K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3

Bao thảm cảnh trời nghiêng núi lở" nghĩa là nhiều đau thương, mất mát lớn lao, như trời sụp, núi đổ, diễn tả sự bi thương tột cùng.

10 tháng 3

Ta lặng nhìn nhau giữa sân trường
Dấu yêu giấu kín chẳng tỏ tường
Trang vở ghi đầy bao nhung nhớ
Ánh mắt ngập ngừng chẳng dám thương.

Gió nhẹ lùa qua tán phượng hồng
Lời yêu chưa nói đã theo không
Chỉ dám lén nhìn trong im lặng
Mơ ước ngày mai chẳng ngại ngùng.

Thao thức từng đêm nhớ một người
Lá rơi khe khẽ giữa lưng trời
Trang thư viết vội rồi xé nát
Sợ lỡ một ngày cậu xa xôi.

Rồi ngày tháng cũng cứ dần trôi
Đành giữ yêu thương ở đáy lòng
Mùa hạ cuối cùng ta lặng bước
Nợ nhau một mối tình ngây thơ.

-cô bé nấm-

10 tháng 3

Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng

Em chở mùa hè của tôi đi đâu?

Chùm phượng vĩ em cầm là tuổi tôi mười tám

Thuở chẳng ai hay thầm lặng – mối tình đầu.

.

Mối tình đầu của tôi có gì?

Chỉ một cơn mưa bay ngoài cửa lớp

Là áo người trắng cả giấc ngủ mê

Là bài thơ cứ còn hoài trong cặp

Giữa giờ chơi mang đến lại . . .mang về.

.

Mối tình đầu của tôi là anh chàng tội nghiệp

Mùa hạ leo cổng trường khắc nỗi nhớ vào cây

Người con gái mùa sau biết có còn gặp lại

Ngày khai trường áo lụa gió thu bay.

.

Mối tình đầu của tôi có gì?

Chỉ một cây đàn nhỏ

Rất vu vơ nhờ bài hát nói giùm

Ai cũng hiểu – chỉ một người không hiểu

Nên có một gã khờ ngọng nghịu mãi. . . thành câm.

.

Những chiếc giỏ xe trưa nay chở đầy hoa phượng

Em hái mùa hè trên cây

Chở kỷ niệm về nhà

Em chở mùa hè đi qua, còn tôi đứng lại

Nhớ ngẩn người tà áo lụa nào xa. . .

7 tháng 3

Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn phân tích nhân vật "tôi"

Nhân vật "tôi" trong truyện ngắn Một lần và mãi mãi được khắc họa với những diễn biến tâm lý tinh tế, chân thực. Ban đầu, "tôi" là một đứa trẻ hồn nhiên, có đôi chút yếu lòng khi bị bạn bè lôi kéo, dẫn đến việc lừa bà Bảy Nhiêu bằng tờ giấy giả. Tuy nhiên, khác với Bá, "tôi" mang trong mình sự do dự, áy náy khi phạm sai lầm. Đặc biệt, khi nghe tin bà Bảy qua đời và biết được rằng bà đã nhận ra hành vi gian dối nhưng vẫn âm thầm bỏ riêng số tiền giả, nhân vật "tôi" rơi vào trạng thái sững sờ, hối hận sâu sắc. Bốn mươi năm trôi qua, "tôi" vẫn luôn day dứt về lỗi lầm năm xưa, thường xuyên cùng Bá viếng thăm mộ bà để cầu mong sự tha thứ. Qua đó, nhân vật "tôi" hiện lên như một con người giàu tình cảm, biết trăn trở, suy nghĩ về lỗi lầm của mình. Hình ảnh ấy chính là bài học sâu sắc về lòng trung thực và sự hối lỗi muộn màng, nhắc nhở mỗi người phải luôn sống ngay thẳng, chân thành để không phải nuối tiếc về sau.

Câu 2 (4,0 điểm): Bài văn nghị luận về sự trung thực trong cuộc sống

Trung thực là một trong những phẩm chất cao quý của con người, thể hiện qua lời nói, hành động và suy nghĩ ngay thẳng. Một người trung thực không chỉ nhận được sự tin yêu từ người khác mà còn có được sự thanh thản trong tâm hồn. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, khi cuộc sống ngày càng thay đổi với nhiều cám dỗ, giá trị của lòng trung thực dường như đang bị thách thức hơn bao giờ hết.

Trung thực là sự thẳng thắn, chân thành, không gian dối trong lời nói và hành động. Một người trung thực luôn sống đúng với sự thật, không lừa dối bản thân hay người khác vì lợi ích cá nhân. Sự trung thực không chỉ thể hiện trong những việc lớn lao mà còn nằm trong từng hành động nhỏ bé hàng ngày.

Trung thực là nền tảng để xây dựng lòng tin trong các mối quan hệ và tạo nên một xã hội công bằng, lành mạnh. Đối với cá nhân, trung thực giúp con người sống thanh thản, không lo lắng bị phát hiện vì những lời nói dối. Những người trung thực thường được người khác tin tưởng, kính trọng và dễ dàng đạt được thành công bền vững. Đối với xã hội, sự trung thực giúp xây dựng một môi trường minh bạch, công bằng. Khi mỗi người đều trung thực, xã hội sẽ phát triển theo hướng tích cực, tránh được những tiêu cực như tham nhũng, gian lận hay lừa đảo.

Tuy nhiên, trong thực tế, không phải ai cũng giữ được lòng trung thực. Nhiều người vì lợi ích cá nhân đã dối trá, gian lận, gây ảnh hưởng đến người khác và làm mất đi niềm tin trong xã hội. Ví dụ, trong học tập, có những học sinh gian lận trong thi cử chỉ để đạt điểm cao, nhưng lại không thực sự có kiến thức. Trong kinh doanh, có những doanh nghiệp sẵn sàng lừa dối khách hàng để kiếm lợi nhuận, gây hậu quả nghiêm trọng.

Mỗi người cần rèn luyện và giữ gìn lòng trung thực trong mọi hoàn cảnh. Muốn vậy, cần có sự giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội để giúp mỗi cá nhân hiểu rõ giá trị của sự trung thực. Đồng thời, bản thân mỗi người cũng cần ý thức được trách nhiệm của mình, luôn sống ngay thẳng, không chạy theo những lợi ích trước mắt mà đánh mất đạo đức của chính mình.

Trung thực là phẩm chất quan trọng giúp con người xây dựng cuộc sống ý nghĩa và tốt đẹp hơn. Mỗi người cần tự nhắc nhở bản thân phải sống ngay thẳng, trung thực trong từng lời nói và hành động để góp phần xây dựng một xã hội công bằng, văn minh.

10 tháng 11 2017

Xã hội loài người phát triển được như ngày hôm nay là nhờ quá trình không ngừng tìm hiểu, tích lũy và nâng cao tri thức của tất cả các dân tộc trên thế giới. Tri thức rất cần thiết đối với con người và để có được tri thức chỉ có một con đường học tập. Tuy nhiên quá trình học tập, học hỏi không đơn giản mà có rất nhiều chông gai. Vì vậy ngạn ngữ Hi Lạp có câu: “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào’’ . "Chùm rễ đắng cay” là những khó khăn mà ta gặp trong quá trình học tập và “ hoa quả ngọt ngào” là thành quả tốt đẹp của một quá trình học tập đầy vất vả. Câu ngạn ngữ này cho ta thấy con đường học tập của chúng ta không thẳng tắp mà có rất nhiều trở ngại nhưng nếu ta có ý chí và quyết tâm vươn lên, nhất định ta sẽ gặt hái được những hoa quả rất ngọt ngào. Giáo sư toán học Ngô Bảo Châu đã trải qua quá trình học tập, nghiên cứu đầy gian nan, vất vả,… để có được danh hiệu cao quý nhất trong lĩnh vực toán học.  Người xưa có câu “ Nhân bất học bất tri lý” có nghĩa là nếu ta không chịu học hành thì không thể làm bất cứ điều gì. Thật vậy, khi mới sinh ra ta chưa biết gì, ta phải học để biết được những qui luật của tự nhiên, của xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân. Làm việc gì ta cũng phải học, các cô chú công nhân , thợ mộc, thợ cắt tóc,… cũng phải học mới và biết cách làm việc. các bác sĩ , kĩ sư, lập trình viên,… càng phải trải qua một quá trình học tập, rèn luyện lâu dài mới có thển đem kiến thức góp ích cho đời. Việc học không thể thực hiên được trong một, hai ngày vì lượng kiến thức bao la, mênh mông như biển cả. Con đường học vấn khó khăn, nhiều chông gai, là “ chùm rễ đắng cay” bởi suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm  nhân loại đã tích lũy được một kho tàn tri thức khổng lồ mà sức lực và trí tuệ của con người thì có hạn, liệu con người có đủ kiên nhẫn để chiếm lĩnh nó. Ta phải biết nhẫn nại, cần cù và có phương pháp học tập đúng đắn thì ta việc học của ta mới có hiệu quả và thành công được. Trong những lần thất bại, vấp ngã nếu ta dũng cảm đứng dậy đi tiếp và lấy đó làm những kinh nghiệm, bài học cho bản thân thì chắc chắn một ngày nào đó ta cũng sẽ thành công.Những nhà bác học lỗi lạc, những danh nhân nổi tiếng đều là những người gìau nghị lực vuợt qua bao khó khăn, thiếu thốn để học tập và gặt hái vinh quang.Tuy nhiên họ chưa dặm chân tại đó mà vẫn tiếp tục học, nghiên cứu để mở rộng tầm hiểu biết của bản thân. Việc học tập vô cùng cần thiết và nó càng quan trọng hơn đối với tuổi trẻ, thanh thiếu niên bởi họ là những chủ nhân tương la của đất nước.  Trên con đường học vấn cũng còn không ít hòn đá to ngăn đường cản lối khác như những bạn vì gia đình khó khăn luôn khao khát được cắp sách đến trường, hay các bạn học sinh vùng sâu, vùng muốn có học vấn phải chèo đèo, lội suối, đi bộ hàng chục cây số,… khi ta đã có học vấn tức đó chính là “ hoa quả ngọt ngào”. Lượng kiến thức mà ta thu được sau bao năm học tập, dù chỉ là hạt cát trong sa mạc nhưng cũng phần nào giúp ta đảm bảo cuộc sống và góp phần xây dựng xã hội. Vì thế ta phải ra sức học tập. Nước ta, một đất nước có truyền thống hiếu học với các tấm gương sáng như: Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo đến mức phải ngày kiếm củi đổi gạo nuôi thân, đêm xuống ông không có tiền mua dầu, phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn học bài. Hay Bác Hồ kiên trì tự học tập gian khổ, biết nhiều thứ tiếng và đã đưa Việt Nam thoát khỏi cảnh xiềng xích, khổ đau. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí bị liệt cả hai tay từ nhỏ nhưng vẫn khổ luyện tập viết bằng chân, bền bỉ học tập, và tốt nghiệp đại học và trở thành người thầy giáo giỏi. Ngày nay cũng có rất nhiều bạn học sinh say mê học tập, tham gia các kì thi quốc tế và mang về nhiều thành tích xuất sắc làm rạng danh đất nước. Đó là bạn Nguyễn Đăng Quý Minh đọat giải nhất cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 41. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều bạn học sinh lơ là trong việc học tập, làm cha mẹ, thầy cô buồn lòng, hay chỉ gặp một ít khó khăn là buông. Các bạn ấy thật đáng chê trách, rồi tương lai của các bạn sẽ ra sao? Qua đây em đã hiểu sâu sắc vị đắng của“ chùm rễ đắng cay” để cố gắng và tự hào về học vấn của mình. Em cũng sẽ nói rõ tầm quan trọng của việc học tập và khuyên các bạn chưa nhận thức được vai trò của nó không nên nản chí khi thấy việc học của chúng ta còn nông cạn. Thiếu kiến thức, kinh nghiện ta hãy bồi đắp bằng chính ý chí và nghị lực của mình. Việc tích lũy kiến thức của con người cũng giống như “ kiến tha lâu đầy tổ”. Điều cũng không kém phần quan trọng là ta phải biết xác định đúng đắn mục đích, động cơ và phương pháp học tập: Học để nắm vững kiến thức văn hóa, khoa học nhằm làm cho đất nước và dân tộc giàu mạnh. Phải nắm vững những kiến thức cơ bản, học bài và làm bài đầy đủ để củng cố kiến thức. Tìm, làm  thêm nhiều bài tập khó hơn để nâng cao kiến thức, tham khảo để mở rộng vốn hiểu biết. Học ở sách hay tự học cũng là phương pháp tốt nhưng ta cần phải thực hiện nghiêm túc: đọc có lựa chọn, có suy ngẫm, có hệ thống và ghi nhớ. Câu ngạn ngữ Hi Lạp “ Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào” là một bài học quý báu và vô cùng cần thiết đối với các bạn học sinh và những ai đang trên con đường tạo dựng sự nghiệp.  Học tập là chìa khóa duy nhất giúp chúng ta mở cánh cửa thành công. Dù việc học có gian khổ bao nhiêu cũng đừng nên quản ngại. Có như thế ta mới đủ kiến thức tự tin bước vào đời.

 

10 tháng 11 2017

Trong cuộc sống mỗi người chúng ta đều luôn luôn cố gắng để trau dồi vốn tri thức cho bản thân, giống như Lê Nin đã từng nói: học học nữa học mãi, học tập là quá trình luôn luôn diễn ra, nó không bao giờ ngừng nghỉ, và quá trình học tập cũng diễn ra vô cùng phức tạp, đúng giống như có câu nói: học vấn là chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào.

Học tập là một quá trình gian nan và vất vả đó được xem như một chùm rễ đắng cay, nó được rèn rũa trong những tháng ngày, nhưng rồi hoa quả của nó lại vô cùng ngọt ngào, quả ngọt biểu tượng cho một điều gì đó dễ dàng và nó sâu lắng hơn trong mỗi con người, chúng ta đều thấy được điều đó trong những cảm nhận và biết được một điều sâu sắc nhất. Học tập luôn luôn là một quá trình nó là một quá trình lâu dài và liên tục, như chúng ta đều thấy, mỗi người đều phải học tập từ những cấp nhỏ nhất đến cấp lớn, nó cung cấp cho chúng ta những gốc rễ và nền tảng, khi bắt đầu chập chững đến lớp, chúng ta mới bắt quen với những con chữ, học cách đánh vần, học cách tính toán, cộng trừ nhân chia, đấy là một quá trình, làm quen với con chứ.

Không chỉ dừng lại ở đó nó còn đưa chúng ta đến nhiều điều khác hơn, chúng ta có thể học hỏi được những kiến thức to lớn từ sách vở, những điều đó không chỉ giúp chúng ta phát triển thêm vốn tri thức cho chính bản thân mình, mà còn giúp chúng ta kiên trì hơn trong con đường đi tìm tri thức. câu nói đó đã thể hiện đúng đắn được quá trình mà con người luôn luôn phải trải qua, học tập là quá trình gian nan, không hề dễ dàng, nhưng kết quả khi chúng ta nhận được thì nó sẽ là vô cùng mạnh mẽ và to lớn.

Câu nói trên không chỉ nhắc nhở chúng ta nên kiên trì và học hỏi, tích lũy kinh nghiệm đó mới chính là những điều hữu ích mà giúp chúng ta rất nhiều cho cuộc sống này, mỗi chúng ta đều có thể tiếp thu và học hỏi nó, qua kinh nghiệm và những bài học trong cuộc đời, nó được tích lũy ra để dạy dỗ và nhắc nhở chúng ta, một sự thật rằng chúng ta phải trải qua rất nhiều điều trong cuộc sống để từ đó làm nên những điều có ý nghĩa cho cuộc sống và tạo dựng được rất nhiều bài học từ cuộc đời này.

Học vấn đó còn là sự hiểu biết, những tri thức mà cuộc sống này ban tặng cho con người, nhưng để học được những điều đó con người cần phải luôn luôn rèn luyện và phát triển bản thân mỗi ngày, đó là điều tốt nhất, giúp chúng ta rất nhiều trong cuộc đời này, giá trị của nó không chỉ để chúng ta vươn lên để trở thành một người thành công, mà còn để chúng ta mở rộng thêm nguồn hiểu biết cho chính cuộc sống của mình.

Trong câu văn: "Trái với nỗi lo của tôi, nghe tôi kể, các bạn ai cũng thương, giúp đỡ tôi rất nhiều, và thường đẩy xe lăn đưa tôi ra ngồi dưới gốc bàng xanh trong mỗi giờ ra chơi," phép tu từ liệt kê được sử dụng để liệt kê các hành động và tình cảm mà các bạn dành cho người nói.

Phân tích phép tu từ liệt kê:

  • "Ai cũng thương, giúp đỡ tôi rất nhiều, và thường đẩy xe lăn đưa tôi ra ngồi dưới gốc bàng xanh trong mỗi giờ ra chơi" là một chuỗi các hành động và tình cảm của các bạn dành cho người nói. Các hành động này được liệt kê nối tiếp nhau, tạo thành một chuỗi liên tiếp mà không có sự phân tách quá rõ rệt giữa chúng.

Hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ liệt kê:

  1. Tăng cường cảm xúc: Liệt kê giúp khắc họa sự quan tâm và tình cảm của các bạn đối với người nói một cách mạnh mẽ. Mỗi hành động được liệt kê càng làm rõ sự yêu thương, chăm sóc của bạn bè, khiến người đọc cảm nhận được tình cảm chân thành, ấm áp.
  2. Nhấn mạnh sự liên tục và đều đặn: Cách liệt kê này cũng cho thấy sự đều đặn, liên tục của những hành động mà các bạn dành cho người nói, không chỉ là một lần mà là một thái độ, hành động liên tục và lâu dài.
  3. Tạo nhịp điệu cho câu văn: Việc liệt kê các hành động giúp câu văn trở nên mượt mà, dễ đọc, và có nhịp điệu, không làm cho câu văn trở nên nặng nề. Điều này làm tăng tính thẩm mỹ cho câu văn.

Tóm lại, phép tu từ liệt kê trong câu văn đã làm nổi bật sự quan tâm, yêu thương và giúp đỡ liên tục của các bạn đối với người nói, đồng thời tạo ra một cảm giác ấm áp, gần gũi.


2 tháng 3

lên mạng mà tra

Đánh giá, chấm điểm bài văn giúp mik nhé!Cảm ơn rất nhiều.Phân tích tác phẩm “Tiếng Việt” của Lưu Quang Vũ.Bài Làm    Bài thơ “Tiếng Việt” là một trong những bài thơ khá tiêu biểu của nhà thơ Lưu Quang Vũ. Nhà thơ Lưu Quang Vũ (1948 – 1988), quê ở Đà Nẵng, là nhà thơ, là viết kịch, nhà văn tài năng, bài thơ Tiếng Việt được trích trong tập thơ Mây Trắng của đời tôi được nhà...
Đọc tiếp

Đánh giá, chấm điểm bài văn giúp mik nhé!

Cảm ơn rất nhiều.

Phân tích tác phẩm “Tiếng Việt” của Lưu Quang Vũ.

Bài Làm

    Bài thơ “Tiếng Việt” là một trong những bài thơ khá tiêu biểu của nhà thơ Lưu Quang Vũ. Nhà thơ Lưu Quang Vũ (1948 – 1988), quê ở Đà Nẵng, là nhà thơ, là viết kịch, nhà văn tài năng, bài thơ Tiếng Việt được trích trong tập thơ Mây Trắng của đời tôi được nhà thơ viết vào năm 1989.

       Bài thơ là đã thể hiện tình yêu say đắm, tha thiết của tác giả đối với một ngôn ngữ, tiếng nói của một dân tộc. Những âm thanh cất lên từ cuộc sống đời thường gợi mở cảm xúc, diễn tả những tâm tư, tình cảm mộc mạc của con người Việt Nam. Với thể thơ 8 chữ, cách gieo vần, ngắt nhịp linh hoạt giúp bài thơ có hình thức phóng khoáng, diễn tả được những cảm xúc phong phú của nhà thơ. Bài thơ là những lời ăn, tiếng nói hằng ngày của ông cha ta, gợi cảm giác ấm áp, thân thương, sự cảm thông, thấu hiểu sâu sắc của nhà thơ, gợi sự gần gũi, gắn bó của mỗi người với tiếng nói dân tộc. Bài thơ cho ta thấy sự óng ả, mượt mà, mềm mại của tiếng Việt cũng như khả năng diễn tả tinh tế những cảm xúc, rung động, thầm kín của mỗi con người, nói lên vẻ đẹp trong trẻo, thánh thót, kì diệu của tiếng Việt về phương diện âm thanh, từ ngữ tiếng Việt hàm chứa khả năng gợi hình, gợi cảm; khái quát được vẻ đẹp hoàn thiện, hoàn mĩ của tiếng Việt, thể hiện tình yêu thiết tha của nhà thơ dành cho tiếng nói dân tộc. Khẳng định được sức sống trường tồn của tiếng Việt trong không gian địa lý: Nêu được sự nổi bật sức mạnh lan tỏa của tiếng Việt tới những nơi xa xôi nhất, trong thăng trầm lịch sử, trong sự đa dạng của ngôn ngữ: bài thơ đã liệt kê nêu sự nổi bật, vẻ đẹp của tiếng Việt trên thế giới trong hiện tại và tương lai. Bài thơ đã bộc lộ tình yêu tha thiết, lòng biết ơn sâu nặng của nhà thơ đối với tiếng nói dân tộc, nỗi băn khoăn “ai là người giữ gìn tiếng nói dân tộc”, mong mỏi những người bên kia chiến tuyến sẽ quay về, đoàn kết của những người cùng nói một ngôn ngữ, bài thơ đã thể hiện lòng biết ơn, mang ơn tiếng Việt bởi tiếng Việt đã trao bao nhiêu ân tình. Thể thơ 8 chữ, với lối gieo vần phóng khoáng và cách ngắt nhịp biến hóa khiến cho bài thơ trở thành một bàn nhạc không bao giờ dứt, nhịp thơ khi trầm lắng, khoan thai, tha thiết khi sôi nổi, dồn dập, mạnh mẽ. Sử dụng phong phú các biện pháp tu từ, từ láy, gợi hình, gợi cảm; bài thơ “Tiếng Việt” của Lưu Quang Vũ đã gợi ca sự giàu đẹp của tiếng Việt, vừa giản dị, mộc mạc; vừa phong phú, sâu sắc.

       Qua bài thơ, ta có thể thấy. Tiếng Việt có sức sống mạnh mẽ và thấm đẫm linh hồn dân tộ, có giá trị bồi đắp tâm hồn, tình yêu dân tộc. Bằng lời thơ chân thành, hình ảnh thơ giàu giá trị biểu cảm, Lưu Quang Vũ đã thể hiện tình yêu, niềm tự hào, sự chân trọng đối với tiếng Việt thiệng liêng.

3

Con khủng long


Mở bài chưa ổn nhé . Sai câu và lạc từ nhiều nhé

DH
Đỗ Hoàn
CTVHS VIP
2 tháng 3

Vào một buổi chiều đầy nắng, tôi lang thang trên con phố quen thuộc, lòng mang theo những giai điệu du dương từ chiếc tai nghe. Bỗng nhiên, một chiếc xe hơi đen bóng loáng dừng lại ngay trước mặt tôi. Cửa xe mở ra, một dáng người cao ráo bước xuống. Tôi không thể tin vào mắt mình, đó chính là Sơn Tùng M-TP, thần tượng của tôi!

Tim tôi đập thình thịch, chân tay bủn rủn. Tôi lắp bắp: "Anh... anh là Sơn Tùng M-TP phải không ạ?" Anh mỉm cười, nụ cười tỏa nắng ấy khiến tôi như tan chảy. "Chào em, anh là Tùng đây. Em có phải là fan của anh không?" Tôi gật đầu lia lịa, không nói nên lời.

Anh mời tôi lên xe, chúng tôi cùng nhau đi dạo quanh thành phố. Anh kể cho tôi nghe về những khó khăn, thử thách trên con đường sự nghiệp của mình, về những dự định âm nhạc trong tương lai. Tôi chăm chú lắng nghe từng lời anh nói, cảm thấy như mình đang sống trong một giấc mơ.

Anh hỏi tôi về những ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ. Tôi chia sẻ với anh về niềm đam mê âm nhạc và mong muốn trở thành một ca sĩ. Anh lắng nghe một cách chân thành, động viên tôi hãy cố gắng theo đuổi đam mê của mình.

Chúng tôi dừng chân tại một quán cà phê nhỏ ven đường. Anh gọi cho tôi một ly trà sữa, món đồ uống yêu thích của tôi. Chúng tôi trò chuyện về những sở thích chung, về những bộ phim, cuốn sách mà chúng tôi yêu thích. Tôi cảm thấy như mình và anh không còn là thần tượng và fan hâm mộ nữa, mà là những người bạn thân thiết.

Thời gian trôi qua thật nhanh, đã đến lúc anh phải đi. Trước khi chia tay, anh tặng tôi một chiếc đĩa CD có chữ ký của mình và một cái ôm ấm áp. "Hãy luôn giữ vững đam mê và theo đuổi ước mơ của mình nhé", anh nói. Tôi gật đầu, nước mắt chực trào ra.

Tôi đứng nhìn chiếc xe của anh khuất dần sau những tòa nhà cao tầng. Tôi biết rằng, cuộc gặp gỡ này sẽ là một kỷ niệm đẹp không bao giờ phai trong cuộc đời tôi. Tôi sẽ luôn trân trọng những lời động viên của anh và cố gắng hết mình để thực hiện ước mơ của mình.