viết đoạn văn từ 8-10 câu cảm nghĩ về mẹ có dùng so sánh, nói giảm-nói tránh
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có rất nhiều những vần thơ hay viết về mẹ nhưng bài thơ Gió từ tay mẹ của Vương Trọng vẫn là bài thơ khiến em rất xúc động. Thông qua hình ảnh chiếc quạt nan bài thơ đã khẳng định sâu sắc tình mẹ, sự cần thiết của đôi bàn tay mẹ với cuộc sống của mỗi con người.
Với cảm hứng quen thuộc bài thơ Gió từ tay mẹ đã khắc hoạ hình ảnh rất đẹp về người mẹ. Đó là người phụ nữ tần tảo, yêu thương con hết mực, luôn tay quạt mát mang gió mát lành về cho con.
Quạt nan như lá
Chớp chớp lay lay
Quạt nan mỏng dính
Quạt gió rất dày
Khổ thơ đầu là hình ảnh ẩn dụ về chiếc quạt nan. Chiếc quạt nan mỏng manh như lá, chớp chớp, lay lay, rồi lại mỏng dính nhưng mang đến làn gió rất dày. Phép điệp ngữ quạt nan nhấn mạnh hình ảnh chiếc quạt mỏng manh, yếu đuối nhưng mang đến làn gió mát lành. Hình ảnh chiếc quạt nan chính là ẩn dụ cho người mẹ tần tảo, luôn tay quạt mát để giúp con có giấc ngủ ngon lành.
Gió từ ngọn cây
Có khi còn nghỉ
Gió từ tay mẹ
Thổi suốt đêm ngày.
Gió của ông trời
Có khi rét buốt
Gió mẹ, mẹ ơi
Lúc nào cũng mát.
Hai khổ thơ là hình ảnh tương phản giữa gió trời, gió của ngọn cây và gió từ đôi tay của mẹ. Nếu gió từ ngọn cây có khi còn nghỉ thì gió từ tay mẹ lại thổi suốt đêm ngày. Nếu gió từ ông trời có khi còn rét buốt thì gió từ tay mẹ lúc nào cũng mát lành, dịu nhẹ. Hình ảnh tương phản đã gián tiếp khắc họa người mẹ tần tảo, chịu thương, chịu khó với đôi bàn tay khéo léo, bền bỉ. Luôn tay mẹ quạt không nghỉ để con không bị nóng, con có thể say sưa với giấc ngủ ngon. Mẹ yêu thương, chiều chuộng và luôn hy sinh vì con mà không nhận lại bất kỳ điều gì. Phép điệp ngữ gió nhiều lần trong bài thơ nhấn mạnh hình ảnh những ngọn gió mát lành từ đôi tay của mẹ, qua đó khắc họa đôi bàn tay không nghỉ ngơi của mẹ, tất cả đều vì tình yêu thương tha thiết của mẹ gửi đến cho con.
Quạt nan như cánh
Chớp chớp lay lay
Mẹ đưa con bay
Êm vào giấc ngủ.
Hai câu thơ quạt nan như cánh/ Chớp chớp lay lay từ khổ thơ thứ nhất được lặp lại ở khổ thơ cuối cùng. Câu thơ đầu mở ra hình ảnh chiếc quạt nan và rồi cũng khép lại bằng hình ảnh tương tự. Từ sự yêu thương, chăm chút không nghỉ ngơi của mẹ con đã bay vào giấc ngủ một cách nhẹ nhàng, êm ái.
Ngày nay khi những thiết bị hiện đại ngày càng phổ biến, hình ảnh những người mẹ quạt nan cho con đã không còn nhiều. Thế nhưng không vì thế hình ảnh người mẹ quạt mát cho con trong bài thơ giảm sức hấp dẫn với người đọc. Mẹ vẫn yêu thương con tha thiết, vẫn dành cho con tình cảm thật ấm áp, thiêng liêng trong bất kỳ hoàn cảnh và trường hợp nào. Không cần phải quạt mát cho con, mẹ vẫn làm mọi việc vì con bất kể đêm ngày, nắng mưa. Hình ảnh đó làm người đọc liên tưởng đến câu thơ trong bài thơ Mẹ của Trần Quốc Minh:
Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về.
Những ngôi sao thức ngoài kia,
Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn,
Bài thơ có 4 chữ, 4 khổ, số chữ ngắn gọn nên rất gần gũi với thể loại đồng dao, vè trong văn học dân gian. Vì thế cũng dễ dàng tiếp nhận với trẻ nhỏ. Cách ngắt nhịp linh hoạt ⅓, 2/2 góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của bài thơ. Việc sử dụng những hình ảnh giản dị, ngôn từ gần gũi, trong sáng, phép so sánh, phép đối, ẩn dụ linh hoạt giúp nhà thơ truyền tải chủ đề, nội dung tư tưởng một cách sâu sắc.
Tóm lại bài thơ Gió từ tay mẹ của Vương Trọng đã diễn tả thật thấm thía tình cảm yêu thương của mẹ dành cho con. Tình mẫu tử thật thiêng liêng và bao giờ cũng rất xúc động. Em tin rằng qua bài thơ này mỗi người đều thấy người mẹ có vai trò quan trọng thế nào với cuộc đời của mỗi người. Vì thế càng phải trân trọng và biết ơn mẹ nhiều hơn.
Sự khác biệt giữa truyện ngụ ngôn và truyện truyền thuyết là:
- Truyện truyền thuyết: Thường liên quan đến các nhân vật lịch sử ở quá khứ qua đó thể hiện thái độ và đánh giá của nhân dân về nhân vật và sự kiện lịch sử đã xảy ra.
- Truyện ngụ ngôn: Thường kể lại những câu chuyện đời thường có tính chất giáo dục cách đối nhân xử thế, dùng cách ẩn dụ hoặc nhân hóa loài vật, con vật hay kể cả con người để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thực tế xã hội hay những thói hư tật xấu của con người. ( Có một số truyện ngụ ngôn gây cười nhưng cũng ngụ ý bóng gió, kín đáo khuyên nhủ, răn dạy con người.)
Truyện ngụ ngôn và truyền thuyết là hai thể loại văn học khác nhau với những đặc điểm và mục đích riêng. Dưới đây là sự khác biệt giữa truyện ngụ ngôn và truyền thuyết:
- Ý nghĩa và mục đích:
-
Truyện ngụ ngôn: Truyện ngụ ngôn được viết hoặc kể để truyền đạt một thông điệp, bài học hay giảng dạy qua việc sử dụng các tình huống, nhân vật hoặc sự kiện tưởng tượng. Truyện ngụ ngôn thường sử dụng các biểu tượng hoặc nhân vật tượng trưng để truyền tải ý nghĩa sâu sắc và có tính thần học.
-
Truyền thuyết: Truyền thuyết là câu chuyện truyền miệng từ thời xa xưa, kể về những sự kiện, nhân vật hoặc hiện tượng siêu nhiên có tính lịch sử hoặc huyền bí. Truyền thuyết thường được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và thường được coi là phần của văn hóa và truyền thống của một cộng đồng.
- Hình thức và cấu trúc:
-
Truyện ngụ ngôn: Truyện ngụ ngôn thường có cấu trúc đơn giản và ngắn gọn. Câu chuyện thường tập trung vào một số nhân vật tưởng tượng hoặc động vật, đồ vật để tạo nên những tình huống có ý nghĩa. Truyện ngụ ngôn thường kết thúc với một bài học hoặc một câu châm ngôn.
-
Truyền thuyết: Truyền thuyết thường có cấu trúc phức tạp hơn và thường được xây dựng xung quanh một sự kiện, một nhân vật hoặc một thần thoại. Truyền thuyết có thể có nhiều tầng lớp và mở rộng qua nhiều thế hệ. Nó thường có sự liên kết với lịch sử, văn hóa và truyền thống của một cộng đồng.
- Mục tiêu và tác động:
-
Truyện ngụ ngôn: Truyện ngụ ngôn nhắm đến việc truyền tải một bài học hay giá trị tư duy thông qua tình huống tưởng tượng. Chúng thường có mục tiêu giáo dục và thúc đẩy người đọc hoặc người nghe suy ngẫm và rút ra những bài học từ câu chuyện.
-
Truyền thuyết: Truyền thuyết thường nhằm mục đích giữ gìn và truyền lại kiến thức lịch sử, văn hóa và truyền thống của một cộng đồng. Chúng có thể có tác động sâu sắc đến quan điểm, niềm tin và hành vi của một cộng đồng, và thường được coi là một phần quan trọng của văn hóa dân gian.
Tóm lại, truyện ngụ ngôn và truyền thuyết có sự khác biệt về ý nghĩa, hình thức, cấu trúc, mục tiêu và tác động. Truyện ngụ ngôn thường tập trung vào việc truyền tải bài học và giá trị tư duy thông qua những tình huống tưởng tượng, trong khi truyền thuyết nhằm mục đích truyền tải kiến thức lịch sử, văn hóa và truyền thống của một cộng đồng.
Tập làm văn:Tả về hoạt động thường ngày của em.
Sáng thứ bảy,em đánh răng rửa mặt,chải tóc và ăn sáng rồi tập thể dục.Buổi trưa,em nấu cơm,ăn cơm,nghỉ trưa và ngủ trưa.Buổi chiều,em học bài,giúp đỡ bố mẹ và trông em.Buổi tối,em nấu cơm,ăn cơm và học bài.Sáng chủ nhật,em đánh răng rửa mặt,ăn sáng,quét nhà,rửa bát và trông em.Buổi trưa,em nấu cơm,ăn cơm,nghỉ trưa và ngủ trưa.Buổi chiều,em xem tivi,lau nhà,đi xe đạp và tập thể dục.Buổi tối,em nấu cơm,ăn cơm và học bài.Sáng thứ hai,em đánh răng rửa mặt,ăn sáng,mặc quần áo của trường,chải tóc và đi học.Mỗi ngày em có một hoạt động thật vui trong ngày.
Để giá trị cuộc sống được nâng cao hơn, có lẽ con người ta ai cũng cần gieo mầm hạt giống ước mơ. Và ước mơ của em là trở thành thợ làm bánh. Vì điều đó có thể mang lại niềm vui và hạnh phúc cho em khi được nhìn thấy khách hàng thưởng thức món bánh mình hết lòng hết tâm sức làm ra. Dù là thợ làm bánh đòi hỏi sự khéo léo trong việc chế biến các loại bánh ngọt, bánh mặn và các món tráng miệng khác nhưng em chắc chắn bản thân sẽ không nản lòng mà cố gắng, học hỏi trau dồi kinh nghiệm để tương lai có thể tự mở quán bán những món bánh ngon lành, đẹp đẽ cho mọi người. Hơn nữa, làm bánh còn là nghệ thuật. Đó là sự kết hợp tinh tế giữa kiến thức về nguyên liệu, kỹ năng nấu nướng và khả năng sáng tạo. Với em, mỗi chiếc bánh được tạo ra đều là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, mang trong đó sự tỉ mỉ, cẩn thận và sự tưởng tượng không giới hạn. Khép lại, cuộc sống là một hành trình và ước mơ trở thành thợ làm bánh là nguồn động lực để em tiếp tục đi lên phía trước. Trong tâm hồn em điều ấy luôn tỏa sáng!.
✿TLam☕
1. Con kiến nói là: "Em đã có thai với anh rồi!"
2. 4 con vịt
3. Bởi vì sự thật chỉ có 2 ngời đi. Đó là ba của thằng Mỹ đen và ba của thằng Mỹ trắng
4. Đập con ma xanh trước, con ma xanh chết. Con ma đỏ thấy thế sợ quá, sợ xanh mặt, thế là cũng thành con ma xanh, đập một phát nữa, chết luôn.
5. Vì bà đó bà đi tàu ngầm
6. Là cái bóng của mình
7. Cục than
8. Câu cá
9. Vì cái thang máy đó không lên được tới tầng 50
10. Gấu trúc ao ước được chụp ảnh màu.
Nhớ tick cho tui nha
Có lẽ mùa hạ lãng mạn và ngọt ngào bao giờ cũng làm cho con người ta say mê đắm đuối. Đó là thời gian để chúng ta được nghỉ ngơi nhiều hơn, sau một năm học tập miệt mài hay sau những tháng ngày làm việc chăm chỉ. Gắn liền với cái đẹp ấy là một phần kí ức chẳng thể quên về hoa phượng. Đo đỏ khoe sắc rực cả một góc trời như những cây đuốc khổng lồ chiếu sáng khắp nơi càng thắp lên lửa cho mùa hè, gắn bó và thân thiết với mái trường!. Rồi hè về mang theo bản hòa ca của những nhạc sĩ ve sầu, luôn là thanh âm sôi động và náo nhiệt rộn ràng nhất mà em được nghe. Hơn thế hạ còn có những cơn mưa rào trắng xóa cả đất trời chợt đến rồi lại chợt đi, những cơn gió nam mát rượi đưa em vào giấc ngủ mỗi trưa nắng gắt. Bên cạnh đó là ngoài kia hồ sen đang nở rộ, những bông hoa khoe ra đài cao của mình dưới ánh sáng gọi ong bướm đến. Cây cối trong vườn đón nhận tinh hoa của đất trời để cống hiến cho đời những trái chín mọng. Khép lại, mùa hè chính là thời gian của niềm vui và tự do mà em tin rằng chắc chắn ai cũng nghĩ như thế. Những kỷ niệm trong những chuyến đi chơi mùa hè sẽ mãi mãi gắn liền với chúng ta và trở thành những câu chuyện đáng nhớ trong cuộc đời ta. Ôi em yêu mùa hạ quá!
✿TLam☘☕
Mùa xuân qua đi nhường chỗ cho mùa hè lại đến. Buổi trưa hè dưới ánh nắng chói chang càng thêm nóng hơn. Trưa hè oi ả không gợn chút mây, từng chiếc nhành lá tre như những đứa trẻ tinh nghịch rủ xuống mặt áo, đưa qua đưa lại. Những chú ve cũng như cảm nhận được tiết trời hè đến mà cất tiếng hát râm ran trên từng ngọn cây na, cây bàng trong vườn. Cứ mỗi đợt gió thổi qua, từng thân tre mảnh khảnh lại tựa vào nhau kêu kẽo kẹt. Trưa hè thật yên bình quá!
Từ láy tượng hình: mảnh khảnh
Tượng thanh: kẽo kẹt, râm ran.
Người tối cổ là người sống cách đây rất nhiều năm rồi, khoảng 4 triệu năm trước.
Đặc điểm giống người hiện đại đương đại hiện nay là:
đi đứng bằng hai chân
Đặc điểm khác với người đương đại hiện nay là thể tích hộp sọ nhỏ, trung bình chỉ khoảng: 650 cm3 đến 1 200 cm3. Suy nghĩ còn đơn giản, ngôn ngữ giao tiếp cũng chưa hiện đại như bây giờ, chủ yếu là thông qua cử chỉ và âm thanh.
Người tinh khôn là người sống gần với người người đương đại hiện nay hơn. Họ sống cách đây khoảng 150 000 năm
Đặc điểm chung của người tinh khôn là cơ bản giống với người hiện nay, thể tích hộp sọ đã lớn hơn thể tích hộp sọ người tối cổ.
Thể tích hộp sọ trung bình khoảng 1 400 cm3.
Họ cũng đã có những tư duy và cử chỉ tiến bộ hơn rất nhiều người tối cổ. vì thế họ đã có thể chế ra các công cụ, vũ khí thô sơ phục vụ cho cuộc sống.
Em chỉ muốn nói rằng muốn được vẽ lên những đám mây bồng bềnh theo ánh sáng nhiều biến đổi của ông mặt trời, rồi từ đó được gần gũi với ông hơn về tâm hồn và suy nghĩ!.
Đổi từ "muốn" cho khỏi lặp từ (nãy làm gấp quá:")
Em chỉ muốn nói rằng bản thân thích được vẽ lên những đám mây bồng bềnh theo ánh sáng nhiều biến đổi của ông mặt trời, rồi từ đó được gần gũi với ông hơn về tâm hồn và suy nghĩ!.