K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 5 2021

tác dụng ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ

24 tháng 5 2021

Chẳng bao lâu,/ những đồi tranh , tre nứa /đã trở thành rừng gỗ quý."

    Trạng ngữ              Chủ ngữ                           Vị ngữ

24 tháng 5 2021

/nơi đây, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn,/ trời nóng/ hầm hập

           trạng ngữ                                                      chủ ngữ    vị ngữ

24 tháng 5 2021

nơi đây , từ lúc một trời mọc đến lúc một trời lặn là trạng ngữ , trời là CN còn nóng hầm hập là VN

Cuộc sống có biết bao cái đẹp. Có những cái đẹp bình dị nhưng cũng có bao cái đẹp khuất lấp, ẩn sau bao lớp bụi cuộc đời. Những cái đẹp đó thường làm thanh lọc tâm hồn người. Tôi yêu biết bao một cảnh đẹp bình dị của quê hương mình- đó là dòng sông.

Dòng sông quê tôi có tự bao giờ, tôi cũng chẳng nhớ nữa. Chỉ biết rằng, khi tôi lớn thì dòng sông đã có rồi. Tôi còn nhớ, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhìn dòng sông Hương có lúc như một cố nhân, có lúc như một “ người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở”, có lúc như một cô gái đang phóng khoáng và man dại....và tôi thấy dòng sông quê tôi như một chứng nhân. Nó có từ rất lâu rồi, cho nên như một lẽ tự nhiên, bao đổi thay của quê hương, dòng sông đã chứng kiến tất cả.

Dòng sông ở đó, nước chảy lững lờ. Dọc bên bờ sông là những hàng cây xanh mát như làm đẹp, làm duyên thêm cho dòng sông. Mùa xuân về, dòng chảy chậm như muốn cố ngắm nhìn dòng người náo nức qua lại đi sắm Tết, mua những cành đào, cành mai, đi chúc Tết nữa.

Mùa hè đến, dòng chảy như nhanh hơn, gấp hơn để ngày ngày đưa phù sa về bồi đắp cho những cánh đồng, những vườn tược quê hương thêm xanh tốt. Cũng tại dòng sông này, có biết bao đứa trẻ thơ ngày ngày ra tắm mát. Dòng sông quê hương đã thấm vào từng làn da, thớ thịt của người dân quê tôi một cách tự nhiên như thế đó.

Thu về, những cây tre xào xạc lá ven sông như hình ảnh của những thiếu nữ đang làm đẹp, làm duyên. Những đêm trăng thu thơ mộng, dòng sông như tấm gương soi bóng vẻ đẹp của bầu trời. Khi đó, tôi có cảm tưởng như dòng sông đã trở thành một bức tranh tuyệt đẹp của một danh hoạ nào đó.

Đông về, vẫn là nhịp chảy từ từ như nhịp sống bình yên của người dân quê tôi, dòng sông vẫn cần mẫn làm nhiệm vụ của mình, một cách thầm lặng...

Tôi yêu biết bao dòng sông quê mình. Khi cuộc sống ngày càng văn minh, những dòng sông quê dường như ít đi, thay vào đó là những toà nhà cao chọc trời. Nhưng dòng sông quê tôi mãi là một cảnh đẹp, là nơi gắn bó máu thịt, là một phần trong trái tim của bao người con quê tôi...

24 tháng 5 2021

Bạn tham khảo nha !!

1.  Anh Lý Tự Trọng sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở Hà Tĩnh. Anh giác ngộ cách mạng rất sớm và được tổ chức đưa ra nước ngoài học tập. Vốn thông minh, anh học rất giỏi, nói thạo tiếng Trung Quốc và tiếng Anh.

2.  Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng về nước. Các đồng chí lãnh đạo giao cho anh nhiệm vụ liên lạc, chuyển nhận thư từ, tài liệu tới các tổ chức Đảng ở nước bạn qua đường tàu biển. Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác, anh đã đóng vai người nhặt than ở bến cảng Sài Gòn.

     Có lần, anh buộc chặt gói tài liệu giấu trong một chiếc màn đằng sau xe đạp rồi thong thả đạp xe trên đường. Bất ngờ, tên đội sếp Tây gọi lại đòi khám. Lý Tự Trọng xuống xe, vờ lúi húi cởi dây nhưng thực ra là buộc chặt hơn. Chờ lâu sốt ruột, tên đội Tây quăng xe bên vệ đường, tự tay mở bọc. Lý Tự Trọng liền nhảy lên xe đạp của hắn, phóng rất nhanh, mất hút. Lần khác, anh chuyển tài liệu từ tàu biển lên, bị bọn lính giữ lại định khám. Anh nhảy ùm xuống nước, lặn qua gầm tàu, trốn thoát.

     Đầu năm 1931, một cán bộ ta đang tuyên truyền trước đông đảo công nhân và dân chúng trong một cuộc mít-tinh thì tên thanh tra mật thám Pháp tên là Lơ-grăng ập tới, định bắt. Lý Tự Trọng nhanh tay rút súng bắn chết hắn, cứu thoát đồng chí của mình. Riêng anh, vì chạy không kịp nên đã bị giặc bắt.

3. Trong tù, anh bị chúng tra tấn dã man, chết đi sống lại nhưng chúng không moi được từ anh bất cứ bí mật nào của phong trào cách mạng. Đám cai ngục người Việt khâm phục gọi anh là “ông Nhỏ”.

    Chính quyền thực dân Pháp đưa Lý Tự Trọng ra xử trước toà. Anh không hề run sợ mà lớn tiếng vạch trần bản chất xâm lược của chúng và biến vành móng ngựa thành nơi tuyên truyền cách mạng. Luật sư bào chữa nói rằng vì anh còn nhỏ nên hành động thiếu suy nghĩ. Anh khẳng định là mọi việc của mình đều xuất phát từ suy nghĩ, cân nhắc chín chắn: ‘'Tôi chưa đến tuổi thành niên thật nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng giải phóng dân tộc ra khỏi ách áp bức, nô lệ của thực dân, phong kiến. Không thể có con đường nào khác".

    Bất chấp sự phản đối của dư luận và báo chí, thực dân Pháp đã xử bắn Lý Tự Trọng vào một ngày cuối năm 1931. Trước khi chết, người anh hùng thiếu niên ấy vẫn hát vang bài Quốc tế ca. Lý Tự Trọng ngã xuống vì quê hương, đất nước lúc anh mới 17 tuổi.

24 tháng 5 2021

khó thiệt , mở văn mẫu lớp 5 tập 1 ra là ok hết  , nhưng mị ko thích lịch sử nên sorry bạn nhe

học tập chính là nghĩa vụ của học sinh

Trả lời :

Học có phải là nghĩa vụ của học sinh không ?

# Hok tốt !

24 tháng 5 2021

B."cánh" rừng gỗ quý /"cánh" cửa hé mở

24 tháng 5 2021
dòng nào dưới đây có các từ in đậm là từ nhiều nghĩa: A."gian" lều cỏ tranh /ăn" gian "nói dối B."cánh" rừng gỗ quý /"cánh" cửa hé mở C.hạt "đỗ" nảy mầm /xe "đỗ" dọc đường D.hòn "đá "ven đường /chú bé "đá" cầu  √
              Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.    Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp...
Đọc tiếp

   

      

     Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.

    Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán "Đó là bàn tay của bác nông dân". Một em khác cự lại "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....". Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!".

      Cô giáo ngẩn người. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.

Top of Form

 (Trích Bàn tay yêu thương, NXB Trẻ, 2004)

Câu 1(1.0 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

Câu 2(1.0 điểm): Tìm biện phép so sánh ở đoạn cuối và cho biết kiểu so sánh gì?

Câu 3(1.0 điểm): Xác định cụm danh từ có trong câu văn sau: Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này.

Câu 4: (1.0 điểm): Tại sao Douglas lại vẽ bàn tay cô giáo?

Câu 5 (1.0 điểm): Bài học rút ra cho bản thân em qua câu chuyện trên?.

2

 Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ "Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh". Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.

    Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán "Đó là bàn tay của bác nông dân". Một em khác cự lại "Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật....". Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu "Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!".

      Cô giáo ngẩn người. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.

(Trích Bàn tay yêu thương, NXB Trẻ, 2004)

Câu 1(1.0 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

=>  Phương thức biểu đạt chính của văn bản là  : Tự sự

Câu 2(1.0 điểm): Tìm biện phép so sánh ở đoạn cuối và cho biết kiểu so sánh gì?

=> khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác

=> So sánh không ngang bằng

Câu 3(1.0 điểm): Xác định cụm danh từ có trong câu văn sau: Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này.

=> cụm danh từ : một hình ảnh đầy biểu tượng

Câu 4: (1.0 điểm): Tại sao Douglas lại vẽ bàn tay cô giáo?

=> Vì  những phút ra chơi cô thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân. Nó mang lại một ý nghĩa sâu sắc đối với em

Câu 5 (1.0 điểm): Bài học rút ra cho bản thân em qua câu chuyện trên?.

=> Bài học trên giúp em thấm nhuần ý nghĩa của lòng yêu thương, sự sẻ chia. Đối với những người có hoàn cảnh đặc biệt, chỉ cần ta trao  hành động nhỏ tốt đẹp nào đó, họ cũng cảm thấy hạnh phúc. Vì vậy, em sẽ không ngại trao yêu thương cho người khác. Một hành động nhỏ-Nhiều ý nghĩa lớn

27 tháng 5 2021

Cảm ơn, đang cần câu trả lời đó

24 tháng 5 2021

Đáp án :
" Tâm hồn tôi là một buôi trưa hè "

Có các biện pháp tu từ trong đoạn văn nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, làm nổi bật hình ảnh một dòng sông hiền hòa, thơ mộng và giúp tác giả bày tỏ tình cảm của mình một cách tự nhiên, sinh động, mượt mà.

Học tốt !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

23 tháng 5 2021

Được search google sister ko bạn !! 

23 tháng 5 2021
Cóa(。・ω・。)

“Xuân đã đến rồi, reo rắc ngàn hồn hoa xuống đời. Vui trong bình minh muôn loài chim hát vang mọi nơi. Đẹp trong tiếng cười, cho kiếp người tình thương đắm đuối. Ánh xuân đem vui với đời”.
Lời bài hát trong bài “Đón xuân” vang lên trên đài phát thanh trong mỗi buổi sáng đầu xuân khiến lòng người không khỏi xốn xang, rạo rực. Vậy là một mùa nữa lại về, năm mới lại sang. Không giống như mùa đông âm u buốt giá, mùa hè với cái nắng chói chang hay mùa thu với gió heo may thổi, mùa xuân đến là mang theo hơi ấm và gọi dậy sức sống vốn nằm im sau giấc ngủ đông dài.

Buổi sáng mùa xuân trời còn se se lạnh. Nền trời trắng đục, sà thấp xuống mặt đất. Màn sương đêm như khói giăng mắc nơi đâu thôn, ngõ xóm. Một vài giọt sương còn đọng lại trên cánh hoa lục bình tím biếc, long lanh như những viên pha lê mà mẹ thiên nhiên vô tình để lại. Không khí yên ắng gợi sự thanh bình. Chỉ còn nghe thấy đâu đây tiếng ríu rít của mấy chú chim non dậy sớm để đón bình minh. Xa xa khói bếp lửa tỏa ra nghi ngút mang theo hương nếp xôi thơm nồng, gọi dậy cả một vùng ký ức. Khói bếp lửa mỗi sớm bà và mẹ nhen lên đã nuôi lớn tuổi thơ con người, là điểm tựa trên mỗi bước đường đời gian lao, vất vả, cũng là chốn về của những kỉ niệm.

Rồi từ đằng Đông, bỗng anh ánh sắc hồng phơn phớt. Ông mặt trời vén bức màn mây nhìn xuống trần gian. Nắng còn yếu ớt nhưng đủ để xua đi bóng đêm, xua tan những góc tối trong tâm hồn con người, để con người hòa điệu cùng thiên nhiên. Sương mỏng dần rồi tan hẳn. Bầu trời cao và xanh hơn. Những đám mây trắng xốp lững lờ trôi như để cảm nhận được đầy đủ và tinh tế hương sắc mùa xuân. Điểm xuyết trên nền trời xanh trong là hình ảnh những đàn chim én theo hình chữ V bay về sau quãng thời gian dài vào phương Nam tránh rét. Xa xa dòng sông quê hương đã vươn vai thức dậy chào đón năm mới. Thỉnh thoảng có con cá ngoi lên tìm mồi rồi lặn xuống để lại những vòng tròn lan xa.

Mùa xuân đến, đất trời trở lại dịu êm, chắt chiu cần mẫn tiếp nhựa sống cho vạn vật. Hình như muôn loài đều rạo rực hẳn lên vì khí xuân ấm áp. Gió mơn man, đùa nghịch từng hàng cây kẽ lá. Mưa xuân phơi phới bay, hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy, trắng xóa cả một góc trời. Vạn vật, cây cối như được tiếp nhựa sống hồi sinh mạnh mẽ. Hai hàng cây bên đường bung nở chồi non lộc biếc. Chúng vui sướng vì đã trút bỏ tấm áo lông xù xì, nặng nề suốt ba tháng mùa đông dằng dặc. Mẹ thiên nhiên đã khoác cho những đứa con của mình tấm áo mới, tấm áo màu xanh mơn mởn, màu xanh của sức sống, của tình yêu, của niềm tin hy vọng.

Trong vườn, hoa đua nhau khoe sắc tỏa hương. Cảnh quê hiện ra như một bức tranh rực rỡ sắc màu. Màu tím duyên dáng của giậu hoa giấy trên tường cùng với màu vàng tinh khôi của những khóm cúc đại đóa. Màu hồng phớt của cây đào cuối vườn như một nét đặc trưng làm nên vẻ đẹp mùa xuân trên quê hương Việt Nam. Muôn sắc ấy rủ đàn bướm từ phương xa bay về. Bướm vàng hòa sắc nắng, bướm trắng li ti theo đàn mà vui đùa cùng chị gió, những chú bướm đen thì như những tàn tro bị ai thổi lên trời cao.

Con người đã bắt đầu với nhịp sinh hoạt hàng ngày. Các bác đã vác cuốc ra đồng làm việc. Các chị, các mẹ, các cô đang quẩy gánh hàng ra chợ bán. Lũ học trò rảo bước trên con đường làng quen thuộc để đến trường. Tiếng gọi nhau í ới, tiếng hét, tiếng cười vang lên làm rộn rã cả xóm làng.

Mặt trời đã lên cao hơn. Mưa cũng đã tạnh. Vạn vật cũng bắt đầu một vòng tuần hoàn mới. Cảnh bình minh trên quê hương vào mùa xuân thật giản dị mà cũng thật tươi đẹp. Nó gợi nhắc những da diết yêu thương trong lòng những người con xa xứ. Nó cũng nhắc nhở thế hệ hôm nay hãy biết gắn bó và làm giàu đẹp thêm cho quê hương đất nước mình.

23 tháng 5 2021

“Xuân đã đến rồi, reo rắc ngàn hồn hoa xuống đời. Vui trong bình minh muôn loài chim hát vang mọi nơi. Đẹp trong tiếng cười, cho kiếp người tình thương đắm đuối. Ánh xuân đem vui với đời”.
Lời bài hát trong bài “Đón xuân” vang lên trên đài phát thanh trong mỗi buổi sáng đầu xuân khiến lòng người không khỏi xốn xang, rạo rực. Vậy là một mùa nữa lại về, năm mới lại sang. Không giống như mùa đông âm u buốt giá, mùa hè với cái nắng chói chang hay mùa thu với gió heo may thổi, mùa xuân đến là mang theo hơi ấm và gọi dậy sức sống vốn nằm im sau giấc ngủ đông dài.

Buổi sáng mùa xuân trời còn se se lạnh. Nền trời trắng đục, sà thấp xuống mặt đất. Màn sương đêm như khói giăng mắc nơi đâu thôn, ngõ xóm. Một vài giọt sương còn đọng lại trên cánh hoa lục bình tím biếc, long lanh như những viên pha lê mà mẹ thiên nhiên vô tình để lại. Không khí yên ắng gợi sự thanh bình. Chỉ còn nghe thấy đâu đây tiếng ríu rít của mấy chú chim non dậy sớm để đón bình minh. Xa xa khói bếp lửa tỏa ra nghi ngút mang theo hương nếp xôi thơm nồng, gọi dậy cả một vùng ký ức. Khói bếp lửa mỗi sớm bà và mẹ nhen lên đã nuôi lớn tuổi thơ con người, là điểm tựa trên mỗi bước đường đời gian lao, vất vả, cũng là chốn về của những kỉ niệm.

Rồi từ đằng Đông, bỗng anh ánh sắc hồng phơn phớt. Ông mặt trời vén bức màn mây nhìn xuống trần gian. Nắng còn yếu ớt nhưng đủ để xua đi bóng đêm, xua tan những góc tối trong tâm hồn con người, để con người hòa điệu cùng thiên nhiên. Sương mỏng dần rồi tan hẳn. Bầu trời cao và xanh hơn. Những đám mây trắng xốp lững lờ trôi như để cảm nhận được đầy đủ và tinh tế hương sắc mùa xuân. Điểm xuyết trên nền trời xanh trong là hình ảnh những đàn chim én theo hình chữ V bay về sau quãng thời gian dài vào phương Nam tránh rét. Xa xa dòng sông quê hương đã vươn vai thức dậy chào đón năm mới. Thỉnh thoảng có con cá ngoi lên tìm mồi rồi lặn xuống để lại những vòng tròn lan xa.

Mùa xuân đến, đất trời trở lại dịu êm, chắt chiu cần mẫn tiếp nhựa sống cho vạn vật. Hình như muôn loài đều rạo rực hẳn lên vì khí xuân ấm áp. Gió mơn man, đùa nghịch từng hàng cây kẽ lá. Mưa xuân phơi phới bay, hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy, trắng xóa cả một góc trời. Vạn vật, cây cối như được tiếp nhựa sống hồi sinh mạnh mẽ. Hai hàng cây bên đường bung nở chồi non lộc biếc. Chúng vui sướng vì đã trút bỏ tấm áo lông xù xì, nặng nề suốt ba tháng mùa đông dằng dặc. Mẹ thiên nhiên đã khoác cho những đứa con của mình tấm áo mới, tấm áo màu xanh mơn mởn, màu xanh của sức sống, của tình yêu, của niềm tin hy vọng.

Trong vườn, hoa đua nhau khoe sắc tỏa hương. Cảnh quê hiện ra như một bức tranh rực rỡ sắc màu. Màu tím duyên dáng của giậu hoa giấy trên tường cùng với màu vàng tinh khôi của những khóm cúc đại đóa. Màu hồng phớt của cây đào cuối vườn như một nét đặc trưng làm nên vẻ đẹp mùa xuân trên quê hương Việt Nam. Muôn sắc ấy rủ đàn bướm từ phương xa bay về. Bướm vàng hòa sắc nắng, bướm trắng li ti theo đàn mà vui đùa cùng chị gió, những chú bướm đen thì như những tàn tro bị ai thổi lên trời cao.

Con người đã bắt đầu với nhịp sinh hoạt hàng ngày. Các bác đã vác cuốc ra đồng làm việc. Các chị, các mẹ, các cô đang quẩy gánh hàng ra chợ bán. Lũ học trò rảo bước trên con đường làng quen thuộc để đến trường. Tiếng gọi nhau í ới, tiếng hét, tiếng cười vang lên làm rộn rã cả xóm làng.

Mặt trời đã lên cao hơn. Mưa cũng đã tạnh. Vạn vật cũng bắt đầu một vòng tuần hoàn mới. Cảnh bình minh trên quê hương vào mùa xuân thật giản dị mà cũng thật tươi đẹp. Nó gợi nhắc những da diết yêu thương trong lòng những người con xa xứ. Nó cũng nhắc nhở thế hệ hôm nay hãy biết gắn bó và làm giàu đẹp thêm cho quê hương đất nước mình.