K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Sông Hồng chảy qua khu vực trước kia là thành Tống Bình - Đại La – Thăng Long và nay là Hà Nội – đã nhiều lần đổi dòng. Có thể là cách đây vài nghìn năm, hồ Tây chỉ là một khúc uốn của sông Hồng, sau một trận lụt lớn, chỗ uốn khúc bị cát lấp hai đầu, sông chảy theo dòng khác và chỗ uốn khúc thành hồ lớn. Hồ Gươm – di tích còn sót lại của hồ Thuỷ Quân trong chuỗi hồ Tả Vọng - Hữu Vọng - trước kia là những lạch nước cạnh đê sông Hồng, rồi cát bồi đẩy lòng sông ra quá xa về phía đông, lại thêm có đê mới đắp bao quanh, lạch nước cũ đã thành hồ. Hệ thống hồ ở phía nam thành Thăng Long - hồ Văn Chương, hồ Trung Phụng, hồ Bảy Mẫu, hồ Thanh Nhàn – cũng do cùng một nguồn gốc đó. Những không gian mây nước cây cỏ tô điểm cho thành phố Hà Nội đều là sản phẩm của sông Hồng.

Sông Hồng, sông Tô Lịch là hai con sông chính của Hà Nội đã đi vào lịch sử Việt Nam cùng với sự hình thành của thành phố Hà Nội. Mới khởi thuỷ khi nước nhà còn dưới ách đô hộ của bọn phong kiến Trung Hoa, lũ quan lại Tuỳ - Đường (về thế kỷ VIII, thứ IX) đắp thành Tống Bình - Đại La, lúc đầu là để chống quân Nam Chiếu từ tây bắc đánh xuống, và sau là để đối phó với những phong trào chống quân xâm lược giành độc lập của dân tộc. Bọn chúng nơm nớp lo sợ, khi thì cho sông Tô là “nghịch thuỷ”, khi thì cho là khí thiêng Long Đỗ chống lại chúng nên chúng dùng phép bùa chú để yểm đi.

Khi nước nhà độc lập và thống nhất rồi, Lý Thái Tổ quyết định định đô ở địa điểm thành Đại La cũ, thì lại có những hiện tượng đặc biệt - sử cũ ghi việc “Rồng vàng hiện ra bay lượn quanh đoàn thuyền vua Lý” từ Hoa Lư trẩy ra. “Rồng bay”, “Thăng Long” chỉ là tượng trưng cho tinh thần độc lập tự cường của dân tộc kết tinh trong bốn câu thơ bất hủ của danh tướng Lý Thường Kiệt (“Nam quốc sơn hà Nam đế cư…”), người có công củng cố nền độc lập tự cường phôi thai từ thời Ngô Quyền – Đinh Bộ Lĩnh – Lê Hoàn.

Về phòng thủ đất nước nói chung và Hà Nội ngày xưa nói riêng, mặt tây nam ít nguy hiểm vì giáp với Lào, có nhiều núi non hiểm trở, mấy lần quân Xiêm có ý định xâm phạm song chúng không qua được Trấn Ninh. Nhưng mặt đông nam châu thổ thì lại là nơi dễ sơ hở của ta khi có địch hành quân từ bờ bể Thanh Nghệ đánh vào, như trường hợp ở thế kỷ XIII và XIV, quân Nguyên của Toa Đô đánh vòng từ phía nam lên, hoặc quân Chiêm Thành của Chế Bồng Nga ba lần ngược sông Hoàng Giang tiến đến tận Thăng Long đốt phá. Tuy nhiên nói chung thì kẻ thù truyền kiếp và nguy hiểm nhất suốt trong các thời kỳ lịch sử vẫn là bọn xâm lược phương Bắc xuống qua Chi Lăng và Bạch Đằng, cho nên sông Hồng luôn luôn là con hào thiên nhiên phòng thủ cho Hà Nội.

Hà Nội trên bờ sông Hồng, lịch sử còn ghi chiến công của nghĩa quân Lam Sơn tấn công bao vây thành Đông Quan, đại bản doanh của Lê Lợi - Nguyễn Trãi đóng ở bến Bồ Đề; quân của Trịnh Tùng (1492) và quân của Nguyễn Huệ (1786) từ nam ra bắc hạ thành Thăng Long đã ngược sông Hồng, từ phía đông nam tiến đánh vào thành.

Đến thời kỳ cận đại (thế kỷ XIX) trước nguy cơ xâm lược của bọn tư bản Pháp, chúng có tàu đồng súng lớn, con sông Hồng là đường hành quân duy nhất và thuận lợi của chúng để hạ thành Hà Nội. Ta không giữ được thành Hà Nội nên phải cắt cho Pháp một phần đất Hà Nội làm nhượng địa.

Đối với kinh tế của Hà Nội

Sông Hồng vốn đã là đường giao thông thuỷ quan trọng, là một con sông lớn nhất miền Bắc, thế địa hình miền Việt Bắc xoè hình nan quạt, những đường giao thông đã theo thung lũng các con sông chảy từ bắc xuống nam hướng về đồng bằng, qua điểm trung tâm, đầu mối giao thông thuỷ bộ, là Hà Nội. Phía tây bắc (Lai Châu – Sơn La – Lào Cai - Hà Tuyên) theo sông Đà, sông Thao, sông Lô đổ vào sông Nhị ở gần Việt Trì, thuyền bè vận tải nguyên liệu quặng mỏ thổ sản cho đồng bằng. Phía đông bắc (Cao Bằng - Lạng Sơn – Thái Nguyên - Bắc Giang) xuôi theo sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, hợp lưu ở Lục Đầu Giang, vào sông Đuống nối với sông Hồng ở mé trên Hà Nội, mang sản vật ở vùng đó về xuôi. Cảng xuất nhập khẩu của miền Bắc là Hải Phòng, khu than Hồng Gai chuyển hàng hoá và than lên Hà Nội qua sông Chanh, sông Kinh Thày, sông Đuống. Thuyền chở hành khách đi lại, vận chuyển nguyên liệu lương thực cho Hà Nội, hàng tiêu dùng sản xuất ở Hà Nội về địa phương, chức năng của sông Hồng về mặt kinh tế thật quan trọng.

Sông Hồng chảy qua địa phận thành phố Hà Nội không phải chỉ có đem lại lợi ích về giao thông, tác dụng của nó về nông nghiệp trong địa bàn thành phố chưa lớn nhưng cũng có hàng vạn người của Hà Nội sống ở trên bãi dọc bờ sông đã sinh sống về nghề trồng màu ngô khoai, trồng dâu tằm và có cả cấy lúa; gần sông nước họ sinh sống về chài lưới, về vớt củi trôi mùa nước lũ, khai thác cát ven sông.

Quan trọng hơn vẫn là giao thông tứ phương đổ về, Hà Nội là một thị trường lớn của cả nước, môi trường nuôi dưỡng và phát triển các nghề thủ công, cho nên ta thấy cảnh tượng phố phường sầm uất trải qua hàng chục thế kỷ, không một thành phố nào ở trong nước có thể cạnh tranh được với nó, tuy bao phen đã có những bước thăng trầm lịch sử.

8 tháng 1 2019

Sông Hồng góp phần quan trọng trong sinh hoạt đời sống cũng như trong sản xuất. Sông Hồng trên đất Việt Nam có hai phần chính: đoạn sông Thao và đoạn sông Nhị, hai đoạn đó đánh dấu cho hai giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam là thời dựng nước trước Công Nguyên và thời kỳ mở mang và bảo vệ đất nước trước thế kỷ XIX. Vì thế sông Hồng có vai trò quan trọng đối với chính trị, quân sự và kinh tế của Hà Nội.

Đối với chính trị, quân sự của Hà Nội

Sông Hồng chảy qua khu vực trước kia là thành Tống Bình - Đại La – Thăng Long và nay là Hà Nội – đã nhiều lần đổi dòng. Có thể là cách đây vài nghìn năm, hồ Tây chỉ là một khúc uốn của sông Hồng, sau một trận lụt lớn, chỗ uốn khúc bị cát lấp hai đầu, sông chảy theo dòng khác và chỗ uốn khúc thành hồ lớn. Hồ Gươm – di tích còn sót lại của hồ Thuỷ Quân trong chuỗi hồ Tả Vọng - Hữu Vọng - trước kia là những lạch nước cạnh đê sông Hồng, rồi cát bồi đẩy lòng sông ra quá xa về phía đông, lại thêm có đê mới đắp bao quanh, lạch nước cũ đã thành hồ. Hệ thống hồ ở phía nam thành Thăng Long - hồ Văn Chương, hồ Trung Phụng, hồ Bảy Mẫu, hồ Thanh Nhàn – cũng do cùng một nguồn gốc đó. Những không gian mây nước cây cỏ tô điểm cho thành phố Hà Nội đều là sản phẩm của sông Hồng.

Sông Hồng, sông Tô Lịch là hai con sông chính của Hà Nội đã đi vào lịch sử Việt Nam cùng với sự hình thành của thành phố Hà Nội. Mới khởi thuỷ khi nước nhà còn dưới ách đô hộ của bọn phong kiến Trung Hoa, lũ quan lại Tuỳ - Đường (về thế kỷ VIII, thứ IX) đắp thành Tống Bình - Đại La, lúc đầu là để chống quân Nam Chiếu từ tây bắc đánh xuống, và sau là để đối phó với những phong trào chống quân xâm lược giành độc lập của dân tộc. Bọn chúng nơm nớp lo sợ, khi thì cho sông Tô là “nghịch thuỷ”, khi thì cho là khí thiêng Long Đỗ chống lại chúng nên chúng dùng phép bùa chú để yểm đi.

Khi nước nhà độc lập và thống nhất rồi, Lý Thái Tổ quyết định định đô ở địa điểm thành Đại La cũ, thì lại có những hiện tượng đặc biệt - sử cũ ghi việc “Rồng vàng hiện ra bay lượn quanh đoàn thuyền vua Lý” từ Hoa Lư trẩy ra. “Rồng bay”, “Thăng Long” chỉ là tượng trưng cho tinh thần độc lập tự cường của dân tộc kết tinh trong bốn câu thơ bất hủ của danh tướng Lý Thường Kiệt (“Nam quốc sơn hà Nam đế cư…”), người có công củng cố nền độc lập tự cường phôi thai từ thời Ngô Quyền – Đinh Bộ Lĩnh – Lê Hoàn.

Về phòng thủ đất nước nói chung và Hà Nội ngày xưa nói riêng, mặt tây nam ít nguy hiểm vì giáp với Lào, có nhiều núi non hiểm trở, mấy lần quân Xiêm có ý định xâm phạm song chúng không qua được Trấn Ninh. Nhưng mặt đông nam châu thổ thì lại là nơi dễ sơ hở của ta khi có địch hành quân từ bờ bể Thanh Nghệ đánh vào, như trường hợp ở thế kỷ XIII và XIV, quân Nguyên của Toa Đô đánh vòng từ phía nam lên, hoặc quân Chiêm Thành của Chế Bồng Nga ba lần ngược sông Hoàng Giang tiến đến tận Thăng Long đốt phá. Tuy nhiên nói chung thì kẻ thù truyền kiếp và nguy hiểm nhất suốt trong các thời kỳ lịch sử vẫn là bọn xâm lược phương Bắc xuống qua Chi Lăng và Bạch Đằng, cho nên sông Hồng luôn luôn là con hào thiên nhiên phòng thủ cho Hà Nội.

Hà Nội trên bờ sông Hồng, lịch sử còn ghi chiến công của nghĩa quân Lam Sơn tấn công bao vây thành Đông Quan, đại bản doanh của Lê Lợi - Nguyễn Trãi đóng ở bến Bồ Đề; quân của Trịnh Tùng (1492) và quân của Nguyễn Huệ (1786) từ nam ra bắc hạ thành Thăng Long đã ngược sông Hồng, từ phía đông nam tiến đánh vào thành.

Đến thời kỳ cận đại (thế kỷ XIX) trước nguy cơ xâm lược của bọn tư bản Pháp, chúng có tàu đồng súng lớn, con sông Hồng là đường hành quân duy nhất và thuận lợi của chúng để hạ thành Hà Nội. Ta không giữ được thành Hà Nội nên phải cắt cho Pháp một phần đất Hà Nội làm nhượng địa.

Đối với kinh tế của Hà Nội

Sông Hồng vốn đã là đường giao thông thuỷ quan trọng, là một con sông lớn nhất miền Bắc, thế địa hình miền Việt Bắc xoè hình nan quạt, những đường giao thông đã theo thung lũng các con sông chảy từ bắc xuống nam hướng về đồng bằng, qua điểm trung tâm, đầu mối giao thông thuỷ bộ, là Hà Nội. Phía tây bắc (Lai Châu – Sơn La – Lào Cai - Hà Tuyên) theo sông Đà, sông Thao, sông Lô đổ vào sông Nhị ở gần Việt Trì, thuyền bè vận tải nguyên liệu quặng mỏ thổ sản cho đồng bằng. Phía đông bắc (Cao Bằng - Lạng Sơn – Thái Nguyên - Bắc Giang) xuôi theo sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, hợp lưu ở Lục Đầu Giang, vào sông Đuống nối với sông Hồng ở mé trên Hà Nội, mang sản vật ở vùng đó về xuôi. Cảng xuất nhập khẩu của miền Bắc là Hải Phòng, khu than Hồng Gai chuyển hàng hoá và than lên Hà Nội qua sông Chanh, sông Kinh Thày, sông Đuống. Thuyền chở hành khách đi lại, vận chuyển nguyên liệu lương thực cho Hà Nội, hàng tiêu dùng sản xuất ở Hà Nội về địa phương, chức năng của sông Hồng về mặt kinh tế thật quan trọng.

Sông Hồng chảy qua địa phận thành phố Hà Nội không phải chỉ có đem lại lợi ích về giao thông, tác dụng của nó về nông nghiệp trong địa bàn thành phố chưa lớn nhưng cũng có hàng vạn người của Hà Nội sống ở trên bãi dọc bờ sông đã sinh sống về nghề trồng màu ngô khoai, trồng dâu tằm và có cả cấy lúa; gần sông nước họ sinh sống về chài lưới, về vớt củi trôi mùa nước lũ, khai thác cát ven sông.

Quan trọng hơn vẫn là giao thông tứ phương đổ về, Hà Nội là một thị trường lớn của cả nước, môi trường nuôi dưỡng và phát triển các nghề thủ công, cho nên ta thấy cảnh tượng phố phường sầm uất trải qua hàng chục thế kỷ, không một thành phố nào ở trong nước có thể cạnh tranh được với nó, tuy bao phen đã có những bước thăng trầm lịch sử.

8 tháng 1 2019

CÔN  ĐẢO

8 tháng 1 2019

Kì thi học kỳ I sắp đến, em nhìn lại quá trình học tập của mình trong thời gian qua, em cảm thấy vui vì sự tiến bộ của mình.

Trong suốt học kỳ vừa qua, em không nghỉ học buổi nào. Sáng, em học từ bảy giờ. Vào lớp em chăm chú nghe cô giảng bài và hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài. Trong đợt thi đua hoa điểm mười chào mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam em được nhiều điểm mười nhất lớp và có tên trong bảng Danh Dự của trường. Hàng tuần, em còn được tuyên dương trước trường nữa đấy. Về nhà, em cố gắng học bài và làm hết bài cô giao. Tối, em soạn sách vở, chuẩn bị đồ dùng học tập cho ngày mai. Trong đợt ôn thi học kỳ I, em đã cố gắng học thuộc bài. Qua sự cố gắng xuyên suốt trong học kỳ I như vậy, em hy vọng em sẽ được học sinh giỏi.

Em hứa sẽ phấn đấu hơn nữa trong học kỳ II.

8 tháng 1 2019

Cô giáo em cao cao, dáng người thon gọn, da trắng hồng, mặc áo dài rất đẹp. Bước vào lớp, cô như mang theo cả mùi thơm của nắng. Cả lớp ngây người nhìn cô. Cô dịu dàng mời cả lớp ngồi xuống. Bắt đầu giờ học, cô nhẹ nhàng viết lên bảng dòng chữ mềm mại.  Bàn tay cô lướt nhanh như một hoạ sĩ. Chi một loáng, hàng chữ đẹp hiện ra. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Giọng đọc của cô thật ấm áp và truyền cảm. Khi giảng bài, khuôn mặt của cô luôn tươi cười biểu lộ sự thân thiện. Bàn tay cô nhẹ nhàng đánh nhịp theo từng câu văn, câu thơ. Đôi mắt cô luôn nhìn thẳng về phía học sinh thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trán cô lấm tấm những giọt mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Thỉnh thoảng cô đi xuống lớp xem chúng em ghi bài, thảo luận nhóm. Trong bài giảng, cô thường đặt câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự suy nghĩ của tất cả học sinh trong lớp. Cô lúc nào cũng gần gũi chúng em. Trong những giờ học căng thẳng, cô thường kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện ngắn rất hay và bổ ích. Kết thúc tiết học, bao giờ cô cùng lưu ý những điều cần nhớ cho chúng em. Cả lớp em ai cũng yêu quý và kính trọng cô.

MB:Mỗi tháng 1 lần, bố mẹ đưa em đi chơi vườn thú vào ngày chủ nhật. Ở đó có nhiều loài thú lạ, em xem hoài không chán. Nhưng thích nhất vẫn là con hổ.

TB:Chuồng hổ được đặt ở góc trong cùng của vườn thú và rộng nhất so với các chuồng thú khác. Trong chuồng hổ có một cây cổ thụ mọc tự nhiên, và người ta còn làm núi giả, có cả suối nước chảy hẳn hoi. Ở đó chỉ có duy nhất một con hổ.

Đó là một con hổ rất lớn. Thân nó cao khoảng một thước, dài hơn một thước rưỡi. Từ đầu đến chân hổ phủ một lớp lông ngắn màu vàng sậm có những vằn đen. Cả cái đuôi dài cũng một màu lông như thế. Đầu hổ tròn, lớn hơn quả dừa, nối với thân bằng một cái cổ ngắn, rất khỏe. Hai tai ngắn, vểnh lên. Cặp mắt tròn, to bằng quả chanh, màu vàng nhạt, lúc nào cũng long lên trông rất dữ tợn. Cánh mũi có màu hồng sậm, lúc nào cũng phập phồng như đang đánh hơi. Miệng rộng, xung quanh có những sợi ria vàng, thỉnh thoảng lại nhe ra để lộ hàm răng khỏe có những chiếc nanh nhọn hoắt. Em thích nhất là nhìn hổ đi. Bốn chân khỏe, bước những bước chậm rãi, êm ái. Toàn thân hổ uốn lượn mềm mại như sóng, nhịp nhàng theo bước chân đi. Khi bước lên sườn núi, con hổ dừng lại và phóng mắt nhìn ra xung quanh. Dáng hổ vươn cao theo dốc núi, đuôi cong lên, trông thật đẹp đẽ và oai vệ. Nhưng chỉ được một chốc, nó lại khoanh mình dưới gốc cổ thụ, nằm thiu thiu ngủ. Bố em bảo có lẽ nó nhớ núi rừng quê hương của nó. Có lần em thấy bác trong vườn thú cho nó ăn. Từng tảng thịt bò lớn được ném vào chuồng. Hổ nằm dài, chân trước đặt lên tảng thịt, dùng răng ngoạm và xé từng miếng thịt lớn rất dễ dàng bằng những chiếc răng nanh nhọn sắc. Ăn xong, hổ uể oải đứng dậy, đi đến bên dòng suối uống nước rồi lại trở về khoanh mình bên gốc cây.

KB:...

7 tháng 1 2019

Ôi, đáng yêu làm sao! Một chú khỉ con đang làm trò, khiến mọi người cười thích thú! Hôm nay là chủ nhật, mẹ đưa anh em tôi đến vườn bách thú, để tận mắt được xem những con vật vốn ở tận rừng xanh, mà tôi mới chỉ được thấy qua ti-vi. Đi thăm rất nhiều chuồng thú, nhưng với tôi, những chú khỉ – nhà biểu diễn xiếc tài ba – là đáng yêu nhất.

Chú khỉ con này nổi bật nhất trong đàn, với bộ lông màu nâu vàng. Lông của chú không mượt, trái lại nó hơi xù lên, trông ngộ ghê! Khuôn mặt chú gần giống hình tam giác, má hóp lại, gò má nhô cao như người già. Đôi mắt chú tròn xoe, liến láu nhìn quanh, trông thật tinh ranh. Mũi nó rất cao, nhưng hơi hếch lên, nhìn rõ cả hai lỗ mũi, trông rất nghịch ngợm. Miệng nó rộng đến tận mang tai, nhất là những lúc nó ngoác miệng ra cười, trông càng rộng hơn. Nó rất hay cười, nhưng vì hàm của nó chìa ra, nên trông lúc nào cũng nhăn nhở. Những chiếc răng nhỏ hơn răng người, nhưng trắng như sữa. Thân hình chú khỉ này hơi gầy, nó ngồi trên cành cây trông rúm ró. Tuy vậy, nhưng nó nhanh lắm đó. Với đôi tay dài lòng khòng, những ngón tay gần giống tay người và đầy lông lá, nó có thể đu bám chắc và chuyền cành nhanh thoăn thoắt. Trong chuồng của những chú khỉ, có một cái cây to, để cho các chú chơi đùa như khi ở trong rừng. Thấy mọi người đứng xem, nó có vẻ thích chí, nên trổ tài biểu diễn, mua vui cho mọi người. Đang đứng trên nóc bể, thoắt cái, nó lấy đà, rồi bật nhanh lên một cành cây, một tay bám vào cành, tay kia gãi gãi làm trò. Lúc này, tôi mới nhìn rõ một mảng đỏ dưới mông chú. Thảo nào, ở tấm biển gắn trên chuồng, người ta ghi là “Khỉ đít đỏ”. Mọi người vỗ tay cổ vũ, nó càng khoái chí, buông cả hai tay, dùng đuôi cuốn chặt cành cây, đu mình xuống, miệng kêu “khẹc, khẹc…”. Bỗng chú tuột đuôi rơi xuống, ai nấy đều giật mình, nhưng nhanh như cắt, chú nhảy sang bám vào một cành cây gần đó, rất điêu luyện như diễn viên xiếc. Làm trò chán, nó nhảy xuống, giơ tay ra ngoài hàng song sắt, để xin ăn. Tôi ném cho nó mấy cái bim bim, cả bầy xô lại cướp. Nhưng nó rất nhanh, lúc nào cũng cướp được nhiều nhất, và đưa hết vào mồm, nhai nhồm nhoàm, trông thật tham ăn. Mặc kệ chú đùa nghịch, bên cạnh đó, con khỉ mẹ vẫn đang chăm chỉ bắt giận cho khỉ con – chắc là em của nó. Trông gia đình khỉ cũng rất tình cảm.

Những chú khỉ trong vườn thú, đặc biệt là chú khỉ con tinh nghịch kia thật dễ mến! Tạm biệt những chú khỉ đáng yêu, em mong sao những chú khỉ này sẽ được chăm sóc tốt hơn, để lần sau trở lại thăm vườn thú, em sẽ được gặp lại những chú khỉ tinh nghịch, thông minh, nhưng khoẻ mạnh và xinh xắn hơn.

7 tháng 1 2019

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

7 tháng 1 2019

cửa sổ

hok vui 

~~~~~~~~~~~~~

7 tháng 1 2019

các từ đồng nghĩa với ý chí nghị lực là:quyết chí,quyết tâm, bền gan,bền chí bền lòn,kiên nhẫn ,kiên trì, kiên nghị,kiên tâm ,kiên cường,vững tâm vững chí,vững dạ ,vững lòng,kiên quyết........

Cậu học lớp 4 phải không

7 tháng 1 2019
Ngày xưa, quan niệm về sự an bài của số phận khá phổ biến trong xã hội. Dân gian cho rằng số phận mỗi người đều do "thiên định". Giàu sang hay nghèo đói, thành công hay thất bại... không phải do cá nhân quyết định. Thuyết "thiên mệnh" ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của mọi người, cho nên trong Truyện Kiều, thi hào Nguyễn Du sau khi kể chuyện về cuộc đời đầy sóng gió của Thúy Kiều, cũng đã phải kết luận bằng những câu thơ chua xót và cam chịu: Cho hay muôn sự tại trời! Trời kia đã bắt làm người có nhân. Bắt phong trần phải phong trần. Cho thanh cao mới được phần thanh cao. Tuy nhiên, bên cạnh quan điểm tiêu cực đó vẫn có những quan niệm tích cực, lành mạnh, phản ánh sức sống tiềm tàng của nhân dân lao động như: Đức năng thắng số, Có chí thì nên... Thực tế cho thấy không ít người bằng ý chí và nghị lực phi thường đã chiến thắng số phận bất hạnh, trở thành gương sáng phấn đấu cho mọi người học tập. Người thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam soạn bài, chấm bài, viết văn bằng chân, đó là thầy Nguyễn Ngọc Kí, một tấm gương nghị lực phi thường về ý chí mạnh mẽ vượt lên số phận bất hạnh để trở thành một Nhà giáo ưu tú. Vào thập kỉ 60, 70 của thế kỉ XX, Nguyễn Ngọc Kí đã trở thành cái tên nổi tiếng ở miền Bắc. Gương sáng Nguyễn Ngọc Kí được đưa vào sách giáo khoa để dạy đạo đức cho học sinh. Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, bản thân lại bị liệt cả hai tay sau một cơn sốt kéo dài từ lúc còn nhỏ tuổi, Nguyễn Ngọc Kí rơi vào hoàn cảnh thật đáng thương. Ngày ngày, thấy bạn bè cùng lứa tuổi tung tăng cắp sách tới trường, Kí thèm lắm. Thấy con ham học, năm Kí lên sáu tuổi, bố mẹ dẫn cậu đến trường. Cô giáo thương Kí lắm nhưng đành lắc đầu. Không được học ở trường, Kí tự học ở nhà. Niềm khao khát được biết chữ đã khiến Nguyễn Ngọc Kí nghĩ ra nhiều cách để tập viết. Thoạt đầu, cậu viết bằng miệng, nhưng không thành công. Một lần tình cờ nhìn thấy đàn gà bới đất bằng chân, Nguyễn Ngọc Kí lóe lên ý nghĩ là có thể dùng chân để viết. Sau đó, Nguyễn Ngọc Kí đã kiên trì tập viết bằng chân. Cô giáo đến thăm, mang cho Kí vài viên phấn. Thấy Kí quyết tâm, cô vui lòng nhận Kí vào lớp. Từ đó, manh chiếu gắn liền với đời học sinh của Kí. Kết quả, Nguyễn Ngọc Kí không những viết thành thạo mà còn viết rất đẹp và trở thành học sinh giỏi trong nhiều năm liền, hai lần được Bác Hồ tặng huy hiệu. Hết cấp 1, cấp 2, cấp 3, năm 1966, Nguyễn Ngọc Kí được tuyển thẳng vào khoa Văn trường Đại học Tổng hợp. Tốt nghiệp, Nguyễn Ngọc Kí về làng làm giáo viên với nhiều sáng tạo đặc biệt. Không thể dùng phấn để viết bảng nên thầy Kí chuẩn bị nhiều câu hỏi, câu đố xung quanh ý nghĩa bài giảng; viết những ý chính và đặc điểm nổi bật của tác phẩm vào tấm bìa lớn rồi dùng chân kéo sợi dây buộc vào ròng rọc để giới thiệu bài giảng. Năm 1983, thầy đoạt giải nhất cuộc thi giáo viên giỏi Văn của tỉnh Nam Định. Từ năm 1993 đến nay, thầy tham gia giảng dạy tại Trường bồi dưỡng Giáo dục quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh. Lúc còn ít tuổi, Nguyễn Ngọc Kí hai lần vinh dự được Bác Hồ tặng thưởng Huy hiệu của Người và gần đây, thầy đã được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú vì những đóng góp đáng kể cho ngành Giáo dục. Rõ ràng, từ một cậu bé bất hạnh, Nguyễn Ngọc Kí đã không ngừng phấn đấu vươn lên để trở thành người hữu ích. Học tập gương sáng của Nguyễn Ngọc Kí, Hoa Xuân Tứ cụt cả hai tay, đã buộc bút vào vai viết chữ. Đỗ Trọng Khơi bị bại liệt nhưng vẫn quyết tâm trở thành nhà thơ. Anh Trần Văn Thước sau khi bị tai nạn lao động, liệt toàn thân vẫn không ngừng tự học để trở thành nhà văn... Trong những năm gần đây, nhiều tấm gương vượt lên số phận đã được giới thiệu rộng rãi trên báo chí, trên truyền hình khiến nhiều người xúc động và khâm phục. Anh Trường Sơn, nạn nhân của chất độc màu da cam có thân hình dị dạng, chỉ cao không đầy một mét vẫn trở thành sinh viên của hai trường cao đẳng và đại học. Bạn Trần Thị Thương, một nạn nhân chất độc màu da cam có chiều cao 50cm, ngày ngày phải nhờ mẹ hoặc bạn bế đi học, vậy mà vẫn học rất giỏi và nung nấu ước mơ trở thành một chuyên gia vi tính. Chị Hướng Dương bị tai nạn giao thông, phải cưa cụt cả hai chân nhưng không gục ngã trước số phận rủi ro mà vẫn sống rất lạc quan, đem niềm vui đến cho những trẻ em khiếm thị bằng thư viện sách nói do chị sáng lập ra. Chị Trịnh Tiểu Hương từ một đứa trẻ bụi đời không biết cha mẹ là ai, suốt tuổi thơ và tuổi thiếu nữ phải sống lay lắt nơi gầm cầu, hè phố, trôi dạt từ Nam ra Bắc, từ Bắc vào Nam, hết lên rừng lại xuống biển để kiếm sống qua ngày... Thấm thía nỗi khổ của trẻ em mồ côi, giờ đây, với trái tim đầy tình nhân ái, chị đã đem hết tâm nguyện của mình mở một cơ sở nuôi dạy hàng trăm trẻ em lang thang cơ nhỡ. Bằng tình thương và trách nhiệm của một người mẹ, chị lo cho các em được ăn mặc đầy đủ, được học chữ, học nghề. Các em yêu quý và kính trọng gọi chị là "mẹ Hương". Chị coi đó là phần thưởng, là nguồn hạnh phúc lớn lao của đời mình. Mái ấm tình thương của chị giờ đây đã trở nên nổi tiếng, được nhiều tổ chức từ thiện trong và ngoài nước quan tâm giúp đỡ. Xung quanh chúng ta còn rất nhiều, rất nhiều những tấm gương như thế. Chúng ta có thể học được những bài học thiết thực và bổ ích về ý chí, nghị lực, về khát vọng vươn lên mãnh liệt để chiến thắng số phận nghiệt ngã, chiến thắng hoàn cảnh khó khăn, khẳng định giá trị của bản thân trong xã hội. Đồng thời, những gương phấn đấu kiên cường, bền bỉ nhắc nhở chúng ta hãy suy ngẫm, soi chiếu lại mình và tự đặt ra câu hỏi: Mình đã sống ra sao? Đã làm gì có ích cho gia đình, cho mọi người? Những gương sáng ấy chứng minh hùng hồn cho câu nói nổi tiếng của nhà văn, nhà giáo Nguyễn Bá Học: Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi, e sông.
7 tháng 1 2019

“Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”

Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không dược chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai săn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng con như mẹ.

Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 40, của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của một người lãnh đạo, ai cũng nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào, … qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như một ân huệ, một điều đương nhiên.

Trong con mắt một đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao giờ tôi tư đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? . Mẹ tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật… ác. Đã bao lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối hận. Rồi cho đến một lần… Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn một cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, hai gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ.

Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bố cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sống trong một thế giới không có mẹ, không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương? …

Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có một bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là một khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện một tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giũ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại tôi mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tôi rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tôi thích. Ôi sao tôi nhớ đén thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ quá luôn.

Sau một tuần, mẹ về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ đã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “ Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật của con. Con … con tha thứ cho mẹ, nghe con.” Tôi xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: “ Mẹ ơi lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi. ” . Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa… việc nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm để nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉ cúi đầu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị… là tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia đình.

Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của con! Giá như con đủ can đảm để nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm khắc như mẹ. Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, bảo ban con và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời. Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính mẹ là nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với mẹ rằng: “ Con dù lớn vẫn là con mẹ. Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. ”

6 tháng 1 2019

 Cha/ làm cho tôi  chiếc  Chổi cọ để quét nhà quét sân. 

 Mẹ/ động hạt giống đầy móm lá cọ, Treo lên gác bếp  Để gieo cấy mùa sau .

 Chị tôi/ đan nón lá cọ , Lại biết đan cả  mành cọ và làn cọ xuất khẩu .

Chúc em học tốt!!!

Cha / làm cho tôi  chiếc  Chổi cọ để quét nhà quét sân. /

Mẹ / động hạt giống đầy móm lá cọ, Treo lên gác bếp  Để gieo cấy mùa sau .

Chị tôi /đan nón lá cọ , Lại biết đan cả  mành cọ và làn cọ xuất khẩu .

a) Để yêu cầu giặc phá hết quân xung quanh chúng

b) Hỏi xem ai là người được thờ ở đây

c) Ngạc nhiên trước những điều mới

d) Cảm thán , dạy dỗ người ta

Trả lời :.

Câu d. Các cậu có thấy ai không ăn mà sống được không /

Hk tốt,

k nhé

6 tháng 1 2019

to lớn

Trái nghĩa với từ tí xíu to tướng