bạn nào có thể nói khải niệm truyện trung đại là gì không
tui sẽ tick cho
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn tham khảo:
Nhận xét của em về thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt
=> Dế Mèn có thái độ khinh thường, chê bai Dế Choắt, khi được Dế Choắt nhờ giúp đỡ, Dế Mèn chẳng những không giúp còn thờ ơ, hẹp hòi với việc Dế Choắt nhờ.
Cre: Quạnh
#Notcopy
Nói năng bằng giọng kẻ cả, trịch thượng: + Dế Mèn coi thường Dế Choắt gọi là “chú mày” -> Dưới con mắt của Dế Mèn thì Dế Choắt rất yếu ớt, xấu xí, lười nhác, đáng khinh. + Không hề cảm thông với sự ốm yếu của Choắt. ⇒ Dế Mèn kiêu căng, hách dịch, coi thường người hàng xóm yếu đuối của mình.
Lời từ chối của Dế Mèn khi Dế Choắt mong muốn được giúp đỡ trong bài "Bài học đường đời đầu tiên" là: Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ? Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!
→→ Thái độ của Dế Mèn khi nói câu từ chối: Tỏ thái độ hống hách, huênh hoang.
bề bộn , tuềnh toàng , luộm thuộm , yếu ớt , yếu đuói
xin tiick
+ Không hề cảm thông với sự ốm yếu của Choắt. ⇒ Dế Mèn kiêu căng, hách dịch, coi thường người hàng xóm yếu đuối của mình. - Lời nói, giọng điệu bề trên, xưng hô “chú mày”.
cho mình xin k nha
Bạn tham khảo:
Vô trong vô hình là yếu tố thường đi trước một yếu tố khác, có nghĩa là không, không có. Hãy tìm một số từ có yếu tố vô được dùng theo cách như vậy và giải thích nghĩa của những từ đó
VD: - Vô vị ( nhạt nhẽo, không có mùi, ý nghĩa )
- Vô tình ( không có tình nghĩa, tình cảm )
- Vô tư ( không quan tâm các việc mình làm )
* Sai xin lỗi ạ!
Cre: Quạnh
#Not copy
- Học tốt;-;
Bài học gần gũi và có ý nghĩa nhất đối với em là: Đôi khi chúng ta sẽ cảm thấy lạc lõng và bối rối không biết đối mặt với những vấn đề trước mắt như thế nào. Nhưng sẽ luôn có câu trả lời ở đâu đó. Câu trả lời từ một người bạn hoặc cũng có thể chính từ bản thân mỗi chúng ta. Những người đó, có thể sẽ giống tất cả mọi người khác trên thế giới này, nhưng họ sẽ trở nên đặc biệt nếu chúng ta biết quan tâm và gần gũi với nhau hơn.
Nhân vật cáo đã dạy cho hoàng tử bé những bài học rất sâu sắc về tình bạn. Hãy chia sẻ về một bài học có ý nghĩa mà em đã nhận được từ một người bạn nào đó
=> Trong cuộc sống đôi lúc con người ta sẽ cảm thấy cô đơn, lạc lõng khi không biết phải làm gì tiếp theo, nhưng rồi cũng sẽ có câu trả lời mà thôi. Là câu trả lời mà xuất phát từ bạn bè, câu trả lời ấy luôn có thể giúp một phần nào trong khúc mắc của chúng ta, rồi đôi khi những khúc mắc ấy không thuận lợi mà xảy ra những điều bản thân không mong muốn, nhưng cũng chính nó giúp ta hiểu nhau hơn, đồng cảm và kéo ta lại gần gũi hơn.
Cre: Quạnh
#Not copy
Soạn bài À ơi tay mẹ - Cánh diều Ngữ văn lớp 6
Với soạn bài À ơi tay mẹ (Bình Nguyên) Ngữ văn lớp 6 sách Cánh diều được biên soạn bởi đội ngũ Giáo viên nhiều năm kinh nghiệm trả lời các câu hỏi theo tiến trình bài học: trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc sẽ giúp các em dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn lớp 6.
1. Chuẩn bị
Hiển thị nội dung
2. Đọc hiểu
a. Trong khi đọc
Hiển thị nội dung
b. Sau khi đọc
Câu 1 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Tìm hình ảnh, chi tiết thể hiện “phép nhiệm mầu” của bàn tay mẹ. Những dòng thơ nào nói lên đức hi sinh của người mẹ?
Trả lời:
- Hình ảnh, chi tiết thể hiện “phép nhiệm mầu” của bàn tay mẹ:
+ Chắn mưa sa, chặn bao qua mùa màng.
+ Thức cả một đời, mai sau thế nào tay mẹ vẫn còn hát ru, ru cho mềm ngọn gió thu, cho tan đám sương mù, cho con lớn khôn.
- Những dòng thơ nói lên đức hi sinh của người mẹ:
- Bàn tay mẹ chắn mưa sa
Bàn tay mẹ chặn bão qua mùa màng.
- Bàn tay mẹ thức một đời
À ơi này cái Mặt Trời bé con…
Mai sau bể cạn non mòn
À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru
- Bàn tay mang phép nhiệm mầu
Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.
- Ru cho sóng lặng bãi bồi
Mưa không chỗ dột ngoại ngồi vá khâu
Ru cho đời nín cái đau
À ơi… Mẹ chẳng một câu ru mình.
Câu 2 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng những từ ngữ nào? Cách gọi đó nói lên điều gì về tình cảm mẹ dành cho con?
Trả lời:
- Em nhỏ trong bài thơ được gọi bằng những từ ngữ: cái trăng vàng, cái trăng tròn, cái trăng, Mặt Trời bé con.
- Qua cách gọi đó, ta thấy được tình cảm yêu thương dạt dào, bao la của người mẹ dành cho đứa con của mình.
Câu 3 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Trong bài thơ, cụm từ “à ơi” được lặp lại nhiều lần. Hãy phân tích tác dụng của sự lặp lại ấy.
Trả lời:
Tác dụng của việc lặp lại cụm từ “à ơi” nhiều lần:
- Tạo ra âm điệu du dương, êm ái giống như một lời hát ru.
- Bộc lộ tình cảm yêu thương của người mẹ dành cho người con.
Câu 4 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: “Bàn tay mang phép nhiệm mầu / Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi.”. Em có đồng ý với tác giả không? Vì sao?
Trả lời:
Em có đồng ý với tác giả về câu thơ “Bàn tay mang phép nhiệm mầu / Chắt chiu từ những dãi dầu đấy thôi” vì người mẹ đã chịu đựng những nỗi vất vả, trải qua nhiều mưa nắng, nguyện hi sinh cả cuộc đời mà không màng đến bản thân. Bàn tay ấy đã chống đỡ, gặp phải biết bao gian khó để mang đến cho người con một cuộc sống tốt đẹp nhất có thể.
Câu 5 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Hình ảnh “bàn tay mẹ” trong bài thơ tượng trưng cho điều gì?
Trả lời:
Hình ảnh “bàn tay mẹ” trong bài thơ tượng trưng cho những gian truân, vất vả mà người mẹ đã trải qua và đồng thời đó cũng là sự dịu dàng, ấm áp của tình mẫu tử thiêng liêng, vĩ đại của người mẹ dành cho người con bé bỏng của mình.
Câu 6 trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1: Em thích khổ thơ nào nhất trong bài thơ? Vì sao?
Trả lời:
Em thích nhất khổ thơ thứ hai, vì qua đó em thấy được tình cảm yêu thương da diết của người mẹ dành cho đứa con thông qua những tên gọi hết sức chân tình.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Cán
TRUNG ĐẠI Văn học viết Việt Nam được chia thành hai giai đoạn tùy thuộc vào thời gian ra đời và đặc điểm sáng tác đó là: văn học trung đại và văn học hiện đại.
Văn học trung đại hình thành từ thế kỉ X hết thế kỉ XIX và phát triển trong bối cảnh văn hoá, văn học vùng Đông Nam Á, Đông Á; có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn hóa khu vực, đặc biệt là văn học Trung Quốc.
Bạn muốn biết những tác phẩm bạn đang tìm có phải là văn học trung đại hay không thì phải dựa vào các đặc điểm sau:
Thời gian sáng tác: từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Về thể loại: Trong văn học chữ Hán, có ba thể loại chủ yếu: văn xuôi(truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi,...); thơ(thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc,...); văn biền ngẫu(hình thức trung gian giữa thơ và văn xuôi, được dùng nhiều trong phú, cáo, văn tế,...). Ở văn học chữ Nôm, phần lớn các thể loại là thơ(thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói) và văn biền ngẫu.
Về chữ viết: Phần lớn là chữ Hán và chữ Nôm TRUYỆN HIỆN ĐẠI Là loại truyện kể thảo xu hướng đổi mới thoát khỏi sự nghèo nàn lạc hậu của từ ngữ của xã hội thời xưa.Mk nghĩ zậy k nha. THƠ HIỆN ĐẠI Thơ Mới là cách gọi một trào lưu sáng tác thơ phi cổ điển, chịu ảnh hưởng các phép tắc tu từ, thanh vận của thơ hiện đại phương Tây. Trở thành một hiện tượng trong khu vực các nước đồng văn châu Á, thơ mới ra đời, phát triển dựa trên yêu cầu cấp thiết hiện đại hóa thi ca truyền thống. KÍ HIỆN ĐẠI Ký là tên gọi cho một nhóm thể tài nằm ở phần giao nhau giữa văn học và cận văn học (báo chí, chính luận, ghi chép tư liệu các loại), chủ yếu là văn xuôi tự sự.