K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài chưa có lời giảiBài tập của tôi:Bài đã được duyệtBài đang chờ duyệtBài không được duyệtLời giải của tôiGửi bài tập cần làm  == Môn học == Âm nhạc Mỹ thuật Toán học Vật lý Hóa học Ngữ văn Tiếng Việt Tiếng Anh Đạo đức Khoa học Lịch sử Địa lý Sinh học Tin học Lập trình Công nghệ Thể dục Giáo dục Công dân Giáo dục Quốc phòng - An ninh Ngoại ngữ khác Xác suất thống...
Đọc tiếp
Bài chưa có lời giảiBài tập của tôi:Bài đã được duyệtBài đang chờ duyệtBài không được duyệtLời giải của tôiGửi bài tập cần làm  == Môn học == Âm nhạc Mỹ thuật Toán học Vật lý Hóa học Ngữ văn Tiếng Việt Tiếng Anh Đạo đức Khoa học Lịch sử Địa lý Sinh học Tin học Lập trình Công nghệ Thể dục Giáo dục Công dân Giáo dục Quốc phòng - An ninh Ngoại ngữ khác Xác suất thống kê Tài chính tiền tệ Khác  == Trình độ lớp == Đại học Cấp 3 (Trung học phổ thông) - Lớp 12 - Lớp 11 - Lớp 10 Cấp 2 (Trung học cơ sở) - Lớp 9 - Lớp 8 - Lớp 7 - Lớp 6 Cấp 1 (Tiểu học) - Lớp 5 - Lớp 4 - Lớp 3 - Lớp 2 - Lớp 1 Trình độ khác   Gửi bài tập của bạnBài tậpEm hãy viết tiếp đoạn văn khoảng 9-12 câu theo phép lập luận tổng-phân-hợp nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên
Vũ Ngọc Minh Châu |
Chủ nhật, ngày 07/03/2021 20:41:45
Ngữ văn - Lớp 8 | Ngữ văn | Lớp 8
 33 lượt xemTrướcSau

Cho câu chủ đề: “Đoạn thơ diễn tả sâu sắc nỗi nhớ quê hương của nhà thơ khi xa quê”. Em hãy viết tiếp đoạn văn khoảng 9 đến 12 câu theo phép lập luận tổng - phân - hợp nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên, trong đó có sử dụng một thán từ (gạch chân, chú thích)
 

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá !

0
TẾT XƯA (THANH TÂM)Con cào cào giật mình nhảy tanh tách vào tháng giêngLũ gà con ríu rít tranh nhau chú giun mẹ gà mới mớmMẹ rọc lá chuối đem hong trong nắng sớmCha chẻ nốt đống củi đang vương vãi phía sau nhà... Xuân đến dịu dàng như cách mẹ cầm tay chaLễ những mảnh dằm mà như nâng niu niềm hạnh phúcCún con ham chơi rượt đám gà xao xácMèo già rướn người rũ biếng lười cọ cọ gốc cau...
Đọc tiếp

TẾT XƯA (THANH TÂM)

Con cào cào giật mình nhảy tanh tách vào tháng giêng

Lũ gà con ríu rít tranh nhau chú giun mẹ gà mới mớm

Mẹ rọc lá chuối đem hong trong nắng sớm

Cha chẻ nốt đống củi đang vương vãi phía sau nhà...

 

Xuân đến dịu dàng như cách mẹ cầm tay cha

Lễ những mảnh dằm mà như nâng niu niềm hạnh phúc

Cún con ham chơi rượt đám gà xao xác

Mèo già rướn người rũ biếng lười cọ cọ gốc cau non...

 

Xuân đến rộn ràng như bầy chim nghịch ngợm ở góc vườn

Bé trai quét bồ hong bồ hóng nơi chái nhà, góc bếp

Em gái vặt lá để gốc mai điệu đà kịp thay váy vàng đón Tết

Cha dán giấy mới vào liếp phên đã cũ qua bao mưa tạt gió lùa...

 

Bụi tre già cũng theo gió xạc xào khua

Như nhắc cha dựng cây nêu để đuổi xua những điều không may mắn

Mẹ dọn cỗ cúng ông Táo ông Công với tất cả lòng thành kính

Khấn nguyện cho mọi người một năm mới được an yên...

 

Xuân đến nhẹ nhàng như đôi mắt trẻ hồn nhiên

Cứ lôi ra, cất vô chiếc áo mẹ mới mua dù thèm thuồng vẫn nén lòng để dành mặc Tết

Mẹ trải lá, nếp mới, đậu xanh, miếng thịt heo ngon để gói từng đòn bánh tét

Cha nhen bếp khói nồng cời lên mắt cay cay...

 

Lũ trẻ hứa hẹn thức đón giao thừa nhưng rồi đứa nào cũng ngủ lăn quay

Sáng mùng một bịt tai, trốn xa khi cha châm lửa vào phong pháo đỏ

Chúc mẹ chúc cha những điều tốt lành để được lì xì và hân hoan khi mình trở nên giàu có

Nhặt pháo lép xong rồi hớn hở chạy đi chơi...

 

Người lớn dẹp lo âu để gặp ai cũng mừng rỡ tươi cười

Uống tách trà thơm, ôn cố tri tân và nói nhiều về hy vọng

Bỗng thấy thương người, thương mảnh đất mình đang sống

Như tiếp thêm nghị lực, niềm tin để đi qua gian khó cuộc đời ...

Tết xưa ơi...!

Câu 1. (1.0 điểm) Xác định kiểu câu và chức năng của các câu thơ in đậm.

Câu 2. (1.0 điểm) Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong câu thơ: “Con cào cào giật mình nhảy tanh tách vào tháng giêng”. Nêu hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật đó.

Câu 3. (1.0 điểm) Theo văn bản, tại sao người lớn lại phải “dẹp lo âu” khi đón khách vào những ngày tết?

Câu 4. (2.0 điểm) Em có đồng ý với điều mà tác giả chia sẻ trong hai câu thơ cuối? Lý giải ngắn gọn trong 3-5 câu.

0
Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi             "Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
             "Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời."
                                (Lí Công Uẩn, Chiếu dời đô)
a) Xác định câu chủ đề (câu nêu luận điểm) trong mỗi đoạn văn.
b) Luận điểm được trình bày trong đoann văn trên là gì ? Tâc giả sử dụng yếu tố nào để làm sáng tỏ luận điểm đó? Tác dụng của yếu tố đó là gì?

Bài 2: Em hiểu về nhan đề bài thơi '' Khi con tu hú '' của Tố Hữu như thế nào ?

0
Nói về văn chương cổ Việt Nam, giáo sư Trần Văn Giàu có một ý kiến rất sâu sắc: “Từ thế kỉ X đến thế kỷ XV trên nền trời văn chương yêu nước Đại Việt, nổi bật lên ba tác phẩm như một cụm núi Ba Vì cao ngất, người ở xa trăm dặm, người sống sau trăm đời đều theo đó mà gióng hướng: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo…Mỗi áng văn một vẻ, cả ba là mẫu...
Đọc tiếp

Nói về văn chương cổ Việt Nam, giáo sư Trần Văn Giàu có một ý kiến rất sâu sắc: “Từ thế kỉ X đến thế kỷ XV trên nền trời văn chương yêu nước Đại Việt, nổi bật lên ba tác phẩm như một cụm núi Ba Vì cao ngất, người ở xa trăm dặm, người sống sau trăm đời đều theo đó mà gióng hướng: Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo…Mỗi áng văn một vẻ, cả ba là mẫu mực tuyệt vời ở từng giai đoạn của chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam. Văn bản sau là một trong những đoạn hay nhất của tác phẩm Hịch tướng sĩ:

“Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vơ vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai vạ về sau!

          Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa;chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.”

Chỉ ra nghệ thuật đặc sắc được sử dụng trong đoạn văn trên.

0
Cho đoạn văn sau: "Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa....
Đọc tiếp
Cho đoạn văn sau: "Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. (Trích văn bản Chiếu dời đô - Sách Ngữ văn 8, tập II, NXB Giáo dục) Dựa vào đoạn trích trên và những hiểu biết về lịch sử đất nước, em có suy nghĩ gì về bổn phận và trách nhiệm của mình trong việc phát huy vị thế và tầm vóc của thành Đại La xưa - Thủ đô Hà Nội ngày nay. (trình bày ngắn gọn bằng một đoạn văn khoảng nửa trang giấy thi).
0