K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 1 2019

ăn ngay nói thẳng 

11 tháng 1 2019

thẳng

11 tháng 1 2019

Từ láy là từ được tạo bởi các tiếng giống nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau. Trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa

Có ba loại từ láy: từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận, Láy mà âm điệu

– Từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại với nhau hoàn toàn; nhưng có một số trường hợp tiếng trước biển đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra sự hài hòa về âm thanh) Ví dụ: thăm thẳm, thoang thoảng…

-Từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần Ví dụ: liêu xiêu, mếu máo… => Từ láy có sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ, sắc thái nhấn mạnh

– Láy mà âm điệu na ná hoặc như nhau đều được: lóng lánh, long lanh hoặc long lanh lóng lánh đều được

11 tháng 1 2019

Khái niệm: là từ đc tạo bởi các tiếng giống nhau về vần, tiếng đứng trướ hoặc tiếng đứng sau.trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều ko có nghĩa.

Từ láy có hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận

– Từ láy toàn bộ: các tiếng lặp lại với nhau hoàn toàn; nhưng có một số trường hợp tiếng trước biển đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra sự hài hòa về âm thanh)

Vd: thăm thẳm, thoang thoảng…

– Từ láy bộ phận: giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần

Vd: liêu xiêu, mếu máo…

P/s: Từ láy có sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ, sắc thái nhấn mạnh

Đề 6 : Đọc bài ca dao sau:                                                                                                                                                                                        Con cò mà đi ăn đêm                                                                                                              ...
Đọc tiếp

Đề 6 : Đọc bài ca dao sau:                                                                                                                                                                                        Con cò mà đi ăn đêm                                                                                                                                                           Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao                                                                                                                                                        Ông ơi , ông vớt tôi nao                                                                                                                                                       Tôi lòng nào ông hãy sáo mang                                                                                                                                                                Có sáo thì sáo nước trong                                                                                                                                                   Đừng mang sáo đục đau lòng cò con                                                                                                                                Em hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh chú cò trong bài ca dao trên

2
11 tháng 1 2019

Hình ảnh con cò là một trong những hình ảnh quen thuộc của người nông dân Việt Nam ta, đặc biệt hơn là những người phụ nữ. Khi mà sống trong xã hội phong kiến như chứa đựng được sự đầy áp bức bất công, chị em phụ nữ phải đương đầu với rất nhiều khó khăn, là những trở ngại. Nhưng cho dù cuộc sống có tối tăm đến đâu, dù gặp phải hoàn cảnh ngang trái đến mức độ nào thì trong những người phụ nữ- họ vẫn giữ được tâm hồn trong sáng và nếp sống thanh khiết. Điều đó dường như cũng đã được thể hiện một cách kín đáo qua chính bài ca dao mang tính ẩn dụ sau đây:

Con cò mà đi ăn đêm,

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Ông ơi ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đâu lòng cò con.

Tác giả dân gian thạt khéo léo và tài tình khi chỉ với việc thông qua những tâm sự của con cò gặp nạn. T cũng nhưu đã thấy được bài ca dao khẳng định người dân lao động nghèo khổ xưa kia luôn đề cao quan niệm rằng “Thà chết trong còn hơn sống đục” vẫn được giữ cho đến nay.

Những câu từ ctrong bài ca dao như cũng đã đậm cảm xúc buồn thương kể về thân phận và cảnh ngộ éo le của một con cò mà khi mẹ bị lâm nạn khi đi kiếm mồi để nuôi con nhưng nó lại có sức lay chuyển như đã gợi cho ta liên tưởng tới thân phận của người phụ nữ lao động nghèo khổ, lam lũ:

Con cò mà đi ăn đêm,

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

Chính với từ hình ảnh cò mẹ lặn lội tìm kiếm miếng ăn cho đàn cò con bé bỏng, nhân dân ta dường nhưu cũng đã ngầm so sánh với sự tần tảo, đảm đang của người phụ nữ xưa kia. Và ta như thấy được trước mắt ta hiện lên hình ảnh những người vợ, người mẹ dường như cũng đã phải tất tả giữa dòng đời xuôi ngược để lo toan cho cuộc sống gia đình.

Cuộc sống muuaw sinh thật vất vả mà kiếm ăn ban ngày không đủ, cò mẹ phải kiếm ăn cả ban đêm. (Trái với thói quen của họ nhà cò). Cũng chỉ vì trời tối mà cò phải đậu cành mềm nên lộn cổ xuống ao.

Có thể thấy được chính chi tiết này đã đẩy bi kịch thương tâm trong câu chuyện lên đến đỉnh điểm , gợi cảm xúc xót xa trong lòng người đọc. Người đọc như cũng có thể thấy được con cò mẹ không chỉ buồn vì cái chết gần kề mà còn buồn vì sự hiểu lầm tai hại tất sẽ xảy ra. Nội dung của những lời ca trong bài như cũng đã giúp chúng ta hiểu và thông cảm với tâm trạng của cò:

Ông ơi ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đâu lòng cò con.

“Ông” ở trong bài ca dao đây là kẻ giàu có, là người dường như có địa vị cao và được nắm quyền sinh quyền sát trong xã hội. Chính những lời khẩn cầu của cò mẹ hoàn toàn không phải là vì muốn bảo toàn tính mạng dường như là muốn giãi bày, muốn bộc bạch những tấm lòng trong sạch của mình. Câu thanh minh đó ta hiểu đó chính là tôi có lòng nào thì ông hãy lấy mà sáo với măng nhưng là nhớ sao nước trong, đừng sáo nước đục. Cậu thanh minh hiểu theo nghĩa bóng đó chính là tấm lòng của cò nếu có ý định xấu nào thì ông hãy sáo măng thì cò cũng cam lòng. Rõ ràng ta như thấy được con cò đã dùng chính cái chết của mình để minh chứng cho tấm lòng của mình, và nhất là khi gặp hoàn cảnh trớ trêu.

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đâu lòng cò con.

Cò mẹ dường như cũng đã van xin đừng xáo nước đục mà thêm tủi thân, tủi phận cho cò. Có lẽ rằng chính cò mẹ dường như đã muốn được xáo nước trong như câu nói “Chết trong còn hơn sống đục”. Và bản thân con cò mẹ không muốn đàn còn phải đau lòng trước cái chết đầy uẩn khúc của mẹ nó. Dường như chính những lời van xin thống thiết cho ta thấy bản chất thật thà, như cũng thật đôn hậu của cò mẹ. Khi mà đứng trước tình thế cái chết đã kề bên, chợt nghĩa đến đàn con đói khát của mình dường như cũng đang nóng ruột chờ đợi nên cò mẹ cất lời van xin nhưng không phải xin được sống mà là xin được chết trong sạch. Con cò mẹ lúc này dường như cũng đã cảm thấy mình không thể chết trong nhục nhã, không thể để đàn con phải xấu hổ vì mình. Chính bạnđọc dường như cũng có thể hieru được tâm trạng đau đớn cùng phẩm giá đáng quý của cò mẹ. Điều ấy khiến chúng ta liên tưởng tới những đức tính tốt đẹp của chính những người phụ nữ lao động. Họ là  những bà mẹ nghèo suốt đời lam lũ, bần hàn và ở họ như không có gì để lại cho con ngoài tấm lòng trong sạch, thanh cao. Và ta có thể nhận thấy rằng đó chính là gia tài đáng quý nhất để các con luôn tự hào về mẹ, noi gương mẹ mà sống tốt hơn.

Bài ca dao trên dường như đã thể hiện quan niệm sống đúng đắn của nhân dân ta thời trước. Và không phải ngẫu nhiên mà bài ca dao này lại được sử dụng trong những lời ru con của các bà mẹ xưa. Nó như một điều răn dạy con cháu sống sao cho đúng với đạo lý. Với ý nghĩa lớn đó mà bài ca dao sống đến tận hôm nay.

11 tháng 1 2019

     Những câu ca dao từ Nam chí Bắc như có đất, có nước, như có cát, có biển, như có mồ hôi người, chúng ta sẽ cảm nhận thấy dần dần tụ lại nơi khóe mắt một giọt ướt sáng ngời. Đó là một giọt tinh túy chắt ra từ ruột già của non sống, nó xoáy vào tâm hồn ta, làm động tới lòng yêu thương sâu sắc, lớn lao. Và có lẽ, những bài ca dao với hình ảnh con cò đã ngân lên trong lòng ta nhũng nhịp hồn dân tộc như vậy:

“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi vào
Tôi có lòng nào ông hãy sáo măng
Có sáo thì sáo nước trong
Đừng sáo nước đục, đau lòng cò con.”

          Từ xưa, hình ảnh con cò rất quen thuộc gần gũi với người dân Việt nam ta. Thân hình gầy guộc, đặc biệt lại hay kiếm ăn nơi ruộng đồng, rất cần cù chịu khó rất giống với đức tính người nông dan Việt. Vì thế mà con cò đã trở thành biểu tượng của người nông dân sau lũy tre làng.

Trong bài ca dao, con cò rơi vào hoàn cảnh thật đặc biệt: con cò đi ăn đêm. Thường cò hay đi kiếm ăn vào ban ngày, sự bất thường ấy hé mở cho người đọc thấy được cuộc sống khó khăn, mệt nhọc, nguy hiểm của con cò khi phải bươn chải kiếm ăn ban ngày chưa đủ mà còn phải kiếm ăn cả vào ban đêm: đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao. Bất chắc, nguy hiểm rình rập nhưng không còn cách nào khác. Cò chỉ biết cầu mong sự giúp đỡ từ phía người ngoài.

“Ông ơi ông vớt tôi vào
Tôi có lòng nào ông hãy sáo măng
Có sáo thì sáo nước trong
Đừng sao nước đục, đau lòng cò con.”

Con cò rơi vào tình thế tình ngay lí gian, không thể cởi bỏ được sự hiểu lầm. Vậy nên, hi vọng răng nếu trong lòng nó có một chút gì sự xấu xa, ích kỉ xin hãy đem sáo măng, rửa sạch sự hiểu lầm ấy đẻ minh chứng cho tâm hồn trong sạch của mình. Như vậy, mượn hình ảnh con cò, dân gian muốn gửi gắm để mai hậu tháy được cuộc sống vất vả, cực nhọc của người nông dân. Đồng thời, thấy được những oái oăm , bất trắc trong cuộc sống mưu sinh và nhất là khẳng định tấm lòng trong sạch, thà chết vinh còn hơn sống nhục của những người nông dân chân lấm tay bùn. Đó cũng là vẻ đẹp ngàn đời của dân tộc Việt Nam.

          Những câu ca dao thật thấm thía mà sâu sắc, hun đúc được hồn nòi giống của ta mà nhắn gửi đến hậu thế. Đồng thời chững tỏ tài năng các nghệ sĩ dân gian khi sáng tạo ra những câu thơ lục bát ý nghĩa như vậy

11 tháng 1 2019

Người anh hùng mà tôi sắp kể ra đây là Chủ tịch Hồ Chí Minh 

Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 và mất năm 1969,khi ấy bác còn 79 tuổi .Quê bác ở làng Sen,xã Kim Liên,huyện Nam Đàn,tỉnh Nghệ An.Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam ta.Người đã ra tìm đường cứu nước từ khi còn rất trẻ.Bác Hồ đã lãnh đạo nhân dân ta làm nên cuộc Cánh mạng tháng Tám,lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.Tieép đó,người lại lãnh đạo hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống Pháp và chống Mĩ giành thắng lợi.Được  UNESO phong tặng danh hiệu "Anh hùng giải phóng dân tộc,nhà văn hóa lớn."

Tôi rất khâm phục Bác.Tôi sẽ học thật giỏi để xây dựng đất nước giàu đẹp.

11 tháng 1 2019

Hà Nội năm 2018.

Các bạn thân mến!

Chắc hẳn mỗi chúng ta đều có một ai đó được coi là người hùng, là hình tượng chuẩn mực để chúng ta hướng đến. Người hùng của các bạn có thể là một nhân vật mang sức mạnh siêu nhiên, một người anh hùng lịch sử tài trí và dũng cảm, hay cũng có thể là một người cô, người thầy, người lái đò thầm lặng đưa chúng ta đến bến bờ tri thức. Còn đối với riêng tôi, người hùng của tôi chính là ông nội.

Ông nội tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi, râu tóc ông bạc phơ nhưng thật may mắn làm sao khi ở độ tuổi này ông vẫn còn được minh mẫn tuy rằng đôi mắt ông đã mờ dần đi theo năm tháng. Tôi thường về thăm ông vào mỗi dịp cuối tuần để nghe ông sẻ chia, tâm sự và cùng ông trồng các loài hoa ở khu vườn nhỏ trước sân. Sở thích của ông là sưu tầm cây cảnh nên ông trồng rất nhiều loại hoa như hoa lan, hoa hồng, hoa huệ, ...và nhiều cây ăn quả khác xung quanh ngôi nhà của mình. Đã có lần ông nói với tôi rằng, hoa mang đến cho con người cái đẹp, người thích chơi hoa là người yêu cái đẹp. Ông thích trồng hoa bởi ông yêu những vẻ đẹp đầy màu sắc mà chúng mang lại.

Trước đây, ông tôi là một người lính, một người chiến sĩ dũng cảm xung phong vào chiến trường miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ để góp sức mình vào công cuộc chiến đấu chung của dân tộc, mang lại hòa bình, hạnh phúc cho nhân dân. Theo lời ông kể, đó là những năm tháng gian khổ nhưng cũng là những năm tháng hào hùng nhất trong lịch sử. Chiến tranh vô cùng ác liệt, có những ngày bom Mĩ dội xuống liên tiếp khiến đồng bào ta phải gánh chịu những đau thương không sao kể hết. Những người lính chỉ được về phép một, hai hôm rồi lại từ biệt gia đình, vợ con để lên chiến trường. Những người thanh niên trai trẻ phải từ giã làng quê, từ giã mối tình còn đang tươi đẹp để hành quân, chiến đấu vì miền Nam yêu dấu. Mười năm trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ cũng là mười năm ông tôi trải qua đủ mọi cung bậc cảm xúc, trải qua mọi sự khắc nghiệt của chiến tranh. Mười năm ấy, gia đình không còn niềm tin, niềm hi vọng vào sự trở về của ông nữa.

Khi cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, đất nước hoàn toàn được thống nhất, ông tôi trở lại quê hương trong niềm vui, niềm hạnh phúc đến òa khóc của mọi người. Điều tôi ngưỡng mộ ở ông không chỉ là sự dũng cảm, tinh thần chiến đấu quật cường vì tổ quốc mà còn bởi tình yêu mặn nồng giữa ông và bà tôi. Trước khi trở thành một người lính, ông tôi là một chàng trai trẻ còn bà tôi là một cô gái ông thôn chất phác, hiền lành. Giữa thời buổi sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong gang tấc hai người không dám hứa sẽ chờ đợi nhau. Vậy mà mười năm trôi qua, tuổi thanh xuân của bà đã được bù đắp trong giây phút nhìn thấy ông lành lặn trở về. Lời hứa chờ đợi ấy dù không được nói ra nhưng cả hai đều đã ngầm hiểu. Cho đến tận bây giờ, khi lớp bụi thời gian dần phủ mờ lên tất cả thì ông bà tôi vẫn yêu thương nhau như thuở ban đầu. Ông luôn dành sự quan tâm cho bà, ông nói rằng dù có dành cả cuộc đời của mình thì cũng không thể bù đắp hết được những khổ cực, buồn tủi bà phải chịu đựng trong ngần ấy năm xa cách.

Sự hi sinh của ông dành cho gia đình vô cùng to lớn. Tuy đã có tuổi nhưng ông vẫn phụ giúp bố mẹ tôi những công việc vừa sức để bố mẹ tôi đỡ được phần nào vất vả. Sau khi chiến tranh kết thúc, ông được cấp trên cử đi học và trở thành một thầy giáo. Xen kẽ những bài giảng của ông là câu chuyện về chiến tranh, câu chuyện về tình người để các học sinh biết quý trọng hơn cuộc sống mình đang có. Mặc dù ông đã về hưu nhưng ngày Nhà giáo Việt Nam hàng năm có rất nhiều học sinh cũ đến thăm và tặng hoa chúc mừng người thầy đã dìu dắt và gắn bó với mình. Có những người trở thành bác sĩ cũng có người trở thành giáo viên, nhà báo. Nhưng cho dù làm ngành gì chăng nữa thì ông cũng đều dặn dò các học sinh phải có cái tâm, như vậy, mới đạt được thành công trong công việc. Có lẽ vì thế mà những học trò cũ luôn kính trọng và coi ông như người cha của mình.

Những lúc rảnh rỗi, ông thường kể cho tôi nghe các câu chuyện để chúng tôi biết thêm về lịch sử đất nước, về những con người hi sinh thầm lặng để chúng ta có được cuộc sống tự do như ngày hôm nay. Ông dạy tôi cách ứng xử trong cuộc sống hàng ngày, dạy tôi những phép toán mà tôi không tìm ra lời giải. Là một người nghiêm khắc nên khi những thành viên trong gia đình mắc lỗi hay xử sự không đúng ông tôi đều thẳng thắn góp ý. Tôi nhớ những ngày còn thơ bé, ông đã làm rất nhiều đồ chơi cho tôi. Ông dạy tôi cách gấp con hạc, chiếc thuyền thúng, thuyền buồm bằng giấy. Ông làm cả đèn ông sao cho tôi mỗi dịp Trung thu đến để tôi đi rước kiệu cùng các bạn. Không một ai trong xã hội chê trách ông về điều gì bởi ông là một người có trách nhiệm, một Đảng viên gương mẫu, một người cha, người ông mẫu mực. Ông còn nhiệt tình giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn khiến họ cảm kích và biết ơn vô cùng.

Vào ngày sinh nhật, tôi bất ngờ nhận được món quà của ông. Đó là một chiếc xe đạp màu xanh tôi yêu thích. Ông không quên nhắc tôi phải học thật giỏi, thật chăm ngoan để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ. Đồng thời, ông cũng không quên nhắc nhở bố mẹ tôi dù có bận rộn như thế nào cũng nên dành thời gian quan tâm, chăm sóc con cái. Những đứa trẻ rất cần sự lắng nghe của cha mẹ và tôi cũng vậy.

Tôi luôn nhận được sự khích lệ từ ông, mỗi kì được học sinh giỏi, ông thường thưởng cho tôi những món quà ý nghĩa. Đó là chiếc cặp sách hay những cuốn vở, chiếc bút để chuẩn bị cho một năm học mới. Là người đứng đầu trong gia đình, ông luôn bảo ban mọi thành viên cách sống, cách giao tiếp, ứng xử chuẩn mực nhất để không ai có thể chê trách. Ông luôn yêu thương hết mực các cháu nhưng cũng không quá nuông chiều để chúng làm nũng, đòi hỏi.

Đối với tôi, ông là một người hùng. Tôi ngưỡng mộ ông bởi cách sống, cách đối nhân xử thế, ngưỡng mộ ông ở sự hi sinh cao cả dành cho gia đình. Hi vọng rằng, ông sẽ luôn mạnh khỏe để bên cạnh chúng tôi và cùng chúng tôi có những giây phút ngập tràn yêu thương.

Tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn nhé!

Nguyễn Thanh Hương

Bài làm

Từ láy có chứa chữ " l " là:

Lồng lộn, lưu luyến, long lanh, lung linh, lai láng, le lói, luôn luôn, lâu lắc, lắc lư, la liếm, lung lay, lêu lêu, lệch lạc, lông lá, lồ lộ, la liệt, la lối, la làng, là là, lạc lõng, lầm lỗi, lanh lảnh, lanh lẹ, lanh lợi, lành lặn, lao lực, lạnh lẽo, lạnh lùng, lão làng, lạt lẽo, lau láu, láu linh, lém lỉnh, lăm le, lăm lẳm, lăn lóc, lăng líu , lăng loàn, lẳng lặng, lẳng lơ, lay lắt, lắt léo, lâm li, lầm lì, lâm lụy, lầm lộn, lân la, lân lý gan jog luan lý, lấn lối, lấn lướt, lâng lâng, lấp láy, nhấp nháy, lấp liếm, lấp loáng, lập lòa, lâu lâu, lay láy, lây lan, lẫy lừng, lẹ làng, lem lém, lem luốc lém lỉnh, len lénm len lỏi, leo lẻo, leo lắt, leo lét, lèo lái, lê la, lề lối, lễ lạt(giốn như làm ra vẻ tôn kính, kính biếu nhung ng có địa vị cao), lệch lạc, lênh láng, lai láng, lêu lổng, lếu láo,lia lịa, lịc lãm, liên lụy, lìm lịm, líu lo, lo lắng, loạn lạc, loang loãng,...

# Chúc bạn học tốt #

11 tháng 1 2019

lung linh; long lanh; lấp lánh; lập lòe; loang lổ; lênh láng; lúc lắc;...

tk nha!

11 tháng 1 2019

1. Vọng nguyệt 
Trong tù không rượu cũng không hoa, 
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ. 
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, 
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ. 

2. Trung thu 
....... 
Trung thu ta cũng tết trong tù, 
Trăng gió đêm thu gợn vẻ sầu; 
Chẳng được tự do mà thưởng nguyệt, 
Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu. 

3. Rằm tháng giêng 
Rằm xuân lồng lộng trăng soi, 
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân. 
Giữa dòng bàn bạc việc quân, 
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền. 

4. Dạ lãnh 
Đêm thu không đệm cũng không chăn, 
Gối quắp, lưng còng, ngủ chẳng an; 
Khóm chuối trăng soi càng thấy lạnh, 
Nhòm song, Bắc Đẩu đã nằm ngang 

5. Thu dạ 
Trước cửa lính canh bồng súng đứng, 
Trên trời trăng lướt giữa làn mây; 
Rệp bò ngang dọc như thiết giáp, 
Muỗi lượn hung hăng tựa máy bay; 
............ 

6. Cảm tưởng đọc "Thiên Gia thi" 
Thơ xưa thường chuộng thiên nhiên đẹp, 
Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông; 
Nay ở trong thơ nên có thép, 
Nhà thơ cũng phải biết xung phong. 

7. Tin thắng trận 
Trăng vào cửa sổ đòi thơ, 
Việc quân đang bận, xin chờ hôm sau, 
Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu, 
Ấy tin thắng trận Liên khu báo về. 

8. Đối nguyệt 
Ngoài song, trăng rọi cây sân, 
Ánh trăng nhích bóng cây gần trước song. 
Việc quân, việc nước bàn xong, 
Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm. 

9. Cảnh khuya 
Tiếng suối trong như tiếng hát xa, 
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. 
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, 
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. 

10. Đi thuyền trên sông Đáy 
Dòng sông lặng ngắt như tờ, 
Sao đưa thuyền chạy, thuyền chờ trăng theo. 
Bốn bề phong cảnh vắng teo, 
Chỉ nghe cót két tiếng chèo thuyền nan. 
........ 

11. Cảnh rừng Việt Bắc 
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay, 
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày, 
Khách đến thì mời ngô nếp nướng, 
Săn về thường chén thịt rừng quay, 
Non xanh, nước biếc tha hồ dạo, 
Rượu ngọt, chè tươi mặc sức say. 
Kháng chiến thành công ta trở lại, 
Trăng xưa, hạc cũ với xuân này. 

12. Chơi trăng 
Gặp tuần trăng sáng dạo chơi trăng 
Sẵn nhắn vài câu hỏi chị Hằng 
"Non nước tơi bời sao vậy nhỉ ? 
Nhân dân cực khổ biết hay chăng ? 
.......... 

13. Thư Trung thu 1951 
Trung thu trăng sáng như gương 
Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng 
Sau đây Bác viết mấy dòng 
Gửi cho các cháu tỏ lòng nhớ nhung... 

Tìm cũng khá nhiều nhưng chỉ được 13 bài, có lẽ không có bài thứ 14 đâu. Chúc bạn may mắn nhé!

11 tháng 1 2019

Long An – Đồng Chính

Thử gian thổ địa quảng nhi bần
Sở dĩ nhân dân kiệm thả cần
Thính thuyết kim xuân phùng đại hạn
Thập phân thu hoạch lưỡng tam phân.

Các báo: Hoan nghênh Uy-ki Đại hội

Đồng thị Trung Quốc hữu,
Đồng thị yếu phó Du.
Quân vi toạ thượng khách,
Ngã vi giai hạ tù.
Đồng thị đại biểu dã,
Đãi ngộ hồ huyền thù?
Nhân tình phân lãnh nhiệt,
Tự cổ thuỷ đông lưu.

Dạ túc Long Tuyền

Bạch thiên "song mã" bất đình đề,
Dạ vãn thường thường "ngũ vị kê".
Sắt lãnh thừa cơ lai giáp kích,
Cách lân hân thính hiểu oanh đề.

...

10 tháng 1 2019

1)quyển vở,mới tinh ,tính nết

2)ghép tổng hợp:gắn bó,giúp đỡ,thành thật,học hỏi

ghép phân loại:bạn học,bạn hữư,bạn đường

từ láy:ngoan ngoãn,chăm chỉ ,khó khăn

10 tháng 1 2019

Kháng chiến chống Tống chia làm2 giai đoạn

* Gia đoạn thứ nhất( 1075)

- Tháng 10- 1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy 10 vạn quân, chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống

+ Mục tiêu: kho lương thành Châu Ung

+ Đường bộ do Than cảnh Phúc, Tông Đản chỉ huy quân dân miền núi.

+ + Lí Thường Kiệt chỉ huy quân thuỷ đổ bộ vào Châu Liêm, châu Khâm

+ + Lý Thường kiệt đã cho yết bảng nói rõ mục đích cuộc tiến công tự vệ của mình.

- Sau 42 ngày đêm quân ta đã làm chủ thành Ung Châu tướng giặc phải tự tử.

*Giai đoạn thứ 2(1076-1077)

- Cuối năm 1076, 10 vạn quân Tống, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy kéo vào nước ta; 1 đạo quân do Hoà Mâu theo đường biển tiếp ứng

- Tháng 01/1077, quân Tóng vượt ải Nam Quan qua Lạng Sơn tiến vào nước ta, nhà Lý đánh nhiều trận nhỏ để cản bước tiến của giặc.

- Lý Kế Nguyên đã mai phục và đánh 10 trận liên tiếp ngăn bước tiến đạo quân thủy của giặc

10 tháng 1 2019

Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập có ý nghĩa quan trọng:

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ờ Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác -Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam:

+ Chấm dứt sự khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam, khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam từ đây đã nắm quyền tuyệt đối lãnh đạo cách mạng với đội tiền phong của nó là Đảng Cộng sản Việt Nam.

+ Từ đây, cách mạng Việt Nam đã có một đường lối lãnh đạo đúng đắn được nêu ra trong Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt của Đảng.

- Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam đã gắn cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị đầu tiên có tính tất yếu, quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng và lịch sử dân tộc Việt Nam.

10 tháng 1 2019

conan doyle

* Đoạn văn 1: Đọc “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng, ta bắt gặp hình ảnh một em bé mồ côi bố, phải xa mẹ, sống thui thủi cô đơn giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của bà cô. Em phải chịu những ngày tháng đau khổ, tủi nhục. Nhưng trong những ngày tháng đau khổ ấy, trái tim yêu thương của em vẫn dành cho mẹ một cách đằm thắm và trọn vẹn. Cuộc gặp gỡ mẹ sau một năm trời xa cách là một niềm hạnh phúc vô bờ. Ôi, thật không gì bằng khi được sống trong vòng tay yêu thương của mẹ. 
Bài tập 4: Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng...), trong đoạn văn đó có câu chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán.


* Đoạn văn 2: Đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du, chắc chắn không ai không thương xót cho số phận của nàng Kiều - một người con gái tài hoa bạc mệnh. Có thấu hiểu quãng đời mười lăm năm lưu lạc của nàng thì chúng ta mới thấy hết sự tàn bạo, độc ác của tầng lớp thống trị lúc bấy giờ. Hỡi ôi, một xã hội chỉ biết chạy theo đồng tiền, sẵn sàng chà đạp lên mọi nhân phẩm, giá trị của con người. Đúng là một xã hội bất nhân, thối nát mà Nguyễn Du muốn lột trần bộ mặt thật của nó. Nhưng ở đó, Truyện Kiều cũng là sự bênh vực, xót thương cho số phận nhỏ nhoi bị vùi dập. Chắc hẳn đại thi hào Nguyễn Du phải đau lòng lắm khi viết ra những nỗi đau, sự bất công trong xã hội mà ông đã sống và chứng kiến. 

Sưu tầm!

Đề 6 : Đọc bài ca dao sau:                                                                                                                                                                                        Con cò mà đi ăn đêm                                                                                                              ...
Đọc tiếp

Đề 6 : Đọc bài ca dao sau:                                                                                                                                                                                        Con cò mà đi ăn đêm                                                                                                                                                           Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao                                                                                                                                                        Ông ơi , ông vớt tôi nao                                                                                                                                                       Tôi lòng nào ông hãy sáo mang                                                                                                                                                                Có sáo thì sáo nước trong                                                                                                                                                   Đừng mang sáo đục đau lòng cò con                                                                                                                                Em hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh chú coftrong bài ca dao trên

 

3
10 tháng 1 2019

con co