K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 12 2021

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

23 tháng 12 2021

bạn ơi đọc cái này đi nha

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

22 tháng 12 2021

làm thế nào để đến trường từ quê hương của bạn?

Hä vµ tªn:…………………………………..………….; Líp:………..…; Trêng:…………………………………….KiÓm tra: 45’; M«n: TiÕng ViÖt.§iÓm Lêi nhËn xÐt cña gi¸o viªnI/ §Ò bµi:1/ Các thành ngữ: ăn đơm nói đặt, ăn ốc nói mò, hứa hươu hứa vượn có liên quan đến phương châm hội thoại nào? A.Phương châm về chất. B. Phương châm về lượng. C. Phương châm lịch sự. D. Phương châm quan...
Đọc tiếp

Hä vµ tªn:…………………………………..………….; Líp:………..…; Trêng:…………………………………….KiÓm tra: 45’; M«n: TiÕng ViÖt.§iÓm Lêi nhËn xÐt cña gi¸o viªnI/ §Ò bµi:1/ Các thành ngữ: ăn đơm nói đặt, ăn ốc nói mò, hứa hươu hứa vượn có liên quan đến phương châm hội thoại nào? A.Phương châm về chất. B. Phương châm về lượng. C. Phương châm lịch sự. D. Phương châm quan hệ.2/ Trong những câu sau, câu nào không vi phạm phương châm hội thoại? A. Bố mẹ mình đều là giáo viên dạy học. B. Ngựa là một loài thú có bốn chân. C. Thưa bố, con đi học. D. Chú ấy chụp ảnh cho mình bằng máy ảnh.3/ Nói giảm, nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào? A. Phương châm về lượng. B. Phương châm cách thức. C. Phương châm lịch sự. D. Phương châm quan hệ.4/ Để không vi phạm các phương châm hội thoại, cần phải làm gì? A. Nắm được các đặc điểm của tình huống giao tiếp. B. Hiểu rõ nội dung mình định nói. C. Biết im lặng khi cần thiết. D. Phối hợp nhiều cách nói khác nhau. 5/ Thế nào là cách dẫn trực tiếp?A. Thuật lại lời nói hay ý ngĩ của người hoặc nhân vật có sự điều chỉnh thích hợp. B. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó trong dấu ngoặc kép.C. Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật và đặt lời nói hay ý nghĩ đó trong dấu ngoặc đơn.D. Thay đổi toàn bộ nội dung và hình thức diễn đạt trong lời nói của một người hoặc một nhân vật.6/ Lời trao đổi của các nhân vật trong các tác phẩm văn học thường được dẫn bằng cách nào? A. Gián tiếp B. Trực tiếp. C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai.7/ Nhận định nào nói đầy đủ nhất các hình thức phát triển từ vựng tiếng Việt? A. Tạo từ ngữ mới B. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. C. Thay đổi hoàn toàn cấu tạo và ý nghĩa của các từ cổ. D. A và B đúng.8/ Trong tiếng Việt, chúng ta dùng từ mượn của ngôn ngữ nào nhiều nhất? A. Tiếng Anh B. Tiếng Pháp C. Tiếng Hán D. Tiếng La-tinh9/ Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt? A. Tế cáo B. Hoàng C. Niên hiệu D. Trời đất10/ Thế nào là thuật ngữ? A. Là những từ ngữ được dùng trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động và mang sắc thái biêủ cảm. B. Là từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ. C. Là những từ ngữ được sử dụng trên báo chí để cung cấp thông tin về các lĩnh vực trong đời sống hằng ngày. D. Là những từ ngữ dùng trong các văn bản hành chính của các cơ quan nhà nước. 11/ Nhận định nào nói đúng nhất đặc điểm của thuật ngữ?A. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm. B. Thuật ngữ không có tính biểu cảm.C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. 12/ Muốn sử dụng tốt vốn từ của mình, trước hết chúng ta phải làm gì?A. Phải nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.B. Phải biết sử dụng thành thạo các kiểu câu chia theo mục đích nói.C. Phải nắm được các từ có chung một nét nghĩa.D. Phải nắm chắc các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu.13/ Nói "một chữ có thể diễn tả rất nhiều ý" là nói đến hiện tượng gì trong tiếng Việt?A. Hiện tượng nhiều nghĩa của từ B. Đồng âm của từ C. Đồng nghĩa của từ D. Trái nghĩa của từ 14/ Trong các câu sau câu nào sai về lỗi dùng từ?A. Khủng long là loại động vật đã bị tuyệt tự.B. "Truyện Kiều" là một tuyệt tác văn học bằng chữ Nôm của Nguiyễn Du.C. Ba tôi là người chuyên nghiên cứu những hồ sơ tuyệt mật.D. Cô ấy có vẻ đẹp tuyệt trần. 15/ Nghĩa của yếu tố "đồng" trong "đồng thoại" là gì?A. Giống B. Cùng C. Trẻ em D. Kim loại

giải hộ vs

0
ững kỉ niệm đáng nhớ là những sự kiện, sự việc mà chúng ta đã từng trải qua và có những ấn tượng khó quên về nó, những kỉ niệm không nhất thiết phải là những câu chuyện vui, những lời khen ngợi mà đôi khi nó còn là những câu chuyện buồn, những sự cố không may xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Em cũng có những kỉ niệm như thế, đó là một kỉ niệm khi em không may mắn gặp...
Đọc tiếp

ững kỉ niệm đáng nhớ là những sự kiện, sự việc mà chúng ta đã từng trải qua và có những ấn tượng khó quên về nó, những kỉ niệm không nhất thiết phải là những câu chuyện vui, những lời khen ngợi mà đôi khi nó còn là những câu chuyện buồn, những sự cố không may xảy ra trong cuộc sống của chúng ta. Em cũng có những kỉ niệm như thế, đó là một kỉ niệm khi em không may mắn gặp phải sự cố trên đường đi học về. Tuy là câu chuyện không vui nhưng nó đọng lại trong kí ức của em rất nhiều những ấn tượng, có lẽ em sẽ không bao giờ quên.

Cuộc sống không chỉ là những niềm vui, niềm hi vọng mà đôi khi những biến cố, những khó khăn sẽ bất ngờ ập đến mà chúng ta chẳng thể nào lường trước được. Sự cố mà em gặp phải trên đường đi học có lẽ chẳng có gì lớn lao nhưng nó làm cho em thực sự sợ hãi, hoảng loạn khi nó xảy ra. Hôm ấy như bao ngày bình thường khác, em cùng các bạn đến trường bằng xe đạp, chúng em học chiều nên thời gian bắt đầu xuất phát ở nhà là vào tầm trưa. Đây là thời gian mọi người nghỉ ngơi nên đường khá vắng vẻ, bởi vậy mà chúng em thường dàn hàng hai, hàng ba để tiện cho việc nói chuyện, cười đùa.

Chúng em vẫn biết là nguy hiểm nhưng do thói quen nên không đứa nào chịu thay đổi. Nhưng sự cố ngày hôm ấy khiến cho em phải có những suy nghĩ lại, đúng đắn hơn về sự an toàn của bản thân, và hậu quả của việc dàn hàng trên đường. Hôm ấy em và một vài người bạn đi xe và dàn hàng ra như mọi khi, câu chuyện vô cùng vui vẻ khiến cho chúng em mất chủ quan với những thứ xung quanh, đột nhiên có một chiếc xe đạp lao nhanh tới, do không làm chủ được phanh xe nên đã lao ầm một cái vào đuôi xe của em. Do lực đâm quá mạnh nên khiến cho cả người lẫn xe của em lao nhanh xuống một bờ mương cạn bên đường.

Cú lao xe mạnh khiến cho em ngã sõng xoài xuống mặt đất, chân đau ê ẩm, không thể tự nhấc lên được. Xe của em lúc ấy thì cũng bị lực ngã mà vỡ tan tành lồng xe, cặp sách trong lồng bung ra. Lúc lao xe khỏi mặt đường, em đã vô cùng sợ hãi, đây là lần đầu tiên em gặp sự cố và trải qua chuỗi cảm giác kinh khủng như vậy, tuy không bị thương quá nặng nhưng cảm giác sợ hãi lúc ấy khiến cho em thực sự bị ám ảnh, khiến nhiều ngày sau đó em không dám đụng vào xe đạp, đến trường cũng là bố mẹ chở đến.

hay ko mấy bạn

0
Câu hỏi ôn tập bài Đồng chíĐọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏiQuê hương anh nước mặn đồng chuaLàng tôi nghèo đất cày lên sỏi đáAnh với tôi đôi người xa lạTự phương trời chẳng hẹn quen nhauSúng bên súng đầu sát bên đầuĐêm rét chung chăn thành đôi tri kỉĐồng chí!Câu 1: Em hãy nêu tóm tắt nội dung của đoạn trích trên?Trả lời:Đoạn trích trên thể nói tới cơ sở hình thành...
Đọc tiếp
Câu hỏi ôn tập bài Đồng chí

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí!

Câu 1: Em hãy nêu tóm tắt nội dung của đoạn trích trên?

Trả lời:

Đoạn trích trên thể nói tới cơ sở hình thành tình đồng chí:

    + Chung cảnh ngộ, hoàn cảnh xuất thân nghèo khó.

    + Cùng chung hoàn cảnh, lý tưởng chiến đấu.

    + Hình thành trên sự sẻ chia, đồng cảm mọi gian lao, mọi niềm vui nỗi buồn.

Câu 2: Em hãy nêu một thành ngữ có trong đoạn thơ trên. Giải thích nghĩa của thành ngữ đó.

Trả lời:

Thành ngữ được sử dụng trong đoạn thơ trên:

“Nước mặn đồng chua”: vùng đất nghèo ven biển nhiễm phèn, nhiễm mặn khó làm ăn.

“Đất cày lên sỏi đá”: nơi đồi núi, trung du, đất đá bị ong hóa, khó canh tác.

→ Hai thành ngữ này để nhằm chỉ ra sự tương đồng về cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó là cơ sở hình thành tình đồng chí.

Câu 3: Nêu cấu trúc câu thơ sóng đôi được sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của cấu trúc đó trong việc thể hiện nội dung đoạn thơ.

Trả lời:

Hai câu thơ đối ứng nhau về ý:

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Sự đối ứng “quê hương anh - làng tôi”; “nước mặn đồng chua” – đất cày lên sỏi đá” khắc họa được sự nghèo khó về xuất thân, cảnh ngộ, đó là cơ sở hình thành tình đồng chí, tạo nên sự nhịp nhàng đồng điệu giữa những người lính.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Câu thơ đối xứng nhau ngay trong từng vế câu, làm nổi bật hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt nhưng những người lính vẫn sát cánh bên nhau, cùng nhau chiến đấu, cùng nhau đối diện với hiểm nguy.

Câu 4: Có bạn viết: “Chỉ với 7 câu văn đã cho người đọc thấy được sự tương đồng và gắn bó của những người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ”.

Câu văn trên bạn viết sai ở đâu, hãy sửa lại cho đúng và chuyển câu trên thành câu bị động.

Trả lời:

Sửa câu: “Chỉ với bảy câu thơ người đọc thấy được sự tương đồng và gắn bó của người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp”.

Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”, nêu tác dụng của biện pháp đó.

Trả lời:

Biện pháp điệp từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu” nhằm tạo nên sự đối ứng trong một câu thơ:

    + Gợi lên sự khắc nghiệt, nguy hiểm của chiến tranh (hình ảnh súng sẵn sàng chiến đấu).

    + Thể hiện sự chung sức, cùng nhau đoàn kết, chiến đấu.

Câu 6: Từ “tri kỉ” trong bài có ý nghĩa gì? Em hãy chép chính xác một câu thơ trong bài em đã học cũng sử dụng từ tri kỉ, ghi rõ tên tác giả tác phẩm. So sánh hai từ tri kỉ đó.

Trả lời:

Từ “tri kỉ” có nghĩa: thấu hiểu mình, hiểu bạn như hiểu bản thân mình.

Câu thơ trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy có chứa từ tri kỉ:

“Vầng trăng thành tri kỉ”

Từ tri kỉ trong bài đồng chí diễn tả sự thấu hiểu giữa 2 người lính cùng chiến tuyến, cùng lý tưởng chiến đấu, cùng hoàn cảnh chiến đấu.

Từ tri kỉ trong bài Ánh trăng diễn tả sự đồng điệu thấu hiểu của trăng với con người, của con người với chính quá khứ của mình.

Tri kỉ trong bài "Đồng chí" tuy hai nhưng một.

Câu 7: Câu “Đồng chí!” thuộc vào kiểu câu nào? Tại sao?

Trả lời:

Câu “Đồng chí!” là câu đặc biệt, sâu lắng chỉ với hai chữ “đồng chí” và dấu chấm cảm, tạo thành nét điểm tựa và điểm chốt, như câu thơ bản lề nối hai phần của bài thơ.

Nó vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định, một tiếng gọi trầm, xúc động từ trong tim, lắng đọng trong lòng người về 2 tiếng mới mẻ, thiêng liêng đó.

→ Câu thơ giống như một ngôi sao sáng làm nổi bật và sáng bừng cả bài thơ, là kết tinh của 1 tình cảm cách mạng.
0
13 tháng 2 2020

Khởi ngữ: Trang phục

19 tháng 12 2021

Bạn tham khảo nha:

Kim Lân là nhà văn có vốn sống vô cùng phong phú và sâu sắc về nông thôn Việt Nam. Các sáng tác của ông đều xoay quanh cảnh ngộ và sinh hoạt của người nông dân. Văn bản Làng được sáng tác vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, với nhân vật chính là ông Hai - một lão nông hiền lành, yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến.

        Ông Hai cũng như bao người nông dân từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình. Ông yêu quý, tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng. Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng, theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu .

        Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách. Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật. Đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc. Từ phòng thông tin ra, đang phấn chấn, náo nức vì những tin vui của kháng chiến thì gặp những người tản cư, nghe nhắc đến tên làng, ông Hai quay phắt lại, lắp bắp hỏi, hy vọng được nghe những tin tốt lành, nào ngờ biết tin dữ: “Cả làng Việt gian theo Tây”. Tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã khiến ông bàng hoàng, đau đớn : “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân ,ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được, một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vướng ở cổ. Ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi nhằm hy vọng điều vừa nghe không phải là sự thật. Trước lời khẳng định chắc chắn của những người tản cư, ông tìm cách lảng về. 

       Về đến nhà ông chán chường “nằm vật ra giường”, nhìn đàn con nước mắt ông cứ giàn ra “chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?”. Ông căm thù những kẻ theo Tây, phản bội làng, ông nắm chặt hai tay lại mà rít lên: “chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”. Niềm tin, nỗi ngờ giằng xé trong ông. Ông kiểm điểm lại từng người trong óc, thấy họ đều có tinh thần cả “có đời nào lại cam tâm làm cái điều nhục nhã ấy”. Ông đau xót nghĩ đến cảnh “người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước”. Suốt mấy ngày liền ông chẳng dám đi đâu, “chỉ ở nhà nghe ngóng binh tình”, lúc nào cũng nơm nớp tưởng người ta đang để ý, đang bàn tán đến cái chuyện làng mình. Nỗi ám ảnh, day dứt, nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong ông. Ông đau đớn, tủi hổ như chính ông là người có lỗi…

        Tình thế của ông càng trở nên bế tắc, tuyệt vọng khi bà chủ nhà có ý đuổi gia đình ông với lý do không chứa người của làng Việt gian. Trong lúc tưởng như tuyệt đường sinh sống ấy, ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng rồi lại gạt phắt ngay bởi “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ, là cam chịu quay trở lại làm nô lệ cho thằng Tây”.

        Tình yêu làng lúc này đã lớn rộng thành tình yêu nước bởi dẫu tình yêu, niềm tin và tự hào về làng Dầu có bị lung lay nhưng niềm tin vào Cụ Hồ và cuộc kháng chiến không hề phai nhạt. Ông Hai đã lựa chọn một cách đau đớn và dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù!”. Dù đã xác định thế nhưng ông vẫn không thể dứt bỏ tình cảm của mình đối với quê hương. Bởì thế mà ông càng xót xa, đau đớn.

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:(1) Con người thường tìm lối tắt. Đó gọi là Hack. Và nếu bạn đến đây để tìm kiếm nó thì e rằng bạn sẽ không tìm được gì đâu. Lối tắt tựa như lời nói dối. Hack sẽ chẳng đưa bạn tới đâu cả. Nếu muốn đi trên một con đường không có chông gai thì những thứ bạn hằng mong đợi sẽ chẳng bao giờ tới. Mạnh mẽ hơn, thông minh...
Đọc tiếp

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

(1) Con người thường tìm lối tắt. Đó gọi là Hack. Và nếu bạn đến đây để tìm kiếm nó thì e rằng bạn sẽ không tìm được gì đâu. Lối tắt tựa như lời nói dối. Hack sẽ chẳng đưa bạn tới đâu cả. Nếu muốn đi trên một con đường không có chông gai thì những thứ bạn hằng mong đợi sẽ chẳng bao giờ tới. Mạnh mẽ hơn, thông minh hơn, nhanh hơn, tốt hơn, lành mạnh hơn, và tự do… chẳng có gì trên đời tự nhiên mà có.

(2) Để đạt được những mục tiêu và vượt qua trở ngại, để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình, công cuộc hoàn thiện bản thân chẳng thể nào chấp nhận lối tắt, hay chọn cách dễ dàng. Không có con đường nào dễ dàng cả. Chỉ có làm việc chăm chỉ, thức khuya dậy sớm. Không ngừng thực hành, tập luyện. Lặp đi lặp lại, liên tục học hỏi, chỉ có mồ hôi, máu, sự vất vả, tuyệt vọng và kỷ luật. Kỷ luật là gốc rễ của mọi phẩm chất tốt. Như một kẻ chèo lái mọi việc thường nhật. Là nguyên tắc cốt lõi giúp bạn vượt qua sự lười biếng, tính thờ ơ, cùng với những lời bào chữa vô căn cứ. Kỷ luật đánh bại các lý sự muôn thuở như: Không phải hôm nay, không phải bây giờ, tôi cần nghỉ ngơi tí, thôi để mai, cũng không quan trọng lắm đâu hay tôi bận rồi…

(3)Vậy làm thế nào để bạn trở nên mạnh mẽ hơn, thông minh hơn, nhanh hơn khỏe hơn? Làm thế nào để trở nên tốt hơn, tự do hơn? Chỉ có duy nhất đó là KỶ LUẬT.

(Con đường duy nhất để bạn làm chủ cuộc đời mình - chính là Kỉ luật bản thân, Ts Lê Thẩm Dương)

a. Trong bài viết, vì sao tác giả khẳng định:“Kỉ luật là gốc rễ của mọi phẩm chất tốt”?

b. Theo tác giả bài viết, tính kỷ luật đem đến những điều tích cực gì cho chúng ta?

c. Nêu một vài biểu hiện của ý thức kỉ luật tự giác ở người học sinh.

0
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: Đại dịch COVID-19 kéo dài từ cuối năm 2019 đến tận thời điểm năm 2021 sắp đến. Tại Việt Nam, trong thời điểm COVID hoành hành đã có rất nhiều người dân phải điêu đứng vì cảnh mất việc. Nhiều doanh nghiệp tuyên bố phá sản, không thể tiếp tục duy trì hoạt động. Đời sống con người bị ảnh hưởng nặng nề khi liên tục nơm nớp...
Đọc tiếp

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

 Đại dịch COVID-19 kéo dài từ cuối năm 2019 đến tận thời điểm năm 2021 sắp đến. Tại Việt Nam, trong thời điểm COVID hoành hành đã có rất nhiều người dân phải điêu đứng vì cảnh mất việc. Nhiều doanh nghiệp tuyên bố phá sản, không thể tiếp tục duy trì hoạt động. Đời sống con người bị ảnh hưởng nặng nề khi liên tục nơm nớp lo sợ trước tình hình dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng. Không chỉ vậy việc giải quyết bùng phát các ổ dịch hoặc tổ chức các đợt đưa người dân Việt Nam trở về nước cũng gây nhiều tranh cãi cùng quy trình vất vả để kiểm soát. […]

Khép lại một năm 2020 với nhiều người có lẽ là một năm đau thương, mất mát nhưng tin chắc rằng sẽ càng nhiều người nhận thấy được khoảnh khắc tình người ấm áp giữa màn đêm u tối này.

Làm sao chúng ta quên được những y bác sĩ, tình nguyện viên trong đội ngũ y tế cả nước đã “căng mình” gồng gánh nước Việt bình an vô sự vượt qua mùa dịch cao điểm. Những con người không quản ngại mệt mỏi, liên tục tăng ca và dấn thân vào tuyến đầu phòng dịch để giúp giảm bớt số người mắc bệnh cũng như một cách trấn an lòng dân. Những chuyến “chi viện” cho Đà Nẵng ở đợt dịch thứ 2, những lần “xung trận” ở vùng sâu vùng xa với trang thiết bị thiếu thốn phải nhờ người dân đóng góp để vận chuyển đồ bảo hộ đến kịp thời. […]

Khi hoạn nạn qua đi, điều còn lại chính là tình người, giữa một bầu trời đêm âm u. Đây có lẽ chính là điểm sáng nhất của cả xã hội Việt Nam trong năm 2020. Phía cuối con đường luôn là ánh sáng, phải không?”

(Dấu ấn xã hội Việt Nam 2020: Sự tử tế lên ngôi và tình người lúc hoạn nạn, Khải Anh)

a. Trong đoạn trích trên, tác giả đã kể ra những khó khăn gì khiến người dân phải điêu đứng trong đại dịch COVID-19?

b. Tác giả đã chỉ ra những biểu hiện cụ thể nào của tình người ấm áp trong đại dịch?

c. Em có đồng tình với ý kiến của tác giả: tình người “điểm sáng nhất của cả xã hội Việt Nam trong năm 2020” không? Tại sao? Trả lời trong khoảng từ 4-6 dòng.

1
18 tháng 12 2021

câu 1 :mất vc lm,nhiều doanh nghiệp tuyên bố phá sản,đời sống bị ảnh hưởng,mọi người sợ hãi vì đưa người dân VN trở về nc

câu 2casc y bác sĩ gồng gánh, các bác sĩ k quản ngại mệt, liên tục tăng ca, ở ĐÀ NẴNG đợi dịch thứ 2 người dân đóng góp .......

câu 3    em chx nghĩ ra ạ hic