K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 2 2020

Bạn vào link này tham khảo nè

https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_t%E1%BA%BF_Hoa_K%E1%BB%B3

ko đc thì chỉ cần ghi " Nêu vai trò của Hoa Kì trong nền kinh tế thế giới" là xg

Học tốt

2 tháng 2 2020

usprimacy-1

Nguồn: Amitav Acharya, “US primacy in a multiplex world”, East Asia Forum, 28/10/2016.

Như tôi đã từng lập luận, vấn đề thực sự đối với vai trò của Hoa Kỳ trong thế giới hiện nay không nằm ở việc phải chăng bản thân Hoa Kỳ đang xuống dốc mà là liệu trật tự thế giới do nước này dựng nên và thống trị có thể tiếp tục tồn tại lâu dài hay không.

Hai vấn đề này thường được gắn kèm với nhau nhưng thực ra chúng rất khác biệt. Trong khi việc Hoa Kỳ có thoái trào hay không còn cần tiếp tục tranh luận, thì số phận trật tự thế giới của Hoa Kỳ gần như đã được định đoạt. Joschka Fischer, cựu Ngoại trưởng Đức gần đây đã viết: “Nhìn lại 26 năm trước, chúng ta nên thừa nhận rằng sự tan rã của Liên Xô– và cùng với nó là sự chấm dứt của Chiến tranh Lạnh – không phải là sự kết thúc của lịch sử, mà là khởi đầu cho đoạn kết của trật tự tự do kiểu phương Tây”.

Vậy vai trò lãnh đạo (primacy) của Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hưởng thế nào? Điều này phụ thuộc vào cách chúng ta định nghĩa khái niệm này. Joseph Nye định nghĩa một quốc gia giành được vai trò lãnh đạo nếu có sức mạnh lớn từ 3 nguồn quân sự, kinh tế và sức mạnh mềm. Theo đó, ông kết luận rằng Hoa Kỳ sẽ duy trì vị thế lãnh đạo thế giới trong ít nhất là nửa đầu của thế kỷ này.

Nhưng việc Hoa Kỳ có thể tiếp tục đứng đầu ở 3 loại sức mạnh này là điều đáng ngờ. Theo một số tính toán, Trung Quốc đã sẵn sàng soán ngôi nền kinh tế lớn nhất thế giới của Hoa Kỳ. Một đánh giá gần đây của Bloomberg cho thấy năm 2001, GDP của Hoa Kỳ (10,6 ngàn tỷ USD) cao gấp 8 lần của Trung Quốc. Nhưng đến năm 2015, GDP của Hoa Kỳ chỉ cao gấp 1,6 lần của Trung Quốc – 18 ngàn tỷ so với 11,4 ngàn tỉ.

Hoa Kỳ sẽ tiếp tục là cường quốc quân sự mạnh nhất thế giới. Nhưng năng lực chống tiếp cận/chống xâm nhập (AC/AD) ngày càng tăng của Trung Quốc đã làm giảm lợi thế của Hoa Kỳ ít nhất là ở khu vực Đông Á. Sức mạnh mềm vượt trội của Hoa Kỳ – vốn rất khó đong đếm – đang phải đối mặt thách thức nghiêm trọng nhất, mà mỉa mai thay lại xuất phát từ chính nội bộ Hoa Kỳ. Hoa Kỳ làm sao có thể hấp dẫn thế giới trong khi mà nước này ngày càng đi theo chủ nghĩa dân tộc hướng nội, chủ nghĩa bảo hộ và có thể là cả với sự nổi lên của Donald Trump.

Tôi xem xét vai trò lãnh đạo trên góc độ cấu trúc chứ không phải sức mạnh. Vị thế lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ không bắt nguồn từ các nguồn lực quốc gia mà dựa trên khả năng quản lý trật tự quốc tế, đặc biệt thông qua các thể chế do Hoa Kỳ tạo nên sau Thế chiến II để hợp thức hóa vai trò lãnh đạo của nước này. Nhưng hệ thống đa phương này đang rạn nứt và dần bị thay thế bởi những mảnh ghép phức tạp của những thỏa thuận song phương, khu vực và nhiều bên (plurilateral).

Một số thể chế có tính song song được thiết lập bởi BRICS, một số là quan hệ đối tác giữa các chính phủ, doanh nghiệp và phong trào xã hội. Nhiều thể chế trong số đó không phải là kết quả các sáng kiến của Hoa Kỳ hoặc chịu sự kiểm soát của nước này. Một số thể chế còn thách thức quyền lực của các cơ chế đa phương lớn do Hoa Kỳ tạo ra sau Thế chiến II.

Thách thức chủ yếu đối với vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ không đến từ đa cực hóa, hoặc sự trỗi dậy của các cường quốc mới, mà từ sự nổi lên của các nguy cơ mới. Dù được cường điệu hóa, BRICS không phải là một khối có sự gắn kết. Ấn Độ và Trung Quốc đang theo đuổi các mục tiêu đối lập nhau tại khu vực và trên toàn cầu, và đe dọa lẫn nhau trong tiến trình giành mục tiêu của mình. BRICS phải đối mặt với những bất ổn lớn về kinh tế và chính trị. Dường như khối này chỉ phối hợp hiệu quả trong việc cản trở những lợi ích và cách tiếp cận của Hoa Kỳ hơn là đưa ra giải pháp cho các vấn đề của thế giới.

Nhưng những đe dọa đối với lợi ích của Hoa Kỳ hiện nay phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với trước đây. Leslie Gelb nhấn mạnh: “Những kẻ khủng bố và các cuộc nội chiến là những mục tiêu quân sự khó đánh bại hơn so với các đội quân dàn trận ngoài chiến trường”. Chúng có thể là lý do thực sự giải thích tại sao vai trò lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ ngày nay đang bị thách thức.

Từ kinh nghiệm của châu Âu, tính đa cực dẫn đến một hệ thống quốc tế mà tại đó một số nước lớn có được vai trò lãnh đạo trên cả hai khía cạnh: thách thức và quản lý trật tự quốc tế.

Thế giới đang định hình hiện nay nên được hiểu là một thế giới đa tầng nấc. Một thế giới của nhiều chủ thể, đa dạng về chính trị và văn hóa nhưng phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, phải đối mặt với các mối đe dọa toàn cầu phức tạp và có đặc trưng là một mớ lộn xộn các thể chế và mạng lưới từ to đến nhỏ, cả công và tư. Giống như ở một rạp chiếu phim đa tầng, thế giới hiện nay có nhiều diễn viên, màn lớp, nhà sản xuất và đạo diễn – không một cường quốc nào có thể chi phối cả 3 dạng quyền lực.

Hoa Kỳ sẽ ứng phó ra sao trong một thế giới đa tầng nấc? Trước hết, nước này phải rũ bỏ quan điểm cũ kỹ về vai trò lãnh đạo và áp dụng cách chia sẻ sự lãnh đạo. Trong bài phát biểu tại West Point năm 2014, Tổng thống Obama tuyên bố “Hoa Kỳ phải luôn đi đầu trên trường quốc tế. Nếu chúng ta không dẫn đầu, sẽ không ai khác làm việc đó”. Cách nói cường điệu đó không thực tế đối với Hoa Kỳ và không giúp được gì cho thế giới. Nó gây tâm lý ngồi không hưởng lợi từ những đồng minh của Hoa Kỳ vốn có đủ năng lực. Không chỉ thiếu nguồn lực và lợi ích, Hoa Kỳ cũng thiếu cả sự ủng hộ từ trong nước để dẫn dắt trong các lĩnh vực đa dạng đòi hỏi phải có hành động tập thể.

Một thế giới đa tầng nấc yêu cầu phải quan tâm nhiều hơn đến các trật tự khu vực. Henry Kissinger cho rằng “cuộc tìm kiếm một trật tự thế giới mới hiện nay cần có một chiến lược chặt chẽ nhằm xây dựng một khái niệm trật tự trong các khu vực khác nhau và gắn kết các trật tự khu vực với nhau”. Hoa Kỳ cần phi tập trung hóa (quyền lực của mình), xếp loại ưu tiên và khu vực hóa đại chiến lược của mình. Việc này sẽ khuyến khích các cường quốc tầm trung, các cường quốc khu vực và tổ chức khu vực tiến ra vũ đài quốc tế, khi mà nhiều đối tác trong số đó chia sẻ các mục đích chiến lược của Hoa Kỳ hoặc chia sẻ cách thức đạt được các mục đích đó.

Điều này nghĩa là Hoa Kỳ cần vươn ra khỏi các liên minh truyền thống và các tập hợp quốc gia cùng chung quan điểm như G7, TPP và TTIP. Việc ủng hộ và hợp tác thông qua các thể thế khu vực mang tính bao trùm như ASEAN và Liên minh châu Phi sẽ rất quan trọng trong việc quản lý các vấn đề khu vực.

Một thế giới đa tầng nấc sẽ không hoàn toàn yên bình. Nhưng một nền hòa bình tuyệt đối cũng là viển vông. Mục tiêu của chúng ta là sự ổn định tương đối, ngăn ngừa chiến tranh giữa các nước lớn, nạn diệt chủng, và quản lý được các xung đột khu vực có thể gây ra thiệt hại lớn cho con người. Việc đa dạng hóa mục tiêu chiến lược, chia sẻ vai trò lãnh đạo và cải cách hệ thống quản trị toàn cầu trên cơ sở đồng thuận sẽ đóng góp lâu dài cho việc hiện thực hóa mục tiêu đó./.

1 tháng 2 2020


- Khí hậu Bắc Mĩ chịu ảnh hưởng sâu sắc của sự tương phản rõ rệt giữa hai miền địa hình núi già phía Đông và núi trẻ phía Tây.
+ Hệ thống Cooc-đi-e phía Tây như bức tường thành chắn gió Tây ôn đới từ Thái Bình Dương thổi vào nội địa, có vai trò như hàng rào khí hậu giữa miền ven biển phía Tây – sườn đón gió có mưa nhiều, sườn Đông và cao nguyên nội địa ít mưa.
+ Dãy A-pa-lat ở phía Đông thấp hẹp nên ảnh hưởng của Đại Tây Dương đối với lục địa Bắc Mĩ vào sâu hơn.
+ Miền đồng bằng trung tâm cấu trúc như một lòng máng khổng lồ tạo nên một hành lang cho các khối khí lạnh từ Bắc Băng Dương tràn sâu xuống phía Nam, các khối khí nóng từ phía Nam tràn lên dễ dàng gây sự nhiễu loạn thời tiết trong toàn miền đặc biệt là gió xoáy, lốc, vòi rồng…

5 tháng 2 2020

Tình yêu quê hương đất nước được thể hiện qua các nội dung:

- Tự hào về cảnh đẹp non sông gấm vóc.

- Khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc.

- Căm thù sâu sắc với các thế lực xâm hại đến độc lập, chủ quyền của đất nước.

- Khát vọng đất nước thái bình.

Chọn lọc dẫn chứng phù hợp với từng nội dung để chứng minh.

31 tháng 1 2020

Bạo lực học đường đã và đang là vấn đề nóng bỏng được cả xã hội quan tâm. Về khái niệm, bạo lực học đường là hành vi thô bạo, ngang ngược, sử dụng vũ lực để giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, gây tổn hại về cả thể chất lẫn tinh thần, diễn ra trong phạm vi trường học. Bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học, nhiều mức độ. Có những trường hợp chỉ đơn giản là đánh nhau, gây gổ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… làm cho dư luận hoang mang. Không chỉ vậy, bạo lực học đường còn diễn ra trong mối quan hệ thầy và trò, thầy cô bạo hành học sinh, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh đập, sỉ nhục thầy cô. Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ tâm lý học sinh háo thắng, dễ kích động, thầy cô quá căng thẳng với việc dạy học và không kiểm soát được bản thân. Bên cạnh đó, còn do học sinh bị ảnh hưởng bởi tệ nạn, thói xấu trong xã hội, cha mẹ thiếu quan tâm đến con cái, nhà trường chưa sát sao trong việc giáo dục nhân cách học sinh, giáo viên. Tất cả những điều đó đều gây ra hậu quả khôn lường về cả thể chất, tiền bạc, lẫn tinh thần. Đã có rất nhiều học sinh phải nghỉ học, chuyển trường, chuyển lớp, trầm cảm vì bị bắt nạt và bạo lực bởi các bạn học sinh khác. Có thể thấy, tình trạng bạo lực học đường đang trở thành hồi chuông cảnh báo cho toàn xã hội, mỗi chúng ta cần ý thức được nguyên nhân, hậu qủa của nó và ngăn chặn, đẩy lùi hiện tượng tiêu cực trong nhà trường này.

31 tháng 1 2020

Cảm ơn bạn nhiều .Đây là bạn tự viết hả hay gì vậy

11 tháng 2 2020

Lê Thánh Tông (chữ Hán: 黎聖宗 25 tháng 8 năm 1442 – 3 tháng 3 năm 1497) là hoàng đế thứ năm của Hoàng triều Lê nước Đại Việt. Ông trị vì từ ngày 26 tháng 6 năm 1460 đến khi qua đời năm 1497, tổng cộng 37 năm, là vị hoàng đế trị vì lâu nhất thời Hậu Lê – giai đoạn Lê sơ trong lịch sử Việt Nam.

Lê Thánh Tông tên thật là Lê Tư Thành (黎思誠), là con thứ tư của Lê Thái Tông. Cuối năm 1442, Hoàng đế Thái Tông mất, Thái tử Lê Bang Cơ lên ngôi tức Lê Nhân Tông, phong Tư Thành làm Bình Nguyên vương. Năm 1459, người con cả của Thái Tông là Lê Nghi Dânđột nhập cung cấm giết vua Nhân Tông. Nghi Dân tự lập làm vua, cải phong Tư Thành làm Gia vương. Nghi Dân chỉ ở ngôi được 6 tháng. Ngày 6 tháng 6 âm lịch năm 1460, các tể phụ Nguyễn Xí, Đinh Liệt, làm binh biến, bức tử Nghi Dân. Hai ngày sau, họ bàn nhau đón Tư Thành nối ngôi. Lê Thánh Tông lên ngôi Hoàng đế, xưng làm Thiên Nam Động chủ (天南洞主), đặt niên hiệu là Quang Thuận (sau đổi thành Hồng Đức).

Trong 37 năm trị quốc, Lê Thánh Tông đã ban bố rất nhiều chính sách nhằm hoàn thiện bộ máy quan chế, hành chính, kinh tế, giáo dục – khoa cử, luật pháp và áp dụng các giá trị Tân Nho giáo vào việc trị an, khiến Đại Việt trở thành một quốc gia ổn định và văn minh. Ông xây dựng một hệ thống quan liêu đồ sộ từ trung ương tới địa phương, với tổng số quan trong, ngoài là hơn 5300 người.[1] Ông còn chia đất nước làm 13 thừa tuyên và phủ Phụng Thiên trực thuộc đế đô Đông Kinh, sai quan nghiên cứu hình thế núi sông mà đóng thành bản đồ Hồng Đức. Ông rất chú trọng tới việc tiến cử, cất nhắc quan lại tài năng, liêm khiết và nghiêm khắc bài trừ tệ tham nhũng, biếng nhác, phóng đãng và vô đạo đức trong giới quan chức.[2] Tuy nhiên, ông không thể diệt trừ triệt để tệ tham nhũng vì bản chất cồng kềnh và lương ít của bộ máy quan liêu do ông lập ra.[3]

Lê Thánh Tông cũng hết sức chú trọng phát triển giáo dục và văn hóa, qua việc ông mở rộng quy chế các khoa thi chọn ra người tài cống hiến cho quốc gia. Ông đặt lệ 3 năm mở 1 khoa thi lớn, cho phép những người thi đỗ được về quê vinh quy bái tổ, lại cho dựng văn bia ghi tên họ ở Văn Miếu. Thời ông mở 12 kỳ thi lớn, lấy đỗ hơn 500 người và được sĩ phu Phan Huy Chú thời Nguyễn nhận xét:"Khoa cử các đời, thịnh nhất là đời Hồng Đức".[4][5] Về kinh tế, ông hết mực chăm lo nông nghiệp và khuyến khích dân mở chợ để đẩy mạnh trao đổi hàng hóa trong nước. Tuy nhiên, đối với ngoại thương, ông thực hiện chính sách ức chế gắt gao gây kìm hãm đối với sự phát triển kinh tế của Đại Việt.[6]

Thánh Tông còn dành nhiều công sức cho việc cải tổ, huấn luyện quân đội, trực tiếp chỉ huy các cuộc bành trướng về phía Nam và Tây, mà cụ thể là cuộc xâm chiếm Chiêm Thành năm 1471, Lão Qua và Bồn Man năm 1479. Các cuộc chinh phạt đều thắng lợi, đặc biệt là chiến dịch đánh Chiêm 1471 đưa quân đội Đại Việt tới tận quốc đô Đồ Bàn nước Chiêm, bắt vua Trà Toàn và sáp nhập một lãnh thổ rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Định. Đây là một cột mốc lớn trong quá trình Nam tiến của người Việt. Lê Thánh Tông giữ vững vùng đất mới chiếm bất chấp những áp lực từ nước mạnh ở phía bắc là Đại Minh đòi ông trả đất cho Chiêm Thành.[7] Ông còn cứng rắn ngăn chặn các cuộc lấn chiếm biên giới của thổ quan và người dân tộc thiểu số miền núi bên Đại Minh.[8]

Các thành tựu về nội trị và đối ngoại của Thánh Tông đã khiến Đại Việt quật khởi thành một cường quốc trong khu vực Đông Nam Á. Trong Đại Việt sử ký toàn thư có lời nhận định của sử quan Nho thần đời sau về ông: "Vua sáng lập chế độ văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược, dẫu Vũ Đế nhà Hán, Thái Tông nhà Đường cũng không thể hơn được...". Tuy nhiên, người đương thời và các nhà chép sử đời Lê – Nguyễn phê phán ông về việc xây dựng nhiều công trình, cung điện vượt quá quy mô xưa, quá trọng văn chương phù phiếm, xử sự khắc bạc với một số đại thần và anh em, tính khoa trương, bắt chước lối tổ chức nhà nước của Đại Minh, và "nhiều phi tần quá, nên mắc bệnh nặng" dẫn đến cái chết ở tuổi 56.[9][10][11][12][13]

Lê Thánh Tông còn là một nhà thơ, nhà văn lớn, ước tính có hàng ngàn sáng tác bằng chữ Hán và chữ Nôm, trong đó thơ chữ Hán ngày nay còn hơn 350 bài.[14]

11 tháng 2 2020

Ông có tên húy là Lê Tư Thành (思誠), là con trai thứ tư của Lê Thái Tông (Lê Nguyên Long, trị vì 1433–1442). Mẹ của ông là Ngô Thị Ngọc Dao, người làng Động Bàng, huyện Yên Định, phủ Thanh Hóa. Cha bà là Ngô Từ, gia thần của Lê Thái Tổ, làm đến chức Thái bảo. Chị gái Ngô Thị Ngọc Dao tên Xuân, vào hầu Lê Thái Tông ở hậu cung. Ngô Thị Ngọc Dao theo chị vào nội đình, Lê Thái Tông thấy liền gọi vào cho làm cung tần.[15]

Tháng 6, năm Đại Bảo thứ nhất (1440), Ngô thị nhập cung khi 14 tuổi, được phong làm Tiệp dư (婕妤), ở tại cung Khánh Phương. Sinh thời Ngô Tiệp dư sùng Phật giáo thường cầu tự, một hôm mộng thấy Thượng đế ban cho một vị tiên đồng, bèn có mang. Bà sinh Lê Tư Thành vào ngày 20 tháng 7 âm lịch (25 tháng 8 dương lịch) năm Đại Bảo thứ 3 (1442).[15]

Khi Lê Tư Thành sinh ra, ông được bộ quốc sử Đại Việt đời Lê, Đại Việt sử ký toàn thư miêu tả: "Thiên tư tuyệt đẹp, thần sắc khác thường, vẻ người tuấn tú, nhân hậu, rạng rỡ, nghiêm trang, thực là bậc thông minh xứng đáng làm vua, bậc trí dũng đủ để giữ nước".[16]

Ngày 27 tháng 7 âm lịch năm 1442, Lê Thái Tông đi tuần về miền Đông thì bị bệnh mất ở tuổi 20. Các quan nhận di chiếu tôn Thái tử Bang Cơ (con Thần phi Nguyễn Thị Anh) lên ngôi, tức Hoàng đế Lê Nhân Tông. Năm 1445, Lê Nhân Tông hạ chiếu phong Lê Tư Thành làm Bình Nguyên vương (平原王), làm phiên vương vào ở kinh sư, học cùng các vương khác ở Kinh diên. Các quan ở Kinh diên như Trần Phong thấy Bình Nguyên vương dáng điệu đường hoàng, thông minh hơn hẳn người khác, nên họ cho ông là bậc khác thường. Bình Nguyên vương lại càng sống kín đáo, không lộ vẻ anh minh ra ngoài, chỉ vui với sách vở cổ kim, nghĩa lý thánh hiền, ưa điều thiện, thích người hiền, chăm chỉ không biết mệt mỏi. Bình Nguyên vương được Thái hậuNguyễn Thị Anh yêu mến như con đẻ, và được Nhân Tông coi như người em hiếm có.[16]

  * Hoạt động bò của thằn lằn: 

    + Chân trước trái và chân sau phải cố định vào đất, đuôi uốn sang phải, thân uốn sang trái, chân trước phải và chân sau trái tiến 1 bước về phía trước. 

    + Chân trước phải và chân sau trái cố định vào đất, đuôi uốn sang trái, thân uốn sang phải, chân trước trái và chân sau phải tiến 1 bước về phía trước. 

    + Kết thúc 1 chu kì bò thằn lằn di chuyển được 2 bước . 

 * Vai trò của thân và đuôi: khi thân và đuôi uốn mình dựa sát vào đất, tạo nên một lực ma sát, thắng được sức cản của đất nên đẩy con vật tiến lên. Thân và đuôi càng dài thì sức đẩy của thân và đuôi lên mặt đất càng mạnh, con vật bò càng nhanh.

31 tháng 1 2020

    Thân uốn về bên phải, đuôi uốn về bên trái, cả hai tì vào đất phối hợp với chi trước bên phải và chi sau bên trái cố định vào đất, đồng thời chi trước bên trái và chi sau bên phải di động kéo con vật về phía trước.

 - Vì thằn lằn có chân nhắn và yếu nên thân và đuôi tì vào đất, cử động uốn liên tục phối hợp với chi giúp nó di chuyển.

 Hình 38.2 SGK Sinh học 7 đúng ko ạ ( NẾU SAI CHO E XIN LỖI ........) Chúc cj hc tốt .........!!!

Bài tham khảo nhé:

Sách là một trong những phát minh vĩ đại và tài sản quý giá nhất của loài người trong quá trình nhận thức về giới tự nhiên và các quy luật xã hội. Sách lưu giữ và truyền bá tri thức; là người thầy và cũng là bạn, vừa bồi dưỡng tâm hồn, hun đúc nên bản lĩnh đồng thời cũng mách bảo, sẻ chia vui buồn, nâng đỡ những ước mơ, khát vọng và đam mê. Sách như tấm gương phản chiếu hiện thực xã hội, chỉ báo tin cậy về trí tuệ và phẩm cách của một con người, một thời kỳ, một quốc gia, dân tộc. Có người ví sách như một bảo tàng bằng ngôn ngữ. Nhưng sách đâu chỉ lưu giữ những gì đã qua, mà còn dẫn dắt người đọc vượt lên trước thời gian để đắm mình trong xã hội tương lai. Ngày nay, khi kinh tế tri thức đang ngày càng chứng minh sức mạnh và hiệu quả của nó thì sách trở thành công cụ trí tuệ không thể thiếu được. Để có được một nghề: cần có sách. Để giữ được chỗ làm hoặc có chỗ làm việc với thu nhập cao hơn cũng cần đọc, hiểu và biến những con chữ bất động trong những trang sách thành khả năng và kỹ năng được thể hiện sinh động trong cuộc sống.
Đọc sách để nấu được một món ăn mới lạ. Đọc sách để có thể trồng nấm, nuôi gà, nuôi tôm. Đọc sách để chuẩn bị cho bổn phận làm mẹ, nuôi con tốt hơn. Tra cứu tên một loại biệt dược để phòng tác dụng phụ khi dùng thuốc… Giản dị hơn, đọc sách bên một sạp vải ở chợ khi chưa có khách ghé mua. Sách cho ta biết những chữ cái đầu tiên của tiếng mẹ đẻ khi cắp sách tới trường những ngày thơ ấu. Và một đôi dòng trong cuốn gia phả của dòng họ để lưu giữ một cái tên, một sự nghiệp, một cuộc đời của ai đó đã đi xa.
Sách thanh cao mà thân thiết. Hữu hạn mà vô tận, vô cùng. Điều khác nhau là mỗi cuốn sách nói gì, để lại gì cho trí tuệ và tâm hồn người đọc. Thời gian sẽ gạn lọc những tinh túy để chở tới tương lai vô cùng và bỏ lại những gì là sản phẩm của một khoảnh khắc, của một thời… Bàn luận về sách bao nhiêu cũng chưa đủ, như nói về tình yêu vậy. Tình yêu với sách đã trải dài hơn 6000 năm, từ sách bằng đất sét, da thú, tre trúc… đến nay là sách điện tử. Chưa biết sách sẽ có cấu trúc vật chất như thế nào trong tương lai; song tin chắc rằng tình yêu với sách sẽ không phai nhạt. Chừng nào con người còn cần hiểu biết, cần sẻ chia, thì sách còn là người thầy, người bạn thủy chung. Vậy, lẽ nào lại không yêu sách! Tình yêu ấy cần khơi gợi và nuôi dưỡng thường xuyên với mọi lứa tuổi. Chúng ta cần một hành động thiết thực, cụ thể hơn.
Nếu gọi là ngày Toàn dân đọc sách e cũng khiên cưỡng, như một khẩu hiệu kêu gọi theo cách phát động một số phong trào hiện nay. Mặc khác, đọc sách tuy là hoạt động quan trọng nhằm khai thác, thưởng thức, sử dụng những giá trị của sách nhưng mới giới hạn ở sự hưởng thụ sách của người đọc. Vì vậy, cần chọn một tên gọi để có thể vừa tôn vinh những giá trị của sách vừa tôn vinh tác giả, những người tham gia vào quá trình đưa sách đến tay bạn đọc, lại vừa góp phần xây dựng thói quen đọc sách và quảng bá sách hay, sách tốt. Mục tiêu cuối cùng của Ngày sách Việt Nam không phải chỉ là phát hành được nhiều bản sách, cho dù đó là những cuốn sách có giá trị cao, mà quan trọng hơn như mưa dầm thấm lâu, sách đặt nền tảng cho ứng xử của người đọc, của xã hội ngày càng hợp quy luật hơn, tạo ra sức mạnh tâm thế của dân tộc, góp phần bảo vệ và xây dựng một đất nước độc lập, tự do, giàu mạnh và hạnh phúc.
Đất nước độc lập, tự do, giàu mạnh, người dân hạnh phúc là tâm nguyện suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nên chọn ngày công bố một tác phẩm của Người là Ngày sách Việt Nam. Xin đề nghị lấy ngày phát hành cuốn sách “Đường Kách Mệnh” của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong khóa đào tạo lớp cán bộ đầu tiên của “Thanh niên cách mạng đồng chí Hội” tại Quảng Châu, Trung Quốc vào mùa Xuân năm 1927. “Đường Kách Mệnh” thực sự là cuốn cẩm nang về lý luận cách mạng cho nhiều thế hệ cán bộ của Đảng ta. Cuốn sách là một mốc son lịch sử chấm dứt một thời kỳ khủng hoảng về đường lối trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành lại độc lập cho đất nước.

31 tháng 1 2020

mk cảm ơn nhưng đây bạn tự viết à hay là sao?

31 tháng 1 2020

??? ai hiẻu j ko

31 tháng 1 2020

theo các bạn mình nên chọn bài nào, xây dựng câu chủ đề ntn?

31 tháng 1 2020

- Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển, luận điểm kết luận.

- Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luân điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.

-Lập luận là một ý kiến được củng cố và chứng minh bằng lý lẽ và/hoặc bằng chứng.

mình nghĩ dựa vào cái định nghĩa của nó để xác định (không chắc chắn lắm, ahihi... )

1 tháng 2 2020

. Luận điểm là gì?

a) Trong bài văn Chống nạn thất học, Bác Hồ đã vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập. Đây chính là luận điểm chính của bài văn, luận điểm này được thể hiện ra bằng những câu cụ thể:

  • “Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí”
  • “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.”

Đây chính là những câu mang luận điểm chính của bài văn. Đọc những câu này, người đọc có thể hiểu được nội dung cơ bản của cả bài văn, nắm được tư tưởng, quan điểm của tác giả. Các nội dung khác của bài văn xoay quanh, tập trung thể hiện những luận điểm này.

Như vậy, có thể hiểu luận điểm là những ý chính của bài văn nghị luận.