K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 2 2020

Ngăn cản khuyên nhủ các bạn, nếu vẫn không được thì nhờ thầy cô giải quyết

6 tháng 2 2020

Trước tiên, luôn nhớ phải rửa tay kỹ càng bằng xà phòng và nước sạch trước khi sơ cứu. Nếu cẩn thận hơn có thể đeo găng tay y tế trước khi bắt đầu chăm sóc vết thương.

Đặt đầu gối lên ghế hoặc gối, giữ cho đầu gối cao quá tim. Dùng tay đè lên vết thương để ngăn ngừa cho máu không chảy ra. Trong trường hợp có các mảnh vụn ở vết thương như bụi bẩn, gai, mảnh sành… Bạn cần phải sử dụng các dụng cụ gắp chúng ra.

Dùng bông, băng gạc hay vải trắng sạch đè lên vết thương nội trong vài phút để cầm máu. Nếu bị thấm nhiều máu quá thì phải thay liên tục. Xối nước quanh khu vực đầu gối bị thương để rửa sạch bụi bẩn. Dùng các loại xà phòng hoặc nước rửa tay diệt vi khuẩn để rửa nhẹ quanh miệng vết thương. Cẩn thận tránh đề thấm vào vùng bị thương gây đau rát.

Dùng khăn sạch thấm từ từ vào vùng trầy xước da ở đầu gối. Nhẹ nhàng lau từ miệng vết thương vào trong. Không nên quá mạnh tay có thể gây chảy máu và bị rách miệng vết thương khiến vi khuẩn xâm nhập vào bên trong.

1.2. Trầy xước da ở đầu gối trung bình

Vết trầy xước da ở đầu gối trung bình

Đối với những vết thương đầu gối ở mức độ trung bình. Khi quan sát có thể thấy vết thương hơi bị lõm, hơi sưng, đau rát và rỉ máu. Trong trường hợp này hãy rửa vết thương cẩn thận bằng nước muối loãng để sát trùng kĩ lưỡng, loại bỏ vi khuẩn.

Có thể bôi các loại thuốc mỡ có chữa kháng sinh cùng với giảm đau nhẹ. Hãy sử dụng đúng liều lượng và đúng cách thiêu chỉ định in trên hướng dẫn sử dụng. Nếu như cảm thấy bị kích ngứa, dị ứng khi bôi lên thì hãy rửa sạch rồi sử dụng các loại thuốc phù hợp khác.

Dùng bông hoặc băng gạc đè lên vết thương rồi quấn bằng cuốn nếu cần. Bạn có thể sử dụng các băng gạc khử trùng hay băng gạc có thể dính để tránh bị bung ra.

1.3. Trầy xước da ở đầu gối nặng

Vết trầy xước da ở đầu gối nặng

Nếu như vết thương có dấu hiệu nặng như mảng rách lớn, chảy máu nhiều, có phù nề xung quanh thậm chí có dấu hiệu mưng mủ sau 1 thời gian bị thương là những vết thương nặng mà bạn cần đặc biệt lưu ý. Khi sơ cứu, hãy rửa sạch vết thương với muối loãng sau đó quấn băng gạc kỹ càng.

Hàng ngày, bạn cần lau rửa vết thương cho sạch các chất tiết, máu, mủ bằng nước muối, chấm cồn sát khuẩn, bôi thuốc cẩn thận và thay băng gạc sạch. Nếu vết thương chảy mủ nhiều, bạn có thể sẽ cần thay băng gạc nhiều lần trong ngày. Với các vết thương nặng như thế này, bạn nên uống thêm thuốc kháng sinh và thuốc chống viêm.

Nếu cần thiết hãy đưa người bị thương đến các trạm y tế để được các y bác sĩ kiểm tra, thay băng và kê thuốc phù hợp. Với các vết thương nặng không đảm bảo kỹ thuật thì không nên tự ý sơ cứu nếu không thành thạo vì có thể gây ra các biến chứng lở loét, nát vết thương, mưng mủ nặng hơn.

6 tháng 2 2020

mình dùng eng breaking nè

13 tháng 2 2020

pham nguyen ha chi:bạn cho mình hỏi dùng eng breaking cs hiệu quả ko

5 tháng 2 2020

Sống trong cảnh gia đình đầy đủ, xa hoa hẳn mọi điều lo lắng khổ cực, chúng ta dễ khinh thường những người lao động, hàng ngày phải lam lũ với nghề nghiệp, chúng ta lại thường sẵn có thành kiến sai lầm, phân biệt nghề cao quý với nghề ti tiện, trọng nghề trí thức, khinh nghề chân tay. Để cảnh báo thái độ đó, phương Tây có câu ngạn ngữ.

“Không có nghề nào là hèn cả, chỉ có những kẻ hèn mà thôi”

     Thật ra có nghề nào là nghề hèn kém không? Để trả lời chúng ta đưa vài thí dụ. Đây là bác phu xe, mặt mũi đen đủi, áo quần lôi thôi, lấy chiếc xe ba bánh làm kế sinh nhai. Ta liệt bác vào hạng tầm thường và nghề bác làm vệ sinh thành phố, đến cửa từng nhà, hốt để lên xe những đống rác thối tha, đầy ruồi nhặng... có người nhìn bác bằng cặp mắt khinh rẻ.

      Bác phu xe ấy mỗi lần gò lưng đạp xe chở khách, nhận được một món tiền nho nhỏ, mang về nuôi sống gia đình, bác đổi bát mồ hôi lấy bát cơm. Đồng tiền tuy ít ỏi nhưng bác kiếm tra trong sạch. Bác công nhân quét đường cũng vậy. Bác chịu cực khổ, ngày ngày làm bạn với những đông rác bẩn thỉu tanh hôi. Thế rồi, tháng đến, bác vui mừng đưa tay đón lây đồng tiền lương nhỏ mọn, đủ sống qua ngày. Nghề của bác thật là lương thiện. Cả hai người - và còn biết bao nhiêu người khác nữa - đều giúp ích cho xã hội một phần không nhỏ. Người thì chuyên chở giúp ta trên quãng đường xa, dưới nắng mưa không ngại. Người thì chịu dơ dáy thân mình để bảo vệ sức khỏe cho bao người khác.

      Như thế thì sao có thể gọi nghề của họ là “hèn” 'lược? Nghề của họ, tưởng là tầm thường mà thực ra có ích cũng chẳng khác gì nghề nghiệp của những người trí thức. Mà đã có ích thì là cao quý rồi.

      Hơn nữa, những người ấy đều đã đặt hết cả lương tâm, trí óc, cũng như sức khỏe của họ để làm đầy đủ bổn phận mà cuộc đời đã dành cho họ. Ngoài ra họ còn là những người biết tự trọng, biết đem sức lao động mà trả nợ áo cơm, giúp ích xã hội, để sống xứng đáng với danh nghĩa “làm người” của họ. Như thế chẳng đáng cho ta cảm phục hay sao? Có phải người ta đã nông nổi mà xét đoán nghề nghiệp của họ một cách nhầm lẫn không?

      Như vậy, ta phải công nhận rằng chẳng có nghề nào là hèn cả, mà chỉ có người hèn thôi, và đó chính là kẻ bĩu môi chê lao động chân tay là nghề hèn kém. Vậy thế nào là người hèn? Đó là những người lười biếng, không nhận thức được bổn phận của họ là phải làm việc cho xả hội. Họ đã cướp công của xã hội, đã lừa cơm, cướp áo của lớp người cần lao kia. Người hèn là những hạng người thiếu lương tâm, thiếu trách nhiệm, làm việc chiếu lệ cho xong, không xứng đáng với đồng tiền mà họ nhận. Người hèn là những người làm dân thì phản nước, làm trò thì phản thầy, chơi bạn thì phản bạn. Nói tóm lại những hạng lọc lừa, tham vàng bỏ ngãi, hình người lòng thú, dưới muôn hình vạn trạng, là những ăn cắp của công để ăn chơi thỏa thích, lãng phí tiền bạc của nhân dân. Danh từ hèn chỉ dành cho những con người ấy.

      Câu ngạn ngữ Tây phương trên đã cho ta một bài học quý giá về nghề nghiệp. Nó khuyên ta nên tiêu diệt đầu óc hủ bại, đầy rẫy thành kiến sai lầm về nghề nghiệp. Nên nhớ rằng nhửng nghề đã giúp ích cho xã hội đều là đáng trọng, đều là đáng quý. Vậy ta phải coi trọng sức lực của mọi lớp người lao động, cũng như trí thức. Đó là con đường duy nhất đưa ta đến một xã hội bình đẳng, bác ái thực sự trong công việc kiến thiết xứ sở ngày nay.



 

#Châu's ngốc

5 tháng 2 2020

Lòng biết ơn đối với người khác từ xưa đẽn nav vốn là truyền thống của dân tộc ta. Ông cha ta luôn nhắc nhở, dạy bảo con cháu phải sống ân nghĩa thủy chung, đã nhận ơn của ai thì không bao giờ quên. Truvền thống đạo đức đó được thể hiện rõ nét qua câu tục ngữ “Ăn quá nhớ kẻ trồng cây”.

Đây là một lời giáo huấn vô cùng sâu sắc Khi ăn những trái cây chín mọng với hương vị ngọt ngào la phải nhớ tới công lao vun xới, chăm bón của người trồng nên cây ấy. Từ hình ảnh ấy, người xưa luôn nhắc nhở chúng ta một vấn đề đạo đức sâu xa hơn: Người được hưởng thành quả lao động thì phải biết ơn người tạo ra nó. Hay nói cách khác: Ta phải biết ơn những người mang lại cho ta cuộc sống ấm no hạnh phúc như hôm nay.

Tại sao như vậy? Bởi vì tất cả những thành quả lao động từ của cải vật chất đến của cải tinh thần mà chúng ta đang hưởng thụ không phải tự nhiên có được. Những thành quả đó là mồ hôi, nước mắt và cả xương máu của biết bao lớp người đã đổ xuống đổ tạo nên. Bát cơm ta ăn là do công lao khó nhọc vất vả “một nắng hai sương” của người nông dân trên đồng ruộng. Tấm áo ta mặc, ngôi nhà ta ở, cả những vật dụng hàng ngày ta tiêu dùng là do sức lao động cần cù, miệt mài của những người thợ,  những chú công nhân. Cũng như những thành tựu văn hóa nghệ thuật, những di sản của dân tộc còn để lại cho đời sau hôm nay là do công sức, bàn tay, khối óc của những nghệ nhân lao động sáng tạo không ngừng... Còn rất nhiều, nhiều nữa những công trình vĩ đại... mà ông cha ta làm nên nhằm phục vụ cho con người. Chúng ta là lớp người đi sau, thừa hưởng những thành quả ấy, lẽ nào chúng ta lại lãng quên, vô tâm không cần biết đến người đã tạo ra chúng ư? Một thời gian đằng đẳng sống trong nhừng đêm dài nô lệ, chúng ta phải hiểu rằng đã có biết bao lớp người đã ngã xuống lớp khác đứng lên quyết tâm đánh đuổi kẻ thù...để cho ta có được cuộc sống độc lập, tự do như hôm nay. Chính vì vậy, ta không thể nào được quên những hi sinh to lớn và cao cả ấy.

Có lòng biết ơn, sổng ân nghĩa thủy chung là đạo lí làm người, đó cũng là bổn phận, là nhiệm vụ của chúng ta đối với đời. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phái thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhà nưức ta đã có những phong trào đền ơn đáp nghĩa, xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ. Việc đền ơn đáp nghĩa này đã trở thành phong trào, là chính sách lan rộng ưên cả nước. Đây không chỉ là sự đền đáp công ơn đơn thuần mà nó trở thành bài học giáo dục thiết thực về đạo lí làm người của chúng ta. Cho nên mỗi người ai ai cũng cần phải có ý thức bảo vệ và phát huy những thành quả đạt được ấy ngày càng tốt đẹp hơn, có nghĩa là ta vừa là “người ăn quả” của hôm nay vừa là “người trồng cây” cho ngày mai. Cũng từ đó ta càng thấm thía hiểu được rằng: Cha mẹ, thầy cô cũng chính là người trồng cây, còn ta là người ăn quả. Vì vậy ta cần phải thực hiện tốt bổn phận làm con trong gia đình, bổn phận người học ở trong nhà trường. Làm được như vậy tức là ta đã thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của mình đối với những người đã hy sinh, thương yêu lo lắng cho ta. Đây là một việc làm không thể thiếu được ở thố hệ trẻ hôm nay.

Tóm lại, câu tục ngữ trên giúp ta hiểu rõ về đạo lý làm người.  Lòng biết ơn là tình cảm cao quý và cần phải có trong mỗi con người. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn trau dồi phẩm chất cao quý đó, nhất là đối với cha mẹ, thầy cô... với những ai đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Lòng biết ơn mãi mãi là bài học quí báu và câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" có giá trị và tác dụng vô cùng to lớn trong cuộc sống của chúng ta.



 

#Châu's ngốc

5 tháng 2 2020

Cũng như bao truyền thống khác, tinh thần yêu nước là một nét đặc sắc trong văn hóa lâu đời của nước ta, nó được thể hiện từ xưa đến nay và đi sâu vào từng hành động, ý nghĩ của mỗi con người. Lòng yêu nước là yêu tất cả những gì tốt đẹp, yêu thiên nhiên muôn hình vạn trạng, yêu bầu trời trong xanh, yêu đàn chim bay lượn, yêu cả những dòng sông thân thương hay gần gũi nữa là yêu những chiếc lá mỏng manh. Nói cho cùng thì tinh thần yêu nước nó xuất phát từ ý chí, sự quyết tâm phấn đấu, xây dựng Tổ quốc, tình yêu thương và cả niềm hi vọng. Tinh thần yêu nước bao gồm cả nhiều tình yêu khác: tình yêu gia đình, quê hương, tình yêu con người. Nó được bộc lộ ở mọi lúc mọi nơi, mọi cá nhân, bất cứ nơi nào có người dân Việt Nam sống thì đó sẽ mãi là mầm mống, là chồi non của tinh thần yêu nước Việt Nam. Và đó cũng sẽ không phải là lí tưởng của mình dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác, lí tưởng ấy luôn đi đầu.

5 tháng 2 2020

Nhân dân ta có một lòng yêu nước nồng nàn. từ già đến trẻ, tất cả đều sẵn sàng hy sinh vì đất nước Việt Nam. Những cô gái trẻ độ tuôi đôi mươi, cũng chấp nhận từ bỏ lứa tuổi đẹp nhất của đời người để ra trận. Những người mẹ tần tảo đã đau khổ biết mấy khi để những người con mà họ hết lòng yêu thương ra trận. Những người phụ nữ, bất chấp tất cả, cũng cùng các thanh niên trang bị cho cuộc chiến tranh sắp đến... Tất cả những công dân Việt Nam,họ biết họ đang đối mặt với sự sống và cái chết... nhưng họ gạt bỏ tất cả nỗi sợ hãi bị tật nguyền, bị mất đi đôi chân hoặc cánh tay, tệ hơn nữa, họ sẽ chết chìm trong biển lửa tàn khốc của chiến tranh. Nhưng lý do gì đã không ngừng thôi thúc họ không được từ bỏ, rằng dù có bị tật nguyền cũng phải dũng cảm chiến đấu vì tương lai sau này? Đó là vì tinh thần yêu nước của nhân dân ta quá sâu đậm. Dường như trong dòng máu của mỗi công dân Việt Nam đều đã có sẵn tinh thần bất khuất ấy. Nó sẽ không bao giờ chịu khuất phục bởi chiến tranh, luôn sống mãi trong tim mỗi con người, mỗi công dân Việt Nam