Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mẹ là người cho tôi tình thương yêu vô hạn nhưng bà cũng cho tôi những tình yêu thương, tình bà cháu kính yêu tôn trọng. Ở trong nhà tôi hợp nhất với bà chính vì thế mà tôi có chuyện gì cũng kể với bà chứ không phải là mẹ. bà cho tôi một tuổi thơ êm đềm nhưng cũng đầy dữ dội. Cái dữ dội ấy không phải là khổ sở hay đau đớn mà là nghịch ngợm trên những cánh đồng quê hương.
Bà luôn cho tôi những tình yêu thương nhất, ngày còn bé cho đến tận bây giờ tôi không thể nào quên những kỉ niệm về bà. Từ khi tôi còn là một đứa đi học mẫu giáo bà đã sắm cho tôi đôi quần chíp để mặc. Vì mẹ tôi bận làm cho nên không quan tâm đến những vẫn đề đó lắm. Tóc bà cũng cắt cho tôi, có thể nói tuổi thơ gắn liền với những kỉ niệm về bà. Còn mẹ tôi bận làm lo cho gia đình quá, bố tôi thì đi làm nước ngoài mấy năm liền mới về. Vì thế tất cả những công việc của gia đình đều đổ hết lên vai mẹ tôi. Chính vì thế mà bà làm thay hết những công việc của mẹ tôi lo cho chúng tôi từ cái ghim kẹp tóc trở đi. Ngày ấy bà vẫn còn khỏe bà vẫn còn đi chợ bán hàng giao được. Có bao nhiêu bà ăn dè hà tiện để cho chúng tôi hết. Gia đình tôi không đến nỗi quá nghèo nhưng thật sự để mà ăn sung sướng thì vẫn chưa có. Nhớ những lần sáng sớm ra đòi bà mua quà những chiếc bánh rán năm trăm đồng ba chiếc. Khi ấy đồng tiền nó mới có giá trị làm sao. Quần áo bà mua cho tôi, mái tóc bà cắt cho tôi nốt. Bà tôi như một nhà tạo mẫu tóc chuyên nghiệp nhưng chỉ có một kiểu tóc duy nhất đó là tóc tiếng. Lũ trẻ con quê chúng tôi từ những đứa sạch cho đến những đứa bẩn đều có chấy.
Chủ ngữ trong câu "Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng tượng là mưa lại kéo đến nhanh chóng thế " là mọi người
Byebye
Hai anh em tôi phải gánh chịu nỗi đau thương, mất mát lần thứ hai. Sau khi chôn cất cha già đã ra đi sau cơn bạo bệnh, anh và chị dâu tôi đà ra ở riêng.
Anh tôi tính tình không rộng rãi, nay lại nghe lời vợ nên chỉ cho tôi khoảnh đất nhỏ cùng một cây khế. Buồn vì mồ côi cha mẹ, lại bị anh chị đối xử ghẻ lạnh, tôi chỉ muốn chết cho rồi. Những khi cô đơn cùng quẫn, hình ảnh người cha kính yêu hiện lên trong tâm trí tôi với lời dặn dò thiết tha: "Con phải cố gắng sống lương thiện bằng chính đôi tay của mình. Ở hiền sẽ gặp lành".
Thế là hằng ngày, ngoài việc trồng trọt trên mảnh đất tí tẹo và sòng trong căn chòi ọp ẹp, tôi còn chăm sóc cây khế cẩn thận vì cây khế đó do cha trồng khi tôi còn bé tí. Một buổi sáng đẹp trời, tôi chuẩn bị hái khế mang ra chợ bán thì một đàn chim lạ, không biết từ đâu kéo đến đậu kín cây. Nhìn chúng bới từng quả khế vàng mọng, căng bỏng mà lòng tôi đau nhói. Hết rồi, số phận nghiệt ngã đã an bài, kể cả ông trời cũng không thương tôi thì sống làm gì. Lúc ấy, hồn nhiên tôi nghe con chim to nhất đàn kêu lên: "Ăn khế trả vàng, may túi ba gang mang theo mà đựng". Lòng tôi phấn chấn trở lại, tưởng mình đang nằm mơ.
Đúng giờ, chim Thần chở tôi ra đảo lấy vàng. Nơi đây, vàng bạc châu báu nhiều vô kể. Vốn tính thật thà và lời cha dạy luôn vắng bên tai, tôi lấy đủ số theo lời dặn của chim. Từ đó cuộc sống của tôi đỡ hơn rất nhiều. Anh đến chúc mừng và đề nghị đổi cây khế của tôi với gia tài của anh. Muốn anh giàu có, tôi đã đổi và dặn anh làm y như vậy. Vài hôm sau, tôi nghe tin anh đã chết vì lấy quá nhiều vàng khiến chim bị gãy cánh trên đường bay về.
Thật buồn khi anh đã chết. Đó cũng là một bài học răn đe những kẻ có lòng tham không đáy.
Mỗi chúng ta sinh ra không ai có thể tự lựa chọn gia đình của mình. Có những đứa trẻ may mắn, cũng có những đứa trẻ lại bất hạnh. Hồng cũng là một số phận không may mắn. Tuy chỉ là hàng xóm. không hiểu hết mọi chuyện, nhưng tôi cũng biết được hoàn cảnh của cậu. Tôi eaast thương cậu, đặc biệt khi tình cờ nghe được cuộc nói chuyện giữa Hồng và cô cậu.
Người trong làng ai cũng biết chú bé Hồng, thầy mất, mẹ lại bỏ quê đi. Tôi bằng tuổi Hồng nhưng không chơi với cậu. Hồng có lẽ không để ý còn tôi lại âm thầm dõi theo cuộc sống của cậu. Tôi khâm phục nghị lực ở cậu bạn nhỏ bé ấy.
Một hôm, tôi đang ra vườn hái rau thì nghe tiếng nói chuyện bên nhà Hồng. Vườn nhà tôi ở sát vách nhà câu nên tiếng nói chuyện nghe rõ mồn một. Tôi kiễng chân còn nhìn thấy toàn cảnh qua khe hở. Tôi thấy Hồng đã bỏ đi khăn tang trắng, tôi nhớ ra đã gần đến ngày giỗ đầu thầy cậu. Tôi thấy bà cô Hồng mỉm cười diễn kịch, cất giọng cay độc:
-Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mợ mày không?
Nét mặt Hồng hơi khác lạ, dường như phân vân điều gì đó, chắc hẳn cậu cũng muốn gặp mẹ lắm. Nhưng dường nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và nét mặt khi cười kia, hồng lại cúi đầu, không đáp. Tôi nghe người lớn nói cô Hồng ghét mẹ cậu, bà ta chỉ muốn gieo rắc vào đầu óc Hồng những hoài nghi để cậu khinh miệt và ruồng rẫy mẹ. Mẹ Hồng là một người đàn bà mang tội góa chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con bỏ cái đi tha hương cầu thực. Mọi người không ưa cô ấy, nhưng tôi hiểu Hồng yêu mẹ của mình. Làm sao tình yêu thương, kính mến mẹ của một người con lại bị những rắp tâm dơ bẩn xâm phạm, lay chuyển? Khi tôi đang miên man suy nghĩ thì Hồng đã cười đáp lại:
- Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
Bà cô nghe thế vẫn dùng cái giọng ngọt ngào hỏi luôn:
- Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?
Rồi hai con mắt long lanh của cô ta chằm chặp xoáy vào đứa cháu đang ngồi trước mặt. Hồng im lặng, đầu cúi xuống đất. Tôi thoáng thấy khóe mắt cậu ấy đỏ lên. Cô Hồng vẫn không buông tha mà vỗ vai cậu cười nói:
- Mày dại quá cứ vào đi, tao chạy cho tiền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.
Hai tiếng “em bé” ngân dài ra, xoắn vào nỗi đau trong tâm hồn một đứa trẻ. Như không thể kìm nén, nước mắt Hồng ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi rơi xuống đầm đìa ở cả cằm và cổ. Mắt tôi cũng bất giác cay cay, mẹ Hồng đã chịu bao đắng cay. Thành kiến xã hội đã đẩy bà rời bỏ anh em Hồng, nỗi đau ấy xót xa biết chừng nào.Tôi giật mình nhìn Hồng cười dài trong tiếng khóc, hỏi cô:
- Sao cô biết mợ con có con?
Bà cô vốn không hề quan tâm nỗi đau của cháu ruột, vẫn cứ tươi cười kể các chuyện cho. Nào là một bà họ nội xa vào trong Thanh Hóa cân gạo về bán. Một hôm đi qua chợ thấy mẹ Hồng ngồi cho con bú ở một bên rổ bóng đèn. Mẹ Hồng ăn mặc rách rưới, mặt mày xanh xao, người thì gầy rạc đi, thấy thế bà ta thương tình toan gọi hỏi xem sao thì mẹ cậu vội quay đi, lấy nón che mặt. Bà ta say sưa kể mãi, còn Hồng thì nét mặt ngày càng thay đổi. Giống nhưu nghẹn lại, khóc không thành tiếng. Tôi nghe còn thấy xót xa, huống chi là Hồng. Một lát sau, cô cậu bỗng đổi giọng, vừa vỗ vai vừa nhìn vào mặt Hồng, nghiêm nghị nói:
- Vậy mày hỏi cô Thông chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. Trước sau cũng một lần xấu, chả nhẽ bán xới mãi được sao?
Thông có lẽ là tên người đàn bà họ nội xa kia.
- Mấy lại rằm tháng tám là giỗ đầu cậu mày, mợ mày về dù sao cũng đỡ tủi cho cậu mày, và mày cũng phải có họ, có hàng, người ta hỏi đến chứ? Bà cô vẫn tiếp tục những lời nói cay độc của mình.
Hai người còn nói chuyện thêm nữa, nhưng tôi phải về ngay để nấu cơm cho mẹ. Tôi tần ngần rời khỏi vườn, lòng man mác buồn khi nghĩ đến khuôn mặt xót xa, đầy nước mắt của Hồng. Cùng là trẻ con nhưng cậu ấy lại không được đón nhận tình thương từ một gia đình trọn vẹn. Câu chuyện cứ quẩn quanh ám ảnh trong tâm trí tôi về số phận, cuộc đời của những hoàn cảnh bất hạnh.
Truyền thuyết kể lại rằng: Thuở xưa, ở vùng đất Lạc Việt - bây giờ chính là vùng Bắc Bộ nước ta, có một vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ. Thần mình Rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thần sinh sống dưới thuỷ cung, thỉnh thoảng lên cạn, giúp nhân dân diệt trừ yêu quái như Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh và dạy nhân dân cách trồng trọt, chăn nuôi.
Cũng khi ấy, ở vùng núi cao phương Bắc, có một nàng tiên cực kì xinh đẹp, thuộc dòng dõi Thần Nông, tên gọi là Âu Cơ. Nàng thích ngao du đây đó, thích đến những nơi có phong cảnh đẹp. Nghe nói vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng liền tìm đến thăm. Tại đây, Âu Cơ và Lạc Long Quân tình cờ gặp nhau. Hai người yêu nhau rồi nên vợ nên chồng. Họ sống trong cung điện Long Trang.
Ít lâu sau, Âu Cơ mang thai. Nhưng thật kì lạ, đến kì sinh nở, nàng lại sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra trăm người con trai trắng trẻo, hồng hào, khôi ngô tuấn tú. Cả một trăm người con cứ lớn nhanh như thổi, chẳng cần bú mớm mà vẫn lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.
Một thời gian sau, Lạc Long Quân vì không quen sống trên cạn và nhớ biển cả nên chàng trở về thuỷ cung, để lại Âu Cơ cùng đàn con trên cạn. Ngày qua ngày, Âu Cơ chờ mãi chờ mãi, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở:
- Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi dạy các con?
Lạc Long Quân nghe vậy, đành phải nói với Âu Cơ rằng:
- Ta vốn nòi Rồng, quen sống ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên, quen sống ở chốn non cao. Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng nào mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chúng ta chia nhau cai quản các phương. Kẻ trên miền núi, người dưới miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.
Âu Cơ nghe theo, từ biệt chồng, đưa năm mươi người con lên núi, đến vùng đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết thì con trai trưởng sẽ nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương. Nhân dân ta từ đó luôn hết lòng đoàn kết, yêu thương nhau, cùng nhau bảo vệ đất nước, đứng lên đánh đuổi nhiều lần giặc ngoại xâm.
Cho đến hôm nay, khi nhiều thập kỉ đã qua đi, truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên vẫn được lưu giữ trong nhân dân ta, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thuyết không chỉ giải thích nguồn gốc cao quý của tổ tiên mà còn khẳng định nhân dâm Việt Nam đều là anh em một nhà, phải đoàn kết yêu thương lẫn nhau, sống xứng đáng với cội nguồn con cháu Rồng Tiên của mình.
Âu Cơ nghe theo, từ biệt chồng, đưa năm mươi người con lên núi, đến vùng đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết thì con trai trưởng sẽ nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương. Nhân dân ta từ đó luôn hết lòng đoàn kết, yêu thương nhau, cùng nhau bảo vệ đất nước, đứng lên đánh đuổi nhiều lần giặc ngoại xâm.
Cho đến hôm nay, khi nhiều thế kỉ đã qua đi, truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên vẫn được lưu giữ trong nhân dân ta, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thuyết không chỉ giải thích nguồn gốc cao quý của tổ tiên mà còn khẳng định nhân dân Việt Nam đều là anh em một nhà, phải đoàn kết yêu thương lẫn nhau, sống xứng đáng với cội nguồn con cháu Rồng Tiên của mình. Câu chuyện cũng cho thấy sức mạnh đoàn kết chống lại giặc ngoại xâm của nhân dân ta suốt bao đời.