K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tìm các sự vật được nhân hóa trong đoạn văn sau. Cho biết tác giả đã nhân hóa bằng cách nào. a. Ngày xưa, có một người nông dân nghèo đói. Anh ta phải bỏ làng vào rừng vỡ hoang, trồng trỉa. Một hôm anh đang gieo hạt cải củ. Bỗng có một con gấu to ở đâu chạy đến quát lớn: - Anh kia! Ai cho phép anh vào rừng của ta? (Trích Người nông dân và con gấu) b. Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được...
Đọc tiếp

Tìm các sự vật được nhân hóa trong đoạn văn sau. Cho biết tác giả đã nhân hóa bằng cách nào.

a. Ngày xưa, có một người nông dân nghèo đói. Anh ta phải bỏ làng vào rừng vỡ hoang, trồng trỉa. Một hôm anh đang gieo hạt cải củ. Bỗng có một con gấu to ở đâu chạy đến quát lớn: - Anh kia! Ai cho phép anh vào rừng của ta?

(Trích Người nông dân và con gấu)

b. Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp.

(Trích Sau trận mưa rào)

c. Còn lũ bướm vàng tươi xinh xinh của những vườn rau thì rụt rè, nhút nhát, chẳng bao giờ dám bay ra đến bờ sông. Chúng cứ quấn quýt quanh màu vàng hoa cải và quanh những con đông tây xanh mọng nằm chờ đến lượt mình được hóa bướm vàng.

(Trích Những cánh bướm bên bờ sông)

0
Bài 1: Chỉ ra biện pháp so sánh, nhân hóa có trong mỗi câu sau và cho biết tác dụng của nó? 2. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.    3. Biển nhận ra bão giông        Trời tìm ra bến lạ        Buồm tôi là chiếc lá        Nhớ rừng, ơi đại...
Đọc tiếp

Bài 1: Chỉ ra biện pháp so sánh, nhân hóa có trong mỗi câu sau và cho biết tác dụng của nó?

2. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.  

 3. Biển nhận ra bão giông

       Trời tìm ra bến lạ

       Buồm tôi là chiếc lá

       Nhớ rừng, ơi đại dương.

4.

Mùa xuân trở dạ dịu dàng

  Hoa khe khẽ hé nhẹ nhàng hương bay

Nhẹ nhàng lộc cựa nách cây

    Dịu dàng vương mãi tím mây ngang chiều

5. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân...

6.   

                "Chúng ta hãy bước nhẹ chân, nhẹ nữa

                 Trăng ơi trăng, hãy yên lặng cúi đầu

                 Suốt cuộc đời Bác có ngủ yên đâu

                 Nay Bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ"

                              ("Chúng con canh giấc ngủ Bác, Bác Hồ ơi!" - Hải Như).

7. Như tre mọc thẳng, con người Việt Nam không chịu khuất phục. (Thép Mói)

8.                                             Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Đọc xong câu chuyện "Đồng hồ Mặt Trời", em vô cùng yêu thích cậu bé I-sắc Niu-tơn. Trong câu chuyện, I-sắc Niu-tơn là một cậu bé ham học hỏi. Dù còn nhỏ tuổi nhưng Niu-tơn đã có thể tự tay làm ra các món đồ chơi cầu kì. Đặc biệt, Niu-tơn còn có tài quan sát vô cùng tỉ mỉ, cẩn thận. Cậu đã ghi chép lại sự thay đổi về vị trí của chiếc bóng. Từ đó, chế tạo ra...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Đọc xong câu chuyện "Đồng hồ Mặt Trời", em vô cùng yêu thích cậu bé I-sắc Niu-tơn. Trong câu chuyện, I-sắc Niu-tơn là một cậu bé ham học hỏi. Dù còn nhỏ tuổi nhưng Niu-tơn đã có thể tự tay làm ra các món đồ chơi cầu kì. Đặc biệt, Niu-tơn còn có tài quan sát vô cùng tỉ mỉ, cẩn thận. Cậu đã ghi chép lại sự thay đổi về vị trí của chiếc bóng. Từ đó, chế tạo ra đồng hồ mặt trời. Đây là một sáng chế vô cùng hữu ích với bà con trong làng. Nhờ có chiếc đồng hồ mà mọi người có thể nhận biết được thời gian. Qua nhân vật, em học được sự kiên trì, sẵn sàng tích lũy kiến thức mọi lúc, mọi nơi. Em rất ngưỡng mộ cậu bé. Đoạn văn trên nêu tình cảm, cảm xúc về một nhân vật trong văn học, đúng hay sai?
a)Đúng
b)Sai

0
Vua Lý Thái Tông đi cày        Lý Thái Tông (1000 – 1054) là một ông vua có nhiều chiến công hiển hách, đồng thời rất quan tâm phát triển sản xuất, mở mang văn hóa, chăm lo đời sống nhân dân.       Nhiều lần, vào đầu xuân, vua đi thăm ruộng và tự cày ruộng. Có vị quan thấy vua cầm cày, nói: “Bệ hạ cần gì phải làm công việc của nông phu?” Vua bảo : Trẫm không tự cày thì lấy gì để trăm họ noi theo?”       Để...
Đọc tiếp

Vua Lý Thái Tông đi cày 

      Lý Thái Tông (1000 – 1054) là một ông vua có nhiều chiến công hiển hách, đồng thời rất quan tâm phát triển sản xuất, mở mang văn hóa, chăm lo đời sống nhân dân.

      Nhiều lần, vào đầu xuân, vua đi thăm ruộng và tự cày ruộng. Có vị quan thấy vua cầm cày, nói: “Bệ hạ cần gì phải làm công việc của nông phu?” Vua bảo : Trẫm không tự cày thì lấy gì để trăm họ noi theo?”

      Để khuyến khích dùng hàng trong nước, năm 1040, vua dạy cho cung nữ dệt gấm vóc. Tháng hai âm lịch, vua cho đem gấm vóc của nước Tống ở trong kho ra may áo phát cho các quan. Nhà vua làm vậy để tỏ ý từ nay vua sẽ dùng gấm vóc tự dệt, không dùng hàng nước Tống nữa.

      Năm 1044, cả nước được mùa, vua xuống chiếu giảm một nửa tiền thuế cho dân. Nhà vua bảo : “ Trăm họ đã no đủ thì trẫm lo gì không no đủ?”.

      Suốt một đời làm vua, Lý Thái Tông được ca ngợi là vị vua hiền, nhưng ông cũng tự răn mình là người ít đức. Thấy các quan xử án làm nhiều người oan uổng, vua cho soạn một bộ luật rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện. Đó là bộ luật đầu tiên của nước ta.

      Năm 1049, vua chiêm bao thấy Phật Bà Quan Âm ngồi trên tòa sen và dắt vua lên tòa. Tỉnh dậy, vua đem việc ấy bàn với triều đình rồi cho xây một ngôi chùa hình tòa sen đặt trên một cột đá ở giữa hồ sen. Đó là Chùa Một Cột có kiến trúc rất độc đáo nằm ở thủ đô Hà Nội ngày nay.

                                                                     Theo ĐẠI VIỆT SỬ KÍ TOÀN THƯ

1.Hãy đọc lại bài và tìm ra 1 câu ghép có quan hệ tương phản,chỉ ra quan hệ từ trong câu đó

2.Xác định tác dụng dấu hai chấm trong đoạn văn sau 

      Nhiều lần, vào đầu xuân,vua đi thăm ruộng và tự cày ruộng.Có vị quan thấy vua cầm cày,nói:"Bệ hạ cần gì phải làm công việc của nông phu?" Vua bảo : Trẫm không tự cày thì lấy gì để trăm họ noi theo?"

 

0