Hãy viết 1 bức thư cho bạn nói về 1 kỉ niệm dưới mái trường tiểu học
Hepl me please !!! Ai trả lời đầu tiên và hay mik sẽ tic vá kết bạn cho !!!!!
Nhanh lên nhé gấp lắm luôn!!!!!!!!!
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong bối cảnh đất nước ta đang đẩy mạnh CNH, HĐH, hoàn thiện nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN và hội nhập quốc tế mạnh mẽ, vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên nền tảng kế thừa di sản văn hóa của cha ông, kết hợp học hỏi những tinh hoa văn hóa nhân loại cần được đặc biệt chú trọng. Với vai trò là tổ chức đại diện cho sinh viên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam cũng như mỗi sinh viên cần phải làm gì tham gia thực hiện trọng trách này?
Nhìn nhận những hạn chế
Quá trình hội nhập quốc tế đã có những tác động nhất định, làm thay đổi phương thức tư duy, lối sống của sinh viên theo hướng hiện đại và tích cực, chủ động hơn. Sinh viên nước ta biết thêm nhiều hơn về phong tục, tập quán, văn hóa và con người của các quốc gia trên thế giới. Có điều kiện khám phá thế giới, tiếp thu và làm chủ các tiến bộ khoa học -kỹ thuật hiện đại, tri thức mới...
Bên cạnh đó, cũng có những hạn chế cần được nhìn nhận và điều chỉnh kịp thời, như: Một bộ phận sinh viên xa rời truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc. Không ít người có thái độ ứng xử, biểu hiện tình cảm thái quá trong các hoạt động giải trí, văn hóa, nghệ thuật; lãng quên, thờ ơ đối với dòng nhạc dân ca, dòng nhạc cách mạng, truyền thống. Bên cạnh đó, chúng ta thấy một hiện tượng đáng báo động của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng trong việc hội nhập, tiếp thu văn hóa thế giới, du nhập những hoạt động văn hóa tiêu cực, không phù hợp thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Không ít sinh viên đang ngày đêm cuốn vào các trò chơi điện tử, online mang nặng tính bạo lực, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, thời gian học tập. Có những người say mê với các ấn phẩm, văn hóa phẩm không lành mạnh, độc hại, dẫn đến những hành động suy đồi đạo đức, vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, những biểu hiện sai lệch của những người mà giới trẻ coi là thần tượng như ca sĩ, diễn viên điện ảnh...
cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lối sống của một số sinh viên hiện nay. Ngoài ra, ngôn ngữ dùng trong những cuộc trò chuyện trên các trang mạng xã hội hay tin nhắn cũng bị một bộ phận học sinh, sinh viên "biến tấu" với những từ ngữ khó hiểu, thậm chí dung tục và sử dụng một cách tràn lan, khó chấp nhận, không còn giữ được sự trong sáng của tiếng Việt.
Thậm chí, có những từ ngữ bị dùng sai bản chất với ngụ ý không lành mạnh.
Những thực trạng nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và những nguyên nhân chủ quan. Trước hết, cần phải khẳng định, bản thân mỗi học sinh, sinh viên chưa thật sự xây dựng cho mình ý thức tự rèn luyện, nâng cao trình độ, học hỏi kỹ năng.
Bản lĩnh, ý thức tìm hiểu còn hạn chế của sinh viên trước những loại hình hoạt động văn hóa, nghệ thuật khác nhau cũng là một trong những nguyên nhân đáng chú ý dẫn đến những hạn chế, yếu kém của một bộ phận bạn trẻ trong việc tham gia gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Trong thực tế cuộc sống, một số hoạt động văn hóa, nghệ thuật không còn phù hợp với sở thích của tuổi trẻ, cho nên giới trẻ và sinh viên phải tìm đến với những loại hình nghệ thuật du nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên, các loại hình này lại chưa được chọn lọc trước khi tràn lan trong xã hội. Công tác quản lý của các ban, ngành chức năng chưa thật sự có hiệu quả trong việc khắc phục thực trạng này.
Quyết tâm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa
Trước những thách thức và khó khăn mà đất nước đang phải đối mặt, sinh viên phải tự đặt ra cho bản thân mình câu hỏi: Là những trí thức tương lai của đất nước, mình đã, đang và sẽ làm gì để góp phần đưa đất nước phát triển, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc?
Để trả lời được câu hỏi nêu trên, mỗi sinh viên phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, tự trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần thiết, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nỗ lực rèn luyện vì lợi ích chung của cộng đồng và vì chính sự phát triển của cá nhân. Quan trọng hơn, các bạn trẻ cần xây dựng bản lĩnh văn hóa, sẵn sàng đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa không lành mạnh.
Với trách nhiệm của mình, Hội Sinh viên Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong sống trong sinh viên và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, cần thường xuyên thực hiện tốt. Đẩy mạnh tổ chức các cuộc thi tìm hiểu liên quan lịch sử hào hùng, truyền thống văn hóa của đất nước, của quê hương. Hơn nữa, phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động định hướng cho sinh viên tiếp thu những mặt tích cực, tiên tiến của văn hóa hiện đại; đồng thời khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Kiên quyết đấu tranh đối với những biểu hiện vô cảm; khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái trong tuổi trẻ.
Hội Sinh viên Việt Nam các cấp cần trở thành mái nhà chung ấm áp để sinh viên đóng góp, cống hiến trong các phong trào Hội.
Hội Sinh viên cần tạo nhiều hơn nữa các sân chơi lành mạnh để đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi và giải trí của hội viên, sinh viên. Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để sinh viên đăng ký và tham gia nghiên cứu, thực hiện các đề tài khoa học, trong đó chú trọng các đề tài liên quan bảo vệ, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Những hội viên và quan trọng hơn là những cán bộ nòng cốt của Hội phải là những người tiên phong đi đầu, làm gương trong công tác này, chủ động xây dựng tác phong, lối sống đẹp, sống có ích... và động viên, khuyến khích các bạn trẻ hưởng ứng. Được như vậy, vai trò của Hội Sinh viên trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc sẽ nhanh chóng được khẳng định.
Báo cáo của BCH T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam khóa VIII tại Đại hội Sinh viên toàn quốc lần thứ IX: Công tác nắm bắt tình hình sinh viên có nơi, có lúc chưa kịp thời. Nội dung, phương thức và hiệu quả giáo dục của tổ chức hội đối với sinh viên trước những hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội và những tác động tiêu cực xã hội khác thể hiện chưa rõ nét. Cuộc vận động "Sinh viên 5 tốt" ở một số đơn vị triển khai chưa tích cực, công tác truyền thông chưa sâu rộng, nhiều đơn vị lúng túng trong thực hiện các giải pháp tạo động lực cho "sinh viên 5 tốt"... Bùi Văn Thanh, sinh viên Khoa Tài chính Ngân hàng, Trường đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội): Hằng năm, Đoàn trường cùng các đơn vị chức năng vẫn tổ chức các cuộc thi, các chương trình giao lưu âm nhạc, trong đó, những tiết mục liên quan văn hóa dân tộc luôn là lựa chọn và ưu tiên hàng đầu. Trong những năm học trước, Đoàn trường đã có kế hoạch tổ chức Chương trình văn hóa, văn nghệ các dân tộc, tuy nhiên đến nay vẫn chưa liên hệ được các cơ quan, tổ chức có kinh nghiệm, chuyên môn hỗ trợ và đặc biệt là gặp khó khăn về kinh phí tổ chức... Hiện nay, các hoạt động văn hóa, văn nghệ luôn được các bạn sinh viên hưởng ứng nhiệt tình, và mong muốn có thêm nhiều chương trình nữa được tổ chức. Lê Quang Tự Do, Phó trưởng Ban Tuyên giáo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: Vai trò dẫn dắt, định hướng cho thanh niên của tổ chức đoàn còn chậm; việc khảo sát, đánh giá tình hình thanh niên nói chung, các nhu cầu hưởng thụ văn hóa, thị hiếu thẩm mỹ nói riêng chưa thường xuyên. Công tác nghiên cứu đúc kết những vấn đề mới tác động đến đời sống văn hóa, lối sống của thanh niên chưa kịp thời. Nắm bắt, định hướng tình hình tư tưởng thanh niên có lúc, có nơi thiếu kịp thời, đặc biệt qua in-tơ-nét chưa nhạy bén. Các ấn phẩm, tài liệu phục vụ tuyên truyền về văn hóa dân tộc còn thiếu, chưa sinh động, chưa hấp dẫn thanh, thiếu nhi. Vì vậy, phương thức hoạt động của Đoàn phải ngày càng được đổi mới, phù hợp sự vận động của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế... |
Sự khác nhau giữa tôn giáo và tín ngưỡng
Một là, nếu tôn giáo phải có đủ 4 yếu tố cấu thành, đó là: giáo chủ, giáo lý, giáo luật và tín đồ, thì các loại hình tín ngưỡng dân gian không có 4 yếu tố đó. Giáo chủ là người sáng lập ra tôn giáo ấy (Thích ca Mâu ni sáng lập ra đạo Phật, đức chúa Giê su sáng lập ra đạo Công giáo, nhà tiên tri Mô ha mét sáng lập ra đạo Hồi,…); giáo lý là những lời dạy của đức giáo chủ đối với tín đồ; giáo luật là những điều luật do giáo hội soạn thảo và ban hành để duy trì nếp sống đạo trong tôn giáo đó; tín đồ là những người tự nguyện theo tôn giáo đó[1].
Hai là, nếu đối với tín đồ tôn giáo, một người, trong một thời điểm cụ thể, chỉ có thể có một tôn giáo thì một người dân có thể đồng thời sinh hoạt ở nhiều tín ngưỡng khác nhau. Chẳng hạn, người đàn ông vừa có tín ngưỡng thờ cụ kỵ tổ tiên, nhưng ngày mùng Một và Rằm âm lịch hàng tháng, ông ta còn ra đình lễ Thánh. Cũng tương tự như vậy, một người đàn bà vừa có tín ngưỡng thờ ông bà cha mẹ, nhưng ngày mùng Một và Rằm âm lịch hàng tháng còn ra miếu, ra chùa làm lễ Mẫu,…
Ba là, nếu các tôn giáo đều có hệ thống kinh điển đầy đủ, đồ sộ thì các loại hình tín ngưỡng chỉ có một số bài văn tế (đối với tín ngưỡng thờ thành hoàng), bài khấn (đối với tín ngưỡng thờ tổ tiên và thờ Mẫu). Hệ thống kinh điển của tôn giáo là những bộ kinh, luật, luận rất đồ sộ của Phật giáo; là bộ “Kinh thánh” và “Giáo luật” của đạo Công giáo; là bộ kinh “Qur’an” của Hồi giáo,… Còn các cuốn “Gia phả” của các dòng họ và những bài hát chầu văn mà những người cung văn hát trong các miếu thờ Mẫu không phải là kinh điển.
Bốn là, nếu các tôn giáo đều có các giáo sĩ hành đạo chuyên nghiệp và theo nghề suốt đời, thì trong các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian không có ai làm việc này một cách chuyên nghiệp cả. Các tăng sĩ Phật giáo và các giáo sĩ đạo Công giáo đề là những người làm việc chuyên nghiệp và hành đạo suốt đời (có thể có một vài ngoại lệ, nhưng số này chiếm tỷ lệ rất ít). Còn trước đây, những ông Đám của làng có 1 năm ra đình làm việc thờ Thánh, sau đó lại trở về nhà làm những công việc khác, và như vậy không phải là người làm việc thờ Thánh chuyên nghiệp.
Có. Vì chúng ta cần phải tìm hiểu phong tục, tập quán, lịch sử nước ta để ta biết thời lịch sử nước ta có những gì mới lạ. Cung như có câu " Dân ta phải biết sử ta "
Ok. Mk trả lời rồi
==================
sai rồi bạn ơi cái này mình hỏi về di sản văn hóa cơ mà thôi vẫn cho bạn k đúng
ẩn dụ là gọi tên các sự vật, hoặc hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm.
Mỗi buổi sáng đến trường, em đều nhìn thấy chú bảo vệ. Chú là người đã canh gác ngày đêm để bảo vệ ngôi trường này. Cứ khoảng đến sáu giờ đúng là chú xách chiếc ghế gỗ và cầm một tờ báo ra đằng trước cổng ngồi khiến em dễ quan sát chú hơn.
Chú Bảo là người bảo vệ của trường em cũng khá lâu rồi. Chú năm nay đã bước qua tuổi năm mươi nhưng chú vẫn mạnh khỏe. Dáng người không cao, vừa người, chỉ có cái lưng còng, lom khom khiến việc di chuyển cũng khá bất tiện. Da tay sần sùi, rám nắng không còn mềm mại như trước kia vì những tháng ngày, buổi trưa nóng bức mà chú phải ngồi gác khuôn viên trường.
Đôi mắt một mí, đen, có những vết chân chim bên hai mí mắt. Lông mày to đen, ở sau đã bị hoa râm một chút. Vầng trán cao, mỗi lần chú cười hay nhíu mày thì xuất hiện rõ những nếp nhăn đầy trên trán. Đôi môi thâm, khô, nứt nẻ, để lộ hàm răng ố vàng vì nhiều lần chú hút thuốc. Hai bên má gầy gò xuất hiện hai đồng tiền lún sâu ở phần má.
Làn da sần sùi, đen, có những dấu đồi mồi xuất hiện. Cách ăn mặc của chú trong trường rất đơn giản, mặc đồng phục bảo vệ đúng quy định. Mặc dù công việc này khá phức tạp và khó khăn nhưng chú vẫn kiên cường đạt đuổi theo ước mơ. Buổi sáng, chú dậy rất sớm mở cổng cho học sinh.
Còn buổi tối chú phải canh gác trường em. Cứ khoảng bảy giờ tối là chú lại đi kiểm tra hết dãy lớp học này đến dãy lớp học khác. Cứ mỗi khi có gió thổi qua, những chiếc lá bàng rơi khắp sân trường. Chú sẵn sàng cầm chổi quét tất cả lá bàng vào một góc rồi hốt bỏ vào thùng rác. Thấy học sinh nào xả rác bừa bãi, chú ân cần nhắc nhở mà không la mắng, trách phạt gì.
Phải canh một ngày trời mệt nhọc mà chú không hề than thở. Mồ hôi ướt đẫm trên lưng nhưng chú vẫn kiên cường quyết tâm đạt được mục tiêu. Chú Bảo rất thân thiện và yêu mến học sinh trong trường như con cháu của chú. Nên trong trường ai cũng quý mến chú. Em thầm biết ơn chú Bảo vì nhờ chú mà khuôn viên trường luôn sạch đẹp.
P/S : Bn nghĩ j mà vt đc 3 traq , nhiều lắm thì cx đc 2 traq rưỡi thoy ( May ra chữ to nên đc 3 traq )
Để ngôi trường được bình yên, an toàn, ổn định hẳn không thể thiếu vai trò quan trọng của bác bảo vệ. Bác giống như một vị thần đang trông coi tòa lâu đài diễm lệ để tránh sự xâm phạm của kẻ xấu. Với chúng em, hình ảnh bác bảo vệ yêu kính ngày ngày trông coi, bảo vệ ngôi trường thân thương đã rất quen thuộc và gần gũi. Em rất yêu quý và kính trọng bác.
Bác giống như bậc cha, chú trong nhà. Có gì không phải bác đều chỉ bảo cho chúng em rất nhiệt tình. Bác có lẽ năm nay đã ngoài 40 tuổi. Khuôn mặt bác vuông chữ điền, nước da ngăm đen, có lẽ vì phải lăn lộn nhiều trước sóng gió cuộc đời nên làn da trông rất khỏe và cứng rắn.
Khuôn mặt ấy cũng đã có những nếp nhăn, những vết chai sạn nhưng trông vẫn rất hiền lành và tốt bụng. Bác không hay cười nói, có lẽ để chúng em biết khuôn phép và tuân thủ thì bác muốn giữ sự nghiêm nghị ấy để răn đe chúng em nề nếp được tốt hơn. Dáng người bác khá vạm vỡ, những bước đi chắc nịch, vững chãi trông rất ra dáng một người làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh, an toàn cho trường học.
Với bác, lần đầu nếu không quen và hay tiếp xúc thì hẳn sẽ nghĩ rằng bác rất nghiêm khắc và khó tính. Nhưng kì thực không phải như vậy, bác luôn tạo cho chúng em một sự thân mật nhất định để chúng em không được phép đùa quá chớn. Bác rất tốt bụng, có gì ngon bác thỉnh thoảng cũng hay chia đều cho chúng em. Nhưng điều khiến bọn em kính trọng chính là thái độ và tinh thần bác làm việc.
Bác làm việc rất nghiêm túc và cẩn trọng, không bao giờ để ban giám hiệu trường phải nhắc nhở nhiều. Các thầy cô giáo trong trường thỉnh thoảng nếu chưa tới giờ lên lớp thường hay ghé qua chỗ bác hỏi thăm tình hình, đánh cờ và uống nước. Cảm giác rất thân mật và gần gũi. Công việc của người bảo vệ cũng không dễ dàng gì. Nó đòi hỏi sự chăm chỉ, cần mẫn và sự hi sinh lớn lao nữa.
Hàng ngày, bác phải dậy sớm từ lúc trước 6 giờ để đi đến các lớp học mở cửa chờ chúng em bước vào. Mùa nắng thì không vấn đề gì, nhưng nếu là mùa lạnh cái rét cắt da cắt thịt chúng ta chỉ muốn ngồi trong chăn cuộn tròn ấm áp thì lúc ấy bác đã phải dậy từ trước để làm nhiệm vụ. Túc trực suốt 24 giờ có lẽ ngôi trường coi bác như người cha già kính yêu luôn chăm sóc, lo lắng cho nó.
Ban đêm, khi trời mờ dần, bầu trời chỉ còn là một tấm vải đen thì bác phải đi quanh trường một lượt, xem lớp nào chưa tắt điện, khóa cửa lớp bác lại làm hộ công việc đó. Ban đêm hễ có tiếng động bất chấp mưa gió thế nào bác cũng phải dậy kiểm tra.
Tối đến, trước khi đi ngủ, bác đều phải tuần tra cả trường lại một lượt rồi mới yên tâm kê lưng gối đầu. Ngoài việc trông coi an ninh trường, bác còn giúp nhà trường quản lí gián tiếp chúng em, xem đứa nào hay nghịch ngợm, vi phạm nề nếp thì ghi lại báo lên để bị xử phạt. Không phải bác ghét bỏ gì, mà làm như vậy là để chúng em lớn dần lên và quen với sự tự lập, nghiêm khắc để nghiêm túc với bản thân.
Nhờ sự ân cần và sự nghiêm khắc đúng mực ấy bác đã dạy chúng em rất nhiều khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bác giống như bậc cha chú trong nhà, luôn yêu quý chúng em. Chúng em luôn yêu quý, kính trọng bác. Tưởng tượng sau này càng lớn dần lên, phải xa mái trường thân yêu, xa bác, chúng em mỗi khi mắc khuyết điểm sẽ không còn được chỉ bảo nhẹ nhàng như vậy, mà cuộc sống sẽ đáp trả theo một cách khác, em lại càng lưu luyến không rời. Cảm ơn bác vì luôn bên cạnh bọn cháu trong suốt những tháng năm học trò.
NHIỀU VẬY
Mốc trắng có cấu tạo dạng sợi phân nhánh rất nhiều, bên trong có chất tế bào và nhiều nhân, nhưng không có vách ngăn giữa các tế bào. Sợi mốc trong suốt, không màu, không có chất diệp lục và cũng không có chất màu nào khác.
Ý nghĩa: Nếu ta phòng bệnh tốt cho vật nuôi thì vật nuôi sẽ cho năng suất cao, không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế. Còn nếu để vật nuôi bị bệnh, ta phải dùng thuốc chữa bệnh, ngoài ra nếu quá nặng vật nuôi sẽ chết, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế, ngoài ra còn gây ảnh hưởng đến con người. Vậy nên, ta phải phòng bệnh hơn là chữa bệnh. (Lấy vật nuôi cũng để diễn tả cho con người)
Trong cuộc sống, chúng ta thường dùng lời nói để trao đổi thông tin, để diễn đạt ý tưởng hoặc để bày tỏ, biểu lộ tâm tư tình cảm của mình… Nói chung, nhờ lời nói mà con người có thể hiểu nhau và dễ đến gần nhau hơn. Nói thì dễ nhưng nói như thế nào để không mất lòng người nghe, nói như thế nào để “lọt” đến xương, nói làm sao để “mật ngọt chết ruồi” thì không dễ chút nào, nhất là những lúc ta đang “nổi khùng” thì ta càng dễ nói tầm bậy. Vì thế cha ông ta có khuyên: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, vì lời nói bay đi thì không thể lấy lại được, nên ta hãy cẩn thận trước khi nói.
Tâm lý chung của con người là thích nghe ngọt. Những lời nói tốt đẹp không làm chúng ta tốn kém tiền bạc hay hao tổn sức lực, nhưng nó đem lại nhiều ích lợi và làm cho người nghe được an ủi, khích lệ và làm cho tình thân giữa ta với người khác được thêm thắm thiết đậm đà. Dĩ nhiên, chúng ta không nên vì “lựa lời” mà nói với nhau những lời giả dối. Trái lại, chúng ta cần nói thật với nhau bằng tấm lòng yêu thương.
Lại có một câu chuyện kể lại rằng:
Ngày xưa có một ông vua nước Ai-cập gửi cho nhà hiền triết Bias một con vật vừa quý lại vừa hiếm để tế lễ các thần minh. Thế nhưng, ông vua này muốn chơi khăm nhà hiền triết một vố, bèn phán :
- Sau khi cúng kiếng xong, ngươi phải trả lại cho ta cái gì vừa tốt nhất lại vừa xấu nhất nơi con vật quý hiếm ấy.
Nhà hiền triết cũng không phải là tay vừa, bèn xẻo ngay cái lưỡi trao cho ông vua. Cử chỉ đó gián tiếp nói lên rằng :
- Cái lưỡi là phần tốt nhất nếu biết sử dụng, nhưng đồng thời cũng là phần xấu nhất nếu không biết sử dụng.
Đúng thế, cái lưỡi là một bộ phận quan trọng để phát ra tiếng nói. Tiếng nói là một phương tiện hữu hiệu để chuyển đạt cho người khác biết những tư tưởng, những ý nghĩ, những ước muốn thầm kín; nhờ đó bắc lấy một nhịp cầu cảm thông. Lưỡi đóng một vai trò quan trọng như vậy, song cái lưỡi cộng với lời nói lại chính là nguyên cớ làm cho chúng ta dễ vấp phạm hơn cả, bởi vì chúng ta có thể vấp phạm ở bất kỳ đâu, trong bất cứ lúc nào và với bất kỳ ai.
Tục ngữ cũng đã có câu:
“Không nọc nào độc cho bằng cái lưỡi”.
Hay :
“Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”.
Một lời nói thiếu suy nghĩ được sánh ví như đổ thêm dầu vào lửa, làm bừng lên sự tức giận, thiêu huỷ hết tình ruột thịt cũng như tình nghĩa anh em. Hơn nữa, trong cộng đoàn tu trì gồm những con người từ “khắp tứ phương thiên hạ”, mỗi người mỗi tính nết, mỗi người một kiểu sống khác nhau, nên không thể tránh được hết những va chạm, những bực bội, những buồn phiền… Nhiều khi chính chúng ta lại là những người gây ra những đau khổ, buồn phiền cho người khác chỉ bằng những lời nói thiếu cân nhắc trước sau.
Cụ thể ngay trong cuộc sống hàng ngày, nhiều khi có thể vô tình thôi, chúng ta chọc ghẹo anh chị em mình bằng những lời nói nghe hơi… “rát tai”, nghe mà “đau nhói cả tim”. Nhiều khi chúng ta chỉ muốn nói cho sướng cái miệng của mình, nhưng lại không để ý đến nỗi đau của người anh chị em mình khi phải nghe những lời chọc ghẹo đó.
Do vậy, trong cộng đoàn tiếng cười là cần thiết, nó đem lại niềm vui cho cộng đoàn là điều cần làm và nên làm. Nhưng chúng ta cũng cần phải ý tứ hơn nữa trong những lời chọc vui để những lời chọc vui đó không những đem lại niềm vui cho mình mà còn làm cho người bị chọc cũng được vui cười thoải mái. Dựa vào lời nói, người khác có thể biết được phần nào tâm hồn của chúng ta. Được yêu mến và kính trọng hay bị khinh bỉ và ghét bỏ, một phần lớn là do cái lưỡi và lời nói của chúng ta. Như thế, cái lưỡi đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành uy tín và thế giá của mỗi người, như một câu danh ngôn đã dạy: “Lưỡi người khôn ngoan tạo nên danh dự, còn mồm kẻ ngu dại gây đổ vỡ tan hoang”. Bởi đó, ta cần phải biết đắn đo cân nhắc trong cách ăn nói của mình để tránh đi những hiểu lầm, đau khổ cho người khác. Phải sử dụng lời nói như một phương tiện, giúp chúng ta cảm thông và xích lại gần nhau hơn “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi” là vậy. Ý thức được tầm quan trọng của ngôn từ, chúng ta hãy chú ý những ngôn từ chúng ta dùng trong ngày. Phải có trách nhiệm khi sử dụng ngôn từ, bởi vì qua những lời chúng ta nói, chúng ta có thể đem lại niềm vui Phục sinh nhưng cũng có thể đem lại đau khổ thập giá cho những anh em trong cộng đoàn và chúng ta cũng nên lắp đặt một… “Cái thắng” vào miệng, để những lúc ngứa mồm, muốn phát ngôn bừa bãi, thì biết “stop” lại đúng nơi và đúng lúc. Để kết thúc, xin mượn câu nói của cha ông ta nói về ngôn từ: Hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói. Hoặc Lựa lời mà nói khó thay ! Tiếng chì, tiếng bấc thường hay “chàng ràng” Khi ai mở miệng nói ngang Thì ta chắc chẳng ngại “phang”…. “mỹ từ” Một tia lửa nhỏ sơ sơ Khu rừng lớn mấy mặc dù, cháy tiêu Giữa ngàn thế sự đảo điên Có ai áp dụng lời khuyên bao giờ "Lời nói không mất tiền mua/Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" !.
dàn ý:
a, MB:
-giới thiệu vđnl
b,TB:
Lđ 1: giải thích
-"lời nói" là gì?
-ý nghĩa của hai câu tục ngữ
=>hai câu nói đó bổ sung ý nghĩa cho nhau
Lđ 2: Vì sao phải lựa lời để vừa lòng nhau?
+để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp
+khiến người khác dễ chịu
+là truyền thống tốt đẹp của cha ông ta
Lđ 3:Làm sao để trở thành người nói lời hay ý đẹp?
Lđ 4: liên hệ tới thực tế
c, KB: khẳng định lại vấn đề
Nghỉ hè vừa qua, em được về quê ngoại và thưởng thức một buổi bình minh rực rỡ trên quê hương yêu dấu. Buổi sớm hôm ấy thật là đẹp!
Trời vừa sớm nhưng em đã thức dậy đi dạo quanh làng. Tiếng gà gáy râm ran khắp xóm. Khi trời mát mẻ, không gian thoáng đãng. Một làn gió thoảng qua làm xao động cành lá để lộ ra những hạt sương sớm long lanh. Bầu trời cao, rộng mênh mông, đây đó một vài đám mây trắng lững lờ trôi. Từ các mái bếp, những làn khói nghi ngút bay lên hoà quyện với sương sớm tạo thành những dải lụa mềm uốn lượn trên bầu trời. Ngoài đồng những bông lúa ngả đầu vào nhau thì thầm trò chuyện. Nhìn từ xa, cánh đồng trông như một tấm thảm màu xanh pha vàng trải rộng mênh mông. Đây đó trên cánh đồng lác đác một vài bác nông dân ra thăm ruộng. Từ các ngõ xóm, trên đường làng, các bà các chị gánh những gánh hàng, rau tươi su hào, cải bắp ... mang ra chợ bán. Các em bé xúng xính trong những bộ quần áo sặc sỡ lon ton theo mẹ ra chợ. Những chú lợn eng éc đòi ăn, những chú kêu ăng ẳng, mọi người ý ới gọi nhau đi làm. Đằng đông, mặt trời tròn xoe, ửng hồng đang từ từ nhô lên sau bụi tre, chiếu những tia nắng ấm áp xuống mặt đất, xua tan màn sương sớm, nhuộm vàng những bông lúa làm cả xóm làng như sáng bừng lên giữa ánh bình minh. Bầu trời lúc này như trong và sáng hơn, mây trắng hiền hoà, từng đàn chim bay lượn thật là đẹp. Trên các cành cây, những chú chim hót líu lo chào ngày mới. Ngoài đường, xe cộ đi lại nườm nượp, các bạn học sinh vui vẻ đến trường. Tất cả các màu sắc, cảnh vật, âm thanh đó như hoà quện với nhau tạo nên phong cảnh làng quê thật trù phú, tươi vui.
Em rất yêu quê hương em, một làng quê thanh bình và trù phú. Em tự nhủ sẽ cố gắng học thật giỏi để mai sau xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp ấm no hơn .
_Hok tốt_
Vạn vật đang chìm trong giấc ngủ, bỗng từ đằng đông, một quả cầu lửa khổng lồ từ từ nhô lên. Rồi chẳng biết từ đâu, tiếng gà gáy te te vang khắp làng trên xóm dưới. Một ngày mới bắt đầu trên quê em.
Ông mặt trời bị tiếng gà đánh thức bất ngờ nên chưa tỉnh hẳn. Ông vén tấm màn đêm, nhìn xuống trần gian bằng đôi mắt ngái ngủ, khuôn mặt tròn trĩnh, hồng hào trông thật ngộ. Cùng với sự thức tỉnh của mặt trời, vạn vật cũng bừng tỉnh giấc theo. Cây cối hả hê vươn tay đón chào ngày mới. Những giọt sương đêm còn đọng lại trên cành cây, ngọn cỏ long lanh như những hạt ngọc.
Dưới ánh ban mai, chúng sáng bừng lên như những ngôi sao bé nhỏ, xinh xắn dưới trần gian. Cảnh vật dần thay đổi. Bóng tối đã bị ánh sáng đẩy lùi, phô ra vẻ đẹp của buổi sớm. Khi những tia nắng đầu tiên vừa đến mặt đất cả một không gian trong trẻo sáng sủa đã mở ra trước mắt ta. Mặt trời lúc này đã tươi cười rạng rỡ chứ không còn uể oải, ngái ngủ nữa.
Những tia nắng sớm tinh nghịch chạy đuổi nhau trên bãi cỏ còn đẫm sương đêm. Làng quê lúc này đẹp như một bức tranh nhiều màu. Trên trời, những đám mây trắng, hồng trôi lững lờ. Dưới cánh đồng, lúa đã bắt đầu ngả vàng. Những bông lúa nặng hạt, uốn cong như chiếc cần câu, ngả đầu vào nhau thầm thì trò chuyện.
Gió thổi vi vu, sóng lúa rập rờn. Hương lúa thoang thoảng lan tỏa khắp không gian đánh thức khứu giác của những người khó tính nhất. Thỉnh thoảng có cánh cò trắng bay lượn trên không càng làm tô điểm thêm cho cảnh đẹp quê hương. Trong làn gió nhẹ sớm mai, mặt sông lăn tăn gợn sóng. Những con sóng tinh nghịch nối đuôi nhau đùa giỡn xô vào bờ.
Mấy cậu bé đồng quê đeo cái giỏ bé xinh bên mình lững thững đi dọc bờ sông tìm bắt cua còng. Khuôn mặt ánh lên niềm vui con trẻ. Con đường làng quanh co, uốn lượn như một dải lụa khổng lồ. Hai bên đường, hàng cây nghiêm trang đứng chào ngày mới. Tiếng chim hót líu lo hòa với tiếng ve râm ran trong vòm lá tạo thành bản nhạc du dương nghe thật vui nhộn.
Trên đường làng, tiếng cười nói ồn ào, náo nhiệt hẳn lên. Mấy bác nông dân đã vác cuốc ra đồng. Theo sau chân họ là mấy chú trâu chăm chỉ vừa đi vừa kêu khe khẽ “ọ ọ”. Cái mặt hớn hớn, cái đuôi phe phẩy vẻ khoái chí vì sắp được làm công việc quen thuộc hàng ngày giúp nhà nông.
Đám học trò tung tăng cắp sách tới trường. Trên vai, khăn quàng đỏ thắm tung bay. Chúng nói nói, cười cười làm rộn rã cả một đoạn đường. Mấy cô bác công nhân cũng vội vã đạp xe tới nơi làm việc. Màu áo xanh hòa với màu nắng sớm đang chan hòa khắp nơi. Tất cả đã sẵn sàng cho một ngày mới.
Yêu quê hương, em yêu những nét đẹp của quê mình. Vào thời điểm nào trong ngày, dù bình minh hay hoàng hôn cũng đều để lại ấn tượng sâu đậm trong em. Sau này, dù đi đâu, về đâu, em cũng không bao giờ quên được miền quê yêu dấu ấy.
chúc ban hok tôtt
#chinh_
Chỉ còn ít ngày nữa thôi là em sẽ phải xa mái trường Tiểu học Đại Đình yêu dấu – nơi đầu tiên đã đón em vào học cách đây năm năm. Buồn quá! Buồn vì sắp phải xa thầy cô, xa những kỉ niệm thân thương suốt năm năm học
Tất cả đang dần xa, dần xa, tiễn em lên ngôi trường mới : trường Trung học cơ sở. Song, có lẽ những hình ảnh đẹp đẽ về mái trường này sẽ không bao giờ có thể phai mờ trong em.
Em bâng khuâng nhớ về ngày đầu tiên đi học, mẹ đưa em đến trường. Em dậy từ rất sớm, khoác chiếc cặp to trên đôi vai nhỏ nhắn, lòng vô cùng háo hức. Đến nơi rồi. Ngôi trường sao mà lớn thế! Người nào cũng lạ. May ra lác đác có vài đứa học cùng mẫu giáo là quen quen. Rụt rè, em nép mình đằng sau lưng mẹ. Cũng như em là mấy đứa học trò mới cũng bỡ ngỡ đứng bên người thân. Chỉ có những cậu con trai là bình tĩnh, lại còn nô đùa trên các dãy phòng học nữa chứ.
Vào lớp Một, em được học cô Hoa. Cô Hoa là một cô giáo dạy giỏi , nghiêm khắc mà cũng rất dịu dàng và yêu học sinh. Cô như mẹ em vậy. Và thế là từ đó trở đi, thế giới rộng lớn dần được mở ra trong trí óc non nớt của em. Cô đã giảng dạy cho em thật nhiều điều. Em biết đọc, biết viết, biết làm toán, viết văn – điều mà em không thể làm được khi học ở mẫu giáo, chỉ biết vui thì cười, buồn thì khóc nhè làm nũng bố mẹ.
Nhớ lại những câu chuyện đó, lòng em cứ xao xuyến mãi. Em giờ đã khác xưa nhiều . Em đã lớn hơn, đã sắp trở thành một cô học sinh cấp 2. Sắp xa mái trường chứa đựng biết bao tình cảm về một thời học trò đầu tiên, em cảm thấy lưu luyến quá . Em sẽ chẳng còn được thấy cảnh những đám bạn khoác vai nhau, hò hét trên sân trường này. Sẽ chẳng còn được hoà mình vào những trận chiến xảy ra ở cái tuổi mới lớn trên sân trường này nữa. Lại còn cánh cổng xanh. Đó là nơi em vẫn đợi mẹ sau mỗi buổi học … Tất cả… tất cả… Em sắp phải nói lời chia tay.
Được lên lớp Sáu, phải xa thầy, xa cô, em muốn gửi đến thầy cô một lời ‘‘cảm ơn’’ và một lời ‘‘xin lỗi’’.Cảm ơn các thầy cô đã dạy cho chúng em những điều hay lẽ phải . Chúng em cũng xin lỗi thầy cô vì đã để các thầy cô nhắc nhở và buồn phiền. Nhưng thầy cô ơi, chúng em đâu có biết được sự vất vả của thầy cô. Cho đến giây phút này, chúng em – những cô cậu học trò lớn tuổi nhất trong trường mới nhận ra điều đó có ý nghĩa thật đẹp biết bao.
‘‘Mái trường ơi, xin cho em được gửi lại một nỗi nhớ, một niềm yêu .Những bài giảng của mỗi thầy cô sẽ mãi là hành trang quan trọng trên chặng đường học tập đang chờ đón em phía trước. Tạm biệt thầy cô, các em khối 1,2,3,4. Sẽ có một ngày em trở về nơi đây…’
ki niem ngoi duoi goc cay o truong