K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

DD
14 tháng 11 2022

\(CE\) song song với \(AB\) nên

 \(\widehat{CEA}+\widehat{BAE}=180^o\Rightarrow\widehat{CAE}=180^o-\widehat{BAE}=180^o-90^o=90^o\).

Xét tứ giác \(ABCE\) có: 

\(\widehat{BAE}=\widehat{ABC}=\widehat{CEA}=90^o\) suy ra \(ABCE\) là hình chữ nhật. 

Mà \(ABCE\) có \(AC\) là phân giác của góc \(A\) do đó \(ABCE\) là hình vuông. 

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
14 tháng 11 2022

Chào Xoài, em có thể tham khảo dàn ý chung sau để viết bài văn phù hợp nhất với mình nhé!

1. Mở bài

- Giới thiệu người bạn.

- Giới thiệu về kỉ niệm với người bạn đó khiến mình xúc động nhất.

2. Thân bài
- Kể về kỉ niệm đó:

- Xảy ra ở đâu? Lúc nào? Với những ai?

- Sự việc chính và các chi tiết.

- Điều gì khiến em xúc động? Xúc động như thế nào?

3. Kết bài

- Em suy nghĩ gì về kỉ niệm đó?

- Suy nghĩ của em về người bạn đó.

CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
14 tháng 11 2022

a) Tìm hiểu đề:

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận

- Vấn đề NL: Tình yêu thương mẹ sâu sắc của nhân vật bé Hồng.

- Phạm vi dẫn chứng: Đoạn trích "Trong lòng mẹ" của Nguyên Hồng.

b) Dàn ý phần thân bài cho đề văn:

Bé Hồng nhớ mẹ rất nhiều khi mẹ đi kiếm sống xa nhà.Bé Hồng đau khố khi biết mẹ phải sống trong nghèo khổ.Thương mẹ nhiều hơn khi người cô cay nghiệt luôn nói xấu mẹ mình.Tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ không bao giờ thay đổi trước sự chia rẽ của những người trong gia đình.Bé Hồng mừng khôn xiết khi thoáng nhìn thấy một người phụ nữ ngồi trên xe và đã nghĩ ngay đó là mẹ mình. Em đã chạy theo và gọi mẹ.Khi được ngồi trong lòng mẹ, em thấy mình hạnh phúc vô cùng: Tôi ngồi trên xe, đùi áp vào đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.
c) Em tự viết dựa vào dàn ý cô cung cấp nhé!
CT
Cô Tú Anh
Giáo viên
14 tháng 11 2022

Năm nay tôi đã ngoài bảy mươi tuổi, nhưng mỗi lần nghe đứa cháu nội hỏi về chuyện xưa khi minh còn nhỏ được chứng kiến ngày giặc Pháp đô hộ và câu chuyện Lão Hạc trong sách giáo khoa Ngữ văn 8 cháu học là có thật không, thì lòng tôi lại trào lên bao cảm xúc với kỷ niệm về người hàng xóm già. Đó chính là nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn của Nam Cao. Ký ức sâu đậm về lần ông lão kể chuyện bán chó cho thầy Thứ của tôi cứ hiện lên mồn một.

     Ngày ấy tôi mới lên mười, xã hội hỗn loạn, nay thấy đánh nhau chỗ này, mai thấy Tây đi càn chỗ kia. Thầy giáo Thứ đang dậy chúng tôi lớp đệ nhị ở trường làng bên, phải cho đám trò nghỉ. Tôi không biết vì sao, chỉ thấy người ta láo pháo đồn rằng thầy tôi ghét Tây, ngán cảnh chúng dòm ngó trường lớp nên cho chúng tôi nghỉ.

     Ngày ngày thầy vẫn sang nhà lão Hạc trò chuyện với ông cụ. Tôi ở gần hay sang qua lại cùng thầy lúc giúp lão dọn nhà, lúc đùa nghịch với con chó Vàng. Không ngờ những chuyện thật về lão Hạc lại được thầy giáo tôi viết thành câu chuyện cảm động đến thế. Cái cảnh lão Hạc kể với thầy tôi về chuyện bán chó là lúc tôi chứng kiến tất cả.

     Chả là hôm ấy, tôi đang giúp thầy nhặt đống khoai và lân la hỏi thầy về mấy chữ Hán khó hiểu. Thầy đang giảng cho tôi thì thấy lão Hạc tiến vào. Cái dáng điệu gầy gò của lão, hôm nay trông buồn thảm quá. Vừa nhìn thấy thầy Thứ, lão đã báo ngay:

     - Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

     - Cụ bán rồi?

     - Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

     Lão Hạc cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng tôi thấy lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậng nước. Thầy tôi chắc cũng ái ngại cho lão nên chỉ ôm đôi bờ vai lão vỗ nhẹ như đồng cảm. Tôi thấy đôi mắt của thầy Thứ cũng như muốn khóc. Thầy hỏi lão Hạc:

     - Thế nó cho bắt à?

     Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...

     - Khốn nạn... Ông giáo ơi!... Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm. Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy, hai cẳng sau nó dốc ngược nó lên. Cứ thế là thằng Mục và thằng Xiên, hai thằng chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại. Bây giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết!... Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ nằm im như trách tôi, nó kêu ư ử, nhìn tôi như muốn bảo rằng "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?". Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

     Thầy Thứ lại an ủi lão:

     - Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt! Ta giết nó chính là ta hoá kiếp cho nó đấy. Hoá kiếp để cho nó làm kiếp khác.

     Lão Hạc chua chát bảo:

     - Ông giáo nói phải! Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra nó sung sướng hơn một chút... Kiếp người như tôi chẳng hạn!...

     Câu nói của lão làm tôi bùi ngùi, thầy Thứ hạ giọng:

     - Kiếp ai cũng thế thôi, cụ ạ! Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?

     - Thế thì không biết nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?

     Lão cười và ho sòng sọc. Thầy tôi nắm lấy cái vai gầy của lão, ôn tồn bảo:

     - Chẳng kiếp gì sung sướng thật, nhưng có cái này là sung sướng: Bây giờ cụ ngồi xuống phản chơi, tôi đi luộc mấy củ khoai lang, nấu một ấm nước chè tươi thật đặc, ông con mình ăn khoai, uống nước chè, rồi hút thuốc lào... thế là sung sướng.

     - Vâng! Ông lão dậy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

     Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại, thấy vậy tôi te tái đứng lên:

     - Thầy để con đi luộc khoai thầy nhé.

     - Ừ, luộc giúp thầy, nhặt những củ to ấy, để thầy pha nước mời ông xơi. - Thầy tôi nhắc nhở.

     - Nói đùa thế chứ ông giáo cho để khi khác... Lão Hạc ngần ngại.

     - Việc gì còn phải chờ khi khác... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại, cụ cứ ngồi xuống đây.

     Tôi đi luộc khoai. Thầy Thứ và lão Hạc ngồi nói chuyện lâu lắm, thầy tôi là người nhiều chữ nghĩa, hiểu biết và thương người nên có chuyện gì lão Hạc cũng tâm sự và sẻ chia.

     Vừa luộc khoai, tôi vừa nghĩ về lão Hạc nhiều lắm. Tôi thương lão, con người già cả cô đơn nhưng ai cũng quý lão bởi lão sống lương thiện và nhân hậu. Tôi biết lão quý con Vàng của mình lắm vì nó là kỷ vật của anh con trai lão để lại mà. Tôi hiểu vì bần cùng lão mới làm như vậy.

     Đã 60 năm, đất nước đổi thay chế độ, lão Hạc không còn, cuộc sống của người nông dân ngày nay đã khác. Nhưng hình ảnh lão Hạc đau đớn vì bán con chó cứ ám ảnh tôi mãi. Đó là kỷ niệm một thời khổ đau của đất nước mà người nông dân phải chịu nhiều cơ cực nhất. Nhưng chính trong hoàn cảnh đó tôi hiểu hơn về họ, về tình yêu thương chia sẻ của người thầy giáo tôi với những con người khốn khổ, về nhân cách và vẻ đẹp của người nông dân.

13 tháng 11 2022

bài này hỏi cái j vậy bạn

13 tháng 11 2022

KHÁC NHAU:
– Cách mạng ANH:
+ Do giai cấp tư sản liên kết với quý tộc lãnh đạo quần chúng nhân dân đấu tranh.
+ Đây là cuộc cách mạng không triệt để vì vẫn còn vua.
– Cách mạng PHÁP:
+ Đây là cuộc cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến.
+ Hạn chế: Không hoàn toàn xóa bỏ bóc lột phong kiến.

/Tư liệu tham khảo trên mạng/ Mong giúp ích cho bạn!!! ^^

AH
Akai Haruma
Giáo viên
13 tháng 11 2022

Lời giải:
$A=(4x^2-4xy+y^2)+20x-10y+25$
$=(2x-y)^2+10(2x-y)+25$

$=(2x-y+5)^2\geq 0$
Vậy GTNN của $A$ là $0$. Dấu "=" xảy ra khi $2x-y+5=0$

13 tháng 11 2022

A= (4x2 - 4xy + y2 ) + (20x -10y) + 25

A= (2x - y)2 + 10( 2x - y) +25

A= \([\)(2x - y ) + 5\(]^2\)

A  luôn ≥ 0 vây A nhỏ nhất khi A = 0

 

13 tháng 11 2022

Gọi \(x\) là số đồng tiền của "tôi" và \(y\) là số rương \(\left(x,y\inℕ^∗\right)\)

Khi "tôi" đặt 9 đồng tiền vào mỗi rương thì 2 rương trống rỗng, như vậy ta có \(9\left(y-2\right)=x\Leftrightarrow9y-x=18\)

Khi "tôi" đặt 6 đồng tiền vàng vào mỗi rương thì còn lại 3 đồng tiền vàng nên ta có \(6y=x-3\Leftrightarrow x=6y+3\) 

Kết hợp 2 phương trình này lại, ta được phương trình \(9y-\left(6y+3\right)=18\Leftrightarrow3y=21\Leftrightarrow y=7\) (nhận)

Từ đó \(x=6y+3=6.7+3=45\) (nhận)

Vậy "tôi" có 45 đồng tiền.

3 tháng 12 2022

Cảm ơn bạn lê song phương nha!