K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3

Từ lâu, vật nuôi đã trở thành người bạn thân thiết của con người. Tuy nhiên, vì nhiều lí do, một số người vẫn cho rằng không nên nuôi chúng. Vậy nên hay không nền có vật nuôi?

Đầu tiên, cần hiểu được vật nuôi (hay còn gọi là thú cưng) là những loài động vật được con người nuôi dưỡng, chăm sóc để bầu bạn, trông coi nhà cửa. Việc nuôi vật nuôi vừa có lợi ích, vừa có tác hại.

Trước tiên, vật nuôi giúp con người biết sống trách nhiệm. Các loài vật cần nhận được sự chăm sóc, yêu thương. Chúng cần được ăn uống, tắm rửa và vui chơi nữa. Khi chúng ta nuôi một con vật, nghĩa là chúng ta cần có trách nhiệm với nó. Từ đó, bạn sẽ trở nên có trách nhiệm hơn.

Tiếp đến, vật nuôi giúp con người cân bằng cảm xúc, giảm stress. Chúng trở thành người bạn gắn bó với con người. Có một số nghiên cứu cho rằng, khi chúng ta vuốt vẻ, ôm ấp vật nuôi sẽ đem lại cảm thấy dễ chịu, thư thái. Cảm xúc tiêu cực cũng dần tan biến, dần bình tâm hơn. Sự gắn kết với các loài vật nuôi, cũng sẽ giúp con người biết trân trọng, yêu thương thiên nhiên hơn.

Kế tiếp, thú cưng còn giúp con người bồi dưỡng sự tự tin. Chúng ta chăm sóc tốt cho thú cưng thì cũng sẽ cảm thấy bản thân mình tốt hơn. Để có thể chăm sóc vật nuôi, con người cũng cần phải có điều kiện kinh tế. Bởi vậy, chúng ta sẽ biết học cách chi tiêu hợp lí, tiết kiệm hơn.

Tuy nhiên, mỗi người cũng nên cân nhắc kĩ trước khi quyết định nuôi thú cưng. Người nuôi cần phải có đủ điều kiện, thời gian cũng như sự kiên nhẫn và sự quan tâm với vật nuôi. Các hành vi như đánh đập, bỏ đói hay giết hại các loài vật nuôi là vô cùng tàn bạo, dã man.

Mỗi người đều có quan điểm riêng vấn đề trên. Nhưng lợi ích mà vật nuôi đem lại là không thể phủ nhận. Vì vậy, nếu có thể, chúng ta cũng nên cân nhắc để sở hữu một thú cưng cho mình.

28 tháng 3

Các bạn nhỏ vẫn hay thích nuôi một chú cún hay một chú mèo. Bởi đó là những loài vật dễ thương, có thể bầu bạn với con người. Tuy nhiên, một số phụ huynh lại cho rằng con của họ còn quá nhỏ tuổi để có thể nuôi một con vật cũng như cho rằng không nên có vật nuôi trong nhà. Một số khác lại cho rằng, nên có vật nuôi trong nhà. Vậy có vật nuôi trong nhà, nên hay không?

Vật nuôi là những loài gia súc, gia cầm được con người thuần hóa và nuôi trong gia đình. Chúng có thể để phục vụ vấn đề kinh tế hay làm thú cưng, làm cảnh. Chúng hoàn toàn khác với động vật hoang dã. Những ý kiến về việc nên hay không nên nuôi động vật hoang dã đều có những lý lẽ xác đáng. Nhưng với vật nuôi trong nhà, chúng ta còn cần bàn luận thêm.

Nhiều người cho rằng không nên có vật nuôi trong nhà vì vật nuôi có thể mang các căn bệnh truyền nhiễm. Nuôi một con vật cũng cần có sự chăm sóc kỹ lưỡng, đầu tư về công sức và tài chính mà không phải bất cứ ai, bất cứ gia đình nào cũng có thể đáp ứng được. Đó là chưa kể khi đã nuôi một hay nhiều con vật, người ta sẽ có tình cảm, sự gắn bó với chúng. Nhưng tuổi thọ của loài vật lại rất ngắn ngủi so với con người. Khi một con vật ra đi, thật khó để ta tránh khỏi những mất mát, đau lòng…Tôi cho rằng những lý lẽ trên đây đã kể ra những khó khăn, thách thức khi có vật nuôi trong nhà. Nhưng đó cũng chính là cơ hội để chúng ta có cuộc sống tích cực hơn. Chúng ta sẽ có ý thức trách nhiệm hơn nhờ việc chăm sóc vật nuôi hàng ngày. Ta phải lo cho vật nuôi bữa ăn, giấc ngủ, những khi chúng đau ốm, phải huấn luyện chúng và phải chấp nhận rằng chúng sẽ mãi là những đứa trẻ không trưởng thành. Ta sẽ phải học cách để hiểu được ngôn ngữ và tập tính của loài vật. Chính điều đó cho ta phát triển bản thân. Đó có thể là việc cố gắng tìm hiểu người khác, vật khác, là việc biết chăm sóc và yêu thương. Đó có thể là đức tính bao dung, sự kiên nhẫn và chu đáo. Cũng có thể là việc phải biết cách giữ gìn vệ sinh hay cần cố gắng cải thiện tài chính để vật nuôi được sống tốt hơn. Tóm lại, ta sẽ có cơ hội và động lực phát triển bản thân.

Vật nuôi trong nhà còn giúp chúng ta có cảm xúc tốt đẹp và tích cực. Chắc hẳn ai cũng đã biết về sự trung thành của loài chó đối với con người. Những loài chó, mèo luôn có một bộ lông mềm mại và dễ chịu. Những vật nuôi khác như chim lại cất cao tiếng hót cho ta nghe, v.v… Vật nuôi thú cưng đều làm cho cảm xúc của chúng ta tích cực hơn. Chúng có thể lắng nghe ta vô điều kiện mà không phán xét. Chúng cũng có thể cho ta những cái ôm đầy tình cảm, tập cho ta sự kiên nhẫn, kiểm soát cảm xúc.

Vật nuôi giúp chúng ta phát triển bản thân và có cảm xúc tích cực, từ đó ta cũng dễ dàng thấu hiểu và yêu thương động vật. Sự gắn bó xuất hiện trong quá trình ta chăm sóc chúng sẽ khiến chúng trở thành bạn của ta - một người bạn đặc biệt bởi chúng không phải là... con người. Tình yêu thương của ta bắt đầu rộng mở, với muôn loài. Tình thương sẽ giúp ta hòa mình với cuộc sống, với thiên nhiên, vũ trụ. Tình thương cũng sẽ khiến ta đau buồn nếu "người bạn đặc biệt" chẳng may phải rời xa ta. Nhưng đó không nên là lí do để không có một "người bạn" - vật nuôi. Thay vì tập trung vào những khía cạnh tiêu cực, ta có thể trân trọng những khoảnh khắc và những người, những vật, những điều hiện diện trong cuộc sống của ta. Như vậy, vật nuôi giúp ta có tình yêu thương muôn loài và biết trân trọng thực tại.

Cuối cùng, vật nuôi sẽ buộc ta phải ra ngoài, gần gũi với thiên nhiên và vận động nhiều hơn. Những loài chó, mèo là những loài có tập tính săn bắt, chúng sẽ không thể ở yên một chỗ. Những loài chim cần ánh sáng, cần bụi cây. Những động vật khác thường vẫn cần môi trường thiên nhiên để sinh sống. Ta sẽ có cơ hội để ra ngoài, vận động và nâng cao sức khỏe.

Như vậy, ta thấy rằng con nguời sẽ phải dành thời gian, công sức để có vật nuôi trong nhà. Đó là khó khăn hay cơ hội của những trải nghiệm thú vị hoàn toàn phụ thuộc vào suy nghĩ, sự nhìn nhận của chúng ta. Với tôi, việc có vật nuôi trong nhà chính là cơ hội để có những người bạn - những người bạn không phải con người và để phát triển bản thân.

Nên hay không nên có vật nuôi trong nhà là một chủ đề hay đáng để bàn luận và câu trả lời sẽ tùy thuộc vào cá nhân mỗi người. Mong cho những ai có vật nuôi trong nhà sẽ vượt qua thách thức phút ban đầu để biết yêu thương, sống với thực tại và phát triển bản thân.

28 tháng 3

Ngày 19/5, tại khuôn viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQGHN) đã diễn ra Ngày hội STEM 2019 với chủ đề “Nguyên tố bí ẩn” nhằm hưởng ứng Năm Bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học.
Giữa cái nắng 40 độ của Hà Nội, các hoạt động Hội và Học vẫn diễn ra hết sức hào hứng, thu hút khoảng 1.000 lượt học sinh, phụ huynh và các thầy cô tham gia.
Nét nổi bật của Ngày hội năm nay là sự thể hiện vai trò của các em học sinh, sinh viên trong nhiều hoạt động như trình diễn khoa học, tổ chức các thí nghiệm tại các gian trưng bày, đứng lớp dưới sự hỗ trợ của thầy cô và thuyết trình tại hội thảo. Bên cạnh đó, sự hiện diện của các “trường làng” tại Ngày hội cũng tạo một dấu ấn đặc biệt.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng bộ KH&CN Phạm Công Tạc cho biết, đây là lần thứ 4 ông tham gia sự kiện này và cảm nhận “Ngày hội ngày càng đông vui”.
Chia sẻ về chủ đề của Ngày hội năm nay, Thứ trưởng nói, trong Bảng Tuần hoàn các nguyên tố hóa học, chúng ta có thể tìm thấy những cái tên gắn với tên quốc gia hay viện nghiên cứu như Polonium, Americium, Dubnium…; và ông bày tỏ hy vọng, từ những hoạt động gieo niềm đam mê nghiên cứu như Ngày hội STEM, sẽ có ngày xuất hiện một nhà khoa học khám phá ra nguyên tố mới gắn với tên Việt Nam.
Không dự lễ khai mạc nhưng ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Ủy viên Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo - với tư cách cá nhân, đã đến thăm một số lớp học mẫu theo tiếp cận STEM trong khuôn khổ Ngày hội và trò chuyện cùng những người đứng lớp, ông Đỗ Hoàng Sơn, thành viên Ban tổ chức, cho biết.
Theo Ban tổ chức, thu hút đông học sinh nhất là những lớp học lập trình robot. Đặc biệt, 3 trong số 4 lớp học lập trình robot tại Ngày hội là do các trường làng, trường huyện của Nam Định, Lào Cai, và Điện Biên tổ chức.
“Mô hình của chúng tôi tái hiện trận Điện Biên Phủ với các xe robot điều khiển từ xa,” cô Đào Thị Loan, Bí thư chi đoàn trường tiểu học Bế Văn Đàn, TP. Điện Biên, giới thiệu. Đây là kết quả mà các thầy cô ở trường tạo ra sau 2 ngày được Liên minh STEM tập huấn và dạy lại cho học sinh. “Các em rất hào hứng, em nào cũng muốn sờ vào robot và nhiều em muốn lập trình cho chúng nữa.”
Trong khi đó, cô Nguyễn Thị Thoa, giáo viên tin học trường tiểu học Nam Tiến, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định thì cho biết, tại trường của cô cũng có rất nhiều em muốn học lập trình robot nhưng chỉ có 40 em được chọn vào CLB STEM vì chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu. Nguyện vọng của trường là tìm được nguồn tài trợ ổn định hơn để các em ai cũng có cơ hội tham gia CLB STEM.
Đăng ký lớp lập trình cảm biến ánh sáng của Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, em Nguyễn Đặng Trường Giang, lớp 6, trường THCS Tây Sơn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, cho biết, "Đây là lần đầu tiên em được lập trình 'cool' như thế này. Hồi cấp 1 bọn em cũng học lập trình nhưng chỉ di chuyển hình vẽ trên máy thôi, còn ở đây có cả đèn bật/tắt khi em che ánh sáng đi".
Một hoạt động khác cũng thu hút nhiều học sinh, đặc biệt học sinh cấp 3, là tham quan các phòng thí nghiệm trong khuôn viên ĐH Khoa học tự nhiên. Tại đây, các em được nghe các nghiên cứu viên giới thiệu từng loại máy móc phục vụ những công việc gì; và được tự tay sờ thử, soi thử các mẫu vật.
Ở phần bài giảng đại chúng PGS. TS. Nguyễn Thị Hà - Giảng viên cao cấp hạng 1 trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Giải thưởng Kovalevskaia 2018 - đã trình bày về chủ đề kiểm soát và xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng các giải pháp dựa trên cộng đồng. Bài giảng của cô không chỉ cung cấp hiểu biết về tình trạng ô nhiễm nước, không khí và rác thải nhựa ở Việt Nam mà còn chỉ ra mỗi cá nhân có thể góp phần giải quyết các vấn đề ô nhiễm như thế nào nhờ 3 chữ T: tiết giảm, tái chế và tái sử dụng.
Tiếp theo đó, trong bài giảng “Hố đen”, TS. Phạm Tuấn Anh - Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam - trình bày về quá trình khám phá những bằng chứng về sự tồn tại của hố đen. Nhà khoa học trẻ cho biết, chỉ cách đây vài chục năm, không ai tin vào sự tồn tại của hố đen nhưng ngày nay, người ta đã có cơ sở để tin rằng tồn tại ít nhất một hố đen ở tâm của mỗi thiên hà. "Đáng tiếc là, có rất ít trường đại học ở Việt Nam dạy môn thiên văn và nếu có dạy, chủ yếu dạy thiên văn cổ điển chứ không phải thiên văn vật lý với những vấn đề rất nóng hiện nay," anh nói. Bài giảng của anh đã đã khiến cử tọa, phần đông là sinh viên, vô cùng thích thú và đặt nhiều câu hỏi trở lại cho diễn giả.
Kéo dài nhất - gần 4 tiếng đồng hồ - cũng là hoạt động kết thúc Ngày hội, Hội thảo "STEM tại Việt Nam: Thực trạng và triển vọng thúc đẩy hoạt động sáng tạo" được nghe báo cáo của gần một chục thầy cô đến từ những ngôi trường đang chủ động triển khai giáo dục STEM trong điều kiện chưa có ngân sách chính thức của nhà nước ở Hà Nội, Nam Định, Lào Cai, Hạ Long, Hải Phòng, Nghệ An. Hội thảo cũng thử lý giải vì sao việc triển khai giáo dục STEM ở địa phương dường như thuận lợi hơn so với ở thành phố. Một số ý kiến cho rằng, có thể do ở thành phố, học sinh và cha mẹ học sinh vẫn coi trọng việc học để lấy điểm và đi thi hơn vì vậy hoạt động giáo dục STEM, vốn còn mang nặng tính ngoại khóa, chưa trở thành ưu tiên. Hiếm có hội thảo nào về giáo dục STEM thu hút được nhiều báo cáo từ các trường ở địa phương như vậy và những báo cáo đó "giúp chúng ta nhận thấy không cần phải sợ STEM vì đó không phải cái gì khó và đắt tiền," hội thảo kết luận.

là sao zậy bn , bn nói rõ đề bài ra hộ mik ạ viết sai chính tả nữa kìa là đoạt chứ khum phải đoạn ạ

Câu 4:A

Câu 5: D

 

27 tháng 3

Sự khác biệt là điều tạo nên sự đa dạng và phong phú trong xã hội. Đối với tôi, sự khác biệt không chỉ là vấn đề về ngoại hình, tính cách hay quan điểm, mà còn là về cách tiếp cận cuộc sống và giải quyết vấn đề. Tôi tin rằng mỗi cá nhân đều có những đặc điểm và giá trị riêng biệt, và điều quan trọng là biết cách khẳng định bản thân mình trong sự khác biệt đó. Để khẳng định sự khác biệt của mình, tôi sẽ tập trung vào việc phát triển và nâng cao những khả năng và đặc điểm riêng của mình. Thay vì cố gắng giống ai đó, tôi sẽ tập trung vào việc phát triển bản thân, vun đắp những mảng mạnh và khám phá những sở thích đặc biệt của mình. Tôi sẽ không ngần ngại thể hiện ý kiến và quan điểm riêng, đồng thời tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt của người khác. Để làm cho sự khác biệt của mình trở nên có ý nghĩa, tôi sẽ cố gắng xây dựng một môi trường xã hội tích cực và đa dạng, nơi mọi người đều được đánh giá và tôn trọng vì những đặc điểm và ý kiến riêng của họ. Tôi sẽ thúc đẩy sự đa dạng và sự chấp nhận trong mọi mối quan hệ, từ gia đình, bạn bè đến cộng đồng lớn hơn, nhằm tạo ra một môi trường sống thú vị và phong phú hơn cho mọi người.

27 tháng 3

là cách miêu tả, diễn tả con vật hoặc sự vật có cảm xúc, tính cách và hành động, tâm lý như con người bằng các thủ pháp nghệ thuật như văn, thơ.

             Nguyễn Đinh Chiểu, là một nhà thơ với tâm hồn yêu nước sâu sắc. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông luôn tôn trọng đạo đức và đặt tình yêu cho dân, đất nước làm trung tâm. Dù viết về nhiều đề tài, nhưng những bài thơ chống giặc, tinh thần đoàn kết yêu nước vẫn là những tác phẩm xuất sắc nhất của ông. Bài văn về Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là 1 minh chứng rõ nét cho tư tưởng yêu nước của nhà thơ, mở ra một góc nhìn mới về anh hùng trong văn học.

Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được sáng tác theo hình thức phú luật Đường, với bố cục chia thành bốn phần theo quy định của thể văn tế. Tác phẩm này khẳng định thành công của Nguyễn Đình Chiểu trong nghệ thuật viết vận tế. Bài văn tưởng nhớ đến những chiến sĩ Cần Giuộc đã anh dũng hi sinh trong cuộc chiến chống xâm lược, đồng thời truyền đạt tinh thần chiến đấu, khuyến khích lòng yêu nước của nhân dân. Với bài văn tế này, lần đầu tiên trong lịch sử văn học dân tộc, có một tượng đài nghệ thuật vững vàng về người nông dân, tương xứng với phẩm chất nghề nghiệp của họ. Ở đây, họ là những nông dân nghĩa quân chiến đấu, cứu nước.

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một kiệt tác nghệ thuật hiếm có. Vẻ đẹp của tượng đài nghệ thuật này vừa hoành tráng, hùng vĩ, vừa truyền cảm, bi thương. Tác phẩm thể hiện một quan niệm mới về anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu, độc đáo và mới lạ so với văn học yêu nước ở các giai đoạn trước.

Quan niệm về người anh hùng của Nguyễn Đình Chiểu khác biệt như thế nào so với các nhà Nho yêu nước xưa? Trong quá khứ, khi xây dựng hình tượng người anh hùng, nhiều nhà văn thường tập trung mô tả về những bậc hào kiệt, những con người kiệt xuất lãnh đạo các phong trào đấu tranh của nhân dân. Ngược lại, với Nguyễn Đình Chiểu, hình ảnh về người anh hùng không tìm kiếm ở những nơi xa xôi, mà lại xuất phát từ những người nông dân chân chất, tận tâm và yêu nước. Tài năng của ông là khám phá và xây dựng hình tượng người anh hùng nông dân bằng văn chương. Đây không chỉ là một cá nhân, mà là toàn bộ nhóm những người anh hùng, là những nghĩa sĩ Cần Giuộc.

Hình ảnh trung tâm của tác phẩm là những chiến sĩ nghĩa quân. Xuất phát từ nền nông dân nghèo, cuộc sống của họ đơn sơ, chăm chỉ làm việc nông nghiệp, chưa quen với việc cung ngựa, học văn. Họ là những người chân lấm tay bùn, thường xuyên cuộc sống trong làng. Nhưng khi đất nước, quê hương bị giặc xâm lược, những người dân chân chất ấy đã hiên ngang đứng lên, hi sinh vì lý tưởng cứu nước. Đánh giặc để bảo vệ tổ quốc và bảo vệ Bát cơm manh áo là ý nghĩa lớn mà họ tôn trọng và hành động. Nguyễn Đình Chiểu đã viết nên những dòng văn giản dị nhưng chứa đựng tinh thần yêu nước cao quý.

Cảm nhận mùi ngon của bòng bong che trắng như lốp, muốn đến thưởng thức gan; hôm nay, nhìn thấy ống khói đen sì bay lên, muốn ra đây thưởng thức ẩm thực.

Tác giả đã mô tả một cuộc chiến đấu đầy quyết tâm và sức mạnh mạnh mẽ của các chiến sĩ Cần Giuộc. Họ chỉ mặc chiếc áo vải đơn giản, trang bị vũ khí như một cây gậy vông, một chiếc dao phay hoặc một khẩu súng hỏa mai bằng rơm con cúi. Tuy nhiên, họ vẫn ghi được những chiến công xuất sắc như chém đầu quan thù và thiêu rụi nhà dạy đạo. Thật sự, Nguyễn Đình Chiểu đã tạo ra một tượng đài nghệ thuật về những anh hùng chiến đấu không khuất phục, sẵn lòng hy sinh để bảo vệ Tổ quốc.

Chứng minh rằng Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là một kiệt tác nghệ thuật về người anh hùng nông dân.

Nhìn chiếc quạt quản gió rơi, đạp rào đi mượt mà, thấy gióng chiến trống hối kích, coi trận đánh như một sự kiện không thể đánh bại; không sợ đạn nhỏ đạn to của thằng Tây, xông cửa mạnh mẽ, liều lĩnh như không có gì.

Những đoạn văn tuyệt vời như những tia lửa bùng cháy. Không khí chiến trận hừng hực âm nhạc chiến đấu, trống hồi hộp, bước chân điên đảo, mở cửa đón những thách thức, dũng cảm nhưng không hề do dự. Các chiến sĩ xem cái chết như một bản hòa nhạc không tên xâm chiếm lãnh thổ của kẻ thù. Bằng cách diễn đạt hùng biện, tình yêu quê hương, những hành động mạnh mẽ và chín mùi... đã làm nổi bật tâm hồn chiến đấu dũng cảm không thể đo bằng của những người anh hùng Cần Giuộc. Tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã dành tặng những trái tim của những chiến sĩ nghĩa quân những cảm xúc tươi đẹp nhất, sự ca ngợi và sự kính trọng tự hào. Thông qua đó, chúng ta nhìn thấy hình ảnh lần đầu tiên của người nông dân trong thơ văn với vị thế cao quý của những anh hùng dân tộc, những người xuất thân từ tầng lớp nông dân, luôn chăm chỉ với cày cuốc, nhưng khi đối mặt với giặc xâm lược, họ đã tỏ ra anh dũng đứng lên một cách tự nguyện và nhiệt huyết nhất, hy sinh bản thân cho sự độc lập của dân tộc.

Điểm độc đáo của Nguyễn Đình Chiểu là khả năng nhìn nhận những nhân vật anh hùng ngay trong cuộc sống hàng ngày, không phải là những nhân vật xuất sắc hay tài năng, chỉ đơn giản là những người nông dân sống giản dị, làm việc chăm chỉ. Họ luôn gần gũi với chúng ta mỗi ngày. Điều này xuất phát từ góc nhìn của Nguyễn Đình Chiểu - về anh hùng nông dân, khiến người đọc nhận ra rằng anh hùng, những con người cao quý không ở xa xôi, mà luôn đồng hành bên cạnh chúng ta. Có thể nói, quan điểm tiến bộ về hình ảnh người nông dân làm cách mạng không phải ai cũng hiểu được, nhưng qua bức tranh của Nguyễn Đình Chiểu, ta thấy ông là lá cờ tiên phong về quan điểm này.

Những chiến sĩ đã sống một cách dũng cảm và chết một cách vẻ vang. Tâm hồn chiến đấu và sự hi sinh của họ như một viên ngọc lấp lánh gửi trao cho bóng trăng thanh thoát mãi mãi, sáng bừng mãi, tồn tại song hành với núi non. Bài học quan trọng nhất mà những người chiến sĩ để lại cho đất nước và nhân dân là bài học về cuộc sống và cái chết. Sống một cách kiêu hãnh, chết một cách không khuất phục. Tâm hồn đó đã đặt nền móng cho kiệt tác nghệ thuật về người nông dân đánh giặc.

Sống để chống giặc, thác cũng chống giặc, linh hồn hỗ trợ mỗi cơ binh, kiếp kiếp truy cứu mối thù ấy...

Bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đưa ta hòa mình vào một không gian văn chương tinh tế, nơi bức tranh về anh hùng nông dân nở rộ trong từng nét chữ. Bằng cách tận dụng bút pháp trữ tình và hiện thực, tác giả đã khéo léo tái hiện cuộc sống đầy xúc động của dân tộc, để lại dấu ấn sâu sắc về lòng yêu nước và tình anh hùng.

27 tháng 3

Thơ có yếu tố tự sự, miêu tả là thơ trong đó người viết thường kể lại sự việc và miêu tả sự vật; qua đó, thể hiện tình cảm, thái độ của mình.

 

BT
Bùi Thị Hiên
Giáo viên
27 tháng 3

Là thơ trong đó người viết thường kể lại sự việc và miêu tả sự vật; qua đó, thể hiện tình cảm, thái độ của mình.