K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 12 2019

Từ Hán-Việt là từ vựng sử dụng trong tiếng Việt có gốc từ tiếng Trung Quốc nhưng đọc theo âm Việt. Cùng với sự ra đời của chữ quốc ngữ, từ Hán-Việt ngày nay được ghi bằng ký tự Latinh.Với sự giao lưu trên nhiều bình diện văn hóa, kinh tế và chiến tranh giữa các dân tộc ở Trung Quốc, Đông Á và Đông Nam Á, chữ Hán được du nhập và phổ biến rộng rãi, không những trong phạm vi người Hán mà được một số dân tộc lân bang đã chấp nhận chữ Hán làm văn tự của chính họ, trong số đó có người Việt, người Triều Tiên, và người Nhật. Ba dân tộc trên nói ba thứ tiếng khác nhau mà cũng không thuộc họ ngôn ngữ với tiếng Hán nhưng đã mượn chữ Hán một cách quy mô.Đối với người Việt sau 1000 năm Bắc thuộc, văn hóa Hán xâm nhập và chi phối sinh hoạt xã hội người Việt khá sâu đậm. Về mặt ngôn ngữ, tuy người Việt vẫn nói tiếng Việt nhưng tiếng Hán, nhất là trong những phạm vi triết học, chính trị và kỹ thuật được người Việt vay mượn rất nhiều. Một số từ hán việt : ái quốc, quả phụ, sĩ tử....

4 tháng 12 2019

Hè về nghe tiếng ve kêu

Đi về nghe tiếng đòn kê ở nhà!

4 tháng 12 2019

Tiếng ve như thể tiếng trêu học trò

mực khổng lồ,ốc song kinh,ốc nón ,bào ngư,,ốc sà cừ,sên trần,hến hàu,ốc ngà voi,

Câu a , c , d nhé bạn 

4 tháng 12 2019

a,b,d là đúng còn c là sai

4 tháng 12 2019

Mùa xuân:

Khí hậu miền Bắc nước ta chia làm bốn mùa: Xuân, hạ, thu, đông. Mùa nào cũng có những nét dẹp riêng nhưng mùa xuân lại có nhiều điều kì thú nhất. Theo quy luât tuần hoàn của tạo hóa, cứ đông tàn thì xuân đến. Trước tết khoảng nửa tháng, thời tiết bắt đầu thay đổi.Những trận mưa phùn lạnh lẽo thưa dần rồi ngớt hẳn. Bầy trời không còn xám xịt mà đã sáng tươi hơn. Những dải mây trắng hoặc xanh lơ màu nước biển lãng đãng trôi. Không khí ấm áp làm cho con người cùng vạn vật lai trào dâng nhựa sống, náo nức đón đợi mùa xuân.

   Giữa không trung, chim én từng đàn vun vút lao liệng, báo hiệu mùa xuân sắp bắt đầu . Nếu để ý một chút , ta sẽ thấy trên đường những cành lộc vừng, cơm nguội, bàng... đã rụng hết lá ven đường, vô số mầm nhỏ xíu đang cựa quậy, muốn xuyên thủng lớp vỏ xù xì, thô ráp để nhú ra những búp non, lộc nõn mơn mởn trong mưa xuân.

   Những ngày giáp tết ở Hà Nội rộn ràng và náo nức lạ thường! nên vui ngời lên trong ánh mắt trẻ thơ, trong dáng điệu tấp nập của người đi sắm Tết, trong sự thay đổi nhanh chóng của gương mặt phố phường. Nhà cửa đươc trang hoàng lộng lẫy bằng sắc màu rực rỡ của đèn, hoa, của những tấm băng rôn đỏ với dòng chữ vàng: Chúc mừng năm mới có vẽ những cánh đào, cánh mai, hay những chiếc đèn lồng xinh xắn.

   Các chợ lớn nhỏ trong thành phố đều đông nghịt người. Chợ Đồng Xuân, chợ Ngọc Hà, chợ Bưởi, chợ Mới Mơ, chợ Ô Cầu Dền... người mua, kẻ bán chen chúc, sôi đông, ồn ào. Chợ Tết có một sức hấp dẫn ghê ghớm. Người ta đi chợ Tết để được đắm mình vào cái không khí đặc biệt một năm chỉ có một lần, để sắm Tết và để xem thiên hạ đua nhau sắm Tết. Hơn thế nữa, đi chợ Tết để được thỏa thích ngắm nhìn bao nhiêu của ngon vật lạ của quê hương, đất nước.

   Cùng với việc sắm Tết, người Hà Nội luôn nghĩ đến hoa. Có thể nói là người Hà Nội yêu hoa và có thú chơi hoa có từ lâu đời. Từ ngày hai tám cho đến sáng ba mươi Tết, các ngả đường từ nội ô ra ngoại thành, dòng người và xe nườm nượp nối nhau không dứt. Họ tìm đến các làng hoa nổi tiếng như Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Nhật Tân, Nghi Tàm... để mua đào, mua quất và những loại hoa khác. Trong ba ngày Tết bất luận giàu hay nghèo, nhà nào cũng có một chậu cúc, một cành đào, một bình hồng nhung hoặc mấy cây hải đường hoa nở đỏ chói cho vui cửa vui nhà, làm thêm vẻ tưng bừng của Tết.

   Đứng trước những vườn đào, vườn quất và những khu vườn có hàng trăm loài hoa đang nhởn nhơ đón nhận làn mưa xuân tươi mát, ta sẽ thấy trong tâm hồn dâng lên một niềm hạnh phúc vô bờ. Trái tim ta hân hoan cất lời cảm ơn Tạo hóa đã ban cho mặt đất một sức sống bất diệt và hào phóng tặng cho con người những món quà vô giá từ thiên nhiên muôn màu muôn sắc.

   Trong dịp Tết, còn gì thú vị bằng được cùng với những người thân yêu dạo chơi dưới mưa xuân êm ái giăng giăng đầy trời một màn bụi nước li ti, mơ hồ như sương như khói. Mưa xuân làm cho cảnh vật chở nên huyền ảo và thơ mộng. Hồ Gươm, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa... hồ Tây, hồ Trúc Bạch với chùa Trấn Quốc và con đường Thanh Niên chạy lên phía Nghi Tàm cũng những hàng cây mái phố nhấp nhô đều nhạt nhòa, thấp thoáng trong mưa xuân.

   Đầu xuân, trời đất vẫn còn se se lạnh. Làn nắng xuân mới hé chỉ đủ làm ửng hồng đôi má trẻ thơ và lóng lánh những giọt sương đọng trên lá cây hoặc vạt cỏ xanh mướt ven đường. Ra Giêng ngày rộng tháng dài, người người nô nức rủ nhau đi chơi xuân, đi chùa hay dự lễ hội ở những vùng lân cận để cầu một năm mới an lành. Đẹp biết mấy là mùa xuân Hà Nội! Quý biết mấy là khát vọng ấm no, hạnh phúc của người dân Thủ đô mỗi lúc Tết đến, xuân sang!

4 tháng 12 2019

Dân tộc Việt Nam đang từng ngày, từng giờ hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Trái tim thủ đô ngàn năm văn hiến vẫn đang từng ngày, từng giờ đập từng nhịp khoẻ khoắn, nguyên sơ. Trái tim hàng triệu triệu con dân đất Việt cũng đang từng ngày, từng giờ hoà nhịp đập cùng trái tim của Tổ quốc trong rạo rực, trực trào. Hà Nội trong trái tim tôi là những kỷ niệm chất chứa như những thước phim quay vội, từng cảnh từng cảnh một, mỗi cảnh đều là kỷ vật tâm tưởng, để ở góc nào đó trong tim, không thể chắp nối vào nhau theo trình tự lôgic nào. Mà chắp nối, sắp xếp làm gì cơ chứ, tôi đâu phải là đạo diễn cho tôi trong tình yêu của tôi đối với Hà Nội. Thôi thì cứ để Hà Nội trong tôi như những gì tôi vốn có. Thế nên giờ đây, Hà Nội trong tôi đang “vội vã trở về”...

 Hà Nội trong trí óc và sự hiểu biết của tôi có bề dày ngàn năm lịch sử. Hà Nội trong trái tim tôi có đầy đủ tình yêu của một người trẻ vừa đến tuổi ba mươi. Những ngày này, tự nhiên tôi thấy yêu vô cùng những bài hát viết về Hà Nội. Những ngày này, tôi có thể hát về Hà Nội cả ngày nếu không phải đi làm, họp hành và làm những công việc bắt buộc phải im lặng. Tôi nghe giai điệu bài hát “Chúng con canh giấc ngủ của Người” (sáng tác của nhạc sỹ Nguyễn Đăng Nước) vang vọng trong tôi, lòng bồi hồi nhớ lại một lần tôi cùng một người bạn tri kỷ vượt hơn ngàn cây số ra thăm thủ đô, may mắn được dịp vào lăng viếng Bác. Ôi Người nằm đó, “…Bác đang ngủ kia mà…”, bước chân tôi nhè nhẹ đi qua cùng dòng người muôn phương, lòng thầm ước ao được đứng trang nghiêm như anh bộ đội kia, “vinh quang”… “canh giấc ngủ của Người”!

Hà Nội trong tôi gần đấy mà xa quá. Xa như cái lần, lần đầu tiên tôi ra thăm ông Ngoại mà nào ngờ đâu đó là lần cuối cùng tôi gặp ông. Sau đó ít lâu ông đột ngột qua đời. Hai mươi mốt năm kể từ ngày ông đi tập kết, cộng với hơn hai mươi năm sau ngày đất nước hoà bình, thống nhất, ông vẫn không về với mẹ tôi. Ông đã có gia đình của mình. Tôi có thêm một bà ngoại và hai cậu. Ngày ông mất, mẹ tôi sụt sùi khăn áo ra đưa tiễn ông mà cả gia đình trong Nam nước mắt lưng tròng. Giờ đây lòng tôi vẫn hướng về thủ đô. Ở đó tôi còn bà, các cậu mợ và các em của mình. Lòng tôi vẫn luôn nhớ về ông, thầm cảm ơn ông đã sinh ra mẹ tôi, người sinh thành, nuôi nấng, dạy dỗ và yêu thương tôi suốt cả cuộc đời.

Hà Nội trong tôi phẳng lặng như mặt hồ Gươm, không gợn chút sóng nhưng cồn cào nỗi nhớ mỗi khi nghĩ về nó. “Tôi muốn mang Hồ Gươm đi” (Nhạc sỹ Phú Quang phổ thơ Trần Mạnh Hảo) để giữ riêng cho mình từng khoảnh khắc, trong mưa thu, gió lạnh, trong đôi mắt tôi và em nhìn nhau lần cuối để rồi chia xa mãi mãi. Với tôi, Hồ Gươm đã chứng kiến một cuộc chia tay “…không buồn, mà chỉ tiếc em không đi hết những ngày đắm say…” (nhà thơ Thanh Tùng được nhạc sĩ Nguyễn Đình Bảng phổ nhạc). Nơi đây, người yêu của tôi đi lấy chồng. Nơi đây tôi “vội vã ra đi” để quên một cuộc tình.

Hà Nội trong tôi có cả vui, buồn lẫn lộn. Dù vui, dù buồn tôi đều quý, đều yêu. Dù vui, dù buồn đều là một phần làm nên nhịp đập của trái tim tôi. Trái tim tôi là một phần nhỏ của trái tim Hà Nội - trái tim Tổ quốc. Khi trái tim Tổ quốc đang dậy lên, trái tim tôi không thể lặng yên. Như giờ đây, Hà Nội trong tôi từng phút, từng giờ là suy tưởng, tranh thủ cập nhật thông tin về Hà Nội. Mỗi lần lướt web là mỗi lần được nhìn thấy Hà Nội rộng hơn, sâu hơn, to hơn, đẹp hơn; hoà cùng Hà Nội niềm vui chung tròn 1000 năm tuổi. 1000 năm thăng trầm càng làm cho thủ đô mỗi ngày mỗi vững vàng thêm, sánh cùng thủ đô của 28 quốc gia khác (4) bước tiếp vào thiên niên kỷ mới đầy sức sống, văn minh, linh thiêng và hào hoa. Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội đang đến gần. Nghe như lời Thiên đô chiếu (Chiếu dời đô) của đức Thái tổ Lý Công Uẩn từ nghìn trùng vang vọng về. Nghe như lời Bác trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân đồng bào khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà một sáng mùa thu ngày 2 tháng 9 cách đây 65 năm về trước trên quảng trường Ba Đình lịch sử.

Khi trái tim tôi còn đập chắc chắn tôi còn yêu Hà Nội. Hà Nội trong tôi những ngày này, những ngày sau và đến khi trái tim tôi ngừng đập sẽ vẫn vẹn nguyên như giờ đây tôi ngồi viết cho Hà Nội với niềm tin yêu mãnh liệt: đất rồng bay mãi mãi trường tồn.