K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 12 2019

- cày sâu bừa kĩ bón phân hữu cơ:

+ ý nghĩa: tăng bề dày đất

+ áp dụng loại đất: đất nghèo chất dinh dưỡng

- làm ruộng bậc thang:

+ tăng độ che phủ đất, hạn chế dòng nước chảy, chống xói mòn, rửa trôi

+ đất đồi núi cao

- trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh:

+ tăng độ che phủ đất hạn chế xói mòn, rửa trôi

+ đất dốc

- bón vôi:

+ giảm độ chua, cải tạo đất

+ đất phèn

4 tháng 12 2019

BẠN THAM KHẢO:

 Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ luôn phải chịu những bất công, những định kiến đầy nghiệt ngã của xã hội. Sinh ra là người phụ nữ đã định sẵn những bất công, khác với các bậc nam nhi, họ bị coi thường, khinh rẻ, đối xử tàn nhẫn. Đó chính là nàng Kiều, nàng Tiểu Thanh trong thơ Nguyễn Du, là Vũ Thị Thiết trong tác phẩm của Nguyễn Dữ... Trong xã hội phong kiến ấy, người phụ nữ không có tiếng nói, cũng như bất kì địa vị vị gì. Hồ Xuân Hương đã được xem như một hiện tượng của nền văn học Việt Nam. Vì lần đầu tiên trong lịch sử văn chương, có người phụ nữ đề cao người phụ nữ, cất những vần thơ đấu tranh cho số phận của người phụ nữ, châm biếm, đả kích, thậm chí là hạn bệ các "thần tượng" trong xã hội lúc bấy giờ là vua chúa, quan lại, giai cấp thống trị. Một trong những bài thơ tiêu biểu của Hồ Xuân Hương là bài thơ "Bánh trôi nước".

Thơ Hồ Xuân Hương có cái sắc sảo trong câu từ, châm biếm chua cay khi phê phán giai cấp thống trị, những con người có chức có quyền nhưng sống tàn nhẫn, giả dối, đáng khinh. Lần đầu tiên có người dám lên tiếng và đả kích mạnh mẽ như vậy. Tuy nhiên, khi viết về những người phụ nữ, Hồ Xuân Hương lại luôn dành cho họ sự đồng cảm sâu sắc cùng với thái độ thiết tha nhất, bài thơ "Bánh trôi nước" viết về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, đó là một thân phận nổi trôi, phù du và vận mệnh, cuộc sống của mình họ không được tự định đoạt mà hoàn toàn là do những người đàn ông, những người chồng của họ.

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non"

Mở đầu bài thơ, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã gợi mở những hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước. Bánh trôi nước là loại bánh làm bằng bột gạo nếp, qua bàn tay của những người nghệ nhân thì khi nặn xong chúng có hình dạng tròn trịa cùng một màu trắng đặc trưng của gạo. Ở trong bài thơ này, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước để nói về cuộc sống và số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Hiểu như thế ta có thể thấy qua hình ảnh tròn, trắng của những chiếc bánh trôi gợi ra vẻ đẹp bên ngoài, vẻ đẹp hình thể của những người phụ nữ.

Đó chính là một vẻ đẹp tươi mới, tròn trịa, đầy sức sống "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Nhưng đối nghịch với vẻ đẹp đầy sức sống đó lại là một số phận, tương lai đầy mịt mờ, tăm tối "Bảy nổi ba chìm với nước non". Về ý nghĩa tả thực, ta có thể hiểu đây là là quá trình luộc chín bánh, hoàn thành bước cuối cùng. Nhưng đây cũng chỉ là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Bởi nó gợi ra số phận, cuộc đời đầy thăng trầm, biến đổi của những người phụ nữ. Như đã nói, trong xã hội xưa, sinh ra trong thân phận của người phụ nữ vốn đã là một thiệt thòi, bất công.

Bởi từ khi sinh ra đến lúc dựng vợ gả chồng thì họ hoàn toàn không được quyết định bất cứ vấn đề gì, kể cả tình yêu, đối tượng kết hôn, hạnh phúc của cả cuộc đời mình, vì trong xã hội xưa có quan niệm "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", hay "xuất giá tòng phu", nghĩa là một khi đã lấy chồng thì mọi việc đều phải theo chồng. Vì vậy mà số phận thăng hay trầm đều hoàn toàn dựa vào người chồng của mình:

"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

Đến câu thơ này thì ý niệm của hai câu thơ đầu được thể hiện, triển khai một cách rõ nét, cụ thể hơn. Nếu như những chiếc bánh trôi tròn, méo, rắn, nát đều phụ thuộc vào tay người nặn, nếu như được họ cẩn trọng, nâng niu thì khi hoàn thành chiếc bánh sẽ có hình tròn mà màu trắng trong. Ngược lại, nếu người nghệ nhân vô tâm, hời hợt thì chiếc bánh sẽ bị méo mó, và khi luộc trong nước sẽ bị vỡ. Đối với người con gái trong xã hội xưa cũng vậy, nếu may mắn gặp được người cũng biết yêu thương, trân trọng thì cuộc sống của học sẽ hạnh phúc, vui vẻ; còn khi lấy phải người chồng độc đoán, vũ phu thì họ sẽ có cuộc sống đau khổ, bất hạnh. Nhưng dẫu cuộc sống có bất biến, phù du thì những người con gái ấy vẫn giữ được vẻ đẹp trong trắng thủy chung trong tâm hồn. Đến đây thì hình ảnh của những người phụ nữ trong xã hội xưa được hoàn thiện, không chỉ có vẻ đẹp ngoại hình mà vẻ đẹp tâm hồn của họ rất đáng được trân trọng.

Mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã xây dựng thành công hình ảnh của người phụ nữ xưa, đó là những người phụ nữ có vẻ đẹp toàn diện, không chỉ là vẻ đẹp hình thức mà còn là vẻ đẹp của tâm hồn. Dẫu có những bất hạnh, đau khổ thì vẻ đẹp tâm hồn ấy không những không mất đi mà còn sáng rực lên những tia sáng của phẩm chất, đạo đức. Thông qua bài thơ, nhà thơ cũng thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

4 tháng 12 2019

Nếu như bà huyện Thanh Quan với những lời thơ trang nhã,nhẹ nhàng,mang chút cung đình buồn thương man mác thì Hồ Xuân Hương có phong cách hoàn toàn khác. Giọng thơ rắn rỏi, mạnh mẽ, đề tài bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm úy mà chua cay chứa nỗi niềm phẫn uất phản kháng xã hội đương thời. Hồ Xuân Hương được coi là một người đặc biệt trong nền văn học Việt Nam và được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”. Phong cách thơ của bà cũng rất giản dị mộc mạc trong hình ảnh và “bánh trôi nước” cũng là một bài thơ như vậy. Nhà thơ mượn hình ảnh nhỏ bé của bánh trôi để diễn tả thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, một xã hội không bình đẳng và đầy những bất công.

Câu thơ đầu tác giả vẫn sử dụng những câu ca dao quen thuộc:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

“thân em…” là câu mở đầu của biết bao những bài ca dao khi viết về đề tài thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. “Thân em” được ví với chiếc bánh trôi nước “vừa trắng lại vừa tròn” tác giả đã mượn hình ảnh mộc mạc của chiếc bánh trôi để nói lên vẻ đẹp của người phụ nữ.Họ không chỉ đẹp về hình thức mà nó còn đẹp cả về tâm hồn lẫn nhân phẩm,chỉ qua một câu thơ thôi mà tác giả đã cho ta thấy được quan điểm của mình về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội cũ.Với vẻ đẹp như vậy đáng lẽ phải có một cuộc sống hạnh phúc sung sướng nhưng cuộc đời con người đặcbiệt là phụ nữ thì phải chịu bao đắng cay,vất vả

Câu thơ tiếp:

Ba chìm bảy nổi với nước non

Được cha mẹ sinh ra để làm người,nhưng người phụ nữ không làm chủ được mình cuộc đời họ do người khác định đoạt.Nàng Vũ Nương thùy mị nết na,đức hạnh thủy chung,chồng ra trận nàng ở nhà một mình nuôi mẹ già con thơ nàng đã làm tròn bổn phận của một người vợ,người mẹ trong gia đình.vậy mà do sự đa nghi ghen tuống quá mức nàng bị chồng nghi là thất tiết.nàng đã pahir lấy cái chết để chứng minh cho sự trong sách của mình câu chuyện ấy mang đến cho người đọc thông điệp trong xã hội ấy người tốt như nàng không được sống hạnh phúc.

Hình ảnh người phụ nữ hoàn hảo như vậy đáng lẽ ra phải được sống một cuộc sống hạnh phúc,nhưng thực tế thân phận họ ra sao? “ba chìm bảy nổi” được tác giả vận dụng rất hay rất hợp lí để nói về thân phận người phụ nữ.Trong xã hội cũ họ chẳng là gì cả, không có thân phận hay địa vị thậm chí họ còn không có quyền quyết định về số phận của mình chỉ biết sống vì người khác theo quan niệm tam tòng tứ đức.Cuộc sống của họ lênh đênh chìm nổi như những chiếc bánh trôi vậy(ba chìm bảy nổi với nước non).Cũng như vậy cuộc đời của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bị xã hội nhào lộn.

Ở câu thứ ba tác giả lại sử dụng biện pháp đảo ngữ rất mực tài tình:Đến đây ta không còn thấy giọng thơ than vãn cam chịu:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Cuộc đời họ,họ không làm chủ được bản thân mà phụ thuộc hoàn toàn vào tay kẻ khác thế nhưng “mà em vẫn giữ tấm lòng son” không thuộc những sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và bốn là đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ bảo vệ phẩm chất trong sáng và tâm hồn con người.Từ vẫn thể hiện sự khẳng định quả quyết vượt lên số phận để giữ tấm lòng son.Người phụ nữ đã ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm giá của mình.Dẫu cho cuộc đời cay đắng,nhào lặn xô đẩy thì giá trị đáng kính của họ luôn luôn là điều sống còn đối với họ.

Tác giả khéo léo sử dụng biện pháp đảo ngữ để nói lên sự phụ thuộc của người phụ nữ.Dù số phận có ra sao thì họ vẫn phải cam chịu, không có quyền lên tiếng,không được tự định đoạt trong xã hội lúc bấy giờ.Đó là một đạo lí rất vô lí trong xã hội phong kiến nhằm trói buộc những người phụ nữ chân yếu tay mềm và không có địa vị trong xã hội. Dù cuộc đời phũ phàng,bất hạnh họ vẫn giữ vẹn nguyên phẩm giá tâm hồn cao đẹp của mình.

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Dù có phải chịu bao nhiêu bất công đi nữa nhưng đến câu thơ cuối vẫn làm rạng ngời lên nét đẹp của người phụ nữ,một nét đẹp tươi sáng,thuần hậu của người phụ nữ Việt Nam.Giọng thơ đầy quả quyết mang nét tự hào nói nên tấm lòng son sắt của bao thế hệ phụ nữ Việt Nam.

Sự sáng tạo của nữ sĩ khá độc đáo.Bà lựa chọn chi tiết không nhiều nhưng lại nói được nhiều.Hai từ thân em đặt trước chiếc bánh,chiếc bánh được nhân hóa,đó chính là lời tự sự của người phụ nữ nét nghệ thuật này gợi cho trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ hiện rõ nét hơn.

Từ thoáng chút hài lòng giọng thơ chuyển hẳn sang ai oán về số phận hẩm hiu Hồ Xuân Hương đã đảo lại thành ngữ quen thuộc ba chìm bảy nổi thành ba chìm bảy nổi đối lập với vừa trắng lại vừa tròn tạo sự bất ngờ và tô đậm sự bất hạnh của người phụ nữ.

Với ngôn từ bình dị, bài thơ bánh trôi nước cho thấy Hồ Xuân Hương vừa rất trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ Việt nam ngày xưa, vừa cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ. Bài thơ “bánh trôi nước” là một bài thơ đặc sắc của nhà thơ Hồ Xuân Hương bài thơ thể hiện lòng thương cảm và niềm tự hào vớ số phận người phụ nữ đồng thời lên án xã hội đầy bất công.



 

uân! Xuân đến thật rồi. Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới mang màu xanh, màu êm dịu. Hoa khoe sắc, lộng lẫy. Xuân nhẹ nhàng gói mưa vào trong nắng, chập chờn những cơn mưa vội vã ban chiều, không mỏng manh. Xuân ôm từng hạt nắng trong từng bông cúc vàng, nhuộm sắc những cơn mưa phùn nhỏ còn đọng sương. Cơn mưa phùn vô tình đã làm mùa xuân rét ngọt, một cái rét tượng trưng. Những luồng gió nồm cứ thổi, thổi mãi thành cái đẹp của mùa xuân. Ôi! thật là đẹp.

 

 Hãy điền vào bảng sau đây về:sttthể thơhoàn cảnh sáng tácgiá trị nghệ thuật giá trị nội dungý nghĩa văn bản       của các văn bản:1. Nam quốc sơn hà.                                                                                6. cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.2.Phò giá về kinh.                                                                                     7. ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.3.Bánh trôi nước. ...
Đọc tiếp

 Hãy điền vào bảng sau đây về:

sttthể thơhoàn cảnh sáng tácgiá trị nghệ thuật giá trị nội dungý nghĩa văn bản 
      

của các văn bản:

1. Nam quốc sơn hà.                                                                                6. cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.

2.Phò giá về kinh.                                                                                     7. ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.

3.Bánh trôi nước.                                                                                      8. cảnh khuya.

4.Qua đèo ngang.                                                                                      9. rằm tháng  giêng.

5.Bạn đến chơi nhà.                                                                                  10. tiếng trưa.

1
4 tháng 12 2019

cách kẻ bảng: hàng 2, cột 6, chiều rộng 500, chiều dài 100

4 tháng 12 2019

1. Mở Bài

- Giới thiệu tác giả Bà Huyện Thanh Quan và bài thơ "Qua Đèo Ngang":
+ Bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan là bức tranh cảnh - tình đặc sắc trong văn học trung đại Việt Nam.
+ Trước khung cảnh Đèo Ngang, người lữ khách xa quê đã bộc lộ niềm nhớ thương đất nước, quê nhà và những nỗi buồn sâu kín.

2. Thân Bài

- Cảnh sắc thiên nhiên Đèo Ngang:
+ Không gian, thời gian
+ Cảnh vật, âm thanh
+ Cuộc sống con người
- Tâm trạng của người lữ khách xa quê:
+ Nỗi nhớ đất nước, nhớ quê nhà
+ Nỗi buồn thầm lặng cô đơn

3. Kết Bài

Khái quát giá trị bài thơ:
+ Bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan đã mang đến cho người đọc những cảm xúc khác nhau, đầu tiên là niềm tự hào, say mê trong cảnh sắc thiên nhiên đất trời Đèo Ngang.
+ Khơi dậy nỗi nhớ quê hương, tình yêu đất nước và cuối cùng là sự cảm thông chia sẻ với nỗi lòng của nhà thơ.

4 tháng 12 2019

Lập bảng ngắn gọn, đủ ý nhé!

 Trần
Kinh tế

.............................................

...............................................
Văn hóa

.............................................

...............................................
Giáo dục

.............................................

...............................................
Khoa học, nghệ thuật

.............................................

...............................................

Hiện nay an toàn giao thông là một vấn đề lớn, được cả xã hội quan tâm. Theo số liệu thống kê của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, trong 9 tháng qua (năm 2015), cả nước đã xảy ra 16.000 vụ tai nạn giao thông, làm 6.518 người tử vong và gần 15.000 người bị thương

Tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có nhiều sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông? Đáng buồn hơn khi không ít những nạn nhân của tai nạn giao thông là học sinh, sinh viên.

 Nguyên nhân gây tai nạn giao thông chủ yếu do uống rượu, bia điều khiển phương tiện, chạy quá tốc độ quy định, lấn làn, lấn luồng, không chấp hành - thậm chí chống người thi hành công vụ. Đi khắp các nẻo đường gần xa khẩu hiệu “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi người, mọi gia đình và toàn xã hội” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người đang tham gia giao thông, hãy chấp hành pháp luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho gia đình mình. Để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và mọi người, việc chấp hành luật lệ khi tham gia giao thông phải trở thành ý thức, thói quen của mọi người dân. Vì vậy việc tìm hiểu pháp luật về giao thông là vô cùng cần thiết. Sau đây là một số nội dung cơ bản quan trọng trong pháp luật về giao thông theo quy định hiện hành:

 I. Quy tắc chung khi tham gia giao thông

 1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.

 2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.

II. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ quy định:

 1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

 Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

 2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

 a) Đăng ký xe;

 b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;

 c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;

 d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

 III. Một số hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông.

 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 nghiêm cấm các hành vi sau đây:

 1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

 2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.

 3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.

4. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.

 5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.

 6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng.

 7. Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy.

 8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

 Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

 9. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định.

 Điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng.

 10. Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ. 

11. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu.

 12. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này.

 13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng.

 14. Vận chuyển hàng cấm lưu thông, vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã.

 15. Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định.

 16. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô khi không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định.

 17. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm.

 18. Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông.

 19. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.

 20. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.

 21. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

 22. Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.

23. Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

4 tháng 12 2019

 “Bà ơi bà cháu yêu bà lắm! Tóc bà trắng, bạc trắng như mây.” Đó là câu hát mà không biết từ bao giờ, chỉ biết là hồi em còn rất nhỏ đã được mẹ hát cho nghe. Cho đến tận bây giờ khi nghĩ về em vẫn thấy thương và nhớ bà da diết. Và bà luôn là người thân yêu nhất trong gia đình mà em kính mến.

 Bà em năm nay đã ngoài 80 tuổi. Bà có mái tóc bạc trắng như mấy và hàm răng đen do ăn trầu. Da bà nhăn nheo và có nhiều vết đồi mồi, là những dấu tích của những năm tháng vất vả không nguôi. Trông bà rất đẹp lão và chẳng khác gì những bà tiên trong truyện cổ tích mà em từng đọc. Bà em thường mặc bộ quần áo vải lụa có họa tiết bông hoa nhỏ li ti, tóc bà luôn vấn lên đầu trông rất gọn gang mà hiền từ đúng mực của một người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Lúc nào trong miệng bà cũng nhai trầu nên răng bà đã ngả sang màu đen. Tất cả khiến bà trông thật phúc hậu.

Với em bà là một người vô cùng ấm áp, vô cùng trìu mến. Bà luôn luôn hướng dẫn chỉ bảo em những gì em chưa biết. Bà em luôn tận tâm vì con vì cháu. Bà chính là thời hướng dẫn em cách dùng đũa, cách đan khăn, cách gói một miếng trầu. Ngày xưa khi em còn nhỏ, chính bà là người bế bồng, nâng niu những lúc bố mẹ đi làm vắng nhà. Tuồi thơ của em là tuổi thơ bên bà em và gắn liền  với bà em. Vì vậy mà em yêu bà nhiều lắm, nhờ có bà mà em học hỏi được thêm bao nhiêu điều quan trọng trong cuộc sống

Năm nay bà em đã ngoài 80 tuổi nhưng bà vẫn luôn giúp đỡ gia đình những công việc nhà đơn giản như nhặt rau, quét nhà. Bà em không muốn con cháu mình phải mệt mỏi. Bà bảo em: “Bố mẹ đã phải đi làm vất vả để nuôi dưỡng con lớn, con trưởng thành. Vì vậy bà cháu mình phải giúp đỡ bố mẹ công việc nhà con nhé!” Đối với con, với cháu lúc nào bà cũng là người âu yếm, người khích lệ tinh thần và bà chính là nguồn động lực dồi dào khi em ở nhà. Bởi bà luôn nhắc nhở em những điều nhỏ nhặt nhất, để em biết trân trọng cuộc sống, yêu mến bố mẹ và còn yêu bà nữa.

 Em còn nhớ như in một lần em bị thằng Tí hàng xóm bắt nạt nhưng em chỉ biết ôm mặt khóc và về đến nhà kể cho bà nghe. Bà em đã dỗ em nín và khuyên nhủ em một điều rằng tuy em nhỏ bé và yếu đuối nhưng em lại là một anh hùng vĩ đại trong lòng bố mẹ và ông bà. Nên e cần nín đi, phấn  đấu nhiều lên để không phụ lòng mong đợi đó của cha mẹ. Do vậy mà bà chính là chỗ dựa ấm áp của em. Và bà cũng giống như người bạn thân thiết với em nữa. Nhiều lúc em chỉ mong thời gian đừng trôi để bà em không già thêm nữa, để bà em bên cạnh gia đình nhiều hơn nữa.

Thời gian thấm thoắt thoi đưa, chẳng mấy chốc mà em đã trưởng thành còn lưng bà thì ngày một còng xuống. Nhiều lúc em ước giá mà bà không yếu đi, không già đi, để mãi mãi ở cạnh em và em được vùi đầu vào lòng bà.  Em sẽ luôn tiếp thu những lời khuyên dạy của bà, sẽ cố gắng phấn đấu hơn nữa để trở thành đứa con ngoan, học giỏi, không phụ lòng cha mẹ và bà. Bà ơi, bà hãy mãi mạnh khỏe và sống lâu để cháu có thể chăm sóc và phụng dưỡng bà, bà nhé!

4 tháng 12 2019

nhớ mik ko