Phần 1. Trắc nghiệm (2.5 điểm)
Câu 1. Từ nào dưới đây không cùng nhóm với các từ còn lại?
a. Vui vẻ b. Vui tươi c. Vui sướng d. Vui buồn
Câu 2. Phần gạch chân trong câu “Buổi sáng, con kênh còn phơn phớt màu đào” làm rõ nghĩa cho từ nào dưới đây?
a. Con kênh b. Buổi sáng c. màu đào d. còn
Câu 3: Xét về mặt từ loại, nhóm từ “vàng tươi, vàng ruộm, vàng mật” có điểm gì chung?
a. Đều là tính từ
b. Đều là danh từ
c. Đều là động từ
d. Đều là kết từ
Câu 4: Đọc đoạn văn sau và cho biết trong đoạn văn có bao nhiêu danh từ riêng?
Hồ Gươm ở giữa Thủ đô. Cây cỏ xung quanh hồ rườm rà, tươi tốt. Cầu Thê Húc bắc qua hồ. Nhịp cầu bằng gỗ, nho nhỏ thanh thanh. Đèn sao vàng trên đỉnh Tháp Rùa, đèn xanh đỏ trên cầu Thê Húc và đen trên các lùm cây sáng lấp lánh trong đêm.
-
3 từ b. 4 từ c. 5 từ d. 6 từ
Câu 5: Xác định chủ ngữ trong câu “Khi sương vừa tan, những tia nắng đầu tiên đã hắt chéo qua thung lũng, trải lên đỉnh núi phía tây những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn”.
-
Những tia nắng
-
Những tia nắng đầu tiên
-
Những tia nắng đầu tiên, những vệt sáng
-
Những tia nắng đầu tiên, những vệt sáng màu lá mạ tươi tắn
Câu 6: Câu nào dưới đây không có trạng ngữ chỉ thời gian.
-
Khoảng gần trưa, khi sương tan, đấy là khi chợ náo nhiệt nhất.
-
Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, biển đổi sang màu xanh lục.
-
Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.
-
Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân, con sông Nậm Rốm trắng sáng có khúc ngoằn ngoèo, có khúc trườn dài.
Câu 7: Câu nào sau đây là câu ghép chỉ mục đích?
-
Bố tôi để quên chìa khóa ở văn phòng.
-
Trước khi mất, bà để lại chiếc vòng cho mẹ tôi.
-
Lan để chiếc bút lên bàn cho cô giáo.
-
Chúng tôi cố gắng học tập để bố mẹ vui lòng.
Câu 8: Câu nào dưới đây không phải câu ghép.
-
Mặt trời chưa lên, bà con đã ra đồng làm việc.
-
Chúng tôi đang làm bài tập về nhà cô giao.
-
Thế mà chiều nay, cây gạo buồn thiu, những chiếc lá cụp xuống, ủ ê…
-
Thân nó xù xì, gai góc, mốc meo, vậy mà lá thì xanh mởn, non tươi, dập dờn đùa với gió.
Câu 9: Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn “Những đồi tranh vàng óng lao xao trong gió nhẹ. Những đồi đất đỏ như vung nối nhau chạy tít tắp đến tận chân trời”.
a. Nhân hóa. b. So sánh
c. Nhân hóa, so sánh. d. So sánh, nói quá.
Câu 10. Phép nhân hóa trong câu thơ sau được tạo ra bằng cách nào?
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười.
A. Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.
B. Dùng từ ngữ vốn chỉ tính chất của người để chỉ tính chất của vật.
C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
D. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.
Nếu xếp vào nhóm từ đơn và từ phức thì ta sắp xếp các từ in đậm trên vào như sau:
→Từ đơn: hè, thu, nắng, gió, lá, bố, mẹ, bàn, ghế
→Từ phức: học sinh, thầy giáo, cô giáo, bạn bè, hôm nay, năm học