K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 10 2021

qua câu chuyện cái tết của mèo con em rút ra cho bản thân bài học nào

22 tháng 1 2020

Một mặt người bằng mười mặt của.

Một mặt người là cách nói hoán dụ dùng bộ phận để chỉ toàn thể, có nghĩa tương đương như một người. Của là của cải vật chất. Mười mặt của ý nói đến số của cải rất nhiều.

Tác giả dân gian vừa dùng hình thức so sánh (bằng), vừa dùng hình thức đối lập giữa đơn vị chỉ số lượng ít và nhiều (một và mười) để khẳng định sự quý giá gấp bội của con người so với của cải. Dị bản của câu tục ngữ này là: Một mặt người hơn mười mặt của càng khẳng định điều đó.

Không phải là nhân dân ta không coi trọng của cải, nhất là những thứ do mồ hôi nước mắt của mỗi người và của cả gia đình làm việc cật lực cả đời mới có được. Nhưng nhân dân đặt con người lên trên mọi thứ của cải, coi con người là thứ của cải quý báu nhất, không vàng ngọc nào so sánh được.

Câu tục ngữ khuyên mọi người hãy yêu quý, tôn trọng và bảo vệ con người; không nên để của cải che lấp con người. Ngoài ra nó còn phản ánh một hiện thực là người xưa ước mong có nhiều con cháu để tăng cường sức lao động: Đông đàn, dày lũ. Rậm người hơn rậm cỏ. Người ta là hoa đất…). Ông bà cha mẹ thường dành tất cả tình yêu thương cho con cháu.

Những trường hợp sau đây, trường hợp nào là thành ngữ, trường hợp nào là tục ngữ?

a/ Tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa

=> Tục ngữ

b/ Xấu đều hơn tốt lỏi

=> Thành ngữ

c/ Con dại cái mang

=> Thành ngữ

d/ Giấy rách phải giữ lấy lề

=> tục ngữ

e/ Dai như đỉa đói

=> Thành ngữ

g/ Cạn tàu ráo máng

=> Tục ngữ

h/ Cái khó bó cái khôn

=> Thành ngữ

i/ Giàu nứt đố đổ vách

=> Tục ngữ


Trong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu : “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta.
Câu tục ngữ này mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng đều là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu nhân nghĩa
Tóm lại câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.

17 tháng 1 2020

TL

" Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" nghĩa là dù đc người khác giúp đỡ mình thì mình luôn phải nên biết ơn họ , chớ quên ơn người đã giúp mình và cũng nên giúp lại họ

* Ngoài ra còn nhiều ý nghĩa văn tắt hơn để bạn khác trả lời

- Excuse me , có thể k cho mình ko, nếu đc thì Thanks!!!! ^_^

17 tháng 1 2020

Dàn ý Giải thích câu Uống nước nhớ nguồn

I. Mở bài: Giới thiệu về câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”

Đây là câu tục ngữ nói về lòng biết ơn của con người. Kho tàng ca dao tục ngữ của nước ta rất phong phú và đa dạng, những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta luôn mang một ý nghĩa hết sức chân thực và dễ hiểu, mỗi câu tục ngữ đều mang một lời khuyên, một sự nhắc nhở tốt. Bên cạnh câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng” có ý khuyên ta về lòng biết ơn, thì câu “uống nước nhớ nguồn” cũng có ý nghĩa như vậy.

II. Thân bài

1. Giải thích câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”

“Uống nước”: Là thành quả, là kết quả của người khác, chỉ việc hưởng thụ mà không làm gi hết

“Nguồn”: Là nơi bắt nguồn của nguồn nước, chúng ta có thể hiểu từ dung để thể hiện cho sự bắt nguồn của thành quả mà mình hưởng dược.

>> Câu tục ngữ như nhắc nhở chúng ta biết ơn những thành quả của thế hệ đi trước hay những người khác để lại

2. Lí do cần phải uống nước nhớ nguồn

  • Trong cuộc sống hằng ngày, trong xã hội thì các thành công và thành quả không có cái nào là không có nguồn gốc , không do sức lao động của con người tạo nên
  • Của cải do bàn tay ta lao động tạo nên, con cái do cha mẹ tạo nên, đất nước trở nên giàu đẹp là do cha ông ta đã giữ gìn và xây dựng
  • Lòng biết ơn là một đức tính tốt, ta cần phải có lòng biết ơn

3. Cần làm gì để có được lòng biết ơn

  • Chúng ta cần tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc
  • Ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
  • Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình và đồng thời tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài.
  • Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người

III. Kết bài

  • Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn”
  • Bài học kinh nghiệm rút ra từ câu tục ngữ

Giải thích câu tục ngữ Uống nước nhớ nguồn

Từ ngàn đời xưa, ông cha ta đã để lại cho thế hệ sau những bài học đáng giá và đáng để chúng ta học hỏi và suy ngẫm. Những câu ca dao tục ngữ đó được đúc kết từ những bài học kinh nghiệm quí giá. Một trong những câu tục ngữ có tính chất răn dạy con người chúng ta chính là câu tục ngữ. “Uống nước nhớ nguồn”. Ngay ở câu tục ngữ khi chúng ta đọc lên cũng có thể suy luận ra nhiều bài học đáng giá.

“Uống nước nhớ nguồn” là một câu tục ngữ đã được đúc rút từ hàng nghìn đời nay và cho tới bây giờ nó vẫn chứa đựng nhiều ý nghĩa và răn dạy cho những người thế hệ sau đặc biệt là thế hệ trẻ có bổn phận học hỏi và ghi nhớ những công ơn của những con người đi trước.

Theo nghĩa đen của câu tục ngữ. “Uống nước nhớ nguồn” thì chúng ta có thể hiểu rằng. Mỗi con sông mỗi con suối đều bắt nguồn từ một nguồn lớn và cho dù hàng trăm dòng chảy lớn bé như thế nào thì cũng bắt đầu từ một nguồn. Chính vì vậy mỗi khi chúng ta lấy nước lấy nước để ăn uống để sinh hoạt thì càng phải biết ơn những nguồn lớn đã sản sinh ra những dòng nước như bây giờ cho chúng ta sinh hoạt, cho chúng ta có để uống để tưới tiêu. Đây chính là lúc mà con người chúng ta cần phải biết ơn từ những cái đơn giản nhất, biết ơn thiên nhiên vì tạo hóa đã cho ta đã ban tặng cho ta một nguồn sống quí giá.

Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn theo nghĩa bóng cũng mang tới cho chúng ta những bài học mang tính giáo dục sâu sắc. Câu tục ngữ khuyên răn chúng ta phải biết sống biết ơn, ghi nhớ những công lao và những gì người khác đã phải hi sinh xương máu để giành giật được. Câu tục ngữ mang ý nghĩa xuyên suốt nhiều mặt của cuộc sống của mỗi con người

Từ khi chúng ta sinh ra trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước có biết bao con người đã hi sinh và nằm xuống bỏ lại mạng sống của chính họ nơi chiến trường mà cũng có thể là viễn xứ để đánh đổi lấy cuộc sống yên bình cho những người dân Việt Nam. Và để có cuộc sống ấm no như bây giờ thì chúng ta cần biết ơn những người đã nằm xuống vì cuộc sống hòa bình hiện tại.

Bản thân chúng ta sinh ra mỗi người con người cháu lại có bổn phận phải biết ơn kính trọng những người lớn tuổi phải biết kính trên nhường dưới kính trọng ông bà cha mẹ. Họ là những người sinh ra chúng ta là người dạy dỗ chỉ bảo cho chúng ta nên người. Có họ mới có cuộc sống của chúng ta ngày hôm nay.

Những hạt lúa hạt gạo thơm dẻo là công lao bao ngày chăm sóc của những người nông dân chân lấm tây bùn, khi chúng ta cầm bát cơm lên chúng ta phải biết những gì là quan trọng những gì là quí giá. Có họ chúng ta mới có cơm ăn mới có ấm no.

Những bài học làm người bắt đầu từ sự biết ơn và lời nói cảm ơn. Những hành động nhỏ nhặt đó sẽ không mất nhiều thời gian của chúng ta nhưng đổi lại thì mỗi chúng ta lại thấy bản thân làm được những điều có ý nghĩa vô cùng. Nó sưởi ấm và đổi lại nụ cười của mỗi con người trên môi. Lòng biết ơn quí trọng những người đã tạo cho mình cuộc sống này, hãy biết ơn rằng chính hôm nay bạn phải cảm ơn cha mẹ cảm ơn bạn bè cảm ơn những người nông dân vì đã cho bạn một sự sống đáng quí hơn thế.

câu 3 : 

Nội dung : 

+  nghĩa đen : ăn quả cây nào nhớ người trồng cây đó

+ nghĩa bóng : khi được hưởng thành quả phải nhớ đến công người gây dựng lên

Dẫn chứng thể hiện nội dung của các câu ca dao : khuyên con người sống theo đạo lý tốt đẹp

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao tục ngữ thường được xem như một quyển từ điển, chứa đựng trong đó là vô vàn kiến thức bổ ích về đời sống và những kinh nghiệm sống quý báu mà nhân dân ta đã đổ biết bao xương máu để đúc kết lại. Trong đó, nhớ ơn là một đạo lí được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác nhằm để răn dạy chúng ta. Và trong muôn vàn câu ca dao, tục ngữ quý báu ấy có hai câu tục ngữ mang ý nghĩa phải biết ơn cội nguồn và những người đã từng giúp đỡ ta, đó là câu “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”  “uống nước nhớ nguồn”. Vậy hai câu tục ngữ trên có ý nghĩa như thế nào?

Thật vậy, để dạy bảo cho con cháu dễ hiểu một khái niệm trừu tượng, một phẩm chất đạo đức tốt đẹp, ông cha ta thường dùng những từ ngữ, hình ảnh giản dị mà có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống. Ăn ở đây được hiểu là động tác giữa thức ăn vào miệng, nhớ là biết ơn, kẻ trồng cây là người đã trồng ra cây có quả ngọt đó. Nghĩa đen của câu này là chúng ta khi ăn một loạt trái cây ngon ngọt nào đó, ta phải biết ơn người đã gieo trồng tạo ra quả ngọt cho ta thưởng thức. Uống là động tác đưa nước vào miệng, nhớ là biết ơn, nguồn là nơi bắt đầu tạo ra dòng nước mát ngọt. Nghĩa đen của câu này là nước mà chúng ta đang đùng là do nguồn nước tạo ra nên chúng ta phải biết ơn nguồn nước. Suy rộng ra nghĩa bóng ở hai câu tục ngữ này đó là ta phải luôn nhớ ơn nguồn cội, tổ tiên và những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.

  •  Bố cục trong văn bản
  •  Mạch lạc trong văn bản

Nhớ ơn - có thể nói đó là một đạo lí, truyền thống tốt đẹp mà dân tộc ta gìn giữ từ rất lâu đời và mỗi con người Việt Nam đều phải có. Trong xã hội ngày nay, sự hoà bình của đất nước, sự độc lập, tự do của dân tộc là do công ơn của Người. Bác Hồ kính yêu, vị Cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người đã bôn ba bao nhiêu năm ở nước ngoài để tìm ra con đường giải phóng dân tộc, hết lòng yêu nước, thương dân nên chúng ta phải luôn “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại”. Ngoài ra, cha mẹ ta cũng là “nguồn cội”, là đấng sinh thành có công ơn to lớn đối với chúng ta nên bổn phận làm con, chúng ta phải luôn hiếu thảo, kính trọng và luôn khắc cốt ghi tâm công lao trời biển của họ. Bên cạnh đó, ta còn có những người thầy, người cô đã truyền đạt những kiến thức bổ ích cho mình và truyền những tình cảm thân thiết cho ta như ruột thịt. Và ngày 20/11 là ngày mà chúng ta thể hiện sự tri ân của mình đến họ một cách đầy thân thương nhất mặc dù đó chỉ là một cành hoa hồng, một tấm thiệp bé nhỏ, những chùm hoa điểm mười cũng là một món quà đầy ý nghĩa, chan chứa tình cảm gần gũi, trong sáng nhưng đã thể hiện sự nhớ ơn của ta dành cho quý thầy cô. Trong thơ văn, đạo lí này cũng được toả sáng qua các câu ca dao, tục ngữ “không thầy đố mày làm nên”, “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”... Nhưng trái lại với sự nhớ ơn, ta còn bắt gặp những kẻ sống một cách vô ơn bội nghĩa, phủi đi công lao của những người đã mang đến cho mình sự no ấm, hạnh phúc. Đó thật sự là những con người rất đáng chê trách và lên án. Thể hiện cho sự vô ơn này, ta có thể kể đến những câu như “Qua cầu rút ván”, “Ăn cháo đá bát”, “Có trăng quên đèn”, “Có mới nới cũ”,...

Qua các nguồn dẫn chứng trên cho ta thấy một điều, nhớ ơn là một trong những đạo lí tốt đẹp mà nhân dân Việt Nam ta luôn ghi nhớ và làm theo. Riêng bản thân tôi sẽ luôn luôn nhớ ơn công lao của các vị anh hùng dân tộc ngày trước, Bác Hồ - vị cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam, thầy cô và cha mẹ của mình, luôn nỗ lực phấn đấu học giỏi, chăm ngoan để không làm phụ lòng mọi người.

Tiểu sử về Ngô Sĩ Liên Ngô Sĩ Liên, người làng Ngọc Giả xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mĩ, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Là một sử gia nổi tiếng đương thời nhưng cho tới nay, cuộc đời của ông cũng chỉ được biết đến với vài điều sơ lược. Ông thi đỗ Tiến sĩ năm 1442, làm quan trải các triều Lê Thái Tông (1433-1442), Lê Nhân Tông (1442-1459), Lê Thánh Tông (1460-1497). Huấn đạo họ Bùi soạn...
Đọc tiếp

Tiểu sử về Ngô Sĩ Liên

 

Ngô Sĩ Liên, người làng Ngọc Giả xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mĩ, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Là một sử gia nổi tiếng đương thời nhưng cho tới nay, cuộc đời của ông cũng chỉ được biết đến với vài điều sơ lược. Ông thi đỗ Tiến sĩ năm 1442, làm quan trải các triều Lê Thái Tông (1433-1442), Lê Nhân Tông (1442-1459), Lê Thánh Tông (1460-1497).

 

Huấn đạo họ Bùi soạn vào năm Tự Đức thứ 14 (1861), có ghi về hành trạng sự nghiệp của ông như sau: “Ngô tiên sinh Sĩ Liên là người thôn Ngọc Giả, xã Chúc Lý, huyện Chương Đức. Đời Lê Thái Tông, niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3 (1442) đỗ Tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân cùng bảng với Trạng nguyên Nguyễn Trực ở Bối Khê, Thanh Oai.

 

Đời vua Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức thứ 10 (1479) với tư cách là Lễ bộ Hữu thị lang Triêu liệt đại phu kiêm Quốc Tử Giám tư nghiệp, kiêm Sử quán Tu soan, ông biên soạn cuốn Đại Việt Sử ký toàn thư, cuốn sách này khảo xét, đính chính lại hai sách Đại Việt Sử ký toàn thư của Lê Văn Hưu và Đại Việt Sử ký toàn thư của Phan Phu Tiên, thêm vào Ngoại kỷ tất cả là 15 quyển. Ngô Sĩ Liên một mặt đánh giá cao những nhà sử học tiền bối: “Văn Hưu là đại thủ bút đời Trần, Phu Tiên là bậc cố lão của thánh triều ta, đều vâng chiếu biên soạn lịch sử nước ta, tìm thêm các sách vở còn sót lại, gom hợp thành sách để cho người xem đời sau không có gì phải tiếc nữa là được”. Mặt khác, ông cũng nêu lên những nhược điểm của hai bộ quốc sử đó là: “Ghi chép có chỗ chưa đủ, nghĩa lệ còn có chỗ chưa đáng, văn tự còn có chỗ chưa ổn, người đọc không khỏi còn có chỗ chưa vừa ý…”.

 

Người xưa nói rằng: Người làm sử cần có ba sở trường là tài năng, học vấn và kiến thức thì tiên sinh Ngô Sĩ Liên kiêm gồm cả ba. Là người từng tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, hiểu được sự tàn phá của giặc Minh giày xéo nền văn hóa dân tộc, nên vào năm Hồng Đức thứ 10 (1479), trong biểu dâng sách Đại Việt Sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên có nhắc đến cảnh tượng quân Minh triệt phá nền văn hóa Đại Việt mà ông tận mắt chứng kiến cũng như ý đồ ông muốn làm lại một bộ quốc sử: “Quân thù đến xâm chiếm, giáo mác đầy đường, đâu chẳng là giặc Minh cuồng bạo, sách vở cả nước đều trở thành một đống tro tàn…”.

 

Hay những lời tâu tâm huyết của ông về nền văn hóa dân tộc: “Thần khi mới sung vào sử quán được dự vào hàng nhúng bút lông. Bỗng gặp họa trong nhà, chưa thấy sách trọn bộ. Tự nghĩ chí xưa chưa được thỏa, bèn tìm các thuyết xưa để sửa chữa thêm…”. Phương thức viết sử của ông, phần biên niên thì theo khuôn phép của Kinh Xuân Thu (sử nước Lỗ) của Khổng Tử bên Trung Hoa, phần kỷ sử thì bắt chước lối viết Sử ký của Tư Mã Thiên.

 

Tài viết sử của ông được đánh giá là: ghi chép đầy đủ, nghĩa lý thích đáng, chữ nghĩa chắc chắn, cùng với sự khuyến khích răn đe công luận, các việc có quan hệ về sau thì không phải điều hai vị Đại nho Lê Văn Hưu và Phan Phu Tiên có thể theo kịp mà các nhà làm sử đời sau đều phải noi theo. Đại Việt Sử ký toàn thư nổi bật lên một giá trị lớn lao, đó là niềm tự hào dân tộc, là tinh thần yêu nước và ý thức trách nhiệm sâu sắc với độc lập chủ quyền đất nước của các tác giả bộ quốc sử. Những nhận định của Ngô Sĩ Liên trong bộ sử thể hiện niềm tự hào đối với lịch sử dân tộc: “Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam – Bắc. Thủy tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là trời đã sinh ra thân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương.”

 

Một điểm nổi bật trong cách viết sử của Ngô Sĩ Liên là ông là nhà sử học đầu tiên đã dựa vào truyền thuyết và dã sử, đưa thời đại mở nước từ thời Kinh Dương Vương, qua Hùng Vương, An Dương Vương vào bộ chính sử của dân tộc. Tính chất huyền thoại của tư liệu cùng với trình độ và phương pháp đương thời không khỏi làm cho các tác giả nửa tin nửa ngờ, vừa khẳng định vừa băn khoăn về thời kỳ lịch sử quá xa xưa này.

 

Nhưng rõ ràng đó là một việc làm có ý nghĩa, nêu cao lịch sử lâu đời của đất nước, biểu hiện lòng tự tôn dân tộc. Phần bình luận về các nhân vật lịch sử, ngòi bút của Ngô Sĩ Liên cũng thể hiện được độ sắc nét cao: “Họ Trưng giận thái thú nhà Hán bạo ngược, vung tay hô một tiếng mà quốc thống nước ta cơ hồ được khôi phục, khí khái anh hùng há chỉ lúc sống dựng nước xưng vương, mà sau khi chết còn có thể chống ngăn tai họa: Phàm gặp những việc tai ương hạn lụt, đến cầu đảo không việc gì là không linh ứng. Cả bà Trưng em cũng thế. Vì là đàn bà mà có đức hạnh kẻ sĩ, cái khí hùng dũng trong khoảng trời đất không vì thân chết mà kém đi. Bọn đại trượng phu há chẳng nên nuôi lấy cái khí phách cương trực chính đại ấy ư?” Thẳng thắn bình luận, công tội phân minh, ông bình về vua Lý Thái Tông rằng: “Sử khen vua là người nhân triết thông tuệ, có đại lược văn võ, lục nghệ không nghề gì không tinh tường. Vì có tài đức ấy, nên có thể làm mọi việc, song câu nệ về lễ yến hưởng vua tôi, đương lúc đau thương mà cũng vui chơi, khiến cho đạo chỉ hiếu có thiếu xót. Mê hoặc bởi cái thuyết từ ái của Phật mà tha tội cho bề tôi phản nghịch thì lòng nhân ấy thành ra nhu nhược, đó là chỗ kém”… Các nhà nghiên cứu sau này nhận định rằng, Đại Việt Sử ký toàn thư dù có những hạn chế và sai sót nhất định, nhưng với những giá trị lớn về lịch sử, về tư liệu và những tư tưởng của nó, là một di sản quý giá của nền văn hóa dân tộc.

Đóng góp to lớn mà Ngô Sĩ Liên còn để lại cho đời sau chính là bộ Đại Việt sử ký toàn thư mà ông đã biên soạn theo lệnh nhà vua, được bắt đầu biên soạn vào năm Kỷ Hợi, niên hiệu Hồng Đức thứ 10 (1479) đời Lê Thánh Tông. Bộ sử gồm 15 quyển, chia thành hai phần:

 

- Phần một (ngoại kỷ), gồm 5 quyển, chép từ thời Hồng Bàng đến hết thời Bắc thuộc (năm 938).

- Phần hai (bản kỷ) gồm 10 quyển, chép từ thời Ngô Quyền dựng nước (năm 938) đến khi vua Lê Thái Tổ lên ngôi (năm 1428).

 

Bài tựa Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư cũng do Ngô Sĩ Liên viết, có đoạn nêu rõ:

 

"Trộm nghĩ: may gặp buổi thịnh trị, tự thẹn không chút báo đền, nên không tự nghĩ sức học kém cỏi, lấy hai bộ sách của các bậc tiên hiền làm trước đây, sửa sang lại, thêm vào một quyển Ngoại kỷ, gồm một số quyển, gọi là Đại Việt sử ký toàn thư. Trong bộ sách này, về sự việc, có việc nào trước kia quên sót thì bổ sung vào; về thể lệ có lệ nào chưa thật đúng thì chỉnh lý lại; về văn có chỗ nào chưa ổn thì đổi thay đi; thảng hoặc có việc nào hay việc nào dở có thể làm gương khuyên răn được thì góp thêm ý kiến quê kệch ở dưới... Tuy những lời khen chê ấy chưa có thể làm công luận cho muôn đời về sau nhưng may ra cũng có thể giúp ích phần nào cho việc tra cứu tìm hiểu...".

Tấm bia dựng ở đền thờ Ngô Sĩ Liên ghi rằng: Khi Ngô Sĩ Liên già về hưu, hưởng thọ chín mươi chín tuổi nhưng không nói sinh năm nào, mất năm nào. Sau, người trong thôn lập đền thờ ở phía Tây trên núi Tích Hỏa. Người trong xã cũng lập đền thờ hàng năm cúng tế vào mùa xuân, thu vào ngày 20 tháng 8 âm lịch.

 

Với nước Đại Việt nói chung và với những người dân vùng ven đô nói riêng, Ngô Sĩ Liên mãi mãi là một sử gia vĩ đại, có công lớn với lịch sử văn hóa dân tộc.

5
17 tháng 1 2020

Bạn đúng là rảnh thật

20 tháng 1 2020

Ko phải là mk rảnh. Đấy là do tổ mk thuyết trình nên gửi lên, in ra cho dễ.

đi chơi 

lấy lì xì

chúc ông  bà

ăn ánh kẹo

uống nước ngọt

xem pháo hoa

.........

17 tháng 1 2020

chơi giao thừa

ĐI chơi 

đi chúc tết

lấy lì xì

ăn, uống 

xem pháo hoa

đếm tiền

................