tìm và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ trong câu thơ dưới đây :
Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo nhé!
Ngày xửa ngày xưa, bản mường phía Bắc bị giặc ngoại xâm tràn xuống cướp bóc. Giặc rất hung hăng, tàn ác khiến cho dân chúng vô cùng lo lắng. Một hôm bỗng xuất hiện một chàng trai trẻ khôi ngô tuấn tú đến bản kêu gọi thanh niên chống giặc cứu bản mường. Chàng huấn luyện cho họ biết sử dụng cung nỏ, gươm giáo cũng như cách xông pha trận mạc giáp mặt. Tất cả đều bầu chàng trai làm tướng và gọi chàng là anh tướng. Anh tướng xông vào chém giết bọn giặc, bọn giặc thua chạy tan tác. Sau khi thắng trận, anh tướng dẫn quân về tập trung ở bãi cát, lệnh cho mọi người xuống sông Nậm Na tắm rửa sạch sẽ. Thế nhưng, anh tướng lại đột ngột biến mất, không ai tìm được, chỉ thấy quần áo, đồ đạc bỏ lại ở bờ sông, họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy quần áo lót của tướng quân là đồ của con gái. Thì ra anh tướng là người con gái xinh đẹp, giả trai để chiêu mộ binh sĩ và cầm quân đánh giặc, họ đặt tên cho anh tướng là Nàng Han. Có người cho rằng Nàng Han là thuồng luồng dưới sông, có người cho rằng nàng là Tiên trên trời. Các tù trưởng đã thông báo cho các bản, mường người Thái ở gần bờ sông lập đền thờ cúng Nàng Han,cầu khấn Nàng phù hộ.
+)Kể về ngày tết ở khu phố em +)kể về 1 lần em giúp đỡ bố mẹ
+)kể về 1 hoạt động ngoại khóa ở trường
+ kể về ngày tết ở khu phố em :
Ngày Tết ở quê em vô cùng nhộn nhịp và đông vui. Người người nhà nhà từ trước hôm giao thừa gần 1 tuần đã bắt đầu dọn dẹp nhà cửa. Nhà ai cũng rộn rã tiếng nói, tiếng í ới gọi nhau. Nhà này sang mượn tạm nhà kia cái xẻng, nhà kia sang mượn tạm cái xô, không khí vui vẻ ngập tràn muôn nơi. Sau ngày dọn dẹp đầy vất vả ấy chính là khâu mua sắm chuẩn bị đồ Tết. Khu chợ bỗng tấp nập hẳn lên. Nào là quần áo mới, giày mới, hoa quả… Trẻ con cùng người nhà đi chợ, ríu rít chỉ trỏ những thứ bắt mắt. Ngày Tết chuộng nhất là màu đỏ, bởi vậy cả khu chợ như được sắc đỏ thắm bao bọc, tượng trưng cho may mắn. Những trái quả tươi được dùng để bày biện mâm ngũ quả, những bông hoa rực rỡ đủ màu sắc khác nhau với ý nghĩa mang tới tài lộc và hạnh phúc, mỗi thứ đều có đủ.
Đáng mong chờ nhất chính là những ngày đầu của năm mới. Đêm giao thừa em luôn thức cùng gia đình, cùng mẹ chuẩn bị đồ để lên bàn thờ chờ bố thắp hương. Đúng lúc 12 giờ, khi tiếng pháo hoa rộn rã khắp trời cao, khi ấy là thời khắc một năm cũ đã qua đi, một năm mới đã bắt đầu, mùi hương trầm lan tỏa khắp muôn nơi. Tiếng chúc mừng vui vẻ vang lên khắp ngõ xóm. Người người kéo đến nhà nhau chúc mừng năm mới an khang. Sáng hôm sau – buổi sáng đầu tiên của một năm, các nhà mang theo quà cáp đến thăm hỏi họ hàng gần xa, trẻ em được diện những bộ quần áo mới. Cả không gian tràn ngập sắc màu và niềm vui.
Em rất yêu ngày Tết quê em, vui vẻ, bình dị và gần gũi, tràn ngập yêu thương. Em mong điều này sẽ luôn còn mãi nơi quê nhà thân yêu..
thêm :
Năm nào cũng vậy, mỗi dịp tết đến xuân về là gia đình em lại tất bật chuẩn bị tết. Bố chạy vội ra ngõ mua cành đào chưng tết, anh hai lau dọn nhà cửa và bàn thờ sạch sẽ. Mẹ cắm lọ hoa tươi và soạn mâm ngũ quả để chưng bàn thờ. Còn em rửa lá dong, đãi đậu để cả nhà cùng gói bánh chưng. Mỗi người mỗi việc, thi thoảng lại trêu đùa, chọc ghẹo nhau khiến cho không khí xuân càng trở nên vui tươi và ấm áp. Cứ tối 30 tết, cả nhà em lại quây quần bên nồi bánh chưng trò chuyện và cùng đón chào khoảnh khắc giao thừa, ngắm nhìn pháo hoa và cầu mong cho một năm mới an lành. Ngày mồng 1 tết, em mặc quần áo mới cùng bố mẹ đến chúc tết ông bà, được ông bà, chú bác lì xì đầu năm.
Đó là những khoảnh khắc rất vui, em mong tết nào đại gia đình em cũng vui vẻ và đầm ấm như vậy. ( ngắn gọn )+ kể 1 lần em giúp đỡ bố mẹ :
Năm nay em đã lên lớp bốn, vậy nên việc học hành cũng bận rộn hơn rất nhiều. Thế nhưng, em không quên sau mỗi giờ học về nhà phụ giúp bố mẹ và quây quần bên gia đình của mình.
Lên lớp bốn, thay vì chỉ học nửa ngày như năm trước, chúng em được phân bổ học cả ngày, vậy nên, em chỉ về nhà sau giờ học buổi chiều. Về đến nhà, điều đầu tiên em làm là thay quần áo, để gọn vào góc phòng tắm để buổi tối mẹ có thể giúp em giặt sạch sẽ bộ quần áo đồng phục. Chiếc cặp sách được đặt ngay ngắn vào bàn học. Còn em chạy vội ra sân, giúp mẹ và bà những công việc nhỏ trong gia đình.
Em giúp mẹ quét sân vườn cho sạch sẽ. Nhà em có rất nhiều cây cối xung quanh, vì bố em rất thích trồng cây, vậy nên xung quanh nhà rất nhiều lá rụng, em giúp mẹ quét sạch đám lá để có được khoảng sân thật sạch sẽ, gọn gàng. Kế đến, em giúp mẹ nhặt rau để dành cho bữa cơm chiều. Mẹ thường hay mua rau muống, vậy nên em vừa nhặt rau giúp mẹ, vừa khoe với mẹ những điểm tốt mà em đã đạt được ở trên lớp. Những lúc ấy, mẹ thường xoa đầu và khen em ngoan.
Sau khi nhặt rau xong, em giúp mẹ rửa rau thật sạch rồi đi vo gạo, cắm một nồi cơm thật ngon cho cả nhà. Bé Bin vẫn đang còn ở lớp nhà trẻ thế nên em thay mẹ đi đón bé Bin về. Nhà trẻ của bé Bin cách nhà em không xa, vậy nên em đi bộ tới lớp đón bé Bin trở về. Hai anh em vừa đi vừa rong chơi, khi về đến nhà, mẹ đã nấu xong bữa cơm chiều.
Mẹ giục em đi tắm cho sớm khỏi lạnh, còn mẹ thì cho bé Bin đi tắm. Một lúc sau bố về và cả nhà em lại quây quần vào bữa cơm ngon lành mà mẹ đã chuẩn bị. Kết thúc bữa cơm, em thay mẹ rửa bát, lau bát, úp bát thật gọn gàng sạch sẽ. Sau đó, em chạy lại, sà vào lòng bố, nghe bố mẹ kể chuyện về những công việc của mình. Em cũng góp vui kể một vài câu chuyện vui xảy ra ở lớp.
Kết thúc một ngày dài, em chuẩn bị sách vở cho bài học ngày mai ở trường còn bố mẹ và Bin thì đi ngủ. Tầm mười giờ, em lên giường đi ngủ sau một ngày đầy niềm vui.
Những công việc sau khi đi học về của em không có gì đặc sắc, thế nhưng nó lại mang lại cho em nhiều niềm vui, hạnh phúc khi được ở bên gia đình của mình và có được những trải nghiệm mới mẻ
thêm:
Ngày chủ nhật vừa qua, thấy bố mẹ em bận nhiều việc nên em không sang nhà bạn chơi như các hôm khác mà ở lại phụ giúp gia đình.
Theo thói quen, cứ đúng 6 giờ sáng khi chú gà trống choai gân cái cổ gáy những hồi “te, te” ngắn ngủn là em bật dậy khỏi chăn và bắt đầu một ngày mới tươi đẹp. Em làm vệ sinh cá nhân xong rồi bước ra sân. Chà!chà! Cái hương vị ngày tết lại uyển chuyển báo trước bằng những loài hoa đã tưng bừng nở khắp vườn rồi đây!.
Sau khi tập thể dục và vào nhà ăn sáng thì đồng hồ đã dừng chân tại 7 giờ. Bây giờ em phải đi giặt quần áo mới được. Cái thau quần áo to thật, em cảm tưởng nó còn to hơn cả người em nữa, nhưng không sao, em vẫn có thể giặt ngon lành. Thế là công việc được bắt đầu. Vò xong nước thứ nhất, em hoà tan xà phòng vào và lấy cái bàn giặt ra nhàu từng cái quần, cái áo. Bong bóng xà phòng cứ phập phồng như thở trong chậu.
Màu trắng xoá và hình dạng xôm xốp, nhè nhẹ trông như đám mây. Chỉ một loáng thôi mà quần áo đã sạch rồi, chẳng còn một vết bẩn nào nữa. Ôi! Bây giờ đôi tay của em đã mỏi nhừ và em sẽ phải nhờ sự giúp đỡ của mẹ thôi. Mẹ đang nấu ăn trong phòng bếp nghe tiếng gọi liền đon đả chạy ra xoa đầu và khen “con mẹ giỏi quá!”. Sau đó em cùng mẹ vừa hát vừa phơi đồ lên dây. Những con chim hoạ mi cũng hót véo von như thể ca ngợi em.
Khi ngủ dậy em lấy chổi, quét nhà. Chị chổi xinh đẹp nhiều màu sắc đi đến đâu thì bọn bụi bẩn chạy bán sống, bán chết tới đó. Một lát sau em thấy nhà mình sáng sủa hẳn lên. Chết thật đã 3 giờ chiều rồi, em phải học ngay mới được. Xong đâu đấy em xuống nhà ăn cơm.
Tối đến, cả nhà quây quần bên nhau nói chuyện. Mười giờ đêm em mới đi ngủ. Nằm trên giường, em nở nụ cười mãn nguyện vì hôm nay thật là tuyệt vời.
+kể về 1 hoạt đọng ngoại khoá ở trường
Sống trong mái trường Mai Động thân yêu, em đã gắn bó với bạn bè và thầy cô với bao kỉ niệm của tuổi học trò. Nhưng thú vị nhất là buối vui chơi do Liên đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức nhân nhịp kỉ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam vừa qua.
Hôm đó là ngày 20 – 11, sân trường được trang hoàng rực rỡ. Từ cổng vào tới lễ đài, cờ hoa chăng khắp nơi, tất cả như trẻ hẳn ra, ai cũng náo nức và hớn hở. Tấm bảng to có gắng dòng chữ đỏ tươi: Thắm tình thầy cô được treo trang trọng trên cao. Mới bẩy giờ sáng mà sân trường nhộn nhịp, quần áo đủ màu, đẹp và vui vô cùng. Trên loa các ca khúc quen thuộc nối nhau dập dìu làm không khí càng thêm rộn ràng, háo hức.
Sau bài khai mạc và một số lời phát biểu là chính thức bước vào lễ hội. Mở đầu là màn trình diễn của các lớp tự giới thiệu về mình. Ai cũng tìm ra những nét rất đặc trưng và thú vị để giới thiệu về đội của mình. Có lẽ các lớp Sáu được mọi người ưa thích hơn cả. Các em vừa nhỏ nhắn, xinh xắn lại vừa hồn nhiên và tự tin. Giọng nói thì thánh thót, cử chi tuy điệu bộ nhưng rất dễ thương của các em luôn mang đến cho mọi người nụ cười thích thú và những tràng vỗ tay cổ vũ giòn giã. Ai cũng tức cười khi thấy các em đã cố gắng khiêm tốn mà vẫn không giấu nổi lời đề cao những thành tích trước đây của mình. Dù sao đứng cạnh sự chững chạc, cứng cỏi của các anh chị lớp trên thì các em nhỏ lớp Sáu vẫn chiếm được tình cảm đặc biệt của khán giả cũng như Ban Giám khảo. Vì vậy khi tuyên bố màn trình diễn của lớp 6 giành giải nhất thì cả sân trường đều vui vẻ vỗ tay tán thưởng.
Xem thêm: Phân tích nghệ thuật ông già và biển cả của Hê-minh-uêTiếp theo là phần thi Trả lời nhanh, ở đây, tiếng gõ trống thi nhau vang lên để giành quyền trả lời. Phần này các anh chị lớp Chín đứng đầu cũng phải thôi. IIọ vừa nhiều tuổi, vừa tích lũy được nhiều kiến thức hơn, nên các đội khác khó đứng trên được. Nhìn các anh chị trả lời mà chúng em vừa tin cậy vừa hi vọng. Mong mai sau mình cũng giỏi như thế.
Phần thi Điền kinh sôi nổi hơn cả. Tiếng cười tiếng nói, lời động viên cổ vũ và những tràng pháo tay không ngớt vang lên rộn rã cả sân trường. Lớp Sáu thì đá cầu. Quả cầu xanh đỏ sặc sỡ bay lên bay xuống nhịp nhàng theo đôi chân của người đá. Nhiều em đá giỏi và đẹp như màn biểu diễn ngoạn mục vậy. Lớp Bảy lại thi chạy tiếp sức. Nghe thì tưởng to lớn, thực tế chỉ có góc sân trường với đủ các chướng ngại vật bày ra để thể hiện quyết tâm và sự xử lí khéo léo của các “vận động viên”. Đôi khi có em ngã, khán giả lại ồ lên vừa vui vẻ vừa xuýt xoa tiếc rẻ. Cười vui xong ai nấy lại động viên để cuộc thi giữ được không khí sôi động cần thiết. Riêng lớp Tám thì thi Nhảy dây. Trò chơi này rất đa dạng và phong phú về người dự thi và phong cách tham dự. Họ nhảy đẹp và khéo như một vũ điệu ấy, người nhảy uyển chuyển, dẻo dai như diễn viên múa. Đặc biệt, con trai tham gia trò chơi này tuy không mềm mại như bạn nữ lại dẻo dai và cẩn thận, tiếng dây đen đét, tiếng chân thình thịch và tiếng nói cười, cỗ vũ, ngợi khen,… hòa trộn vào nhau đầy hấp dẫn và hồi hộp. Trò chơi mang tính thể thao rõ nhất là kéo co. Sau nhiều cuộc đấu, còn lại cuối cùng là hai lớp 9B và 9D. Sự nỗ lực và quyết tâm của hai đội đã làm cho không khí trở nên quyết liệt và gay cấn vô cùng. Khán giả cũng phân chia thành hai phe cổ động rất tích cực. Hò hét, động viên và cổ vũ là những âm thanh vang lên không ngớt. Đứng ngoài chắng rõ lời gì, chỉ có người trong cuộc mới biết họ nói với nhau điều gì. Tham gia vào đây cứ như uống rượu vậy, ai cũng say sưa và tự nguyện sát cánh bên nhau đế giành thắng lợi. Ai đã chứng kiến giây phút căng thẳng này thì thấy thú vị hơn cả là lúc công bố giải. Sự nỗ lực in hằn trong cánh tay ghì dây, chân xoạc ra cho vững, ánh mắt tập trung cao độ… Người dự chẳng muốn có đội thua. Mong thắng đế sung sướng, cười reo nhưng không hẳn muốn thấy người khác buồn và khóc.
Xem thêm: Giải thích câu nói của Lê Nin: Học, học nữa, học mãiKết thúc cuối cùng là trò về đích. Đây là những giây phút quyết định cuối cùng. Ai cũng hồi hộp mong chờ. Ban Giám khảo tuyên bố giải thưởng và bế mạc cuộc vui trong bài hát truyền thống của trường.
Ra về, em thấy trong lòng tràn ngập niềm vui. Một ngày lễ lớn thay vì những bài diễn văn dài, lời chúc tụng cứng nhắc là sự thế hiện tài năng và nhiệt huyết của học sinh. Đây là kết quả bao ngày dành cho thầy cô và sự rèn luyện, phấn đấu của học trò. Chúng em, ai cũng thấy vui thích và bổ ích với những ngày vui như thế.
v
Gợi ý viết bài văn biểu cảm về người bà:
1. Mở bài:
- Giới thiệu về bà:
+ Là bà nội của em.
+ Một mình sống ở quê.
+ Bà năm nay gần 80 tuổi.
- Cảm xúc của em đối với bà: kính trọng, thương yêu, biết ơn.
2. Thân bài:
- Kính trọng, thương yêu bà vì:
+ Bà là người phụ nữ hiền hậu, lúc nào cũng lo lắng cho con, cho cháu và đối xử tốt với bà con lối xóm.
+ Bà một mình sống ở quê nhà, dù bố mẹ muốn đón bà lên thành phố nhưng bà vẫn muốn ở sống ở quê hơn.
- Biết ơn bà vì:
+ Cả đời bà tần tảo hi sinh. Ông mất sớm, bà ở vậy nuôi bố em khôn lớn. Lúc em còn nhỏ, bà đã gác lại chuyện ruộng vườn để lên thành phố chăm bẵm em.
+ Bà luôn chắt chiu từng quả trứng, từng bó rau, cân gạo,… để gửi cho con, cháu.
- Kỉ niệm đáng nhớ của em với bà: được bà kể cho nghe những câu chuyện cổ tích:
+ Bà không được học nhiều nhưng thuộc rất nhiều câu chuyện cổ tích.
+ Giọng bà ấm áp khiến cho câu chuyện càng trở nên lôi cuốn hơn.
+ Sau mỗi câu chuyện, bà lại đưa ra bài học ý nghĩa để khuyên răn em.
3. Kết bài:
- Bà luôn là người phụ nữ đặc biệt trong trái tim em.
- Em tự hứa với lòng sẽ về thăm bà nhiều hơn, quan tâm, yêu thương bà nhiều hơn.
Em tham khảo dàn ý sau đây:
. Mở bài
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của niềm tin vào chính bản thân mình trong cuộc sống của mỗi con người.
II. Thân bài
1. Giải thích
- Khái niệm niềm tin vào bản thân: Đó là ý thức về năng lực, phẩm chất, giá trị của mình trong cuộc sống, biết đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong các mối quan hệ của cuộc sống...
2. Bình luận và chứng minh
- Vì sao đánh mất niềm tin vào bản thân sẽ đánh mất nhiều thứ quý giá khác:
- Việc đánh mất niềm tin vào bản thân đang là một thực tế nhức nhối trong cuộc sống hiện đại của một bộ phận giới trẻ:
- Phải phân biệt giữa tự tin với tự phụ. Tin vào bản thân, khẳng định giá trị của mình không có nghĩa là tự phụ, huênh hoang, kiêu ngạo. Đánh giá được vị trí của mình trong cuộc sống không có nghĩa là coi thường người khác. Niềm tin vào bản thân càng không có nghĩa là bằng mọi cách để đạt được những điều mình muốn bất chấp cương thường đạo lý, bất chấp lẽ phải.
3. Liên hệ bản thân
Phải làm gì để xây dựng niềm tin vào bản thân
Chủ nhật vừa rồi, mẹ em dọn dẹp lại nhà cửa, em cảm thấy rất vui vì có thể giúp mẹ đỡ vất vả hơn bằng việc quét nhà. Do nhà em không quá rộng nên mẹ đã cho em quét 2 tầng của cả nhà. Mẹ dạy em quét sao cho đúng, cho nhanh và sạch nhất. Với sự chỉ dạy của mẹ, sau 1 loáng, căn nhà từ bụi bẩn đã trở nên thật sạch đẹp. Chiếc chổi đưa đi đưa lại trên nền nhà cuốn theo cả những bụi bẩn. Nhìn nền nhà sạch bóng em cả thấy rất vui và thích mắt. Hôm ấy mẹ đã dành tặng lời khen cho em và thưởng cho em bằng việc đi chơi vào buổi tối. đúng like cho nhé
Đối với tôi, ba mẹ là những người quan trọng nhất ở trên đời. Bởi thế, tôi rất nghe lời ba mẹ, không dám làm sai điều gì. Tôi nhớ có một lần, tôi đã liều lĩnh, lén lút giúp ông lão ăn mày ở đầu hẻm. Ba mẹ biết được, nhận ra tấm lòng tốt của con nên đã rất tự hào.
Đêm phủ trùm xuống phố. Ánh đèn đường bắt đầu chập choạng sáng lên. Hôm nay, ba lại về muộn. Ba lại tăng ca. Gần tết nên công việc công ty nhiều hơn. Thương ba quá. Chắc giờ này ba lại đi ăn cơm hộp rồi.
Mẹ đã sẵn sàng bữa cơm tối và bảo chúng tôi ăn trước rồi còn học bài. Bữa ăn trôi qua nhanh chóng. Mẹ ăn qua loa rồi lại lo đi sắp xếp lại đồ đạc trong tủ lạnh cho gọn gàng. Thằng Tuấn em trai tôi hay nghịch ngợm nên mỗi khi lấy đồ gì, nó cứ xới tung lên. Mẹ đã nhắc mấy lần mà nó vẫn cứ chứng nào tật ấy.
Tôi nhanh chóng ăn hết phần ăn của mình và lặng lẽ giấu đi cái bánh mì có kẹp xúc xích. “Chắc giờ này ông cũng chưa ăn gì!” – tôi thầm nghĩ – “Có cái này chắc ông sẽ vui lắm đây!”. Sau bữa ăn, tôi cầm cái bánh mì, co cẳng chạy đến chạy ra ngã tư, dúi mạnh chiếc bánh vào tay ông lão bảo ông ăn đi rồi vội vã chạy về, sợ mẹ biết sẽ la. Ông lão chua kịp nhìn thì tôi đã chạy mất tiêu rồi.
Tôi nấp sau bức tường quan sát. Ông run rẩy cắn từng miếng to rồi nhai lấy nhai để. Chắc là ông đói lắm. Có lẽ từ sáng tới giờ ông chưa được ăn gì. Tôi chỉ lo ông ăn vội mà bị nghẹn thôi. Thoáng một cái, ông đã ăn xong. Uống ngụm nước trong cái chai giắt ở bên túi, ông ngơ ngác nhìn quanh tìm kiếm. Ông tìm ai đó vừa cho ông thức ăn để cảm ơn. Hay ông nghĩ một thiên thần nào đó vừa đến giúp ông chăng? Nghe tiếng mẹ gọi, tôi giật mình, vội chạy ngay về.
Đó là ông lão ăn mày vừa đến ở khu phố tôi. Không biết ông từ đâu đến. Một buổi sáng, khi ba chở anh em tôi đi học, tôi đã thấy ông ngồi ở đó, bên ngã tư đường, rách rưới và đói khát. Ánh mắt ông mờ đục nhìn dòng người lại qua. Khuôn mặt khắc khổ, đen sạm vì đen sạm gió, ánh mắt mờ đục bởi những khổ đau. Ông ngồi đó hết ngày này qua ngày khác. Ai thương, cho gì ông đều nhận lấy. Nghe mấy cô bác nói ông ở quê lên, không còn gia đình nữa. Ông không nhà, không cửa, không cháu con, một mình ở giữa cõi đời. Tối đâu là nhà, ngã đâu là giường.
Mấy ngày nay trời đất cứ âm u, gió thổi vù vù trên mấy ngọn cây. Ngọn đèn đường cứ chập chờn sáng tối. Hôm nay, ba lại tăng ca không về. Bữa cơm tối chỉ có ba mẹ con. Mẹ nhắc em tôi sánh mai đi học nhớ mặc thêm áo ấm. Em tôi dạ rồi lại cắm cúi ăn. Nó thích món trứng sốt cà chua mẹ làm nên hôm nay nó vui vẻ lắm.
Hôm nay không có bánh mì nhưng tôi cũng kịp dành cho ông lão gói xôi tôi mua từ chiều nhưng chưa kịp. Như những lần trước, tôi chạy vội ra, dúi vào tay ông lão rồi co cẳng chạy về, không kịp nhìn. Vì trời gió to nên tôi không nán lại xem ông ăn.
Khép cửa sổ, cài chốt cẩn thận, tôi phụ mẹ dọn mấy thứ ở ngoài sân vào nhà. Mẹ bảo lên lầu kéo rèm và cột chặt lại kẻo gió giật rách mất. Tôi nhanh chóng làm xong mọi việc rồi lên bàn học bài.
Trời bắt đầu mưa. Nhưng giọt mưa đầu mùa tí tách rơi trên mái rồi nặng hạt dần. Mưa phủ mịt mờ khắp phố. Ngọn đèn trên cao cũng mờ mờ bởi màn mưa phủ. Tôi giật mình nghĩ về ông lão. Trời, cơn mưa đến nhan thế, không biết ông có kịp tránh mưa không? Mà mưa to thế này, biết tránh đi đâu. Tôi liền nghĩ đến việc mang cho ông một cái áo mua. Nghĩ rồi làm, tôi lặng lẽ xuống bếp, tìm trong kệ lấy một cái áo mưa cũ kỹ. Đội cái mũ lên đầu, tôi khẽ mở cửa chạy thẳng đến ngã tư. Ông lão đứng nép mình trong góc, run rẩy dưới làm mưa, quần áo đã ướt sũng. Có một người nữa đang đứng trước mặt, vừa đưa ông lão một cái gì đó. Có lẽ là thức ăn. Tôi không kịp nhìn, dúi vội vào tay ông lão bảo ông mặc vào đi rồi co cẳng chạy về.
Tôi về, lau khô người, thay vội bộ quần áo thì ba cũng về. Ba bước vào cửa, tôi bỗng giật mình. Tôi nhận ra dáng ba chính là người đàn ông bí ẩn lúc nãy đưa gói thức ăn cho ông lão. Thôi chết tôi rồi, ba sẽ là và đánh cho tôi một trận cho coi. Tôi sợ hãi, lẳng lặng lên phòng và chờ đợi. mặt tôi căng thằng, khiến em tôi lấy làm lạ lắm. Nó lại gần khẽ hỏi: “Có chuyện gì vậy chị hai?”. Tôi không nói nên lời, chỉ chực muốn khóc thôi.
Cửa phòng khẽ mở, ba mẹ tôi bước vào, khuôn mặt nghiêm nghị. Biết có chuyện chẳng lành, em tôi vội ngồi lên bàn học, giả vờ làm bài tập. Mẹ đến bên tôi, ôm tôi vào lòng. Nước mắt tôi chảy xuống, tôi thủ thỉ xin lỗi mẹ, xin lỗi ba. Ba mẹ tôi không những không trách mắng tôi mà còn khen tôi khiến tôi bất ngờ đến sửng sốt.
Mẹ bảo, mẹ biết chuyện tôi dành phần thức ăn cho ông lão từ lâu nhưng không nhắc nhở vì đó là việc tốt. Biết giúp đỡ người nghèo khó, người trong nghịch cảnh là hành động cao quý. Ba nói, mỗi ngày làm về, ba cũng mua cho ông lão thứ gì đó để ăn. Hôm thì cái bánh, hôm thì hộp cơm. Ông lão là người đáng thương, rất cần giúp đỡ. Ông lão khoe với ba rằng có một cô bé ở trong hẻm vẫn thường đem cho ông thức ăn. Ba chỉ mỉm cười. Ba còn nói, ba thấy tôi đưa ông lão cái áo mưa ba cũng ngạc nhiên lắm. Ba về muộn hơn tôi vì ba còn giúp ông lão mặc cái áo vào.
Thế là từ đó, mỗi buổi tối, tôi đều dành cho ông lão một ít thức ăn. Nhà tôi cũng nghèo khó, thức ăn cũng chẳng có gì ngon lành nhưng đối với ông lão đó là sự sống, là hạnh phúc ở trên đời .
Chiều nay đi học về, tôi không còn thấy ông lão ngồi ở ngã tư ấy nữa. Một gốc phố trống trải, u buồn. Người ta nói, ông lão đã đi rồi. Ông đi đâu đó không ai biết ông đã đi đâu nữa.
giải giúp tôi với ạ!
Chắc là so sánh và nhân hóa
- Để làm cho câu thơ thêm sinh động, gần gũi với con người hơn.
ht
:)