K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2024

Biện pháp tu từ sd đoạn thơ trên:Hoán dụ  
- Đảo ngữ :  câu thơ thứ 2 
 - Phép đối : ngàn mây ( cái rộng lớn)>< chim bay (cái nhỏ bé)
- Tác dụng  :tạo ra một cảm xúc sâu lắng và đồng cảm với những trạng thái tinh thần mệt mỏi và cô đơn của con người.
- Hình ảnh của gió cuốn chim bay mỏi và sương sa khách bước dồn mang đến một hình ảnh buồn bã và lưu giữ trong lòng người đọc một cảm giác nhẹ nhàng và tĩnh lặng.

14 tháng 3 2024

rbvđfbf 

Văn bản 2: CHUYỆN NHÀ CÓC (An-đéc-xen) Gia đình nhà cóc sống tận sâu dưới giếng. Chúng là những kẻ nhập cư, thực ra, có một mụ cóc sau khi cắm đầu xuống giếng đã sinh con đẻ cái ở đấy. Những chú ếch xanh thì đã định cư ở đó lâu rồi, chúng bơi lội tung tăng trong nước, xem lũ cóc như họ hàng và gọi đám cóc đó là “khách của giếng”. Song những kẻ mới đến lại có ý định cư...
Đọc tiếp

Văn bản 2: CHUYỆN NHÀ CÓC (An-đéc-xen) Gia đình nhà cóc sống tận sâu dưới giếng. Chúng là những kẻ nhập cư, thực ra, có một mụ cóc sau khi cắm đầu xuống giếng đã sinh con đẻ cái ở đấy. Những chú ếch xanh thì đã định cư ở đó lâu rồi, chúng bơi lội tung tăng trong nước, xem lũ cóc như họ hàng và gọi đám cóc đó là “khách của giếng”. Song những kẻ mới đến lại có ý định cư ngụ lâu dài. Chúng sống rất chi là dễ chịu trên vùng đất khô ráo, đấy là lũ cóc gọi những hòn đá ướt trong giếng như thế. Ếch mẹ cũng từng một lần viễn du. Mụ nằm trong một cái gầu nước khi được kéo lên, nhưng ánh sáng trên đấy chói chang quá khiến mắt mụ bị đau. May mắn là Ếch mẹ đã nhảy ra khỏi cái gầu. Một cú “tiếp nước” thật khủng khiếp và sau đó mụ ta nằm bệt xờ lệt ba ngày liền với cái lưng đau dừ. Thật ra, Ếch mẹ cũng chẳng kể gì nhiều về thế giới trên miệng giếng cả. Nhưng mụ ta cũng như mọi cư dân dưới đây đều biết cái giếng không phải là cả thế giới. Còn Cóc mẹ cũng đã có thể kể điều này điều nọ ở cái thế giới bên ngoài, nhưng mẹ lại chẳng bao giờ trả lời khi chúng hỏi, nên cũng chả ai thèm hỏi gì nữa. “Mụ ta vừa đần độn, xấu xí vừa xù xì, béo ú!” – Những chú ếch xanh nói- “Mà lũ con nhà đấy cũng xấu khiếp đi được, mẹ nào con nấy!”. “Có thể thế,” – Cóc mẹ trả lời – “nhưng thể nào cũng có một bé cóc con ta có viên ngọc trong đầu, hoặc là viên ngọc ấy ở chính trong đầu ta.”. Lũ ếch xanh trố lồi cả mắt ra nghe. Nhưng chúng không thích, mặt mũi khó chịu, và chúng lặn ùm xuống nước. Còn lũ cóc con lại duỗi hai chân sau với sự kiêu hãnh tràn trề, bởi con nào cũng tin mình đang có một viên ngọc trong đầu, vì thế, chúng ngồi và giữ cái đầu mình yên lặng, nhưng cuối cùng, chúng băn khoăn hỏi Các mẹ cái gì đã làm cho chúng tự hào thế chứ, và viên ngọc đấy thật sự là cái gì mới được. “Ồ, đó là một thứ vô cùng quý giá và lộng lẫy không sao tả xiết!” - Cóc mẹ nói – “Đó là một thứ khi đeo vào thì làm cho người ta trở nên quý phái, và làm người khác bực bội. Nhưng thôi đừng có hỏi nữa, mẹ sẽ không trả lời đâu!”. “Chắc là con chẳng có viên ngọc gì đó đâu.” - Con cóc nhỏ nhất cất lời, trông nó xấu xí đến khiếp – “Làm sao con lại có được cái thứ đẹp đẽ ấy chứ? Chả đẹp đẽ gì nếu mà cái của nợ đó làm người khác bực mình. Con thì chỉ ước lúc nào đấy lên khỏi cái giếng này để nhìn ra thế giới mà thôi. Trên ấy chắc là đẹp lắm!”. [...] Cóc bé thèm được leo lên miệng giếng để nhìn ra thế giới; nó ước gì lên được chỗ đám cây xanh trên ấy. Sáng hôm sau, khi cái gầu đầy nước, thật tình cờ dừng lại một lát trước tảng đá nó ngồi, con vật nhỏ bé run rẩy nhảy vào rồi 2 chìm xuống làn nước trong gầu, nó được kéo lên miệng giếng. Người ta đổ nước trong gầu ra và khi thấy Cóc bé, lão kêu ầm lên: “Úi giời, quỷ tha ma bắt con chết tiệt! Thứ quái quỷ nhất mà ta từng thấy!”. Nói rồi, bác ta lấy chân đi guốc gỗ đá vào Cóc bé tí thành cóc què, nhưng may mà thoát được nhờ nó chuồn vội vào bụi tầm ma đầy gai mọc quanh đấy. Nó nhìn đám thân tầm ma chi chít, rồi nó nhìn lên, ánh sáng Mặt Trời chiếu qua kẽ lá, nhìn thật là trong trẻo; đây đúng là thứ ánh sáng dành cho nó, cũng giống như ánh sáng dành cho con người chúng ta khi đi vào rừng, nơi tia nắng chiếu qua cành cây kẽ lá. “Đáng yêu hơn hắn dưới giếng. Mình ước được sống ở đây cả đời!”. Cóc bé nói xong liền nằm ườn ra cả tiếng, mà có khi cả hai tiếng liền. Mà mình không biết thế giới ngoài kia có gì nhỉ? Mình đi cũng khá xa rồi, có khi mình nên đi xa hẳn khỏi cái giếng xem sao!”. Nói rồi, nó ra sức bò thật nhanh đến tận đường cái, Mặt Trời chiếu lên mình nó và bụi phủ khắp cơ thể khi nó vượt qua đường lớn. “Đây đúng là vùng đất khô ráo.” - Các bé nói – “Mình đã có bao nhiêu là thứ tốt lành; nó làm mình thích thú quá thể”. Giờ thì nó đến chỗ rãnh nước, hoa lưu li mọc thành đám xinh xắn; gần đấy là hàng rào cây táo gai và bụi cây cơm cháy'); còn đám hoa bìm bìm trắng thì leo tràn. cả lên. Nơi này màu sắc rực rỡ; đây đó bướm bay tung tấy dập dờn. Các bé lại nghĩ. đó là bông hoa tự gãy rụng để chiêm ngưỡng thế giới rõ ràng hơn, mà đấy rõ là việc hoàn toàn tự nhiên. “Giá mình mà cũng lượn lờ được như thế nhỉ.” - Cóc bé nói. “Ái chà, thế mới thú chứ!”. Nó ở bên cái rãnh nước đúng tám ngày, tám đêm, và chả thèm ăn cái quái gì cả. Đến ngày thứ chín, nó nghĩ “giờ thì tiến lên thôi!” nhưng rồi nó có khám phá ra thứ gì đẹp đẽ hơn không nhỉ? Có khi lại thấy Cóc bé nào khác, hoặc vài con ếch xanh không chừng. Đêm cuối cùng trôi qua cùng với âm thanh của anh em họ hàng lân cận đâu đây thoảng đưa trong làn gió. “Đúng thật là đáng sống! Ra khỏi cái giếng, nghỉ ngơi giữa đám tầm ma gai góc; phiêu lưu trên con đường bụi bặm, rồi lại thư thái trong cái rãnh đẫm nước! Nhưng vẫn sẽ tiến về phía trước xem nào! Đi tìm lũ ếch hoặc cóc bé nào đấy cái đã; không thể sống thiếu lũ ấy rồi. Thiên nhiên thôi thì sao mà đủ được!”. Và rồi nó lại bước vào con đường phiêu diêu mới. - Nó đến một cánh đồng, tiếp đấy là ao lớn xung quanh đám cói mọc dày, và nó nhảy thẳng vào đấy. “Ở đây quá sức là ẩm ướt với đằng ấy đấy nhỉ?” – Một con ếch hỏi – “Dù sao vẫn nhiệt liệt chào mừng! Mà này, đằng ấy là cô hay cậu đấy? Thôi kệ đi, dù gì thì đằng ấy vẫn được chào đón ở đây.”. Buổi tối, cóc ta được mời đến dự một buổi hoà nhạc, đấy là chương trình hoà nhạc gia đình; ai cũng nhiệt tình với giọng ca ai cũng hiểu “đấy là giọng gì rồi đấy”. 3 Chẳng có ăn nhẹ, ăn giữa bữa chi hết cả, nhưng nước thì thoải mái, đầy cả ao mà, miễn phí, ai thích uống bao nhiêu chả được. “Tôi phải tiếp tục chu du đây!” – Cóc ta lên tiếng. Nó luôn khao khát một điều gì đó tốt đẹp hơn. Nó nhìn những tinh tú lấp lánh, các ngôi sao to trong sáng, nó nhìn mảnh trăng thượng huyền 2, rồi nó nhìn thấy rạng đông, Mặt Trời đang lên cao dần, cao dần. “Mình vẫn ở trong giêng, chẳng qua lại là một cái giếng to hơn mà thôi. Mình phải lên cao hơn nữa! Có một ham muốn khát khao luôn ám ảnh mình.”. Và khi Trăng rằm tròn trịa, cóc con tội nghiệp lại nghĩ: “Mặt Trăng kia là cái gầu, khi nó hạ xuống, mình có thể nhảy vào và mình sẽ được lên cao tít trên đấy! Hay Mặt Trời là cái gầu lớn nhỉ? To thật, trông mới rạng rỡ làm sao, nó có thể mang mình lên cao. Mình phải chờ cơ hội đến mới được! 0, sao đầu mình lại sáng ngời lên thế nhỉ! Viên ngọc kia chắc cũng không thể rực rỡ như thế được! Nhưng mà mình đâu có viên ngọc ấy, và mình cũng chả kêu ca than thở. Không mình sẽ lên cao đến nơi huy hoàng và toại nguyện!”. […] Mà chính Cóc bé có viên ngọc đó chứ còn gì. Đó chính là khát khao, ham muốn, là nỗ lực cố gắng không ngừng vươn tới, viên ngọc ấy lấp lánh trong đầu, rạng rỡ niềm vui, khát khao chiếu rọi. (Theo Truyện cổ An-đéc-xen, NXB Văn học, Hà Nội, 2015) I. Trắc nghiệm 1. Nhân vật chính trong câu chuyện trên là: A. Cóc mẹ B. Cóc bé C. Ếch xanh D. Gà mái 2. Ước mơ của Cóc bé là gì? A. Được sống lâu dài cùng mẹ ở đáy giếng B. Được bò thật nhanh đến con đường lớn C. Được ra khỏi cái giếng để nhìn ra thế giới D. Được rời khỏi mẹ để đi chơi với các bạn cóc 3. Vì sao lúc đầu sau khi rời khỏi giếng, Cóc bé lại muốn được sống ở bụi tầm ma đầy gai? A. Vì lần đầu tiên Cóc bé cảm nhận được sự trong trẻo của ánh sáng Mặt Trời qua kẽ lá B. Vì ở bụi tầm ma đầy gai, Cóc bé trốn tránh được bác kéo gầu chân đi guốc gỗ C. Vì ở trong đó, Cóc bé nhìn thấy con đường lớn rộng thênh thang phía trước D. Vì lần đầu tiên Cóc bé nhìn thấy bầu trời xanh mênh mông ở trên cao. 4. Khi ở trong rãnh nước, Cóc bé đã không ăn trong bao nhiêu ngày? 4 A. 9 ngày B. 8 ngày C. 7 ngày D. 6 ngày 5. Vì sao Cóc bé lại tiếp tục ra đi dù đã rất thoả mãn khi sống ở rãnh nước? A. Vì Cóc bé đã ở đó 9 ngày B. Vì Cóc bé không tìm thấy thức ăn ở đó C. Vì Cóc bé đã chán ngấy với khung cảnh nơi đây nhất . D. Vì Cóc bé muốn gặp những chú cóc và ếch khác 6. Các bé có cảm nhận thế nào về Mặt Trăng? A. Mặt Trăng như là cái đĩa B. Mặt Trăng như là quả bóng C. Mặt Trăng như là cái gầu D. Mặt Trăng như miệng giếng 7. Vì sao Cóc bé cảm nhận Mặt Trời như một cái gầu lớn? A. Vì Mặt Trời toả sáng rạng rỡ, đem lại sự sống cho muôn loài B. Vì Mặt Trời sẽ đưa Cóc bé lên cao, đến với một thế giới mới C. Vì Mặt Trời có hình tròn như cái gầu và to hơn cả Mặt Trăng D. Vì Mặt Trời chứa đựng viên ngọc mà Cóc bé hằng mong đợi 8. Viên ngọc mà Cóc bé luôn kiếm tìm chính là gì? A. Ánh sáng rạng rỡ của Mặt Trời B. Thế giới thiên nhiên rộng lớn C. Khát khao mở rộng hiểu biết D. Mong muốn được bay nhảy 9. Nhân vật Cóc bé không mang đặc điểm nào của con người? A. Cảm xúc B. Lời nói C. Suy nghĩ D. Hình dáng 10. Để khắc hoạ nhân vật Cóc bé, nhà văn đã sử dụng hình thức ngôn ngữ nào là chính? A. Ngôn ngữ độc thoại của nhân vật B. Ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật C. Ngôn ngữ kể chuyện của tác giả D. Ngôn ngữ miêu tả của tác giả II. Tự luận 1. Hãy thuật lại một cách tuần tự những nơi mà Cóc bé đã đi qua.. 2. Vì sao đã ra khỏi giếng nhưng Cóc bé lại nghĩ “Mình vẫn ở trong giếng, chẳng qua lại là một cái giếng to hơn mà thôi”? 3. Nêu ngắn gọn cảm nhận của em về nhân vật Cóc bé. 4. Trong truyện trên, những con vật nào đã được nhà văn nhân hoá? 5 5. Tìm chủ ngữ là cụm danh từ trong các câu sau: - Những chú ếch xanh thì đã định cư ở đó lâu rồi, chúng bơi lội tung tăng trong nước. - Song những kẻ mới đến lại có ý định cư ngụ lâu dài. - Đám hoa bìm bìm trắng thì leo tràn cả lên. 6. Xác định danh từ trung tâm, các thành tố phụ trong từng cụm danh từ làm chủ ngữ ở mỗi câu trên và nêu tác dụng của việc mở rộng chủ ngữ. 7. Từ chi tiết tưởng tượng của Cóc bé:“Mặt Trăng kia là cái gầu, khi nó hạ dạ xuống mình có thể nhảy vào và mình sẽ được lên cao tít trên đấy”, em hãy vẽ một bức tranh hoặc viết tiếp câu chuyện về những gì Cóc bé nhìn thấy và thích thú khi lên cao 

ai là nhân vật chính trong câu chuyện trên?  
3
13 tháng 3 2024

Cóc Bé☺☺❤❤

13 tháng 3 2024

cóc bé mini

 

7 tháng 11 2017

Sáng sớm tinh mơ, em cùng với bố đi tập thể dục trên con đường làng chưa có một dấu chân qua. Cánh đồng lúa chín như một tấm thảm khổng lồ màu vàng óng. Chúng như muốn níu chân em lại để thưởng thức hương thơm đồng quê và vẻ đẹp của cánh đồng lúa vàng tươi còn lấp lánh sương đêm.

Bao trùm lên cánh đồng là một màu vàng óng ả. Nhìn xa trông chiếc áo nhung vàng ấy còn được đính trên mình những viên kim cương lấp lánh. Mỗi khi có làn gió nhè nhẹ thổi qua làm những bông lúa cong cong hình đuôi gà oằn vì trĩu hạt, chúng lắc lư rồi ghé đầu vào nhau thì thầm to nhỏ. Bao bọc quanh cánh đồng lúa là con đường uốn quanh như dải lụa, cỏ non xanh mướt còn đọng những hạt sương đêm lấp lánh, lung linh thật là huyền ảo.

Mặt trời đã lên cao lộ rõ ánh hào quang lấp lánh. Ánh nắng dịu nhẹ và ấm áp lọt xuống các kẽ lá, rồi ánh nắng chói chang đã xâm nhập vào tổ các chú côn trùng còn đang ngủ say sưa và đánh thức chúng dậy. Sương treo trên các đầu ngọn cỏ trông lại càng long lanh tinh khiết hơn dưới ánh nắng ban mai, chúng cũng tan dần theo hơi ấm của ông Mặt Trời. Những đợt sóng lúa nhấp nhô nối tiếp nhau như một cuộc thi chạy không bao giờ có chiến thắng.

Thỉnh thoảng có đàn bướm trắng bay là là trên chiếc áo màu vàng khổng lồ trông thật đẹp mắt. Lá lúa khẽ lay động theo làn gió một cách nhẹ nhàng uyển chuyển. Bông lúa cong mình yểu điệu ngả đầu vào nhau trông thật đáng yêu. Xa xa ẩn nấp dưới các khóm lúa vàng tươi là chú chích bông chăm chỉ cần cù đang bắt sâu cho lúa. Chích bông không những là người bạn tốt của nhà nông mà còn là người bạn đáng yêu của bọn trẻ chúng em.

Gió thổi những bông lúa hớn hở khoác tay nhau nhảy múa. Mùi hương lúa mới lan tỏa khắp cánh đồng. Thỉnh thoảng có tiếng hót lảnh lót của chú chim chiền chiện chúng liệng quanh cánh đồng ba bốn vòng rồi bay vút vào bầu trời xanh thẳm. Thấp thoáng đằng xa người dân quê em đang ra đồng tháo nước làm cỏ bờ cho sạch để chuẩn bị thu hoạch lúa. Dòng nước trong xanh bao ngày nuôi lúa lớn nay thong dong chảy về con sông, trở về với biển.

Ôi cánh đồng lúa quê em thật đẹp. Nó mãi mãi trong em bao hình ảnh thân thương, chim vẫn hót xôn xao trong vòm lá, lúa vẫn chín từng ngày để gọi bà con ra gặt hái mang về. Chắc chắn khi bưng bát cơm thơm chúng em sẽ cảm ơn nhiều lắm các bác nông dân ngày ngày làm việc vất vả để có được bát cơm trắng thơm ngon.

Cánh đồng lúa như tấm thảm khổng lồ

Cánh đồng lúa như tấm thảm khổng lồ

7 tháng 11 2017

Nhà em ở cạnh cánh đồng lúa, mỗi sáng mai thức dậy em đều thấy cánh đồng lúa đang vươn mình đón lấy những tia nắng đầu tiên của ngày mới. Cánh đồng lúa ở quê em rộng mênh mông, trải dài đến khắp nơi.

Mẹ em bảo ngày xưa bố chọn mảnh đất sát cánh đồng lúa vì có không khí trong lành, tốt cho sức khỏe, làm mùa thì cũng thuận tiện cho việc đi lại, cày cuốc. Cánh đồng lúa quê em khi lúa đang thì con gái thì có màu xanh mượt mà, óng ả. Một màu xanh khi có mặt trời chiếu vào thật đẹp. Lúc đồng lúa đã bắt đầu trổ bông, từng hạt nặng kéo cong cả thân lúa. Khi lúa bắt đầu ngả màu vàng, chín đều thì trông cánh đồng lúa tựa như một bức tranh được dát vàng, đẹp đến lạ kỳ.

Khung cảnh tấp nập khi mọi người thu hoạch lúa thật vui tươi, phấn khởi, ai ai cũng hào hứng vì lúa năm nay được mùa.

Ở giữa cánh đồng lúa có một con đường lớn để dẫn ra đường quốc lộ, vì vậy ở đây luôn tấp nập người qua lại. Cánh đồng lúa sáng mai và lúc chiều tà hoàn toàn khác nhau. Buổi sáng, lúa như uống cạn từng giọt sương cuối cùng còn đọng lại trên lá. Vươn lên thật tươi tốt, ngọt lành. Còn khi về chiều, lúa nhẹ nhàng, khẽ khàng lay động theo từng tiếng gió. Nắng chiều vương trên những thân cây lúa tạo nên màu sắc riêng biệt.

Trên cánh đồng lúa, thi thoảng từng chú châu chấu, cào cào thi nhau xem ai nhảy nhanh và xa hơn ai. Xa xa thấp thoáng những đàn trâu thung thăng gặm cỏ, chốc chốc lại ngẩng đầu lên lắng nghe tiếng sáo diều bay trên cao. Đám trẻ con chúng em nằm dài trên vạt cỏ mềm, ngửa mặt lên trời và nhìn từng chú chim đang chao liệng.

Cánh đồng lúa gắn với tuổi thơ của em, gắn với những buổi trưa hè đám con nít kéo nhau ra đồng hái lúa nếp về rang lên và ăn ngon lành. Nhớ những chiều cưỡi trên lưng trâu, ngắm mặt trời lặn.

Cánh đồng lúa cho đến sau này em vẫn nhớ mãi không quên. Vì nó thanh bình và êm ả.

12 tháng 3 2024

Trong một buổi chiều tà, khi ánh nắng vàng rơi nhẹ trên dòng sông quê hương mình, tôi quyết định dành thời gian để ngồi bên bờ sông và trò chuyện với dòng nước xanh mát. Đó là dòng sông nhỏ mà tôi từng cùng bạn bè thơ thẩn chơi đùa, câu cá và tắm mát trong những kỷ niệm tuổi thơ.
"Tôi chào bạn, dòng sông quê hương của tôi. Bạn đã trải qua bao nhiêu cuộc sống, đã chứng kiến bao nhiêu câu chuyện của con người chưa?" - Tôi bắt đầu cuộc trò chuyện.
Dòng sông trôi êm đềm như đang lắng nghe và sau đó, một giọng nước trong trẻo vang lên: "Tôi đã chứng kiến bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống, bao nhiêu niềm vui và nỗi buồn của con người. Tôi là nguồn sống của nhiều loài sinh vật, là một phần không thể thiếu của thiên nhiên và cuộc sống hàng ngày của mọi người."
Tôi tiếp tục: "Dòng sông ơi, bạn có biết rằng mỗi khi tôi nhìn thấy bạn, tôi cảm thấy bình yên và hạnh phúc. Bạn là nơi tôi tìm thấy sự yên bình và gắn bó với tự nhiên."
Dòng sông trả lời: "Cảm ơn bạn đã dành thời gian để trò chuyện với tôi. Mỗi người đều có một mối quan hệ đặc biệt với dòng sông của mình. Hãy giữ gìn và yêu thương sông nước, bảo vệ môi trường để dòng sông luôn trong xanh và sạch đẹp."
Cuộc trò chuyện với dòng sông quê hương đã mang lại cho tôi nhiều bài học và ý nghĩa sâu sắc về tình yêu và trách nhiệm bảo vệ môi trường. Tôi hứa sẽ luôn giữ gìn và trân trọng vẻ đẹp của dòng sông quê hương mình.

BT
Bùi Thị Hiên
Giáo viên
12 tháng 3 2024

Em đồng ý với quan điểm trên. Bởi quê hương là duy nhất, nếu ai mà không nhớ quê hương, người đó sẽ không thể lớn nổi thành người”. “không lớn nổi" không phải là cơ thể không lớn lên, không phải là con người ta cứ bé mãi, mà “không lớn nổi” có nghĩa là không trưởng thành một con người thật sự. Người mà không nhớ về cội nguồn, gốc rễ, ăn cháo đá bát thì người đó không có đạo đức, không xứng đáng là một con người. Với tất cả chúng ta, quê hương là một thứ gì đó gần gũi đến kỳ lạ.

11 tháng 3 2024

ko biết