đề văn :
- Hà Nội trong trái tim em
* Các bạn giúp mk biểu cảm về 4 mùa của Hà Nội nhé
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dân tộc Việt Nam đang từng ngày, từng giờ hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Trái tim thủ đô ngàn năm văn hiến vẫn đang từng ngày, từng giờ đập từng nhịp khoẻ khoắn, nguyên sơ. Trái tim hàng triệu triệu con dân đất Việt cũng đang từng ngày, từng giờ hoà nhịp đập cùng trái tim của Tổ quốc trong rạo rực, trực trào. Hà Nội trong trái tim tôi là những kỷ niệm chất chứa như những thước phim quay vội, từng cảnh từng cảnh một, mỗi cảnh đều là kỷ vật tâm tưởng, để ở góc nào đó trong tim, không thể chắp nối vào nhau theo trình tự lôgic nào. Mà chắp nối, sắp xếp làm gì cơ chứ, tôi đâu phải là đạo diễn cho tôi trong tình yêu của tôi đối với Hà Nội. Thôi thì cứ để Hà Nội trong tôi như những gì tôi vốn có. Thế nên giờ đây, Hà Nội trong tôi đang “vội vã trở về”...
Hà Nội trong trí óc và sự hiểu biết của tôi có bề dày ngàn năm lịch sử. Hà Nội trong trái tim tôi có đầy đủ tình yêu của một người trẻ vừa đến tuổi ba mươi. Những ngày này, tự nhiên tôi thấy yêu vô cùng những bài hát viết về Hà Nội. Những ngày này, tôi có thể hát về Hà Nội cả ngày nếu không phải đi làm, họp hành và làm những công việc bắt buộc phải im lặng. Tôi nghe giai điệu bài hát “Chúng con canh giấc ngủ của Người” (sáng tác của nhạc sỹ Nguyễn Đăng Nước) vang vọng trong tôi, lòng bồi hồi nhớ lại một lần tôi cùng một người bạn tri kỷ vượt hơn ngàn cây số ra thăm thủ đô, may mắn được dịp vào lăng viếng Bác. Ôi Người nằm đó, “…Bác đang ngủ kia mà…”, bước chân tôi nhè nhẹ đi qua cùng dòng người muôn phương, lòng thầm ước ao được đứng trang nghiêm như anh bộ đội kia, “vinh quang”… “canh giấc ngủ của Người”!
Hà Nội trong tôi gần đấy mà xa quá. Xa như cái lần, lần đầu tiên tôi ra thăm ông Ngoại mà nào ngờ đâu đó là lần cuối cùng tôi gặp ông. Sau đó ít lâu ông đột ngột qua đời. Hai mươi mốt năm kể từ ngày ông đi tập kết, cộng với hơn hai mươi năm sau ngày đất nước hoà bình, thống nhất, ông vẫn không về với mẹ tôi. Ông đã có gia đình của mình. Tôi có thêm một bà ngoại và hai cậu. Ngày ông mất, mẹ tôi sụt sùi khăn áo ra đưa tiễn ông mà cả gia đình trong Nam nước mắt lưng tròng. Giờ đây lòng tôi vẫn hướng về thủ đô. Ở đó tôi còn bà, các cậu mợ và các em của mình. Lòng tôi vẫn luôn nhớ về ông, thầm cảm ơn ông đã sinh ra mẹ tôi, người sinh thành, nuôi nấng, dạy dỗ và yêu thương tôi suốt cả cuộc đời.
Hà Nội trong tôi phẳng lặng như mặt hồ Gươm, không gợn chút sóng nhưng cồn cào nỗi nhớ mỗi khi nghĩ về nó. “Tôi muốn mang Hồ Gươm đi” (Nhạc sỹ Phú Quang phổ thơ Trần Mạnh Hảo) để giữ riêng cho mình từng khoảnh khắc, trong mưa thu, gió lạnh, trong đôi mắt tôi và em nhìn nhau lần cuối để rồi chia xa mãi mãi. Với tôi, Hồ Gươm đã chứng kiến một cuộc chia tay “…không buồn, mà chỉ tiếc em không đi hết những ngày đắm say…” (nhà thơ Thanh Tùng được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc). Nơi đây, người yêu của tôi đi lấy chồng. Nơi đây tôi “vội vã ra đi” để quên một cuộc tình.
Hà Nội trong tôi có cả vui, buồn lẫn lộn. Dù vui, dù buồn tôi đều quý, đều yêu. Dù vui, dù buồn đều là một phần làm nên nhịp đập của trái tim tôi. Trái tim tôi là một phần nhỏ của trái tim Hà Nội - trái tim Tổ quốc. Khi trái tim Tổ quốc đang dậy lên, trái tim tôi không thể lặng yên. Như giờ đây, Hà Nội trong tôi từng phút, từng giờ là suy tưởng, tranh thủ cập nhật thông tin về Hà Nội. Mỗi lần lướt web là mỗi lần được nhìn thấy Hà Nội rộng hơn, sâu hơn, to hơn, đẹp hơn; hoà cùng Hà Nội niềm vui chung tròn 1000 năm tuổi. 1000 năm thăng trầm càng làm cho thủ đô mỗi ngày mỗi vững vàng thêm, sánh cùng thủ đô của 28 quốc gia khác (4) bước tiếp vào thiên niên kỷ mới đầy sức sống, văn minh, linh thiêng và hào hoa. Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đang đến gần. Nghe như lời Thiên đô chiếu (Chiếu dời đô) của đức Thái tổ Lý Công Uẩn từ nghìn trùng vang vọng về. Nghe như lời Bác trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân đồng bào khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà một sáng mùa thu ngày 2 tháng 9 cách đây 65 năm về trước trên quảng trường Ba Đình lịch sử.
Khi trái tim tôi còn đập chắc chắn tôi còn yêu Hà Nội. Hà Nội trong tôi những ngày này, những ngày sau và đến khi trái tim tôi ngừng đập sẽ vẫn vẹn nguyên như giờ đây tôi ngồi viết cho Hà Nội với niềm tin yêu mãnh liệt: đất rồng bay mãi mãi trường tồn.
- cày sâu bừa kĩ bón phân hữu cơ:
+ ý nghĩa: tăng bề dày đất
+ áp dụng loại đất: đất nghèo chất dinh dưỡng
- làm ruộng bậc thang:
+ tăng độ che phủ đất, hạn chế dòng nước chảy, chống xói mòn, rửa trôi
+ đất đồi núi cao
- trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh:
+ tăng độ che phủ đất hạn chế xói mòn, rửa trôi
+ đất dốc
- bón vôi:
+ giảm độ chua, cải tạo đất
+ đất phèn
giúp mk làm bài cảm nghĩ về bánh trôi nước ko chép mạng nhanh lên mk cần ấp
help meeeeeeee..... to be
BẠN THAM KHẢO:
Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ luôn phải chịu những bất công, những định kiến đầy nghiệt ngã của xã hội. Sinh ra là người phụ nữ đã định sẵn những bất công, khác với các bậc nam nhi, họ bị coi thường, khinh rẻ, đối xử tàn nhẫn. Đó chính là nàng Kiều, nàng Tiểu Thanh trong thơ Nguyễn Du, là Vũ Thị Thiết trong tác phẩm của Nguyễn Dữ... Trong xã hội phong kiến ấy, người phụ nữ không có tiếng nói, cũng như bất kì địa vị vị gì. Hồ Xuân Hương đã được xem như một hiện tượng của nền văn học Việt Nam. Vì lần đầu tiên trong lịch sử văn chương, có người phụ nữ đề cao người phụ nữ, cất những vần thơ đấu tranh cho số phận của người phụ nữ, châm biếm, đả kích, thậm chí là hạn bệ các "thần tượng" trong xã hội lúc bấy giờ là vua chúa, quan lại, giai cấp thống trị. Một trong những bài thơ tiêu biểu của Hồ Xuân Hương là bài thơ "Bánh trôi nước".
Thơ Hồ Xuân Hương có cái sắc sảo trong câu từ, châm biếm chua cay khi phê phán giai cấp thống trị, những con người có chức có quyền nhưng sống tàn nhẫn, giả dối, đáng khinh. Lần đầu tiên có người dám lên tiếng và đả kích mạnh mẽ như vậy. Tuy nhiên, khi viết về những người phụ nữ, Hồ Xuân Hương lại luôn dành cho họ sự đồng cảm sâu sắc cùng với thái độ thiết tha nhất, bài thơ "Bánh trôi nước" viết về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, đó là một thân phận nổi trôi, phù du và vận mệnh, cuộc sống của mình họ không được tự định đoạt mà hoàn toàn là do những người đàn ông, những người chồng của họ.
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non"
Mở đầu bài thơ, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã gợi mở những hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước. Bánh trôi nước là loại bánh làm bằng bột gạo nếp, qua bàn tay của những người nghệ nhân thì khi nặn xong chúng có hình dạng tròn trịa cùng một màu trắng đặc trưng của gạo. Ở trong bài thơ này, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước để nói về cuộc sống và số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Hiểu như thế ta có thể thấy qua hình ảnh tròn, trắng của những chiếc bánh trôi gợi ra vẻ đẹp bên ngoài, vẻ đẹp hình thể của những người phụ nữ.
Đó chính là một vẻ đẹp tươi mới, tròn trịa, đầy sức sống "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Nhưng đối nghịch với vẻ đẹp đầy sức sống đó lại là một số phận, tương lai đầy mịt mờ, tăm tối "Bảy nổi ba chìm với nước non". Về ý nghĩa tả thực, ta có thể hiểu đây là là quá trình luộc chín bánh, hoàn thành bước cuối cùng. Nhưng đây cũng chỉ là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Bởi nó gợi ra số phận, cuộc đời đầy thăng trầm, biến đổi của những người phụ nữ. Như đã nói, trong xã hội xưa, sinh ra trong thân phận của người phụ nữ vốn đã là một thiệt thòi, bất công.
Bởi từ khi sinh ra đến lúc dựng vợ gả chồng thì họ hoàn toàn không được quyết định bất cứ vấn đề gì, kể cả tình yêu, đối tượng kết hôn, hạnh phúc của cả cuộc đời mình, vì trong xã hội xưa có quan niệm "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", hay "xuất giá tòng phu", nghĩa là một khi đã lấy chồng thì mọi việc đều phải theo chồng. Vì vậy mà số phận thăng hay trầm đều hoàn toàn dựa vào người chồng của mình:
"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Đến câu thơ này thì ý niệm của hai câu thơ đầu được thể hiện, triển khai một cách rõ nét, cụ thể hơn. Nếu như những chiếc bánh trôi tròn, méo, rắn, nát đều phụ thuộc vào tay người nặn, nếu như được họ cẩn trọng, nâng niu thì khi hoàn thành chiếc bánh sẽ có hình tròn mà màu trắng trong. Ngược lại, nếu người nghệ nhân vô tâm, hời hợt thì chiếc bánh sẽ bị méo mó, và khi luộc trong nước sẽ bị vỡ. Đối với người con gái trong xã hội xưa cũng vậy, nếu may mắn gặp được người cũng biết yêu thương, trân trọng thì cuộc sống của học sẽ hạnh phúc, vui vẻ; còn khi lấy phải người chồng độc đoán, vũ phu thì họ sẽ có cuộc sống đau khổ, bất hạnh. Nhưng dẫu cuộc sống có bất biến, phù du thì những người con gái ấy vẫn giữ được vẻ đẹp trong trắng thủy chung trong tâm hồn. Đến đây thì hình ảnh của những người phụ nữ trong xã hội xưa được hoàn thiện, không chỉ có vẻ đẹp ngoại hình mà vẻ đẹp tâm hồn của họ rất đáng được trân trọng.
Mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã xây dựng thành công hình ảnh của người phụ nữ xưa, đó là những người phụ nữ có vẻ đẹp toàn diện, không chỉ là vẻ đẹp hình thức mà còn là vẻ đẹp của tâm hồn. Dẫu có những bất hạnh, đau khổ thì vẻ đẹp tâm hồn ấy không những không mất đi mà còn sáng rực lên những tia sáng của phẩm chất, đạo đức. Thông qua bài thơ, nhà thơ cũng thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Nếu như bà huyện Thanh Quan với những lời thơ trang nhã,nhẹ nhàng,mang chút cung đình buồn thương man mác thì Hồ Xuân Hương có phong cách hoàn toàn khác. Giọng thơ rắn rỏi, mạnh mẽ, đề tài bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm úy mà chua cay chứa nỗi niềm phẫn uất phản kháng xã hội đương thời. Hồ Xuân Hương được coi là một người đặc biệt trong nền văn học Việt Nam và được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. Phong cách thơ của bà cũng rất giản dị mộc mạc trong hình ảnh và “bánh trôi nước” cũng là một bài thơ như vậy. Nhà thơ mượn hình ảnh nhỏ bé của bánh trôi để diễn tả thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, một xã hội không bình đẳng và đầy những bất công.
Câu thơ đầu tác giả vẫn sử dụng những câu ca dao quen thuộc:
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
“thân em…” là câu mở đầu của biết bao những bài ca dao khi viết về đề tài thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. “Thân em” được ví với chiếc bánh trôi nước “vừa trắng lại vừa tròn” tác giả đã mượn hình ảnh mộc mạc của chiếc bánh trôi để nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ.Họ không chỉ đẹp về hình thức mà nó còn đẹp cả về tâm hồn lẫn nhân phẩm,chỉ qua một câu thơ thôi mà tác giả đã cho ta thấy được quan điểm của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.Với vẻ đẹp như vậy đáng lẽ phải có một cuộc sống hạnh phúc sung sướng nhưng cuộc đời con người đặcbiệt là phụ nữ thì phải chịu bao đắng cay,vất vả
Câu thơ tiếp:
Ba chìm bảy nổi với nước non
Được cha mẹ sinh ra để làm người,nhưng người phụ nữ không làm chủ được mình cuộc đời họ do người khác định đoạt.Nàng Vũ Nương thùy mị nết na,đức hạnh thủy chung,chồng ra trận nàng ở nhà một mình nuôi mẹ già con thơ nàng đã làm tròn bổn phận của một người vợ,người mẹ trong gia đình.vậy mà do sự đa nghi ghen tuống quá mức nàng bị chồng nghi là thất tiết.nàng đã pahir lấy cái chết để chứng minh cho sự trong sách của mình câu chuyện ấy mang đến cho người đọc thông điệp trong xã hội ấy người tốt như nàng không được sống hạnh phúc.
Hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo như vậy đáng lẽ ra phải được sống một cuộc sống hạnh phúc,nhưng thực tế thân phận họ ra sao? “ba chìm bảy nổi” được tác giả vận dụng rất hay rất hợp lí để nói về thân phận người phụ nữ.Trong xã hội cũ họ chẳng là gì cả, không có thân phận hay địa vị thậm chí họ còn không có quyền quyết định về số phận của mình chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức.Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như những chiếc bánh trôi vậy(ba chìm bảy nổi với nước non).Cũng như vậy cuộc đời của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bị xã hội nhào lộn.
Ở câu thứ ba tác giả lại sử dụng biện pháp đảo ngữ rất mực tài tình:Đến đây ta không còn thấy giọng thơ than vãn cam chịu:
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Cuộc đời họ,họ không làm chủ được bản thân mà phụ thuộc hoàn toàn vào tay kẻ khác thế nhưng “mà em vẫn giữ tấm lòng son” không thuộc những sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và bốn là đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ bảo vệ phẩm chất trong sáng và tâm hồn con người.Từ vẫn thể hiện sự khẳng định quả quyết vượt lên số phận để giữ tấm lòng son.Người phụ nữ đã ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm giá của mình.Dẫu cho cuộc đời cay đắng,nhào lặn xô đẩy thì giá trị đáng kính của họ luôn luôn là điều sống còn đối với họ.
Tác giả khéo léo sử dụng biện pháp đảo ngữ để nói lên sự phụ thuộc của người phụ nữ.Dù số phận có ra sao thì họ vẫn phải cam chịu, không có quyền lên tiếng,không được tự định đoạt trong xã hội lúc bấy giờ.Đó là một đạo lí rất vô lí trong xã hội phong kiến nhằm trói buộc những người phụ nữ chân yếu tay mềm và không có địa vị trong xã hội. Dù cuộc đời phũ phàng,bất hạnh họ vẫn giữ vẹn nguyên phẩm giá tâm hồn cao đẹp của mình.
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Dù có phải chịu bao nhiêu bất công đi nữa nhưng đến câu thơ cuối vẫn làm rạng ngời lên nét đẹp của người phụ nữ,một nét đẹp tươi sáng,thuần hậu của người phụ nữ Việt Nam.Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói nên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt Nam.
Sự sáng tạo của nữ sĩ khá độc đáo.Bà lựa chọn chi tiết không nhiều nhưng lại nói được nhiều.Hai từ thân em đặt trước chiếc bánh,chiếc bánh được nhân hóa,đó chính là lời tự sự của người phụ nữ nét nghệ thuật này gợi cho trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ hiện rõ nét hơn.
Từ thoáng chút hài lòng giọng thơ chuyển hẳn sang ai oán về số phận hẩm hiu Hồ Xuân Hương đã đảo lại thành ngữ quen thuộc ba chìm bảy nổi thành ba chìm bảy nổi đối lập với vừa trắng lại vừa tròn tạo sự bất ngờ và tô đậm sự bất hạnh của người phụ nữ.
Với ngôn từ bình dị, bài thơ bánh trôi nước cho thấy Hồ Xuân Hương vừa rất trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt nam ngày xưa, vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ. Bài thơ “bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương bài thơ thể hiện lòng thương cảm và niềm tự hào vớ số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội đầy bất công.
uân! Xuân đến thật rồi. Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới mang màu xanh, màu êm dịu. Hoa khoe sắc, lộng lẫy. Xuân nhẹ nhàng gói mưa vào trong nắng, chập chờn những cơn mưa vội vã ban chiều, không mỏng manh. Xuân ôm từng hạt nắng trong từng bông cúc vàng, nhuộm sắc những cơn mưa phùn nhỏ còn đọng sương. Cơn mưa phùn vô tình đã làm mùa xuân rét ngọt, một cái rét tượng trưng. Những luồng gió nồm cứ thổi, thổi mãi thành cái đẹp của mùa xuân. Ôi! thật là đẹp.
1. Mở Bài
- Giới thiệu tác giả Bà Huyện Thanh Quan và bài thơ "Qua Đèo Ngang":
+ Bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan là bức tranh cảnh - tình đặc sắc trong văn học trung đại Việt Nam.
+ Trước khung cảnh Đèo Ngang, người lữ khách xa quê đã bộc lộ niềm nhớ thương đất nước, quê nhà và những nỗi buồn sâu kín.
2. Thân Bài
- Cảnh sắc thiên nhiên Đèo Ngang:
+ Không gian, thời gian
+ Cảnh vật, âm thanh
+ Cuộc sống con người
- Tâm trạng của người lữ khách xa quê:
+ Nỗi nhớ đất nước, nhớ quê nhà
+ Nỗi buồn thầm lặng cô đơn
3. Kết Bài
Khái quát giá trị bài thơ:
+ Bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan đã mang đến cho người đọc những cảm xúc khác nhau, đầu tiên là niềm tự hào, say mê trong cảnh sắc thiên nhiên đất trời Đèo Ngang.
+ Khơi dậy nỗi nhớ quê hương, tình yêu đất nước và cuối cùng là sự cảm thông chia sẻ với nỗi lòng của nhà thơ.
Lập bảng ngắn gọn, đủ ý nhé!
Lý | Trần | |
Kinh tế | ............................................. | ............................................... |
Văn hóa | ............................................. | ............................................... |
Giáo dục | ............................................. | ............................................... |
Khoa học, nghệ thuật | ............................................. | ............................................... |
Mùa xuân:
Khí hậu miền Bắc nước ta chia làm bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông. Mùa nào cũng có những nét dẹp riêng nhưng mùa xuân lại có nhiều điều kì thú nhất. Theo quy luât tuần hoàn của tạo hóa, cứ đông tàn thì xuân đến. Trước tết khoảng nửa tháng, thời tiết bắt đầu thay đổi.Những trận mưa phùn lạnh lẽo thưa dần rồi ngớt hẳn. Bầy trời không còn xám xịt mà đã sáng tươi hơn. Những dải mây trắng hoặc xanh lơ màu nước biển lãng đãng trôi. Không khí ấm áp làm cho con người cùng vạn vật lai trào dâng nhựa sống, náo nức đón đợi mùa xuân.
Giữa không trung, chim én từng đàn vun vút lao liệng, báo hiệu mùa xuân sắp bắt đầu . Nếu để ý một chút , ta sẽ thấy trên đường những cành lộc vừng, cơm nguội, bàng... đã rụng hết lá ven đường, vô số mầm nhỏ xíu đang cựa quậy, muốn xuyên thủng lớp vỏ xù xì, thô ráp để nhú ra những búp non, lộc nõn mơn mởn trong mưa xuân.
Những ngày giáp tết ở Hà Nội rộn ràng và náo nức lạ thường! nên vui ngời lên trong ánh mắt trẻ thơ, trong dáng điệu tấp nập của người đi sắm Tết, trong sự thay đổi nhanh chóng của gương mặt phố phường. Nhà cửa đươc trang hoàng lộng lẫy bằng sắc màu rực rỡ của đèn, hoa, của những tấm băng rôn đỏ với dòng chữ vàng: Chúc mừng năm mới có vẽ những cánh đào, cánh mai, hay những chiếc đèn lồng xinh xắn.
Các chợ lớn nhỏ trong thành phố đều đông nghịt người. Chợ Đồng Xuân, chợ Ngọc Hà, chợ Bưởi, chợ Mới Mơ, chợ Ô Cầu Dền... người mua, kẻ bán chen chúc, sôi đông, ồn ào. Chợ Tết có một sức hấp dẫn ghê ghớm. Người ta đi chợ Tết để được đắm mình vào cái không khí đặc biệt một năm chỉ có một lần, để sắm Tết và để xem thiên hạ đua nhau sắm Tết. Hơn thế nữa, đi chợ Tết để được thỏa thích ngắm nhìn bao nhiêu của ngon vật lạ của quê hương, đất nước.
Cùng với việc sắm Tết, người Hà Nội luôn nghĩ đến hoa. Có thể nói là người Hà Nội yêu hoa và có thú chơi hoa có từ lâu đời. Từ ngày hai tám cho đến sáng ba mươi Tết, các ngả đường từ nội ô ra ngoại thành, dòng người và xe nườm nượp nối nhau không dứt. Họ tìm đến các làng hoa nổi tiếng như Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Nhật Tân, Nghi Tàm... để mua đào, mua quất và những loại hoa khác. Trong ba ngày Tết bất luận giàu hay nghèo, nhà nào cũng có một chậu cúc, một cành đào, một bình hồng nhung hoặc mấy cây hải đường hoa nở đỏ chói cho vui cửa vui nhà, làm thêm vẻ tưng bừng của Tết.
Đứng trước những vườn đào, vườn quất và những khu vườn có hàng trăm loài hoa đang nhởn nhơ đón nhận làn mưa xuân tươi mát, ta sẽ thấy trong tâm hồn dâng lên một niềm hạnh phúc vô bờ. Trái tim ta hân hoan cất lời cảm ơn Tạo hóa đã ban cho mặt đất một sức sống bất diệt và hào phóng tặng cho con người những món quà vô giá từ thiên nhiên muôn màu muôn sắc.
Trong dịp Tết, còn gì thú vị bằng được cùng với những người thân yêu dạo chơi dưới mưa xuân êm ái giăng giăng đầy trời một màn bụi nước li ti, mơ hồ như sương như khói. Mưa xuân làm cho cảnh vật chở nên huyền ảo và thơ mộng. Hồ Gươm, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa... hồ Tây, hồ Trúc Bạch với chùa Trấn Quốc và con đường Thanh Niên chạy lên phía Nghi Tàm cũng những hàng cây mái phố nhấp nhô đều nhạt nhòa, thấp thoáng trong mưa xuân.
Đầu xuân, trời đất vẫn còn se se lạnh. Làn nắng xuân mới hé chỉ đủ làm ửng hồng đôi má trẻ thơ và lóng lánh những giọt sương đọng trên lá cây hoặc vạt cỏ xanh mướt ven đường. Ra Giêng ngày rộng tháng dài, người người nô nức rủ nhau đi chơi xuân, đi chùa hay dự lễ hội ở những vùng lân cận để cầu một năm mới an lành. Đẹp biết mấy là mùa xuân Hà Nội! Quý biết mấy là khát vọng ấm no, hạnh phúc của người dân Thủ đô mỗi lúc Tết đến, xuân sang!