằm xuống ngủ tiếp. Thế nhưng, tôi chẳng thể nào yên giấc được, khi những lo lắng cho Bác cứ quanh quẩn ở trong tôi. Chiến dịch thì vẫn còn rất dài, đường đi thì cheo leo, hiểm trở, thời tiết lại khắc nghiệt, Bác cứ thức như vậy thì mai lấy sức đâu mà đi. Mang theo những mê man ấy, tôi lại chìm vào giấc ngủ, nhưng sau đó lại nhanh chóng tỉnh giấc thêm lần thứ ba. Lần này tỉnh dậy, tôi nhìn ngay sang đống lửa, giật mình thấy Bác vẫn ngồi ở đó. Thấy tình hình không ổn, tôi liền chạy lại, ngồi xuống cạnh Bác để mời Bác đi ngủ cho bằng được. Đáp lại sự sốt sắng của tôi, Bác ôn tồn trả lời:

- Chú cứ việc đi ngủ để lấy sức ngày mai đánh giặc. Còn Bác, Bác không thể ngủ được. Cứ nghĩ đến đoàn dân công đang phải nằm màn trời chiếu đất ngoài kia, Bác thương lắm, không tài nào nhắm mắt được.

Nói rồi, Bác lại trầm tư nhìn vào đống lửa. Bác đang nghĩ gì vậy nhỉ? À, Bác đang nghĩ về chiến dịch, nghĩ về nhân dân, nghĩ những đường tối để đưa ngày độc lập đến thật gần. Càng thấu hiểu nỗi lòng Bác, tôi càng thêm vui sướng và phấn khởi. Bởi đất nước ta có một vị lãnh tụ yêu thương người dân ta đến thế. Vậy là, tôi quyết định xin được thức cùng Bác. Không chờ Bác đồng ý tôi đã ngồi lại gần Bác hơn, sửa lại đống lửa với niềm hạnh phúc vô bờ.

Tham khảo ạ

15 tháng 4 2021

Đêm đã về khuya rồi. Ngoài trời gió lồng lộng thổi. Không còn tiếng chim kêu lích chích trong tán cây. Cảnh rừng Việt Bắc âm u, tĩnh mịch quá!

Chẳng biết vì sao, tôi không ngủ được. Tôi suy nghĩ cho trận chiến nay mai, chiến dịch Điện Biên Phủ. Đang nghĩ ngợi mông lung thì tôi nghe có tiếng sột soạt rất khẽ. Tôi nhổm dậy. Là Bác ư? Khuya rồi, sao Người chưa ngủ nhỉ?

Bác ngồi yên lặng bên cạnh bếp lửa hồng, vẻ mặt của Bác trầm ngâm như đang suy nghĩ việc gì đó. Ngoài mái lều tranh cũ nát, mưa rơi lâm thâm, dai dẳng. Tôi ngước mắt nhìn Bác, càng nhìn, tôi càng thấy thương Bác hơn. Bác như một người cha vậy. Người cha ấy đang nhóm lửa cho tôi và đồng đội nằm ấm.

Sau đó, Bác đi dém chăn cho chúng tôi: Từng người một. Như sợ các anh em giật mình, Bác nhón chân nhẹ nhàng, thật nhẹ. Bóng Bác ánh lên trước ngọn lửa, cao lồng lộng, bao trùm cả cán lều. Tôi có cảm giác mơ màng cái bóng của Bác như làm chúng tôi ấm áp hơn cả ngọn lửa hồng đang cháy hừng hực kia.

Thổn thức nỗi lòng, tôi thầm thì hỏi:

- Bác ơi, Bác chưa ngủ ạ? Bác có thấy lạnh không?

Bác nhìn tôi, mỉm cười rồi trả lời bằng một giọng ấm áp:

- Ừ, Bác chưa ngủ đâu. Chú cứ ngủ cho đẫy giấc, để mai còn đi đánh giặc nữa chứ!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt, nhưng vẫn bồn chồn. Tôi nằm mà vẫn lo Bác ốm, lòng tôi cứ bộn bề. Chiến dịch còn dài lắm! Rừng Việt Bắc lắm dốc, lắm ụ. Nếu Bác cứ không ngủ suốt thế này, thì Bác lấy sức đâu để mà đi? Thế rồi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Lần thứ ba tôi thức giấc thì đã canh tư. Nhìn thấy Bác vẫn đang ngồi, tôi hoảng hốt, giật thót mình. Bác vẫn chưa ngủ ư? Trời sắp sáng rồi!!! Tôi vội vã:

- Bác ơi, trời sắp sáng rồi, Bác hãy ngủ để sáng mai có sức mà đi!

Vẫn bằng giọng dịu dàng, Bác nói với tôi:

- Chú cứ ngủ đi, còn Bác thức thì cứ mặc Bác. Bác không ngủ được đâu! Bác đang nghĩ về đoàn dân công, trời mưa như thế này, chắc họ lạnh lắm. Bác chỉ mong trời sáng cho nhanh thôi. Không biết các cô chú ấy có sao không?

Tôi chợt hiểu ra, Bác thức vì chuyện ấy. Bác không chỉ chăm lo cho chúng tôi mà còn lo lắng cho cả những người ở xa chưa hề được gặp Bác. Tấm lòng của Bác thật cao cả. Lòng tôi vui sướng tràn trề và tôi quyết định thức luôn cùng với Bác.

Đêm nay, Bác không ngủ vì Bác là người luôn lo cho mọi người hơn bản thân. Bác là người Cha già của nhân dân Việt Nam - Vì Bác là Hồ Chí Minh.

17 tháng 4 2021

Đối với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Cậu bé dường như rất vui thích và rất tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi chỉ là một cậu bé rất nhỏ. Chẳng thế mà nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời. Đến những câu thơ cuối, vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu bé không hề sợ hãi. Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ, kể cả an toàn mạng sống “Sợ chi hiểm nghèo”. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, cậu đã hi sinh trên đất mẹ quê hương – 1 sự hi sinh thiêng liêng cao cả, một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo.

Nguồn: https://lazi.vn/edu/exercise/266294/hay-viet-doan-van-neu-cam-nhan-cua-em-ve-luom-trong-luc-hi-sinh-doan-van-tu-6-8-cau

15 tháng 4 2021

sung sướng

16 tháng 4 2021

xung phong

Chạy khắp rừng thấm mệt, anh Nai muốn nghỉ ngơi chút đỉnh. Anh nằm xuống bãi cỏ rồi nhờ Thỏ:– Chú mày làm ơn nửa giờ nữa đánh thức anh dậy nhé!Thỏ mừng rối rít: được anh Nai nhờ đâu phải chuyện chơi!– Anh cứ ngủ đi! Ngủ đi! Thế nào em cũng đánh thức anh dậy đúng giờ! – Thỏ hứa.Nai duỗi chân rồi nhắm mắt.– Để em lót cỏ cho anh ngủ nhé? – Thỏ đề nghị, rồi kéo cỏ...
Đọc tiếp

Chạy khắp rừng thấm mệt, anh Nai muốn nghỉ ngơi chút đỉnh. Anh nằm xuống bãi cỏ rồi nhờ Thỏ:

– Chú mày làm ơn nửa giờ nữa đánh thức anh dậy nhé!

Thỏ mừng rối rít: được anh Nai nhờ đâu phải chuyện chơi!

– Anh cứ ngủ đi! Ngủ đi! Thế nào em cũng đánh thức anh dậy đúng giờ! – Thỏ hứa.

Nai duỗi chân rồi nhắm mắt.

– Để em lót cỏ cho anh ngủ nhé? – Thỏ đề nghị, rồi kéo cỏ đến nhét dưới hông Nai.

– Cảm ơn, thôi không cần! – Anh Nai nói vẻ ngái ngủ.

– Không cần là thế nào? Nằm trên cỏ êm hơn chứ!

– Thôi được! Thôi được rồi… Tôi buồn ngủ…

– Hay để em mang cho anh cái gì uống trước khi ngủ? Gần đây có con suối. Em chỉ chạy nhoáng một cái là có liền!

– Thôi được rồi, không cần đâu… Tôi buồn ngủ lắm rồi…

– Thì anh cứ ngủ đi! Ngủ đi! Hay anh muốn em kể chuyện thần thoại cho anh nghe? Như thế anh sẽ dễ ngủ hơn! – Thỏ vẫn ngồi năn nỉ.

– Thôi được… Cảm ơn… Tôi ngủ thế này cũng được…

– Hay là mấy cái sừng nó làm anh khó ngủ?

Nghe đến đấy, Nai đứng dậy bỏ chạy một mạch.

– Anh đi đâu thế? – Thỏ ngạc nhiên hỏi – Chưa được hai mươi phút mà!

a. Theo em, tại sao Nai lại đứng dậy bỏ chạy?

b. Từ câu chuyện trên em rút ra được bài học gì cho bản thân? 

1
15 tháng 4 2021

a. Nai đứng dậy bỏ chạy vì cảm thấy khó chịu với sự quan tâm quá đáng của Thỏ.

b. Đôi khi trong cuộc sống bạn luôn muốn giúp đỡ người khác, tuy nhiên tùy từng hoàn cảnh mà sự giúp đỡ của bạn có khiến người được nhận sự giúp đỡ có thoải mái hay không.

14 tháng 4 2021

37 (Tam là 3; Thất là 7)

Hiện tại tam thất được trồng tại tỉnh Hà Giang (Đồng Văn), Lào Cai (Mường Khương, Bát xát, Phà Lùng), Cao Bằng… Tại các vùng núi cao 1.200 đến 1.500m.

14 tháng 4 2021

Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.

Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đống lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đã góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hòa quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.

Hình ảnh Bác Hồ được khắc họa rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:

Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thót.
Bác nhón chân nhẹ nhàng...

Việc làm đốt lửa, hành động đi dém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.

Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ấn tượng:

Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng.

Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm Lặng yên bên bếp lửa - vẻ mặt Bác trầm ngâm. Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái Hồ Chí Minh:

Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:

Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau....

Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:

Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.

Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thế hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng ngạc nhiên suy nghĩ:

Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.

Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:

Anh nằm lo Bác ốm....

Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:

Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi...
Lần thứ ba thức dậy...

Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:

Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!

Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:

Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.

Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại.

Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đức, chan hòa trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.

14 tháng 4 2021

tham khảo nhé:

Đêm nay Bác không ngủ của tác giả Minh Huệ sáng tác năm 1951, là một trong những bài thơ thành công nhất về Bác Hồ và đã trở nên quen thuộc với nhiều thế hệ. Câu chuyện kể về một đêm không ngủ của Bác Hồ trên đường đi chiến dịch. Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, đồng thời thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ sử dụng thể thơ năm chữ thích hợp với lối kể chuyện kết hợp miêu tả. Đây là bài thơ tự sự trữ tình có nhiều chi tiết giản dị và cảm động được trình bày như một câu chuyện về người thật việc thật. Có hoàn cảnh, không gian, thời gian, địa điểm, có diễn biến sự việc, có cả lời đối thoại giữa hai nhân vật (anh đội viên và Bác Hồ).

Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên nhìn bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm.
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác.

Hai khổ thơ đầu giới thiệu thời gian, không gian của câu chuyện, hình ảnh Bác Hồ và anh đội viên. Trong đêm khuya, trời mưa, gió lạnh, anh đội viên thức giấc, thấy Bác vẫn ngồi bên bếp lửa. Anh băn khoăn thắc mắc, vì trời đã khuya lắm rồi mà Bác vẫn ngồi trầm ngâm bên bếp lửa. Anh kín đáo dõi theo diễn biến tâm trạng trên nét mặt và trong từng cử chỉ ân cần của Bác. Anh xúc động hiểu rằng Bác đang lặng lẽ đốt lửa để sưởi ấm cho chiến sĩ.

Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm

Trong lòng anh đội viên dấy lên tình cảm yêu thương, kính trọng Người vô hạn.

Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thót
Bác nhón chân nhẹ nhàng

Bác coi trọng giấc ngủ của chiến sĩ nên nhón chân nhẹ nhàng đi dém chăn cho từng người một. Bác ân cần chu đáo không khác gì bà mẹ hiền yêu thương, lo lắng cho đàn con. Cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng của Bác là một chi tiết đặc sắc, thật giản dị mà xúc động, bộc lộ tấm lòng yêu thương sâu xa và sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ đối với bộ đội.

Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.

Ngọn lửa bập bùng soi bóng Bác khi mờ khi tỏ. Anh mơ màng thấy bên ánh lửa bập bùng, bóng Bác cao lồng lộng in trên vách nứa đơn sơ, vừa chập chờn hư ảo, vừa ấm áp yêu thương. Bác như ông Bụt, ông Tiên xuất hiện giữa khung cảnh rừng sâu, trong đêm khuya, dưới mái lều tranh. Thực và mộng đan cài vào nhau, tạo nên hình ảnh tuyệt đẹp về Bác.

Thổn thức cả nỗi lòng
Thầm thì anh hỏi nhỏ:
Bác ơi Bác chưa ngủ
Bác có lạnh lắm không?

Anh đội viên lo lắng tha thiết mời Bác đi nghỉ, vì đêm đã khuya rồi mà Bác vẫn chưa đi ngủ. Nỗi lo Bác ốm cứ bề bộn trong lòng anh.

Chú cứ việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc

Nhưng Bác không trả lời câu hỏi của anh mà ân cần khuyên nhủ:

Không biết nói gì hơn
Anh nằm lo Bác ốm
Lòng anh cứ bề bộn
Vì Bác vẫn thức hoài
Chiến dịch hãy còn dài
Rừng lắm dốc lắm ụ
Đêm nay Bác không ngủ
Lấy sức đâu mà đi?

Vâng lời anh nhắm mắt nhưng bụng vẫn bồn chồn. Nỗi lo lắng của anh thật thiết thực, bởi trong suy nghĩ của anh, Bác là linh hồn chiến dịch.

Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.

Lần thứ ba thức dậy, anh đội viên hốt hoảng giật mình khi thấy Bác vẫn không ngủ mà tập trung suy nghĩ cao độ.

Anh vội vàng nằng nặc
Mời Bác ngủ Bác ơi
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!

Anh lo lắng vì sợ Bác mệt, không tiếp tục được cuộc hành trình. So với lần trước, lần này anh đội viên năn nỉ mạnh dạn hơn, tha thiết hơn.

Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn.
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau.

Cảm động trước nhiệt tình của người chiến sĩ, Bác thấy cần phải giải thích nguyên nhân mình không ngủ để cho anh yên tâm: Lý do Bác không ngủ vì Bác lo cho bộ đội, dân công đang ngủ ngoài rừng. Tuy không thấy tận mắt, nhưng Bác cảm nhận rất cụ thể những gian lao vất vả của họ.

Anh đội viên nhìn bác
..............................
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác

Câu trả lời của Bác đã khiến cho anh đội viên xúc động và thấm thía tấm lòng nhân ái mênh mông của vị Cha già dân tộc. Được chứng kiến những hành động và lời nói biểu hiện tình thương và đạo đức cao cả của Bác Hồ, anh chiến sĩ thấy trong tâm hồn mình tràn ngập một niềm hạnh phúc. Bác đã khơi dậy tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ, cao quý. Khi đã hiểu rõ tâm trạng của Bác thì người chiến sĩ: Lòng vui sướng mênh mông, Anh thức luôn cùng Bác.

Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh

Riêng ở đoạn cuối, chúng ta thấy có sự hòa hợp khéo léo giữa suy nghĩ của nhà thơ và tâm trạng người chiến sĩ.

Nhà thơ đã đặt mình vào vị trí nhân vật anh đội viên để cảm nhận, suy nghĩ về Bác. Chính vì vậy nên cảm xúc của nhà thơ đạt tới mức chân thành và sâu sắc. Bài thơ thể hiện tình cảm chung của bộ đội và nhân dân ta đối với Bác Hồ. Đồng thời là lòng tin yêu, biết ơn sâu sắc và tự hào về vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại mà bình dị. Tình cảm của tác giả được bộc lộ dàn trải suốt bài thơ. Đêm nay không ngủ được miêu tả trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Cuộc đời Người đã dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc. Chúng ta nguyện sống, học tập và làm việc sao cho xứng đáng với Bác kính yêu.