Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ sau ngẩng đầu nhìn trăng sáng cuối đầu nhớ cố hương
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi ra đời sau “Nam quốc sơn hà” mấy trăm năm và quả thực là sự kế thừa và phát triển hoàn thiện ý thức về độc lập chủ quyền, ý thức về quốc gia dân tộc.
“Nam quốc sơn hà” tương truyền là bài thơ thần của nhà thơ, vị tướng quân Lý Thường Kiệt. Bài thơ tứ tuyệt này có thể coi là một trong những bài thơ sớm nhất đề cao tinh thần dân tộc. Lúc ấy khái niệm quốc gia, chủ quyền độc lập còn đơn giản chứ chưa được hiểu sâu sắc và toàn diện như sau này. Tuy nhiên khi bài thơ khẳng định:
Nam quốc sơn Hà Nam đế cư
Thì ý thức dân tộc đã được tiến một bước dài rồi. Thời trung đại, phong kiến Trung Hoa lớn mạnh vô cùng. Người Trung Quốc tự cho rằng họ là tinh hoa của vũ trụ. Chỉ có vua của Trung Hoa mới được xếp vào hạng “đế”, hàng “Thiên tử” có thể thay trời hành đạo. Còn tất cả các nước khác xung quanh chỉ là hàng “man di, mọi rợ” và cùng lắm phong cho vua các nước chư hầu một chữ “vương” thôi. Trong con mắt của phong kiến Trung Hoa, nước ta lúc ấy cũng được coi là một nước chư hầu. Thế nhưng câu thơ trong Nam quốc sơn hờ lại khẳng định vô cùng đanh thép. Nước Nam ta cũng có “hoàng đế” cũng xứng danh “Thiên tử” bởi:
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
(Rành rành định phận ở sách trời)
Chúng ta có lãnh thổ riêng. Ranh giới Bắc – Nam phân định rõ ràng “tại thiên thư”. Và như vậy người Đại Việt có quyền tự hào và quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc ngàn đời.
Từ “Nam quốc sơn hà” đến “Bình Ngô đại cáo” (đoạn trích Nước Đại Việt ta) là một sự phát triển hoàn thiện khái niệm quốc gia dân tộc. Nhà văn Nguyễn Trãi viết:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Ý thức dân tộc của Nguyễn Trãi lúc này không phải là tranh luận về hai chữ đế, vương, không phải là cái khái niệm mơ hồ về ranh giới lãnh thổ mà là ở truyền thống văn hiến lâu đời. Văn hiến nghĩa là ca ngợi tất cả những giá trị về vật chất và tinh thần mà chúng ta đã làm được trong lịch sử.
Quốc gia, dân tộc, chủ quyển… của Nguyễn Trãi còn là:
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, lý, Trần hao đời gây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Chủ quyền dân tộc với tác giả phải là có lãnh thổ rạch ròi, có truyền thống, có phong tục, có những thói quen thẩm mỹ. Nhưng điều nổi bật nhất để khẳng định chủ quyền của quốc gia chính là lịch sử. Lịch sử sẽ là bằng chứng hùng hồn không thể nào chối cãi được. Ớ trong câu văn của Nguyễn Trãi, ta thấy tác giả một lần nữa nhắc đến sự khác biệt đế, vương. So với “Nam quốc sơn hà” thì ở điểm này, “Bình Ngô đại cáo” có sự kế thừa. Dân tộc trong quan niệm của nhà văn còn phải có “anh hùng hào kiệt”. Đó mới là những con người tạo ra lịch sử, vừa là những bằng chứng hùng hồn về truyền thống của nước ta.
Có thể nói, ở đoạn trích “Nước Đại Việt ta” nói riêng và “Bình Ngô đại cáo” nói chung, có một sự chuyển biến lớn về tư tưởng. Ở đây, cái quan niệm về quốc gia dân tộc hoàn thiện hơn nhiều so với “Nam quốc sơn hà”. Trên cơ sở những gì đã có, nhà văn Nguyễn Trãi đã kế thừa trọn vẹn Nam quốc sơn hà để rồi từ đó tạo ra bản anh hùng ca bất hủ, bản “tuyên ngôn độc lập thứ hai” trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của đồng bào ta.
((Tôi ko chép mạng, tôi chép tài liệu của tôii.!))
Bài thơ "Đưa con đi học" của Tế Hanh là một bức tranh sinh động về ngày đầu tiên đi học của một đứa trẻ. Bài thơ đã thể hiện thành công tình cảm yêu thương, dạt dào của người cha dành cho đứa con của mình. Mở đầu bài thơ là hình ảnh người cha đưa con đi học trong buổi sáng mùa thu:
"Sáng nay mùa thu sang
Cha đưa con đi học
Sương đọng cỏ bên đường
Nắng lên ngời hạt ngọc"
Bức tranh thiên nhiên mùa thu được miêu tả qua những hình ảnh quen thuộc như sương đọng, nắng lên, hạt ngọc... tạo nên một khung cảnh đẹp đẽ, thơ mộng. Tuy nhiên, trong khung cảnh ấy lại ẩn chứa một nỗi buồn man mác. Đó là nỗi buồn của người cha khi con mình đã lớn, đã đến lúc phải đi học, xa vòng tay yêu thương của cha mẹ. Tiếp theo, bài thơ miêu tả tâm trạng của đứa trẻ khi lần đầu tiên đến trường:
"Lúa đang thì ngậm sữa
Xanh mướt cao ngập đầu
Con nhìn quanh bỡ ngỡ
Sao chẳng thấy trường đâu?"
Đứa trẻ nhìn cảnh vật xung quanh và cảm thấy bỡ ngỡ, không biết trường học ở đâu. Nỗi bỡ ngỡ ấy thể hiện sự non nớt, thơ ngây của đứa trẻ. Cuối cùng, bài thơ thể hiện niềm vui sướng của người cha khi con mình đã tìm được trường:
"Hương lúa toả bao la
Như hương thơm đất nước
Con ơi đi với cha
Trường của con phía trước"
Hương lúa thơm ngào ngạt như hương thơm của đất nước. Người cha muốn con mình cảm nhận được hương thơm ấy và biết yêu quê hương, đất nước. Trường học hiện ra trước mắt đứa trẻ như một thế giới mới đầy ắp điều kỳ diệu. Bài thơ "Đưa con đi học" là một bài thơ hay, giàu cảm xúc. Bài thơ đã thể hiện thành công tình cảm yêu thương của người cha dành cho đứa con của mình. Bài thơ cũng gợi cho chúng ta những suy nghĩ về tuổi thơ và về mái trường. Bài thơ "Đưa con đi học" đã gợi cho em nhiều cảm xúc. Em cảm động trước tình yêu thương của người cha dành cho đứa con của mình. Em cũng cảm thấy bồi hồi khi nhớ về ngày đầu tiên đi học của mình. Bài thơ đã giúp em hiểu được tầm quan trọng của việc học tập. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ.
~Tôi ko chép mạng. Tôi chép sách của tôi.~
Trong các tác phẩm văn học, thông điệp về "uống nước nhớ nguồn" thường xuất hiện để nhắc nhở chúng ta về lòng biết ơn và sự kính trọng đối với những người đi trước, những người đã cống hiến và hy sinh để chúng ta có được cuộc sống ngày nay.
Khi đọc một truyện ngắn với thông điệp này, ta có thể cảm nhận được nhiều khía cạnh khác nhau:
1. **Giá trị truyền thống:** Thông điệp "uống nước nhớ nguồn" khẳng định tầm quan trọng của việc giữ gìn và tôn trọng các giá trị truyền thống của dân tộc. Những phong tục, tập quán, và đạo lý được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác đều có ý nghĩa quan trọng trong việc định hình bản sắc văn hóa và tạo nên sự đoàn kết trong cộng đồng.
2. **Lòng biết ơn:** Thông qua những câu chuyện, tác giả nhấn mạnh rằng chúng ta không nên quên những cống hiến và hy sinh của thế hệ trước. Lòng biết ơn này không chỉ dành cho tổ tiên mà còn cho bất kỳ ai đã đóng góp vào cuộc sống của chúng ta, từ gia đình, thầy cô, đến những người làm việc trong các lĩnh vực khác nhau.
3. **Sự gắn kết và trách nhiệm:** Thông điệp "uống nước nhớ nguồn" cũng gợi ý rằng, chúng ta có trách nhiệm phải làm gương và truyền lại những giá trị tốt đẹp cho thế hệ sau. Sự gắn kết giữa các thế hệ là một phần không thể thiếu trong việc xây dựng một xã hội vững mạnh và phát triển.
Tóm lại, thông điệp "uống nước nhớ nguồn" không chỉ là sự nhắc nhở về lòng biết ơn mà còn là lời kêu gọi giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống, sống với trách nhiệm và tình yêu thương trong cộng đồng.
tk
Tố Hữu đã từng viết trong bài “Một khúc ca”:
“Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”
Con người cần phải biết chia sẻ, yêu thương lẫn nhau. Bởi vậy, chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
Một trong những hoạt động xã hội mà tôi cảm thấy ý nghĩa nhất là hiến máu nhân đạo. Hằng năm, hoạt động này vẫn được tổ chức thường xuyên trên khắp mọi miền tổ quốc, nhằm cung cấp một lượng đơn vị máu lớn phục vụ cho công việc chữa bệnh cứu người tại các bệnh viện.
Vào dịp Tết Trung thu năm nay, một chương trình có tên là “Trung thu cho em” đã được tổ chức với nhiều hoạt động ý nghĩa, trong đó có hiến máu nhân đạo. Hoạt động này được diễn ra tại Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (Hà Nội). Để có thể tham gia hiến máu, bạn phải đáp ứng được các điều kiện về độ tuổi và sức khỏe. Vì đây là lần đầu tiên tôi tham gia hiến máu nên cảm thấy khá lo lắng và hồi hộp. Nhưng với sự hướng dẫn nhiệt tình của các bạn tình nguyện viên, sự tận tâm của các bác sĩ, tôi đã có một trải nghiệm rất giá trị.
Một giọt máu hồng trao đi sẽ thắm thêm hy vọng sống của rất nhiều bệnh nhân. Tôi cảm thấy hoạt động này vô cùng ý nghĩa, mang tính nhân văn cao. Chính vì vậy, tôi sẽ tích cực tham gia nhiều hơn các hoạt động ý nghĩa như vậy.
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Con người Việt Nam vốn giàu truyền thống tương thân tương ái. Những hoạt động xã hội mang đến ý nghĩa tích cực, hãy cùng lan tỏa để mang đến điều tốt đẹp cho mọi người xung quanh.