K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Em đã từng xem phim nói về nỗi buồn mà nhân vật từng trải qua. Khi xem xong em có suy nghĩ: Nếu có thói hung hăng, kiêu ngạo, hống hách, không biết suy nghĩ, không biết đoàn kết và yêu thương người khác thì sớm muộn gì cũng mang vạ vào thân. Từ đó, em thấy mình cần phải biết sống nhân ái, đoàn kết với mọi người xung quanh. 

2. Chia sẻ một vài điều về bản thân: 

  • Điều em thấy hài lòng: Yêu thương, cố gắng chăm ngoan học giỏi, biết giúp đỡ ông bà, bố mẹ. Đoàn kết với bạn bè.
  • Điều em thấy chưa hài lòng: Chưa biết tự chăm sóc sức khỏe cho mình.

1.Em đã từng xem phim nói về nỗi buồn mà nhân vật từng trải qua. Khi xem xong em có suy nghĩ: Nếu có thói hung hăng, kiêu ngạo, hống hách, không biết suy nghĩ, không biết đoàn kết và yêu thương người khác thì sớm muộn gì cũng mang vạ vào thân. Từ đó, em thấy mình cần phải biết sống nhân ái, đoàn kết với mọi người xung quanh.

2.Chia sẻ về bản thân : 

  • Điều em thấy hài lòng: Yêu thương, cố gắng chăm ngoan học giỏi, biết giúp đỡ ông bà, bố mẹ. Đoàn kết với bạn bè.
  • Điều em thấy chưa hài lòng: Chưa biết tự chăm sóc sức khỏe cho mình.
7 tháng 9 2021

Những điều em đã biết về sách Ngữ Văn 6?

⇒ Giải :

- Ở sách ngữ văn 6 này, học sinh có thể tiếp cận với các văn bản thể loại truyền thuyết, cổ tích mà nhân dân luôn truyền miệng

- Tìm hiểu về cấu trúc, nghệ thuật của các từ và các câu trong Tiếng Việt, ví dụ : Từ mượn, nghĩa của từ, danh từ, tính từ, trạng từ,...

- Các bài kiểm tra theo đợt

- Các thể loại văn bản sẽ học

Những điều em mong đợi được học ở SGK Ngữ Văn 6?

⇒ Giải :

- Hiểu biết được về các cấu trúc từ và các dạng từ sẽ xuất hiện trong Ngữ Văn

- Biết được và phân loại khái niệm về các dạng văn bản

- Tìm hiểu về các văn bản sẽ có trong chương trình Ngữ Văn 6

Những điều học được

( Cái này thì em phải được cô giáo dạy và từ đó rút ra lời giải của bản thân )

TRẢ LỜI

1. Câu chuyện được kể bằng lời của nhân vật Dế Mèn. Người kể chuyện ngôi thứ nhất. 

2. Một số chi tiết miêu tả Dế Mèn khiến em liên tưởng tới đặc điểm của con người: Một chàng dế thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng, vuốt ở chân và khoeo cứng dần và nhọn hoắt, tôi đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, tôi vỗ cánh nghe tiếng phành phạch giòn giã, tôi bước đi bách bộ, đôi cánh bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, người tôi rung rinh một màu bóng mỡ soi gương được, cái đầu to ra và nổi từng tảng, cái răng đen nhánh, sợi râu dài và uốn cong, tôi cà khịa bà con trong xóm, tôi quát mấy chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó.

  Lối miêu tả này thường được sử dụng ở loại truyện đồng thoại.

3. - Điều em thích ở Dế Mèn: một chàng dế có ngoại hình đẹp, khỏe mạnh, cường tráng, tự tin. 

- Điều em không thích ở Dế Mèn: Tính cách kiêu căng, hống hách, tự phụ. 

Vì : Ý thức được thế mạnh và vẻ đẹp của mình là một điều tốt nhưng Dế Mèn lại sa vào sự tự phụ, hống hách tới mức ngộ nhận về bản thân thì có thể dễ dẫn đến những việc làm sai trái và kết cục đau buồn.  

4. - Những lời Dế Mèn nói với Dế Choắt khi sang thăm nhà và khi được Dế Choắt nhờ giúp đỡ: 

+ “Sao chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế! Nhà cửa đâu mà tuềnh toàng. … Ôi thôi, chú mày ơi! Chú mày có lớn mà chẳng có khôn.” 

+ “Được, chú mày cứ nói thẳng thừng ra nào.”

+ “Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! Chú mày hôi như cú mèo thế này. Ta nào chịu được. Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!”  

→ Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt là thái độ trịch thượng, coi thường, khinh khỉnh, dửng dưng, thờ ơ, không chịu giúp đỡ,… 

5. Chứng kiến cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có những cảm xúc, suy nghĩ ân hận và thậm chí là hốt hoảng do chính Dế Mèn cũng chưa hoàn hồn: Sao? Sao?  "Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá như tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì.". Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.

Những cảm xúc, suy nghĩ cho thấy Dế Mèn đã thay đổi: Dế Mèn không còn huênh hoang, kiêu ngạo mà biết rằng mình đã sai. Dế Mèn cũng không còn coi thường người bạn là Dế Choắt mà thấy có lỗi, ân hận trước việc làm ngu ngốc của bản thân. Chính cái chết của Dế Choắt là bài học mang giá trị thức tỉnh đối với Mèn. 

6.  Dế Mèn rút ra được bài học: 

+ “Sống ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng chuốc họa vào thân.”

Không kiêu căng, tự phụ, không khinh thường ai, phải biết yêu thương, giúp đỡ kẻ yếu thế hơn mình.

7. - Hình dung về nhân vật Dế Choắt: Một người gầy gò, ốm yếu, xấu xí, thảm hại.

- Nếu gặp người như Dế Choắt em sẽ đồng cảm, yêu thương, không coi thường, hách dịch, giúp đỡ bạn những lúc khó khăn, hoạn nạn,… - Hình dung về nhân vật Dế Choắt: Một người gầy gò, ốm yếu, xấu xí, thảm hại.

- Nếu gặp người như Dế Choắt em sẽ đồng cảm, yêu thương, không coi thường, hách dịch, giúp đỡ bạn những lúc khó khăn, hoạn nạn,… 

5 tháng 9 2021

Tham khảo nhé!!!

“Bác Hồ ơi! Trái tim người vĩ đại
Ôm núi sống nước Việt chảy vào lòng

Trái tim Bác giàu hơn cả rừng vàng
Ôm biển bạc cho đong đầy tôm cá
Cho mai sau và muôn vàn năm nữa
Nước Việt ta sẻ ơn Bác vô cùng.”

Tôi đã đọc được đâu đó những vần thơ ấy. Những vần thơ giản dị mà đầy xúc động về Bác kính yêu. Khi tôi sinh ra, đất nước đã qua thời khói lửa, sống hòa bình và Bác cũng đã ra đi. Qua những trang sách, qua những bài học, tôi tự hào là người Việt Nam, tự hào là con cháu của Người.

Bác Hồ – người con của xứ Nghệ thân yêu, sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo có truyền thống yêu nước. Ngay từ khi còn nhỏ, cậu bé Nguyễn Sinh Côn đã tỏ ra là một đứa trẻ thông minh hơn người. Những năm tháng tuổi thơ của Người, chỉ biết đến qua sách vở thôi, cũng khiến tôi không thể không rơi nước mắt mỗi lần đọc lại. Cậu bé tinh anh ấy có một tuổi thơ vất vả hơn bao đứa trẻ khác. Năm mẹ cậu sinh thêm đứa em trai, nhưng vì thời buổi khó khăn và sức khỏe quá yếu, mẹ cậu bé Côn ngày ấy đã qua đời. Một mình chú bé 8 tuổi, vừa mất mẹ, bế đứa em đỏ hỏn mấy ngày tuổi trên tay. Em bé khóc vì đói, có mấy người hàng xóm bảo cậu bế em đi xin sữa, nhưng trong suy nghĩ của một đứa trẻ tám tuổi khi ấy đã rất chững chạc. Nguyễn Sinh Côn cho rằng chẳng ai muốn hai đứa trẻ xa lạ, không cha không mẹ lại ở nhà mình, nhất là vào những ngày Tết. Vậy là Côn một mình chăm em cho đến khi cha trở về. Lần đầu đọc cuốn sách ấy, tôi cũng chỉ là một đứa trẻ tám tuổi. Tôi đã khóc. Khóc vì thương cho đứa bé nhỏ, càng khóc vì thương cho một đứa trẻ tám tuổi như mình đã phải trải qua những đau thương chẳng dễ dàng gì. Khi tôi thử đặt mình vào hoàn cảnh đó, ngay cả lúc này, khi đã lớn hơn rất nhiều, tôi vẫn cảm thấy một nỗi đau ghê gớm và một sự bất lực đến bi thương. Nhưng đứa trẻ tám tuổi trong câu chuyện ấy, hơn một con người, đó là vĩ nhân, là anh hùng dân tộc, là Bác Hồ kính yêu, Người đã mang ánh sáng cách mạng đến cho một dân tộc lầm than thoát khỏi kiếp đời nô lệ. Nguyễn Sinh Côn lớn lên, theo cha vào Huế học tập, và từ rất sớm đã quan tâm đến tình hình dân tộc đang bị thực dân xâm lược.

Năm 1911, tại bến cảng Nhà Rồng lịch sử, người thanh niên hai mươi mốt tuổi Nguyễn Tất Thành đã lên chuyến tàu Đô đốc atouche - Tréville, ra đi tìm đường cứu nước cùng đôi bàn tay trắng. Bác đã đi đến nhiều nơi trên thế giới, làm mọi nghề: phụ bếp, quét tuyết, và là một trong những thành viên của tờ báo “ Người cùng khổ” bằng tiếng Pháp. Trong ba mươi năm bôn ba tại nước ngoài, Bác Hồ đã tự học được rất nhiều thứ tiếng. Có những câu chuyện kể lại việc học ngoại ngữ của Người đã trở thành tấm gương sáng của biết bao thế hệ. Chuyện kể rằng ban ngày, Bác làm phụ bếp trên tàu, sau đó sẽ đi quét tuyết ở New York để kiếm sống. Chỉ có ban đêm là thời gian rảnh để học ngoại ngữ. Mùa đông ở Âu Châu lạnh giá như đóng băng, vậy mà con người ấy chỉ có duy nhất một viên gạch để sưởi ấm. Thật cảm động biết bao trước tấm lòng cao cả của Người! Hi sinh mọi hạnh phúc cá nhân vì dân tộc, vì nhân dân mà quên mình, như Tố Hữu từng viết:

“Bác sống như trời đất của ta
Thương từng ngọn lúa mỗi nhành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già”.

Sau ba mươi năm đi khắp năm châu bốn bể, Người trở về lãnh đạo nhân dân Việt Nam làm Cách mạng. Ra đi khi hai mươi tuổi và trở về lúc xế chiều của một đời người, Bác đã hi sinh hạnh phúc cá nhân vì độc lập dân tộc. Bởi vậy mà đâu đó tôi đã từng nghe câu nói, ý đại khái rằng Bác rất nhiều con mà lại không con! Quả thực, ở Trung Quốc, ở Mỹ, ở Nga, hay ở Pháp, có mấy vị Tổng Thống hay lãnh tụ nào như thế.

Ngay cả khi Cách mạng tháng Tám thành công, ông cụ Hồ Chí Minh độc Tuyên Ngôn Độc Lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và được nhân dân bầu làm Chủ tịch đầu tiên của đất nước ấy, Bác vẫn sống giản dị như một ông cụ của làng quê Việt Nam:

“Nhà lá đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói, đơn chăn gôi
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.”

Ai đã từng đến thăm lăng Bác hẳn sẽ hiểu những vần thơ trên chân thực đến nhường nào!

Bác không chỉ là lãnh tụ vĩ đại, là tấm gương sáng về bài học làm người cho lớp lớp những người con của Việt Nam, Bác còn là niềm tự hào của dân tộc, là một tâm hồn thi sĩ với tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống. Việt Nam là một dân tộc nhỏ bé, ngoài kia, bên kia quả địa cầu có lẽ có người chưa biết đến đất nước hình chữ S nhưng cả nhân loại đều biết đến Hồ Chí Minh như một vĩ nhân, một tấm gương sáng về nghị lực sống.

Đất nước Việt Nam tự hào về Bác Hồ bởi Bác chính là sự kết tinh những tinh hoa truyền thống của bản sắc dân tộc. Nhân dân ta đã thấy ở Bác Hồ con người Việt Nam đẹp nhất và nhân dân thế giới gắn liền tên nước Việt Nam với tên của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Việt Nam – Hồ Chí Minh.
 
Với vai trò của một lãnh tụ cách mạng, Bác đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của mình đối với dân, với nước. Bác là người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam, cùng Đảng dẫn đường chỉ lối cho dân tộc vùng lên phá bỏ xích xiềng nô lệ thực dân, phong kiến, giành quyền sống tự do. Người chiến sĩ cộng sản lão thành Nguyễn Ái Quốc đã trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của Chính phủ lâm thời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, có chủ quyền độc lập thiêng liêng. Nếu so sánh sự nghiệp đấu tranh chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc kéo dài suốt ba mươi năm của dân tộc ta là một con tàu giữa đại dương đầy bão tố thì Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thuyền trưởng tài ba, sáng suốt, đã đưa con tàu vượt qua trùng trùng sóng gió, cập bến vinh quang.

4 tháng 9 2021

Trả lời :

Bạn tham khảo giùm mình ạ

+ Bầu trời xanh thẳm, đám mây trắng muốt trôi lững lờ. Còn làn nước trong trẻo biến mặt hồ thánh tấm gương lớn…
+ Xung quanh hồ là hàng cây xanh mướt, phất phơ trong làn gió nhè nhẹ…

5 tháng 9 2021

Dạ cảm ơn 

4 tháng 9 2021

vai  ha  thi  cung  co  i  nghia  vay.

4 tháng 9 2021

GIÚP MÌNH NHA

4 tháng 9 2021

Mình lấy trên mạng, bạn tham khảo nhé:

* Sự tích Hồ Gươm 

Đây là một truyền thuyết lịch sử, gắn với cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi, nằm trong chuỗi truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi. Nhưng đây cũng là truyền thuyết địa danh (loại truyền thuyết giải thích nguồn gốc trực tiếp của những tên núi, tên sông, tên hồ… nguồn gốc hình thành những vùng đất…). Vì thế, truyện không chỉ phản ánh, ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa, mang tính chất nhân dần do Lê Lợi lãnh đạo đánh đuổi giặc Minh xâm lược mà còn giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời cũng thể hiện khát vọng, ước mơ về hoà bình của dân tộc ta. Truyện kể gồm hai sự kiện: Long Quân cho Lê Lợi, người đứng đầu cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn, mượn gươm thần; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần và việc ra đời tên gọi hồ Hoàn Kiếm.

    Sự kiện Long Quân cho mượn gươm thần đã chắp đôi cánh của trí tưởng tượng đầy thơ và mộng của dân gian cho tác phẩm nhằm thần kì hoá nguyên nhân dẫn đến thắng lợi vĩ đại của cuộc khỏi nghĩa’Lam Sơn. Cách cho mượn gươm của Long Quân cùng hệ thống chi tiết về các bước xuất hiện của gươm thần bao hàm nhiêu ý nghĩa sâu sắc. Lưỡi gươm tìm được từ dưới nước, chuôi gươm tìm thấy từ trên rừng, khi khớp lại thì thành thanh gươm thần hoàn chỉnh dùng đế đánh giặc. Điều đó nói lên một cốt lõi sự thực lịch sử là: khi có giặc ngoại xâm đến, nhân dân ta từ vùng rừng núi đến miền biển khơi đều nhất tề đứng lên đánh giặc, khi các phong trào lẻ tẻ ấy ở nhiều nơi liên kết lại, thống nhất vói nhau thì sẽ tạo thành sức mạnh to lớn để đánh thắng giặc ngoại xâm. Chi tiết này gợi cho chúng ta .nhớ đến bài học về tinh thần đoàn kết mà Long Quân (tức tổ tiên) đã dạy con cháu khi từ biệt về cõi thiêng: “Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn” (Con Rồng cháu Tiên). Lời nói của Lê Thận khi dâng gươm cho Lê Lợi là lời của toàn dân, trên dưới một lòng, khẳng định vai trò lãnh đạo cuộc khỏi nghĩa của Lê Lợi. Câu nói đó cùng vói tên thanh gươm thần “Thuận Thiên” đã nhấn mạnh tính chất chính nghĩa của cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn: mục tiêu của cuộc khỏi nghĩa hoàn toàn phù họp với ý Trời, lòng Dân.

   Sự kiện Long Quân đòi lại gươm thần trên hồ Tả Vọng, lúc đất nước đã sạch bóng quân thù mang nhiều hàm ý. Đất nước đã sạch bóng quân thù, giờ đây nhân dân ta bắt tay vào giai đoạn lao động, xây dựng cuộc sống hoà bình, phồn vinh. Nghĩa là giai đoạn “dụng võ” đã qua, giờ là lúc bắt đầu giai đoạn “dụng văn” (dùng trí tuệ để xây dựng đất nước). Gươm thần trao lại cho Long Quân giữ. Thanh gươm vẫn còn đó, khi nào đất nước bị ngoại xâm, Long Quân sẽ lại cho con cháu mượn gươm thần. Việc Lê Lợi cho đổi tên hồ từ hồ Tả Vọng thành hồ Hoàn Kiếm bao hàm lòng biết ơn tổ tiên và ý thức đề cao cảnh giác, răn đe những kẻ rắp tâm dọm ngó nước ta. Gươm thần từ Long Quân chuyển đến vị chủ tướng của cuộc khởi nghĩa để cùng ông và nghĩa quân làm nên chiến thắng, rồi gươm thần lại từ Lê Lợi chuyển về cho Long Quân. Vòng khép kín này tạo nên tính nhất quán của câu chuyện, vẻ đẹp hoàn mĩ của cấu tạo tác phẩm và hình ảnh lưỡi gươm thần. Tất cả nhằm thần thánh hoá một trong những chiến công chống ngoại xâm hiển hách của dân tộc, ca ngợi hết lời triều đại nhà Hậu Lê mở đầu bằng Lê Lợi – Lê Thái Tổ. Bên cạnh đó chi tiết trả gươm còn thể hiện khát vọng hoà bình của dân tộc Việt Nam, Khi đã đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi bờ cõi, chiến tranh đã kết thúc thì tạm cất vũ khí đi để xây dựng đất nước thanh bình, vũ khí chỉ sử dụng vào mục đích tự vệ để bảo vệ Tổ quốc. Riêng hình tượng nhân vật Rùa Vàng nhắc ta nhớ tói hình tượng nhân vật Thần Kim Quy trong truyền thuyết về An Dương Vương xây thành cổ Loa và đánh thắng cuộc xâm lăng lần thứ nhất của Triệu Đà nhờ chiếc nồ thần. Sự xuất hiện nhiều lần của Rùa Vàng trong các sự kiện trọng đại của lịch sử được truyền thuyết kể lại nhằm nói lên truyền thống yêu nước của dân’tộc và cũng góp phần tô đẹp thêm cho vẻ đẹp nghệ thuật của thể loại truyền thuyết dân gian.

* Sơn Tinh - Thuỷ Tinh

Thông qua cuộc thi tài – cầu hôn và quyết chiến để tranh giành nàng Mị Nương của thần Sơn Tinh, Thuỷ-Tinh, truyện nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm ở đồng bằng châu thổ sông Hồng. Được hình thành bằng con đường gia tăng yếu tố lịch sử cho thần thoại (lịch sử hoá thần thoại), cho nên truyền thuyết Son Tinh, Thuỷ Tinh không chỉ dừng lại ở mục đích giải thích các hiện tượng tự nhiên nói chung (nguồn gốc ngọn núi, dòng sông; nguồn gốc nạn lụt hàng năm), cũng không chỉ phản ánh ước mơ chinh phục các hiện tượng tự nhiên ấy, truyện còn hướng đến một mục đích có ý nghĩa phản ánh lịch sử: ca ngợi công cuộc chinh phục thiên nhiên. Cụ thể ở đây là chinh phục nạn lũ lụt hằng năm trên vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng – một phương diện chủ yếu trong công cuộc dựng nước của tổ tiên chúng ta ở vào một thời đại lịch sử huy hoàng – thời đại dựng nước của. các vua Hùng. Cuộc’xung đột được kể trong truyện là cuộc xung đột nói chung và muôn đời giữa nước với núi. Đó là cuộc xung đột giữa thần núi Tản Viên với thần nước sông Đà, cuộc xung đột vừa liên quan đến chuyện hôn nhân của nàng công chúa con vua Hùng thứ mười tám (con số ước lệ), vừa ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của người Việt cổ trên địa bàn Phong Châu nói riêng, nước Văn Lang nói chung.

   Các chi tiết nghệ thuật có. giá trị đựợc truyện dùng để xây dựng hình tượng nhân vật chính, đó là những chi tiết về cuộc thi tài và cầu hôn, những chi tiết về cuộc giao tranh cùng chi tiết về cách kết thúc cuộc giao tranh ấy. Những chi tiết này vừa là sản phẩm của trí tưởng tượng mang đậm tính chất thần kì vừa không thoát li thực tế (là thần Núi, Sơn Tinh chỉ có thể điều khiển được đồi núi, cồn bãi; còn Thuỷ Tinh là thần Nước nên chỉ có thể gọi được gió bão, hô được mưa lũ). Hai thần đều tài giỏi ngang nhau nhưng không thể đổi được tài nghệ cho nhau. Những lễ vật mà Hùng Vương thách cưới tất cả đều kì lạ và khó kiếm nhưng đó cũng lại là những thứ hoặc là sản phẩm của nghề trồng lúa nước (com nếp, bánh chưng – vốn là món ăn truyền thống của người Việt ngay từ thời Văn Lang), hoặc là dựa trên cơ sở thành tựu thuần hoá những động vật hoang dã thành vật nuôi trong nhà. Sở dĩ chỉ riêng Sơn Tinh kiếm đủ lễ vật là vì những lễ vật đó đều ở trên cạn. Thế là dân gian đã mượn lời thách cưới của Hùng Vương để bộc lộ tình cảm, sự thiên vị đối với Sơn Tinh. Rõ ràng, ở đây có sự kết họp của trí tưởng tượng kì diệu với hoàn cảnh thực tế. Thần thoại trở thành truyền thuyết gắn bó với cuộc đời là như thế.

    Những chi tiết về cuộc giao tranh, đánh ghen của Thuỷ Tinh và cuộc chống trả của Sơn Tinh cũng có tính chất hai mặt như những chi tiết về cuộc thi tài và cầu hôn. Thuỷ Tinh hô mưa, gọi gió thì tạo nên bão dông, lũ lụt “rung chuyển cả đất trời… nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước”. Nhưng những hình ảnh tưởng tượng dữ dội, kì vĩ ấy vẫn dựa trên những kinh nghiệm, quan sát thực tế về những trận lũ lụt khủng khiếp trên dọc hai bờ sông Hồng, sông Đà trong mùa mưa bão hằng năm. Sơn Tinh dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Tài năng đắp đất cao để ngăn nước đó một phần có cơ sở ở quá trình trị thuỷ của tổ tiên người Việt, nhưng một phần (và là phần chủ yếu nằm ở một tác phẩm văn học) bắt nguồn từ ước mơ của nhân dân muốn có sức mạnh phi thường, khả năng to lớn để chiến thắng nạn lụt. Ước mơ ấy, suy cho cùng cũng nảy sinh từ thực tế lao động sản xuất và đấu tranh với thiên nhiên. Những điều này nói lên giá trị phản ánh hiện thực của những chi tiết nghệ thuật tưởng như hoang đường và cũng thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa sáng tác văn học dân gian với đời sống của nhân dân.

   Những chi tiết về cách kết thúc cuộc giao tranh là chiến thắng của Sơn Tinh đối vói Thuỷ Tinh – không thể không như vậy vì thực tế là nước lũ dâng cao đến đâu rồi cũng đến lúc phải rút. Nhưng Sơn Tinh đã thắng mà chưa thắng hẳn, Thuỷ Tinh dẫu thua mà chưa chịu thua hẳn, hằng năm vẫn “làm mưa gió, bão lụt, dâng nước đánh Sơn Tinh”. Và rồi lần nào cũng vậy, Thuỷ Tinh “đánh mỏi mệt, chán chê… đành rút quân về”. Tuy nhiên, cách kết thúc ấy còn tổng kết một bài học kinh nghiệm lớn: con người không bao giờ chịu ngồi yên khoanh tay nhìn và đợi chờ bị động trước thiên nhiên; sức người hoàn toàn có thể chiến thắng được thiên tai lũ lụt.

   Với cách kết thúc như vậy, truyện còn là lời thế hệ trước nhắn nhủ, gửi gắm cho thế hệ sau nhiệm vụ tiếp tục vươn lên chinh phục tự nhiên, làm chủ đất nước. Công trình thuỷ điện sông Đà với nhà máy thuỷ điện Hoà Bình và sắp tới đây là nhà máy thuỷ điện Tà Bú, Sơn La (cùng các công trình thuỷ điện, đê điều khác), sự nghiệp trồng rừng và giữ gìn, bảo vệ rừng chính là việc làm thực tế của các thế hệ ngày nay để tiếp tục sự nghiệp trị thuỷ, xây dụng đời sống ấm no, phồn vinh của cha ông ta.

21 tháng 3 2022

dài thế bn 
chép trên mạng hẻ