K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 4 2019

rồi ,nhiều là đừng khác

Rồi rất nhiều.

26 tháng 4 2019

cái này mk chưa hok tới bn nhé(gần rồi), mãi tuần sau j đó mk mới thi cơ mà.

Chúc thi tốt!!!!

26 tháng 4 2019

Trong các bài thơ viết về Bác Hồ, Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một bài thơ đặc sắc, gây cho em nhiều xúc động nhất. Bao trùm toàn bài thơ là niềm thương cảm vô hạn, lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ vĩ đại.

Câu thơ mở đầu "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác" như một lời nói nghẹn ngào của đứa con đi xa trở về thăm viếng hương hồn Bác Hồ kính yêu. Tình cảm ấy là tình cảm chung của đồng bào và chiến sĩ miền Nam đối với lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Nhà thơ đứng lặng đi, trầm ngâm từ phía xa nhìn lăng Bác. Hàng tre để lại cho anh nhiều cảm xúc và liên tưởng thấm thía. Màu tre xanh thân thuộc của làng quê Việt Nam luôn luôn gắn bó với tâm hồn của Bác. Bác đã "đi xa "nhưng tâm hồn Bác vẫn gắn bó thiết tha với quê hương xứ sở:

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Cây tre, "hàng tre xanh xanh"... "đứng thẳng hàng" ẩn hiện thấp thoáng trước lăng Bác. Cây tre đã được nhân hóa như biểu tượng ca ngợi dáng đứng của con người Việt Nam: kiên cường, bất khuất, mộc mạc, thanh cao... Hình ảnh cây tre trong lời thơ của Viễn Phương biểu thị niềm tự hào dân tộc làm cho mỗi chúng ta cảm nhận sâu sắc về phẩm chất cao quý của Bác Hồ cũng như của con người Việt Nam trong bốn nghìn năm lịch sử.

Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại có nhiều bài thơ nói đến hình ảnh mặt trời: "Mặt trời chân lí chói qua tim "( Từ ấy - Tố Hữu). "Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi - Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng" (Nguyễn Khoa Điềm). Viễn Phương có một lối nói rất hay và sáng tạo, đem đến cho em nhiều liên tưởng thú vị:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,

                                                       Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.                                                                  

Ở đây "mặt trời... rất đỏ" là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho đạo đức, lòng yêu nước, tinh thần cách mạng sáng ngời của Bác. Mặt trời thiên nhiên thì vĩnh hằng cũng tựa như tên tuổi và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ đời đời bất tử.

Viễn Phương đã ví dòng người vô tận đến viếng lăng Bác như "Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ".Mỗi người Việt Nam đến viếng Bác với tất cả tấm lòng kính yêu và biết ơn vô hạn. Ai cũng muốn đến dâng lên Người những thành tích tốt đẹp, những bông hoa tươi thắm nảy nở trong sản xuất, chiến đấu và học tập. Hương hoa của hồn người, hương hoa của đất nước kính dâng Người. Cách nói của Viễn Phương rất hay và xúc động: lòng thương tiếc, kính yêu Bác Hồ gắn liền với niềm tự hào của nhân dân ta - nhớ Bác và làm theo Di chúc của Bác.

Khổ cuối, cảm xúc thơ dồn nén, sâu lắng, làm xúc động lòng em. Lời hứa thiêng liêng của nhà thơ đối với hương hồn Bác trước khi trở lại miền Nam thật vô cùng chân thành. Câu mở đầu nhà thơ viết: "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác"... đến đây, anh lại nghẹn ngào nói: "Mai về miền Nam thương trào nước mắt"... Biết bao lưu luyến, buồn thương! Ra về trong muôn dòng lệ "thương trào nước mắt". Xúc động tột cùng, nhà thơ muốn hóa thân làm "con chim hót", làm "đóa hoa tỏa hương", làm "cây tre trung hiếu" để được đền ơn đáp nghĩa, để được mãi mãi sống bên Người. Ba lần nhà thơ nhấc lại hai chữ "muốn làm" như  thế giọng thơ trở nên thiết tha, cảm động. Những câu thơ của Viễn Phương vừa giàu hình tượng vừa dào dạt biểu cảm, đã khơi gợi trong tâm hồn em bao tình thương tiếc và biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu. Trong câu thơ của Viễn Phương tuy có tiếng khóc nhưng không làm cho chúng ta bi lụy, yếu mềm, trái lại, nó đã nâng cánh tâm hồn chúng ta:

Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi

Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn"

(Bác ơi - Tố Hữu)

 Ai cũng cảm thấy phải sống xứng đáng, phải sống đẹp để trở thành"cây tre trung hiếu"của đất nước quê hương:

Mai về miền Nam, thương trào nước mắt,

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác,

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây,

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

"Cây tre trung hiếu" là một hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo, thể hiện đạo lí sáng ngời của con người Việt Nam tận trung với nước, tận hiếu với dân, đời đời trung thành với sự nghiệp cách mạng của Bác.

    Bác Hồ đã đi xa, nhưng hình ảnh Bác, sự nghiệp cách mạng và công đức của Bác vẫn sống mãi trong tâm hồn dân tộc. Bài thơ của Viễn Phương đã thể hiên rất hay và chân thành tình cảm của hàng triệu con người Việt Nam đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh.



 

26 tháng 4 2019

Trong các bài thơ viết về Bác Hồ, Viếng lăng Bác của Viễn Phương là một bài thơ đặc sắc, gây cho em nhiều xúc động nhất. Bao trùm toàn bài thơ là niềm thương cảm vô hạn, lòng kính yêu và biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với Bác Hồ vĩ đại.

Câu thơ mở đầu "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác" như một lời nói nghẹn ngào của đứa con đi xa trở về thăm viếng hương hồn Bác Hồ kính yêu. Tình cảm ấy là tình cảm chung của đồng bào và chiến sĩ miền Nam đối với lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Nhà thơ đứng lặng đi, trầm ngâm từ phía xa nhìn lăng Bác. Hàng tre để lại cho anh nhiều cảm xúc và liên tưởng thấm thía. Màu tre xanh thân thuộc của làng quê Việt Nam luôn luôn gắn bó với tâm hồn của Bác. Bác đã "đi xa "nhưng tâm hồn Bác vẫn gắn bó thiết tha với quê hương xứ sở:

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

Cây tre, "hàng tre xanh xanh"... "đứng thẳng hàng" ẩn hiện thấp thoáng trước lăng Bác. Cây tre đã được nhân hóa như biểu tượng ca ngợi dáng đứng của con người Việt Nam: kiên cường, bất khuất, mộc mạc, thanh cao... Hình ảnh cây tre trong lời thơ của Viễn Phương biểu thị niềm tự hào dân tộc làm cho mỗi chúng ta cảm nhận sâu sắc về phẩm chất cao quý của Bác Hồ cũng như của con người Việt Nam trong bốn nghìn năm lịch sử.

Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại có nhiều bài thơ nói đến hình ảnh mặt trời: "Mặt trời chân lí chói qua tim "( Từ ấy - Tố Hữu). "Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi - Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng" (Nguyễn Khoa Điềm). Viễn Phương có một lối nói rất hay và sáng tạo, đem đến cho em nhiều liên tưởng thú vị:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ở đây "mặt trời... rất đỏ" là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho đạo đức, lòng yêu nước, tinh thần cách mạng sáng ngời của Bác. Mặt trời thiên nhiên thì vĩnh hằng cũng tựa như tên tuổi và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ đời đời bất tử.

Viễn Phương đã ví dòng người vô tận đến viếng lăng Bác như "Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ".Mỗi người Việt Nam đến viếng Bác với tất cả tấm lòng kính yêu và biết ơn vô hạn. Ai cũng muốn đến dâng lên Người những thành tích tốt đẹp, những bông hoa tươi thắm nảy nở trong sản xuất, chiến đấu và học tập. Hương hoa của hồn người, hương hoa của đất nước kính dâng Người. Cách nói của Viễn Phương rất hay và xúc động: lòng thương tiếc, kính yêu Bác Hồ gắn liền với niềm tự hào của nhân dân ta - nhớ Bác và làm theo Di chúc của Bác.

 Khổ cuối, cảm xúc thơ dồn nén, sâu lắng, làm xúc động lòng em. Lời hứa thiêng liêng của nhà thơ đối với hương hồn Bác trước khi trở lại miền Nam thật vô cùng chân thành. Câu mở đầu nhà thơ viết: "Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác"... đến đây, anh lại nghẹn ngào nói: "Mai về miền Nam thương trào nước mắt"... Biết bao lưu luyến, buồn thương! Ra về trong muôn dòng lệ "thương trào nước mắt". Xúc động tột cùng, nhà thơ muốn hóa thân làm "con chim hót", làm "đóa hoa tỏa hương", làm "cây tre trung hiếu" để được đền ơn đáp nghĩa, để được mãi mãi sống bên Người. Ba lần nhà thơ nhấc lại hai chữ "muốn làm" như thế giọng thơ trở nên thiết tha, cảm động. Những câu thơ của Viễn Phương vừa giàu hình tượng vừa dào dạt biểu cảm, đã khơi gợi trong tâm hồn em bao tình thương tiếc và biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu. Trong câu thơ của Viễn Phương tuy có tiếng khóc nhưng không làm cho chúng ta bi lụy, yếu mềm, trái lại, nó đã nâng cánh tâm hồn chúng ta:

Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn"

(Bác ơi - Tố Hữu)

Ai cũng cảm thấy phải sống xứng đáng, phải sống đẹp để trở thành"cây tre trung hiếu"của đất nước quê hương:

Mai về miền Nam, thương trào nước mắt,
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác,
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây,
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

"Cây tre trung hiếu" là một hình ảnh ẩn dụ đầy sáng tạo, thể hiện đạo lí sáng ngời của con người Việt Nam tận trung với nước, tận hiếu với dân, đời đời trung thành với sự nghiệp cách mạng của Bác.

Bác Hồ đã đi xa, nhưng hình ảnh Bác, sự nghiệp cách mạng và công đức của Bác vẫn sống mãi trong tâm hồn dân tộc. Bài thơ của Viễn Phương đã thể hiên rất hay và chân thành tình cảm của hàng triệu con người Việt Nam đối với lãnh tụ Hồ Chí Minh.

26 tháng 4 2019

Nam tắm là năm tám . 58 - 3 = 55 

26 tháng 4 2019

Đáp án :

52 người ( vì Nam tắm = 58 = 58 - 3 = 52 )

Hok tốt

BÀI LÀM

Ngoài những người bạn học cùng lớp, cùng trường, em còn có một người bạn hàng xóm rất thân thiết. Đó là Lài, nhà bạn Lài ở sát vách nhà em.

Lài cùng tuổi với em. Bạn ấy học lớp bốn trường Hoa Văn vì bạn ấy là một người Việt gốc Hoa. Thừa hưởng dòng máu Trung Hoa của người cha. Lài có làn da trắng trẻo, đôi mắt to, mí lót, hơi xếch. Đôi lông mày lá liễu làm đôi mắt sắc nét hơn. Như để làm giảm bớt nét sắc sảo của đôi mắt, sống mũi Lài không cao lắm, chóp mũi của bạn tròn tròn. KhiLài mỉm cười, mũi chun lại, trông bạn ngồ ngộ, dễ thương. Tóc bạn không đen, nó có màu hoe hoe vàng như cháy nắng. Tóc của Lài mềm, mượt mà như tóc trẻ con. Tóc Lài dài chấm vai, bạn buộc tóc đuôi gà rất xinh. Em rất thích nghịch tóc Lái vì nó óng ả như tơ, lùa tay vào rất êm,

Lài thường mặc bộ đồ may bằng vải phin nõn hoặc đồ may sẵn thêu rua bán ở chợ. Đi học, Lài mặc đồng phục của trường: áo sơ mi trắng, váy đen, đi giày ba ta trắng. Tính Lài hiền lành, chăm chỉ nên bạnđược nhiều người yêu mến. Lài thường nhường nhịn các bạn và vui chơi hăng say, hết mình. Bạn có giọng cười giòn tan, dễ lây nên có chuyện gì vui, Lài đều kể cho các bạn nghe, Lài cười thích chí làm cả bọn cười nắc nẻ, rũ rượi. Người bạn hàng xóm của em nhu mì, chân thật, rất đáng yêu.

Bạn Lài thường chia sẻ với em những vui buồn. Tuy không cùng học nhưng nhà ở sát vách nhau nên Lài và em thần quen như ruột thịt. Em rất trân trọng tình bạn của em và Lài. Em cố gắng giữ gìn tình bạn này, nâng niu như đoá hoa quý toả ngát hương thơm.

25 tháng 4 2019

Con người sống vốn không chỉ để tồn tại một cách riêng lẻ mà luôn luôn có sự chung sức của những người xung quanh. Bởi vậy mà tình làng nghĩa xóm vốn là một truyền thống quý giá của ông cha ta tự bao giờ. Em rất yêu quý những người hàng xóm của em, nhưng trong tất cả, em vẫn dành một tình cảm đặc biệt cho cô Vi - người họ hàng xa và cũng là người hàng xóm thân thiết của nhà em.

Cô năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi. Dáng người cô nhỏ bé, có khi còn thấp bé hơn cả chính em nữa. Cô Vi có một làn da rám nắng, là minh chứng của những mệt nhoài sau những buổi làm đồng dưới ánh nắng gắt gao của mùa hè rực nắng. Tóc cô mỏng nhưng rất dài được cô búi gọn ra đằng sau đầu. Mỗi khi cô xõa tóc xuống lại thoang thoảng hương bưởi thơm ngan ngát. Cô thích gội bồ kết với hoa bưởi, vì thế mà cái hương thơm dịu dàng truyền thống kia vẫn luôn vương trên mái tóc cô.

Cô không đẹp, nhưng lại mang một vẻ gì đó rất cần cù, chăm chỉ của người phụ nữ Việt Nam. Đôi mắt cô cứ có một vẻ gì đó buồn buồn nhưng cùng ánh lên một vẻ dịu dàng đến lạ. Em ấn tượng nhất vẫn là đôi bàn tay của cô. Đôi tay ấy, chẳng mịn màng hay trắng bóc. Đôi tay ấy in hằn những vết chân chim, những dấu vết của một cuộc đời vất vả, lo toan. Đôi bàn tay không đẹp nhưng cần cù, chăm chỉ, đã chăm sóc biết bao nhiêu loài cây sinh sôi, đã vun được bao nhiêu mảnh ruộng thành hạt thóc thơm cho đời. Đôi tay ấy làm việc không biết mệt nghỉ: cô ra đồng vào sáng sớm tinh sương và về nhà lúc bóng tối đã bắt đầu lan đến. Có thể nói cuộc đời cô có một cuộc đời đầy vất vả.

Cô sống có một mình, bởi thế, em hay thấy cô trở đi rồi trở về một cách rất lặng lẽ. Thế nhưng người phụ nữ ấy không có một vẻ gì yếu đuối mà luôn luôn mạnh mẽ để tự mình làm chủ cuộc sống của chính mình. Biết cô như thế nên nhà em rất hay sang trò chuyện với cô, có khi là cho đi một bát canh, một đĩa thức ăn để cô khỏi phải nấu nướng khi trời đã tối. Cô cũng rất quý gia đình em: khi thì cô biếu gia đình một mớ cua mới bắt, lúc lại cho một rổ tép cô mới xúc ở ngoài đồng. Tỉnh cảm làng xóm cứ thế phát triển qua ngày ngày tháng tháng. Lúc em còn bé, chính cô là người hay sang giúp đỡ bế bồng, chăm sóc. Nay em đã khôn lớn, cô vẫn hay giúp đỡ nhà em mỗi khi khó khăn. Em càng lớn lên thì tấm lưng cô lại càng còng xuống bởi những buổi làm đồng hết sức vất vả. Chỉ có một mình mà cô cấy đến hai mẫu ruộng. Em rất khâm phục sức mạnh của người phụ nữ ấy.

Làm nghề nông, cô thấu hiểu những vất vả mà nó đem đến. Ngày mùa hè, thời tiết thất thường, những trận mưa rào có thể đến bất cứ lúc nào và khiến sân thóc ướt trượt. Cô lại bắt đầu chạy đi giúp đỡ những người xung quanh vun lại đống thóc để chúng khỏi ướt, khỏi trôi dưới dòng nước mưa. Hay giúp đỡ người khác, lại cần cù chăm chỉ nên cô giành được rất nhiều tình cảm của những người xung quanh.

Cô vẫn luôn là người hàng xóm, người cô thân thiết nhất với gia đình em. Cô ngày một già đi, em ngày một lớn lên nhưng tình cảm mà hai gai đình dành cho nhau vẫn y nguyên như ngày trước. Dẫu có đi đâu xa em vẫn luôn nhớ tới cô, tới người hàng xóm tốt bụng đã đi qua hết tuổi thơ và một phần tuổi trẻ của em.

“Én có gì lạ, báo mùa xuân sang
Nắng có gì lạ mà cánh hoa hồng tươi?…”

Lời bài hát thiếu nhi vang lên trên đài phát thanh trong buổi sáng đầu xuân khiến lòng tôi xốn xang, rạo rực. Vẫn là chim, là nắng, là hoa,... mà sao sáng nay với tôi chúng đáng yêu đến thế! Có lẽ bởi mùa xuân đã đến thật rôi! Không khí tinh khôi của buổi sáng mùa xuân đã tràn ngập trên khắp quê hương tôi.

Mùa xuân đến đem hạnh phúc đến cho muôn loài. Không giống như mùa đông âm u, lạnh giá, mùa hè chói chang rực lửa hay mùa thu buồn với làn gió heo may cùng những chiếc lá vàng rơi. Mùa xuân mang tới cho con người, vạn vật một cảm giác ấm áp, hiền hòa. Tuy tiết trời vẫn còn se lạnh nhưng tôi vẫn cảm nhận được hơi thở mùa xuân thật nồng nàn ấm áp. Những mầm cây giờ đây đã tỉnh dậy sau giấc ngủ đông dài, khẽ vươn vai như muốn vẫy chào buổi sáng mùa xuân đẹp.

Sáng sớm nên bầu trời như sà thấp xuống một màu trắng đục với màn sương mỏng manh như khói vẫn còn bao phủ trên mặt đất. Rồi từ đằng đông, bỗng anh ánh sắc hồng phơn phớt. Ông mặt trời ló ra khỏi đám mây, hé mắt từ từ nhô lên cao như quả bóng màu cam sẫm chiếu những tia nắng dịu dàng đánh thức muôn loài. Ánh nắng tuy còn yếu ớt những cũng đủ để xóa đi bóng đêm, làm tan nhanh màn sương buổi sớm.

Bầu trời lúc này không còn màu trắng đục nữa. Nó như cao hơn, rộng hơn, nhuộm kín một màu xanh trong trẻo. Những hàng cây còn đẫm sương đêm khẽ lay động lá cành vẫy tay như muốn gọi: “Dậy thôi! Dậy mau lên các bạn ơi! Một ngày mới lại bắt đầu. Mùa xuân đã đến rồi đấy!”.

Mùa xuân đến, đất trời trở lại dịu êm chắt chiu cần mẫn tiếp nhựa sống cho vạn vật. Hình như muôn loài đều rạo rực hẳn lên vì khí xuân ấm áp đã xua đi cái u ám của những ngày đông giá rét. Gió xuân mơn man, lay đùa từng hàng cây khóm lá. Vạn vật, cây cối như được hồi sinh. Những chồi non xanh tươi mập mạp của cây bưởi đầu nhà đua nhau bung ra, khoe với bạn bè bộ quần áo mới. Chúng vui vẻ vì đã trút bỏ được tấm áo bông cũ kĩ, nặng nề mặc suốt ba tháng mùa đông. Mấy cây cam nở hoa trắng xóa, hương thơm dìu dịu theo gió lan tỏa khắp không gian mùa xuân buổi sáng. Trong vườn, hoa đua nhau khoe sắc, tỏa hương. Kìa mấy cây đào bích rực rỡ đang rung rinh trong nắng xuân như muốn nói: “Chào cô bé, cậu bé! Chúc buổi sáng đầu xuân tốt lành!” Những đóa hồng nhung chưa nở hết e ấp như những nàng thiếu nữ xinh xắn tuổi mười lăm. Cánh hoa đỏ tươi còn đọng những hạt sương lóng lánh ánh lên như những hạt ngọc. Viền quanh là những bông su si vàng rực nổi bật trên nền lá màu xanh thẫm... Dường như các loài hoa đều muốn góp phần đem đến cho buổi sáng mùa xuân một vẻ đẹp tuyệt vời.

Hai bên đường, những hàng cây trơ trụi khẳng khiu trong suốt mùa đông đã không còn nữa. Giờ đây chúng thi nhau khoác lên mình bộ cánh xanh mơn mởn trong như những ngọn nến xanh được bàn tay mẹ thiên nhiên thắp lên tô điểm cho sắc xuân thêm rạng rỡ. Trên các cành cây, chim chóc cũng đua nhau hót ríu ran. Chim sẻ, chim ri lích chích nhảy nhót chuyền cành. Họa mi, sơn ca,... cùng cất cao tiếng hát. Tất cả tạo thành một bản hợp xướng rộn rã vang xa ca ngợ ngợi xuân tươi đẹp.

Tiếng chim líu lo thôi thúc mọi người. Đường làng vừa vắng lặng là thế bỗng nườm nượp xe đạp, xe máy rộn ràng chuyển bánh. Bên lề đường, khách bộ hành thong thả bước như đang tận hưởng không khí trong lành của buổi sớm ban mai. Vài tốp nam thanh nữ tú diện quần áo mới đi chơi xuân, nét mặt tươi vui, tiếng nói tiếng cười rộn rã, râm ran. Sáng nay, tôi cùng bà và mẹ lên chùa thắp hương cầu mong một năm mới an khang thịnh vượng. Các bà ra chùa mặc những chiếc áo nhung dài, tay xách làn đựng hương hoa, miệng bỏm bẻm nhai trầu nối nhau đi. Mọi người gặp nhau ai cũng vui vẻ chào hỏi, tay bắt mặt mừng. Có thể nói sáng xuân đã làm cho con người thêm gần nhau hơn, không khí thêm rộn ràng náo nhiệt.

Ngước nhìn bầu trời xanh, lắng nghe đất trời đang cựa mình, tôi thấy lòng mình dâng lên một niềm vui phơi phới. Ôi, buổi sáng mùa xuân trên quê hương tôi thật đẹp. Tất cả như được gột tươi mới và tràn căng sức sống. Tôi thầm nghĩ: “Cám ơn mùa xuân, cám ơn buổi sáng trong lành! Bạn quả là một người bạn mang phép lạ tuyệt vời. Tôi yêu bạn, yêu bạn nhiều lắm!”Tôi yêu làng quê tôi lắm,cứ hè về là tôi lại về quê chơi.Tôi thích ngồi trên triền đê,gió hiu hiu thổi rất mát.làng quê thật tuyệt vời

25 tháng 4 2019

nếu vt vô sách cũng phải 3 hay 4  mấy dòng có khi còn 5 mấy 6 mấy nứa chứ

Tình cảm gia đình là tình cảm cao đẹp và thiêng liêng. Trong tình cảm gia đình có sự yêu thương của cha và mẹ. Tình yêu này nuôi dưỡng biết bao tâm hồn của mỗi con người. Có người hỏi : Vì sao lại cho rằng tình yêu gia đình lại khác với tình yêu học trò,...? Vì khi bạn vấp ngã hay khi bạn mệt mỏi, tình yêu gia đình sẽ bù đắp cho bạn, sẽ giúp đỡ bạn coi đó như là lời động viên. Gia đình sẽ là người bạn chân thành nhất, cần bạn mà bạn không phải trả thứ gì còn ngoài kia tình người khác cần bạn nhưng phải có điều kiện.Tình yêu gia đình! Gia đình là nơi sinh ra ra; ôm ấp, chở che ta khôn lớn ; là tổ ấm, mái ấm của mỗi người. Nơi ấy có tổ tiên, ông bà, cha mẹ, anh em, vợ chồng sống gắn bó, yêu thương, máu thịt với nhau. Mối quan hệ đó là quan hệ bền chặt, sống chết, sướng khổ có nhau, khó có thể lìa xa.Vì thế, tình yêu gia đình là thứ tình yêu thiêng liêng, sâu nặng nhất, nó thể hiện phẩm chất cao quý của mỗi con người.

25 tháng 4 2019

tham khảo. https://olm.vn/hoi-dap/detail/215002238914.html?pos=486468115666

25 tháng 4 2019

BDT Cô-si

26 tháng 4 2019

ông tiên ổng tu thành tiên nên ng đời ns gọi ổng là ông tiên, mà ông tiên của ông tiên là cha của ông tiên của cha ông tiên dc gọi là ông nội ông tieen , ông tiên của ông nội ông tiên thì vaanx là ông tiên vì v ông tiên là ông tiên của ông tiên của cha ông tiên của ông nội ông tiên

mỏi tay quá

25 tháng 4 2019

E m ấy đã chọn đề tài là : Anh hai của mik mình

em có cảm nghỉ là:Phương rất yêu quý anh mik dù anh có lỗi với mik đi chăng nữa,và cũng qua bức tranh đó Phương đã giúp anh trai mik nhận ra được phần hạn chế về sự ghen tị,ganh tuông.quyết định chọn đề tài của em là một quyết định sáng suốt thông minh.

góp ý về câu của mik nhé

sai thì xl

đúng thì k