K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Các câu nói bá đạo nhất này– Sống chết có nhau, ốm đâu kệ cụ mày…– Người tốt thì nhiều, mà người biết điều thì ít…– Dân thường chơi đẹp đè bẹp dân chơi…– Vạn sự khởi đầu nan. Gian nan nản.– Cứ tự nhiên nhưng đừng quên mình là khách– Người yêu là phù du, thầy u mới là vĩnh cửu…– Sai thì sửa, mà chửa thì đẻ…– Tiền không phải là tất kả, vì trên thế giới...
Đọc tiếp

Các câu nói bá đạo nhất này

– Sống chết có nhau, ốm đâu kệ cụ mày…

– Người tốt thì nhiều, mà người biết điều thì ít…

– Dân thường chơi đẹp đè bẹp dân chơi…

– Vạn sự khởi đầu nan. Gian nan nản.

– Cứ tự nhiên nhưng đừng quên mình là khách

– Người yêu là phù du, thầy u mới là vĩnh cửu…

– Sai thì sửa, mà chửa thì đẻ…

– Tiền không phải là tất kả, vì trên thế giới này còn vàng và kim cương

– Tôi cưỡng lại được mọi thứ, trừ…cám dỗ ( kết câu nì ^^ ).

– Trông bạn quen quen, hình như tớ…chưa gặp bao giờ

– Chưa phê đâu nhưng còn lâu…mới tỉnh

– Đừng bao giờ bán rẻ anh em nếu…chưa được giá

– Thanh niên muốn hư hỏng thì phải có tiền

– Gái đẹp muốn có tiền thì phải hư hỏng

– Đang đi trên đường. Bỗng thấy bất thường.

– Úp mặt vào tường. Lại thấy…bình thường

– Cầm tờ kết quả cứ đờ mặt ra.Sáng soi, trưa đánh, chiều chờ

– Đất lành chim đậu, đất không lành đất nhậu luôn chim

– Tiền là giấy, nhưng giấy đây tiền đâul

– Thất bại vì ngại thành công

– Buồn buồn ngồi chửi sếp chơi

Hôm sau mất việc buồn ơi là buồn

– Xưa kia ta ở trên trời

Bởi hay uống rượu trời đày xuống đây.

Xuống đây ta uống cho say

Xơ gan cổ chướng mới bay về trời.

– Học không chơi đánh rơi tuổi trẻ

Chơi không học vừa khỏe lại vừa vui

Hãy cứ chơi cho hết đời trai trẻ

Để về già lặng lẽ…đạp xích lô

– Ớt nào là ớt chẳng cay

Hotgirl là ẻm rất hay khoe hàng

– Trái tim em chỉ 2 lần mở cửa.

Đón anh vào và tống cổ anh ra

– Ai cũng hiểu chỉ…1 người không hiểu

– Có đồ chơi mang đến…lại mang về…

– Giang hồ đẫm máu anh không sợ, chỉ sợ đường về… thấy bóng em!

– Điều gì bạn cũng nên biết, chỉ duy nhất 1 cái không nên biết là: Không biết điều.

– Luôn luôn lắng nghe,thật lâu mới hiểu.

 Dù gái hay trai có thai là đẻ

– Bình tĩnh tự tin đừng cay cú, âm thầm chịu đựng trả thù sau.

– Cuộc đời thật bất công, giàu thì nó ghét, nghèo thì nó khinh, thông minh thì nó đố kỵ

– Nhớ mãi phút giây em nhìn vào mắt anh. Anh ước gì có thể nhìn sâu vào tận trong mắt em và nói với em rằng: “Nhìn gì tao mày”.

– Nhà không cần to, quan trọng là nhiều Đất!

– Nhà mặt phố, bố làm Quan: xưa rồi diễm ơi! Chỉ cần Nhà gần đường Ôtô, bố không ai sờ tới được là ok!

– Đừng bao giờ đánh phụ nữ dù chỉ là một cành hoa mà hãy lấy khăn mùi soa gói thêm cục “gạch”

– Giận dữ không tự mất đi, nó chỉ chuyển từ cơn giận của người này sang nỗi sợ hãi của người khác !!

– Quân tử lông chân – Tiểu nhân lông bụng! Em có hai loại thì làm thế nào???

– Đừng tự hào vì bạn nghèo mà vẫn giỏi, hãy tự hỏi vì sao giỏi mà vẫn nghèo. Đừng tự ti vì sao giàu mà vẫn dở, hãy tự tin vì sao dở vẫn giàu.

– Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam***

– Úp mặt xuống gối nói dối ngại ghê.

 

8
24 tháng 1 2019

copy trên mạng cả thôi tui đọc qua rồi

24 tháng 1 2019

UKM,

NGƯỜI LẠ NÀO ĐÓ ƠI K CHO TUI 1 CÁI IK

THANKSS NHÌU

24 tháng 1 2019

ukm bn viết hay nhỉ

24 tháng 1 2019

thặng=thắng hả-v thì ok

Đã được ba năm rồi, em được ngồi học tập dưới mái trường tiểu học Minh Sơn. Ba năm em gắn liền với ngôi trường này, với bao nhiêu kỉ niệm buồn vui, bên cạnh các bạn và thầy cô thân yêu. Em rất tự hào khi được là học sinh học tập và trưởng thành hơn từ mái trường này.

Mái trường em đang học tập mang tên Trường tiểu học Minh Sơn nằm trên địa bàn em đang sinh sống. Ngôi trường cấp bốn nằm cạnh cánh đồng lúa rộng mênh mông, nhìn ra phía trước chỉ nhìn thấy lúa và lúa bạt ngàn. Có lẽ chính điều này đã tạo nên không gian thoáng đãng cho ngôi trường.

Ngôi trường được chia thành 5 dãy cấp 4, mỗi dãy tương ứng với 1 khối xếp hình chữ U nhìn rất đẹp mắt. Mỗi lớp học đều được sơn màu vàng nhạt ở bên ngoài, mái ngói màu đỏ nhưng đã bị lớp rêu phong phủ đầy trên mái. Điều này mới chứng tỏ được sự lâu bền cùng năm tháng của ngôi trường này.

Ở bên trong trường được sơn màu xanh nhạt nhìn rất dịu nhẹ. Những chiếc bàn gỗ ngăn nắp được kê san sát vào nhau. Không ai được vẽ bậy lên bàn ghế mà mình đang ngồi, nếu bị phát hiện sẽ bị cô giáo phạt. Tấm bảng màu đen cũ kĩ không biết có từ bao giờ, chỉ biết rằng 3 năm rồi chúng em vẫn chăm chú nghe cô giảng bài trên chiếc bảng thời gian đó. Tuy bảng màu đen nhưng rất mịn và nhìn chữ rất rõ.

Ở trên sân trường có rất nhiều loại cây lâu năm, nào cây bàng, cây xà cừ, cây phượng, cây bằng lăng. Mỗi loại cây đều có một đặc trưng riêng. Khi mùa hè đến, tiếng ve kêu râm ran hoa phượng nở đỏ rợp trời, hoa bằng lăng nở tím một góc. Đó cũng là lúc chúng em bước vào một kì nghỉ hè mới.

Ở sau trường em có một cái sân bằng đất rất to, là nơi mà chúng em tập thể dục mỗi khi đến giờ. Ở 4 góc của chiếc sân này có 4 cây bàng xung quanh, tỏa bóng rất mát mỗi khi chúng em ngồi nghỉ ngơi.

Văn phòng của thầy cô giáo nằm ở một góc, gần với nhà xe của học sinh nên thường đông vui và nhộn nhịp.

Sừng sững giữa sân trường là cột cờ cao chót vót như chọc lên nền trời xanh thẳm màu đỏ của lá cờ tạo nên vẻ uy nghiêm. Đó là nơi mà sáng thứ 2 đầu tuần chúng em vẫn ngước nhìn lên để chào cờ, lắng nghe tiếng cô giáo hiệu trưởng phổ biến kế hoạch sắp tới.

Em rất tự hào khi học ở mái trường này, sau này khi xa nơi đây chắc chắn em sẽ nhớ về nơi này rất nhiều.

Ngôi trường của em chính là trường THCS Bình Minh. Cái tên của ngôi trường cũng thật giản dị. Ngôi trường nằm khuất trong những khu tập thể của phường Phương Mai.

Đi từ xa, em đã nhìn thấy cánh cổng trường sơn màu xanh. Cánh cổng luôn rộng mở đón học sinh chúng em đến trường. Nhưng phải là những bạn học sinh đi học đúng giờ cơ. còn những bạn học sinh đi học muộn là phải đứng ngoài cổng. Những lúc ấy, cánh cổng thật nghiêm khắc, đóng kín và im lìm như những pho tượng đá. Chính vì vậy nên chúng em luôn cố gắng đi học đúng giờ, chẳng bạn nào muốn đi học muộn vì ai cũng sợ phải đứng ngoài, bị bác bảo vệ ghi tên và bị phê bình mỗi sáng thứ hai hàng tuần. Sân trường của em hình chữ nhật, rất nhỏ và hẹp. Cứ mỗi sáng thứ hai đầu tuần, đến giờ chào cờ, chúng em xếp hàng rất vất vả, lớp nọ nối sát lớp kia, cả sân trường chật kín, chẳng còn chỗ hở nào. Nhưng cũng chưa vất vả bằng những giờ thể dục, chúng em tập mà không thể duỗi tay ra thoải mái vì sẽ chạm vào nhau. Chính vì thế nên trường em có bài tập thể dục riêng, khác với các trường khác. Học sinh chúng em vốn quen với điều kiện của ngôi trường nên chẳng ai phàn nàn điều gì. Những cây bàng, cây phượng vẫn tỏa bóng mát che cho chúng em khỏi cái nắng chang chang của mùa hè. Trường em còn có cả khu vườn sinh thái để phục vụ cho bộ môn sinh học.

Nhìn sâu vào trong là hai dãy nhà tầng tường quét vôi vàng sáng sủa. Trường em chia làm khu A và khu B. Khu A thì tầng một là phòng hội đồng và phòng ban giám hiệu. Tầng hai là phòng máy. Phòng máy có những máy móc hiện đại, phục vụ cho chúng em những giờ học trên máy đầy lý thú. Bên cạnh phòng máy là phòng vi tính và thư viện. Những tiết trống, hãy những giờ nghỉ, chúng em thường lên thư viện đọc sách, báo và truyện. Khu B là các phòng học được trang bị đầy đủ quạt và đèn chiếu sáng. Phòng học của trường em rất đẹp. Chúng em còn treo tranh và bảng hoa điểm tốt để thi đua học tập. Phòng học nào cũng có anh và có khẩu hiệu “Thi đua dạy tốt, học tốt”, “5 điều bác Hồ dạy” và “Tiên học lễ hậu học văn”.

Trường em tuy nhỏ bé, nhưng luôn dẫn đầu phong trào thi đua “dạy tốt học tốt’ của quận. Chúng em luôn được các thầy cô quan tâm, dạy bảo. Các thầy cô rất nhiệt tình, hết lòng vì học sinh, luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho chúng em học tập.

Sau này, dù có xa mái trường thân yêu nhưng em vẫn luôn nhớ mãi mái trường này. Nơi đây, em đã học tập, vui chơi và lớn lên trong sự dìu dắt, chỉ bảo của thầy cô và bạn bè.

24 tháng 1 2019

Giữa sân trường tôi sừng sững một cây phượng đang nở rộ những chùm hoa thắm tươi như báo hiệu cho chúng tôi một mùa hè nữa lại bắt đầu.

Cây phượng đã nhiều tuổi lắm rồi. Thân cây to dễ đến mấy người ôm không xuể. Dưới gốc phượng có đến mấy cái rễ to nhỏ khác nhau. Cái thì trồi lên trên mặt đất vài mét mới chui xuống dưới. Cái thì ngoằn ngoèo, cái thì thẳng đuột. Tán phượng thì xòe rộng ra như cái dù phi công trùm lây một khoảng sân rộng, che bóng mát cho tụi nhỏ chúng tôi. Trên những cành phượng cao tít chim chóc thường đến đây ca hát líu lo làm cho sân trường không chỉ rộn rã tiếng trẻ thơ mà còn âm vang cả một bản hợp xướng yêu đời của người và chim.

Giữa khoảng trời mênh mông, những chùm phượng nổi lên một màu đỏ rực như có ai đó bắn lên một chùm pháo trong đêm giao thừa đón mừng thiên niên kỉ mới. Đây là hình ảnh đọng lại trong tâm tưởng tôi mỗi khi tiếng ve sầu bắt đầu râm ran trên các cành phượng và phượng bắt đầu ra hoa rồi hè đến. Hè sắp về là y như phượng khoe sắc là dấu ấn thời gian thúc giục tụi nhỏ chúng tôi mau mau luyện bài chuẩn bị kì thi sắp tới. Và đây cũng là khoảng thời gian chuẩn bị tinh thần chia tay nhau trong mấy tháng hè đầy bịn rịn và nhớ nhung.

Rồi đây nữa, những trang lưu bút hồn nhiên, ngây thơ nhưng chứa đầy những cảm xúc tình bạn. Trong ấy có thể là những kỉ niệm buồn vui với những cánh phượng hồng ép khô thành con bướm màu huyết dụ, gợi nhớ những ngày học bên nhau dưới gốc phượng này, Và sau nữa, những cơn mưa mùa hạ sẽ đến, xác phượng khắp sân trường đỏ hồng như xác pháo. Và biết bao bạn học sinh cũng như tôi cảm thấy xót xa trước những cánh hoa tơi tả. Nhưng rồi sau đó, hè qua đi, năm học mới lại đến, phượng đâm chồi nảy lộc!., cứ thế, cứ thế phượng lại ra hoa, thắp đỏ cả một vùng trời, háo hiệu năm học mới sắp kết thúc, Và hè lại đến.

Giã từ những cánh phượng thắm, lòng tôi lại cảm thấy xao xuyến bâng khuâng khi phải chia tay với cây phượng thân yêu, chia tay với những người bạn cùng học với biết bao lưu luyến nhớ nhung

                    tk cho mình

24 tháng 1 2019

Trường em trồng rất nhiều những loài cây bóng mát như cây bàng, cây hoa sữa,...nhưng em yêu thích nhất là cây phượng vĩ ở góc sân, nơi chất chứa biết bao kỉ niệm của tuổi học trò.

Cây phượng vĩ nằm ở ngay gần cổng trường, cao hơn dãy nhà học bốn tầng. Cây đã đứng đó từ bao lâu rồi em không biết, chỉ biết là, từ khi em vào trường, cây đã to lắm rồi. Thân cây to, sần sùi màu nâu thẫm mang theo dấu ấn nắng mưa của thời gian nên trên thân có những vết nấm mốc, đôi chỗ bị tróc một ít vỏ cây. Gốc cây xù xì, nổi lên trên mặt đất những chiếc rễ to như những con trăn nhỏ. Từng chiếc rễ giống như những chiếc ghế ngồi lí tưởng để lũ học trò chúng em ngồi mỗi giờ ra chơi. Phía trên, những cành cây to, rắn chắc tỏa ra tứ phía như những cánh tay người. Bao trùm lên đó là tán lá rộng, xòe ra.

Lá cây phượng to nhưng mỏng, chia ra làm các nhánh lá nhỏ li ti, thưa thớt. Lá có màu xanh nhạt, lá già thì ngả vàng. Mỗi khi chị gió nhẹ thoảng qua, từng đợt "mưa lá" lại rũ xuống mặt đất, tạo nên những thảm lá nhỏ trên một góc sân. Lũ học trò chúng em thỉnh thoảng lại nhặt những chiếc lá cây rụng cành, tuốt ra rồi tung lên làm pháo bông hoặc đem ép vào những trang sách. Khi đến mùa hè hoa phượng nở, những chùm hoa đỏ rực nở rộ, bông nào bông đấy đua sắc đỏ rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời. Hoa phượng có năm cánh ôm lấy ở giữa là nhụy hoa. Từng bông phượng như những đốm lửa nhỏ, từng chùm hoa phượng lại giống như những bó đuốc đang cháy rực rỡ trên cành.

Người ta vẫn thường nói, hoa phượng gắn liền với tuổi học trò, với sự chia ly. Phải chăng vì hoa phượng thường nở đúng vào mùa hè, mùa của tựu trường. Cây phượng đã đứng đó, chứng kiến biết bao lứa học trò trưởng thành, bao cuộc chia ly của những em học sinh tốt nghiệp, bao nụ cười, bao giọt nước mắt. Cây phượng đã gắn bó với chúng em từ rất lâu rồi. Vào mỗi giờ ra chơi, chúng em lại rủ nhau ngồi dưới gốc phượng trò chuyện, tâm sự, từng tốp học sinh đứng đá cầu, nhảy dây dưới gốc cây. Biết bao kỉ niệm tươi đẹp đều ở dưới bóng cây này.

Cây phượng như một người bạn gắn liền với tuổi học trò của em. Màu đỏ của hoa phượng lại khiến em bồi hồi mỗi khi nhớ về. Dù bao năm trôi qua, cây vẫn cứ tươi tốt như vậy, chống chọi lại bao mưa, nắng của cuộc đời. Dù đi đâu xa, em cũng sẽ không bao giờ quên hình ảnh cây phượng nơi góc sân trường năm nào.

24 tháng 1 2019

đề 2:

MỞ BÀI :Trong cuộc sống của mỗi người, ai cũng có những việc làm tốt và việc làm xấu.Những việc làm tốt sẽ được mọi người trân trọng và quý mến mình.nó luôn mang theo những niềm vui và hạnh phúc. còn những việc làm xấu chỉ mang đến những kết cục đau thương. Và em cũng vậy. việc làm tốt mà em cảm thấy có ý nghĩa nhất chính là ................. cn lại bn tự viết nha

 k giùm mk     hok tốt

24 tháng 1 2019

..........................có ý nghĩa nhất đó chính là giúp em bé bị lạc tìm lại bố mẹ của mình

Vào một buổi sáng đẹp trời,em vội chạy đến trường vì sắp bị muộn học. Đang trên đường đi thì em nghe thấy một tiếng khóc ở bên kia đường.Nhìn xung quanh thì em nhận ra đó là một bé gái khoảng chừng 5 tuổi, hình như em bị lạc bố mẹ, tuy rất sợ hãi nhưng em vẫn đi hỏi từng người về bố mẹ của mình. lúc đó, em khóc rất nhiều làm cho khuôn mặt đáng yêu trở nên đỏ bừng.Khi em bé đi hỏi mọi người thì ai cũng lắc đầu và thản nhiên, nhìn thấy vậy em chỉ muốn khóc trước hoàn cảnh của cô bé.Em tức giận và nghĩ rằng:" tại sao trên đời này vẫn có những nguoif thờ ơ, vô cảm trước mật cô bé đang còn sợ hãi và khóc lóc như vậy, đáng lẽ ra họ phải giúp đỡ cô bé. Họ đã làm trái ngược với truyền thống"thương người như thể thương thân "của dân tộc Việt Nam ta. những người như vậy thật đáng để phê phán."Bỗng dưng cô bé tiến về phía em và hỏi:

- Chị có thấy bố mẹ của em ở đâu không?

Nhìn khuôn mặt xinh xắn, đôi mắt đỏ hoe và hai hàng nước mắt đang còn chảy ròng rọc , em tự hỏi mình rằng:"Cô bé đáng thương này ăn ở đâu, ngủ ở đâu, chẳng lẽ, em cứ lang thang giữa con đường phố này để tìm bố mẹ" vì thấy tội nghiệp cô bé nên em quyết định giúp em. em liền lau hai hàng nước mắt của em bé và nói :

-Em cứ yên tâm đi, chúng mình sẽ cùng nhau tìm mẹ của em nhé !

Khi nghe được câu nói đó em bé cảm thấy yên tâm và vui vẻ hơn. hai hàng nuocs mắt cũng đã ngừng chảy, khuôn mặt cũng đã bớt đỏ hơn.Em hỏi họ tên của bố mẹ cô bé và cùng cô bé đi tìm. Đi được một đoạn đường thì em nhìn thấy một đồn cảnh sát, em và cô bé cùng đi vào. Vừa lúc đó thì bố mẹ của cô bé cũng đang ở đó.Thấy bố mẹ của mình, cô bé mừng rỡ và chạy tới ôm chầm lấy bố mẹ.Trước khi đi, cô bé không quên chào tạm biệt em và còn cho em một món quà. Đó không phải món quà về vật chất mà là một nụ hôn. nụ hôn tuy chỉ là một món quà giản dị nhưng lại chứa biết bao nhiêu tình cảm của cô bé đối với em.Bây giờ em mới nhớ ra mình đã bị trễ học. Em vôi chạy thật nhanh để tới trường , khi tới trường em liền xin cô cho em vào lớp và giải thích cho cô nghe lý do mà mình bị muộn học.Cô không những không trách mắng em mà còn tyên dương em trước các bạn.m traa

Dù muộn học nhưng em không bao giờ hối hận về việc làm tốt mà mình đã làm. khi nhớ lại câu chuyện đó, em luôn cảm thấy vui vẻ và tự hào. em rất vui vì mình đã làm một việc có ích

mk viết văn không hay lắm, mong mn thông cảm giùm mk nha,

nhớ k cho mk ak                hok tốt

24 tháng 1 2019

1 . Sức vóc, sức lực, sức mạnh, sức sống

2 . Yếu ớt , ốm yếu , ...

3 . Sức khỏe là vàng ! Sống lâu sức khoẻ, mọi vẻ mọi hay.

1.khoẻ mạnh , cường tráng , khoẻ khoắn

mik biết bấy nhiêu mấy thông cảm nha 

Im SORRY

25 tháng 1 2019

Bạn tìm trên mạng có nhiều bài lắm

23 tháng 1 2019

Giai đoạn 2001-2005 do chưa có chính sách phát triển chăn nuôi phù hợp, nhờ có máy cày nhu cầu về trâu cày giảm nên số lượng trâu trong phạm vi cả nước tăng rất chậm, tốc độ tăng bình quân 1%/năm, năm 2001 đàn trâu cả nước có 2,08 triệu con, năm 2005 có 2,92 triệu con. Đàn trâu của nước ta tập trung chủ yếu ở miền Bắc chiếm 87,91%, tập trung ở các vùng: Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Bắc; miền Nam chỉ có 12,09%. Các tỉnh có số lượng đàn trâu nhiều nhất trên cả nước: Nghệ An, Thanh Hoá, Lạng Sơn, Sơn La…

Năm 2001 sản lượng thịt trâu đạt 51,38 nghìn tấn, năm 2005 đạt 59,8 nghìn tấn, tốc độ tăng trung bình đạt 4% năm. Tuy nhiên, tỷ lệ thịt trâu so với các loại thịt khác là rất thấp 2,4-3% trong tổng sản lượng thịt. Bình quân thịt trâu/người/năm ở nước ta trong giai đoạn 2001-2005 từ 0,65kg đến 0,72kg/người/năm (tương đương 0,3kg thịt xẻ/người/năm). Hiện nay, thịt trâu chất lượng cao đã được tiêu thụ ở các thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và đã được xuất khẩu sang một số nước trong khu vực. Một số vùng trong nước đã có thói quen tiêu thụ thịt trâu từ lâu, theo kết quả điều tra của Viện Chăn nuôi năm 1996, ở thị trường Hà Nội thịt trâu chiếm 52,4% trong tổng số thịt trâu, bò và 96,6% ở Thái Nguyên. Hàng năm, hàng vạn con trâu to được đưa từ vùng núi về miền xuôi để bán thịt hoặc xuất khẩu. Như vậy, nhu cầu thịt trâu và thị trường tiêu thụ thịt trâu trong tương lai còn rất lớn.

Bên cạnh đó, trâu còn là nguồn cung cấp sức kéo quan trọng đối với nông nghiệp và nông thôn, trâu cày kéo ở tất cả mọi địa hình: ruộng nước, bậc thang và kéo gỗ trong rừng, dưới suối. Một nước nông nghiệp trồng lúa nước như Việt Nam vai trò của con trâu vô cùng quan trọng đối với việc cày bừa, làm đất ở ruộng sâu cũng như việc làm đất ở các ruộng bậc thang của các tỉnh miền núi phía Bắc. Bởi chưa có loại máy móc cơ giới nào có thể thay thế được con trâu.

Ngoài sức kéo thì phân bón hữu cơ từ chăn nuôi trâu có ý nghĩa rất lớn đối với các loại cây trồng. Mỗi con trâu bình quân cho 3,5-4,0 tấn phân hữu cơ. Do đó hàng năm đàn trâu nước ta cung cấp 9-10 triệu tấn phân bón hữu cơ cho trồng trọt.

Mặt khác, trâu là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho ngành da giày. Sừng và móng trâu chế tạo thành lược, cúc áo, nhạc cụ, hàng mỹ nghệ cao cấp và đồ trang sức đắt tiền. Lông trâu dùng làm bàn chải, bút lông…

Chăn nuôi trâu hiện nay chủ yếu theo phương thức truyền thống, quảng canh, tận dụng nuôi trâu để lấy sức kéo và phân bón. Một số nơi chăn nuôi trang trại với quy mô trên 10 trâu sinh sản như: An Giang, Hà Giang, Tuyên Quang, Nghệ An, Thanh Hoá, Bình Phước.

Chăn nuôi trâu trong những năm qua chưa phát triển do một số nguyên nhân sau:

- Thiếu trâu đực giống cho các vùng đồng bằng.

- Thiếu các cơ sở trâu giống.

- Khâu nhận giống trâu chưa được quan tâm đúng mức. Hệ thống đàn trâu giống quốc gia và các vùng giống trâu cũng như hệ thống cung cấp và luân chuyển trâu đực giống vẫn bị xem nhẹ. Đàn trâu hiện nay không được chọn lọc. Thực tế cho thấy đàn trâu đang bị chọn lọc ngược, vì ở nhiều vùng trâu đực to bị bán đi giết thịt, trâu đực nhỏ được giữ lại cho cày kéo là chính, đồng thời sử dụng làm giống.

- Công tác nghiên cứu về con trâu ở Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức.

- Trong thời gian dài chúng ta có nhiều chính sách phát triển các ngành chăn nuôi khác nhưng cho đến nay vẫn chưa có chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi trâu; đặc biệt là chính sách quốc gia về phát triển chăn nuôi trâu ở những vùng có điều kiện sinh thái phù hợp.

- Chưa có quy hoạch cụ thể cho việc trồng cỏ nên trâu thường thiếu thức ăn vào vụ Đông Xuân.

- Người chăn nuôi còn thiếu hiểu biết về kỹ thuật trồng cỏ cũng như các kỹ thuật chế biến các phế phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho gia súc nhai lại. Nhu cầu dùng sức kéo của trâu trong sản xuất nông nghiệp của vùng đồng bằng giảm mà giá trâu hơi lại thấp, người chăn nuôi trâu thiệt thòi nên số lượng đàn trâu không tăng.

- Do chăn thả tự do, môi trường chăn nuôi không đảm bảo, không có sự cách ly giữa các đàn gia súc nên dễ lây lan dịch bệnh (bệnh lở mồm long móng, nhiệt thán…) và dịch bệnh không được kiểm soát chặt chẽ nên đã ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi trâu trên cả nước nói chung và của các tỉnh miền núi nói riêng.

Để chăn nuôi trâu phát triển cần thực hiện một số giải pháp như:

1. Công tác giống

+ Chọn lọc, cải tạo nâng cao chất lượng, số lượng đàn trâu nội:

- Bình tuyển chọn đực giống trong nước, đặc biệt trâu đực giống tốt ở các vùng chăn nuôi trâu.

- Chọn những con đực có khối lượng từ 450kg trở lên, ngoại hình đẹp, cân đối, khoẻ mạnh, tánh hăng cao, xếp cấp tổng hợp phải đạt từ cấp 1 trở lên.

- Phấn đấu đưa tỷ lệ đực giống tốt chiếm 10% tổng đàn.

- Bình tuyển trâu cái: chọn trâu cái có khối lượng từ 300kg trở lên, ngoại hình đẹp, cân đối, khoẻ mạnh, bầu vú phát triển đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, xếp cấp tổng hợp phải đạt từ cấp 2 trở lên. Tăng tỷ lệ đẻ: 8-10% đàn cái sinh sản nhằm tạo đàn cái nền phục vụ cho các vùng giống trâu…

+ Xây dựng các vùng giống trâu để cung cấp những con giống tốt cho cả nước.

+ Thực hiện đảo đực giữa các vùng chăn nuôi trâu để tránh hiện tượng cận huyết.

+ Đầu tư kinh phí nhập tinh hoặc nhập trâu đực giống để cải tạo đàn trâu nội và làm tươi máu.

2. Phương thức chăn nuôi

- Xây dựng mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại thâm canh nhỏ và vừa tại các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

- Khuyến khích các hộ gia đình, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển trang trại chăn nuôi trâu thâm canh kết hợp với trồng cỏ và chế biến thức ăn thô xanh.

3. Thức ăn

+ Sử dụng có hiệu quả các nguồn thức ăn sẵn có của địa phương, đồng thời chuyển đổi một số diện tích đất để trồng cỏ thâm canh nuôi trâu.

+ Quy hoạch lại diện tích trồng cỏ nuôi trâu, mạnh dạn chuyển đổi đất canh tác sang trồng cỏ, trồng thức ăn phục vụ chăn nuôi, xem trồng cỏ như là nghề nhà nông và cỏ là hàng hoá.

4. Thị trường

- Khuyến khích mở và duy trì chợ trâu truyền thống tạo điều kiện cho mua bán trâu giống và trâu thịt.

- Xây dựng chiến lược về thị trường dựa trên tiềm năng phát triển và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thịt trâu trong nước và khu vực.

- Chủ động tổ chức sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hoá có số lượng lớn, ổn định đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Hiện tại cũng như trong tương lai, con trâu vẫn tồn tại, phát triển và chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đối với nông dân miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

23 tháng 1 2019

1 Trình bày những điều kiện phát triển ngành chăn nuôi của nước ta. Tạisao chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở ven các thành phố lớn (Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội,…) ?

a) Những điều kiện phát triển ngành chăn nuôi

– Thuận lợi:
+ Cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt hơn: hoa màu lương thực, đồng cỏ, phụ phẩm của ngành thủy sản, thức ăn chế biến công nghiệp,…
+ Các dịch vụ về giống, thú y có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp.
+ Người dân có kinh nghiệm chăn nuôi, thị trường tiêu thụ rộng lớn,…

– Khó khăn:
+ Giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao vẫn còn ít, chất lượng chưa cao.
+ Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm vẫn đe dọa lan tràn trên diện rộng, hiệu quả chăn nuôi chưa cao và chưa ổn định.

b) Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở ven các thành phố lớn chủ yếu là do nhu cầu ngày càng nhiều về sữa và các sản phẩm từ sữa của người dân.

2 Chứng minh rằng Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều thuận lợi về tự nhiên để phát triển kinh tế. Hãy kể tên hai quần đảo xa bờ thuộc vùngnày và ba đảo đông dân có diện tích vào loại lớn nhất của nước ta.

a) Chứng minh
– Biển có nhiều loại hải sản với ngư trường lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ và ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa, đặc sản (tổ yến,…); bờ biển có nhiều đầm phá, vịnh nước sâu (Dung Quất, Vân Phong,…), nhiều bãi biển đẹp (Nha Trang, Mũi Né,…).
– Khoáng sản chủ yếu là vật liệu xây dựng (đặc biệt cát làm thủy tinh ở Khánh Hòa), vàng, dầu khí. Sông ngòi có tiềm năng thủy điện vừa và nhỏ.
– Rừng có diện tích tương đối lớn (độ che phủ 38,9%) với nhiều loại gỗ, chim và thú quý.
– Đồng bằng Tuy Hòa màu mỡ; các vùng gò đồi thuận lợi cho chăn nuôi bò, dê, cừu.

b) Kể tên hai quần đảo xa bờ thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và ba đảo đông dân có diện tích vào loại lớn nhất của nước ta
– Hai quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa.
– Ba đảo: Phú Quốc, Cái Bầu, Cát Bà.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ chúng ta đã chứng kiến không biết bao nhiêu tấm gương thiếu niên anh dũng, sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp Cách mạng của dân tộc. Trong những tấm gương kiên trung nhỏ tuổi ấy, người đã truyền cho em nguồn cảm hứng vô tận từ trong suy nghĩ, hành động và mơ ước là người anh hùng Vừ A Dính.
Vừ A Dính là một người dân tộc Mông, sinh năm 1934 tại tỉnh Lai Châu. Mới 13 tuổi, nhưng Vừ A Dính đã thoát ly để trở thành một cán bộ liên lạc cho đội Vũ trang huyện Tuần Giáo. Tháng 6/1949, giặc Pháp tràn về khu căn cứ Pú Nhung càn quét, trong một lần đi liên lạc, anh bị giặc bắt và trói, tra tấn và bắn ở gốc đào cổ thụ ở Khe Trúc, Bản Chăn. Dù dịch tra tấn tàn bạo nhưng anh chỉ trả lời câu "không biết".
Với sự ham học, gan dạ và mưu trí, Vừ A Dính đã để lại trong lòng thế hệ sau chúng em sự ngưỡng mộ, kính trọng trước một tấm gương anh dũng, kiên cường, không thể nào quên. Chúng em không chỉ khâm phục về sự bất khuất của anh trước kẻ thù mà còn khâm phục tinh thần hiếu học của anh.
Ở anh, em đã học được một tinh thần bất khuất, kiên trung, không bao giờ chịu khuất phục trước cái ác, trước kẻ thù xâm lược của mình. Anh đã truyền cho em những suy nghĩ tốt đẹp với lòng yêu nước vô bờ bến. Tấm gương anh dũng của anh đã dạy cho em thế nào là lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Chúng em là những thiếu niên được lớn lên trong hòa bình, được xây dựng lên từ mồ hôi, xương máu của anh và các anh hùng khác của đất nước. Có thể chúng em không được chứng kiến sự ác liệt chiến tranh nhưng nhờ có anh, chúng em mới có thể hiểu thế nào là tấm lòng yêu nước.
Không chỉ truyền cho chúng em bao nhiêu cảm hứng tốt đẹp về lòng yêu nước, yêu dân tộc, anh còn để lại cho chúng em tấm gương về sự hiếu học. Chính tinh thần học hỏi không ngừng của anh Vừ A Dính đã giúp cho chúng em có thêm những nguồn động lực phấn đấu noi gương anh, chăm chỉ học tập để xây dựng đất nước sau này. Cũng chính anh đã là người mở đường nêu gương cho lớp thiếu niên chúng em biết được trách nhiệm của mình đối với tương lai của Tổ quốc. Chúng em sẽ mãi noi theo gương anh, truyền cho nhau sức mạnh, động lực, cảm hứng mà anh đã truyền cho chúng em để phát huy hơn nữa những truyền thống tốt đẹp, những khát vọng, ước mơ xây dựng và bảo vệ đất nước quê hương Việt Nam tươi đẹp

23 tháng 1 2019

a)ước nguyện

b)..................................

23 tháng 1 2019

a, ước mơ,mơ ước,ước nguyện

b,mik chịu