K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 8 2018

Hầu như các bài văn cảm thụ là cảm nhận lại lần đầu tiền bước chân vào trường , cây  phượng gắn bó với tuổi học trò 

#Chúc_bạn_thi_tốt 

Bn ơi,mk thi xong rồi,ko có cảm thụ đâu

20 tháng 8 2018

I. Đọc – hiểu văn bản .

Câu 1. Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh:

+ Đã già, muốn truyền ngôi nhưng có 20 hoàng tử không biết chọn ai xứng đáng để nối chí tiên vương.

+ Sau khi dẹp giặc và đất nước trở lại thanh bình.

- Ý định của vua là chọn người có thể làm cho dân ấm nó để giữ ngai vàng của tổ tiên đã truyền được sáu đời.

- Hình thức là nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi không nhất thiết phải là con trưởng.

Câu 2. Trong 20 hoàng tử, chỉ có Lang Liêu là được thần giúp đỡ bởi:

- Chàng là người thiệt thòi nhất.

+ Sớm mồ côi mẹ.

+ Ra ở riêng và chỉ chăm lo chuyện đồng áng một cách tích cực: trong nhà rất nhiều lúa, khoai.

- Thần thực ra chính là trí tuệ ý nguyện của nhân dân lao động. Nhân dân rất đống cảm với các nhân vật mô côi, chăm chỉ lao động bằng bàn tay của mình và sống chân chất thật thà. Ông Bụt giúp cô Tấm (Tấm Cám), chàng Khoai (Cây tre trăm đốt) cũng như Thần giúp Lang Liêu vậy. Bởi vì đây là người “của mình” thuộc “phe ta”.

Câu 3. Hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế trời đất và Tiên vương vì:

+ Bánh giầy là tượng trời; bánh chưng là tượng đất có cây cỏ muôn loài còn là biểu tượng cho sự “đùm bọc nhau”.

+ Vua cha thấy rằng Lang Liêu đã hiểu ý mình là phải phát triển nghề nông thì dân mới no ấm, thái bình. Đây là nguyên nhân thành công của các đấng Tiên Vương.

- Lang Liêu được kế ngôi báu vì qua hai chiếc bánh đã: + Đề cao được sự kính thờ trời đất và Tổ tiên.

+ Thể hiện ý đồ sau khi lên ngôi sẽ phát triển nghề nông mong mang lại ấm nó, thái bình cho dân.

20 tháng 8 2018

thank you fike

20 tháng 8 2018

Tiếng dùng để tạo từ.

Từ dùng để tạo câu.

Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu, tiếng ấy trở thành từ.

20 tháng 8 2018

bn lên mạng tra có đó

chúc hok tốt

tk+kb nha!

LOVE

20 tháng 8 2018

Bn vào Link này tham khảo nha . Soạn bài: Từ và cấu tạo của từ tiếng việt | Soạn văn 6 hay nhất tại VietJack 

20 tháng 8 2018

Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.

Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.

Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.

20 tháng 8 2018

Vua Hùng Vương thứ sáu muốn tìm trong số hai mươi người con trai một người thật tài đức để nối ngôi nên đã ra điều kiện: không nhất thiết là con trưởng, ai làm vừa ý nhà vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi.

Các lang đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Lang Liêu, người con trai thứ mười tám, rất buồn vì nhà nghèo, chỉ quen với việc trồng khoai trồng lúa, không biết lấy đâu ra của ngon vật lạ làm lễ như những lang khác. Sau một đêm nằm mộng, được một vị thần mách nước, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt lợn làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha. Vua thấy bánh ngon, lại thể hiện được ý nghĩa sâu sắc nên lấy hai thứ bánh ấy lễ Trời, Đất và lễ Tiên vương, đặt tên bánh hình tròn là bánh giầy, bánh hình vuông là bánh chưng và truyền ngôi cho Lang Liêu.

Từ đó, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt Nam.

20 tháng 8 2018

Câu truyện Thánh Gióng được kể nhằm mục đích gì?

Trả lời :

Cách đây hàng ngàn năm, trên vùng đất màu mỡ được bồi đắp bởi phù sa sông Hồng, nước Văn Lang đã được hình thành dưới sự hợp nhất một cách tự nguyện của mười năm bộ lạc. Ở nơi sinh tụ giàu tiềm năng đó, các bộ lạc chung sống một cách hòa hợp, đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, cùng chung tay lao động, đối chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, cải tạo tự nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình. Thời gian trôi qua, con người vẫn cần cù, hăng say lao động, xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. Biết bao mồ hôi, xương máu đã đổ xuống, thấm đẫm, làm trù phú mảnh đất quê hương, dệt nên non sông gấm vóc khôn thiêng. Và cũng qua chính những chặng dài lịch sử ấy mà lòng người càng gắn sâu vào đất, tình yêu quê hương, đất nước ngày càng đậm đà, tha thiết. Từ đó mà một nền văn hóa đặc sắc mà “lòng yêu nước” là sợi chỉ đỏ xuyên suốt bề dày lịch sử được hình thành và phát triển rực rỡ, là cái nguồn, cái giếng cấp nước tưới cho những giá trị tinh thần khác đơm hoa kết trái. 
Điều này được thể hiện rất rõ qua nền văn học nước nhà khi dòng văn đứng đầu luôn là văn chương yêu nước, những truyện đứng đầu luôn là chuyện yêu nước, yêu giống nòi (bốn truyện thần thoại đứng đầu: sự tích Hồng Bàng, truyện Sơn Tinh, truyện Thánh Gióng, truyện Thần Rùa Vàng) mà tiêu biểu nhất là truyện Thánh Gióng – một câu chuyện luôn trường tồn với dân tộc qua bao biến cố lịch sử, một truyện mà những tinh túy của nó luôn được bảo tồn và phát triển suốt hàng ngàn năm lịch sử và cho tới tận ngày nay.
Truyện Thánh Gióng quả thật có rất nhiều ý nghĩa mà ý nghĩa đầu tiên phải kể đến đó là lòng yêu nước thiết tha, sâu đậm của mỗi người con xứ sở:
Truyện Thánh Gióng có thể được xem như một cách mà ông cha ta tổng kết lịch sử các cuộc chiến thắng chống ngoại xâm thời cổ đại. Nét đẹp của truyện ngày một được tô đậm qua từng lời truyền miệng của nhân dân để rồi qua thời gian, truyện trở nên đẹp trong từng chi tiết và ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng: ông Thánh là hình ảnh tượng trưng cho những người dân thuở ấy với những nét đẹp nhất, tiêu biểu nhất, cao quý nhất của những người con yêu nước:
-   Cha Gióng là ông thần Khổng Lồ. Ông Khổng Lồ này đi hái cà trong cơn lốc, để lại dấu chân trong vườn cà, để rồi mẹ nó đặt chân lên dấu mà thụ thai sinh ra nó – một đứa bé không tên ở làng Gióng. Đứa trẻ này không tên vì nó là mọi người. Cha nó là một ông Khổng Lồ - một ông Khổng Lồ rất dân giã khi ra đồng hái cà để ăn. Như vậy, đứa bé là con của một dân tộc vĩ đại. 
-   Đứa trẻ làng Gióng sinh ra đã mấy năm rồi mà cứ nằm trong nôi, không nói không cười. Nhưng khi sứ giả Hùng Vương thứ sáu đi truyền rao cần nhân tài cứu nước, đánh giặc Ân thì đứa bé liền thông cảm và biết nói, lời nói đẩu tiên của nó là xin tình nguyện ra đi đánh giặc, bảo vệ quê hương. Như vậy, lòng yêu nước của Gióng đã được ủ sẵn từ rất sớm mà có lẽ không phải từ khi mới sinh ra mới có mà là từ trước khi sinh, khi còn nằm trong bụng mẹ, khi được nghe những lời mẹ ru, khi được nghe bằng đôi tai, nhìn bằng cặp mắt,… của mẹ,… Sau này, khi nói: “cứu nước, cứu dân trước”, “Tổ quốc trên hết”, “Tôi chỉ có một ước muốn, một ý muốn tột bậc, là giải phóng nước nhà, làm cho dân ấm no hạnh phúc”,… thì tư tưởng này đã có sẵn trong truyện Thánh Gióng ngàn xưa rồi. 
-   Đứa bé mới ngày nào còn nằm trong nôi, hôm nay đã lãnh trọng trách đánh giặc. Khi lãnh trọng trách đánh giặc, cứu nước thì vừa vươn vai một cái, nó đã hóa thành một ông Khổng Lồ, to lớn và khỏe mạnh phi thường. Thế là dân làng đem cà mắm thật nhiều, Gióng ăn cà mắm lại càng lớn mạnh hơn nữa, có sức nhổ cả một bụi tre để làm vũ khí đánh giặc. Lột cái dáng vẻ thần thoại ra thì ta có thể nhận thấy ngay rằng, sức mạnh này là sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của lòng người – của lòng yêu nước – một sức mạnh lớn lao, phi thường đang lớn lên cực kỳ nhanh chóng mà không gì, không một thế lưc hắc ám nào có thể đánh bại. Và tư tưởng “toàn dân chung sức, đồng lòng đánh giặc”  và cũng là một lối đánh truyền thống nhưng không bao giờ lỗi thời qua thời gian, năm tháng đã được thể hiện rất rõ tại đây. Mỗi con người đất Việt tuy bình thường trông có vẻ nhỏ bé nhưng đến khi đất nước lâm nguy thì đều trở nên vĩ đại, phi thường, đều đóng một vai trò quan trọng trong công cuộc bảo vệ đất nước. Chắc hẳn nhân dân sáng tác và trau dồi truyện thánh Gióng muốn nói rằng dân tộc ta một khi đứng trước một nhiệm vụ lịch sử nặng nề, tưởng chừng như quá sức gánh vác của mình, thì, bởi sẵn lòng yêu nước nồng nàn, bởi biết chung sức với nhau, bởi nhiều mưu trí và sáng tạo mà vươn lên mau chóng cho kịp nhiệm vụ được giao. Thật vậy, suốt mấy ngàn năm sau, Văn Lang, Âu Lạc đã dám đánh thắng và thắng những kẻ xâm lược lớn mạnh hơn mình gấp mấy chục lần.
-   Giặc tan, vị anh hùng làng Gióng không về triều lĩnh thưởng mà giục ngựa lên núi Sóc, về trời, hẹn khi nào đất nước lâm nguy thì sẽ trở lại giúp dân đánh quân xâm lược. Bằng cử chỉ cao quý này, truyện muốn ca ngợi một chủ nghĩa yêu nước hoàn toàn trong trắng không một hạt bụi danh vị hay một chút tư lợi cá nhân, ca ngợi một tinh thần phục vụ vô điều kiện cho Tổ quốc, cho đồng bào. Ngoài ra, đứng trên phương diện nhân vật Gióng, ta cũng có thể cảm nhận được một góc khác trong tấm lòng của người anh hùng mà sâu xa hơn là chính mỗi người dân xứ sở: bảo vệ đất nước là trách nhiệm, là bổn phận của mỗi người dân và độc lập, tự chủ chính là phần thưởng lớn nhất, cao quý nhất mà không ai có thể ban cho ngoài chính bản thân mỗi người.

20 tháng 8 2018

Biểu tượng Thánh Gióng được nhân dân tôn thờ là một lẽ sống, một đạo lý của con người. Tương truyền từ thời Hùng Vương, để ghi nhớ công lao của chàng trai làng Gióng, nhà vua đã lập đền thờ ở làng và tôn là Phù Đổng Thiên Vương. Đến thời nhà Lý, Lý Công Uốn sau lần được chứng kiến Thánh Gióng linh ứng nên đã tu bổ đền thờ, tạc tượng, truy phong là Xung Thiên Thần Vương. 

Từ thời Nhà Trần trở về sau đều phong tặng sắc thần cho Thánh Gióng như: Thượng đẳng phúc thần, Nhất Bị Phổ Tế Cương Nhị, Hiểu Hựu Anh Linh…. 

Ngoài đền thờ chính ở làng Phù Đổng huyện Gia Lâm Hà Nội còn có đền thờ ở Sóc Sơn, ở núi Vệ Linh nơi mà Thánh Gióng đánh giặc, cởi áo giáp sắt treo lên cây, bay về trời. ở làng Xuân Tảo, làng Phú Viên ngoại thành Hà Nội đều lưu giữ những vết chân ngựa, hoặc chỗ ngồi ăn cơm của Thánh Gióng… Nhiều địa phương cũng thờ Thánh Gióng cùng với các vị anh hùng cứu nước khác: Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo…. 

Để tưởng nhớ công lao của Thánh Gióng, hàng năm nhân dân mở hội vào ngày mồng 9 tháng 4 âm lịch. Trong những ngày hội có các nghi lễ như: rước nước, tập trận, săn hổ, cờ tướng, múa hát, chèo tuồng…. 

Với Thánh Gióng trong tâm thức của người dân đất Việt đó là hào khí của bản hùng ca hoành tráng từ ngàn xưa vọng lại. Niềm tự hào, kính trọng về sức mạnh đoàn kết của dân tộc trong việc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó, còn là bản tình ca tuyệt đẹp về tình mẫu tử, về trách nhiệm của con người đối với tổ quốc.

20 tháng 8 2018

  Biểu tượng Thánh Gióng được nhân dân tôn thờ là một lẽ sống, một đạo lý của con người. Tương truyền từ thời Hùng Vương, để ghi nhớ công lao của chàng trai làng Gióng, nhà vua đã lập đền thờ ở làng và tôn là Phù Đổng Thiên Vương. Đến thời nhà Lý, Lý Công Uốn sau lần được chứng kiến Thánh Gióng linh ứng nên đã tu bổ đền thờ, tạc tượng, truy phong là Xung Thiên Thần Vương. 

Từ thời Nhà Trần trở về sau đều phong tặng sắc thần cho Thánh Gióng như: Thượng đẳng phúc thần, Nhất Bị Phổ Tế Cương Nhị, Hiểu Hựu Anh Linh…. 

Ngoài đền thờ chính ở làng Phù Đổng huyện Gia Lâm Hà Nội còn có đền thờ ở Sóc Sơn, ở núi Vệ Linh nơi mà Thánh Gióng đánh giặc, cởi áo giáp sắt treo lên cây, bay về trời. ở làng Xuân Tảo, làng Phú Viên ngoại thành Hà Nội đều lưu giữ những vết chân ngựa, hoặc chỗ ngồi ăn cơm của Thánh Gióng… Nhiều địa phương cũng thờ Thánh Gióng cùng với các vị anh hùng cứu nước khác: Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo…. 

Để tưởng nhớ công lao của Thánh Gióng, hàng năm nhân dân mở hội vào ngày mồng 9 tháng 4 âm lịch. Trong những ngày hội có các nghi lễ như: rước nước, tập trận, săn hổ, cờ tướng, múa hát, chèo tuồng…. 

Với Thánh Gióng trong tâm thức của người dân đất Việt đó là hào khí của bản hùng ca hoành tráng từ ngàn xưa vọng lại. Niềm tự hào, kính trọng về sức mạnh đoàn kết của dân tộc trong việc chống giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó, còn là bản tình ca tuyệt đẹp về tình mẫu tử, về trách nhiệm của con người đối với tổ quốc.

20 tháng 8 2018

" Sông nước Cà Mau " của tác giả :

Đoàn Giỏi

Học tốt

20 tháng 8 2018

Bài " Sông nước Cà Mau "của tác giả :

       Đoàn Giỏi

Chúc bạn học tốt.