bác HCM là 1 vị lãnh tụ vĩ đại hết lòng lo cho nước lo cho dân tinh thần đó của Bác đã đc dùng làm đề tài rất nhiều trong văn học kháng chiến trong đó có bài thơ đêm nay bác khg ngủ của nhà thơ Minh Huệ (viết ít nhất 3 mặt giấy , có trích thơ)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
BPTT:
+ Hoán dụ "hai bàn tay"
Phân tích tác dụng: thể hiện nên việc những hành phúc muốn có được khi trưởng thành đều phải là do sự chăm chỉ, cố gắng, nỗ lực, ý chí cầu tiến của bản thân ta mà đạt lấy. Qua đó câu thơ thêm đặc sắc hình ảnh, tăng giá trị nội dung, giá trị gợi hình gợi cảm xúc chân thật hấp dẫn đọc giả hơn.
Gia đình là nơi chúng ta học hỏi và trưởng thành, nơi mà tình yêu và sự quan tâm không bao giờ thiếu. Những con người may mắn nhất đối với tôi là khi họ có một gia đình dù hoàn chỉnh hay không hoàn chỉnh. Mẹ cho tôi một cảm giác được yêu thương và chân trọng, ba cho tôi cảm giác được bảo vệ và an toàn. (Câu ghép) Em trai cho tôi cảm giác mệt mỏi của người làm chị hai. (Câu đơn) Mỗi khi ba mẹ tôi đi làm thì lập tức nó sẽ khó chịu, nhõng nhẽo khiến tôi mệt mỏi nhưng ai bắt nạt em tôi thì tôi lại muốn bảo vệ em. Có lẽ đó là tình yêu thương của máu mủ ruột rà. Mẹ luôn luôn chăm lo cho tôi từng cái ăn miếng mặc, bởi vì hồi xưa mẹ không được ăn uống đầy đủ nên dường như bây giờ mẹ đang bù đắp lại điều đó qua em và tôi. Hi sinh tuổi thanh xuân của mình khi mới 22 tuổi, tôi càng thương mẹ nhiều hơn. (Câu mở rộng) Ba tôi thì lại rất khó khăn nhưng lúc nào cũng quan tâm tôi từng cái nhỏ nhặt. Tất cả làm cho tôi có một cảm nhận: Gia đình mình thật hạnh phúc.
✿Tuệ Lâm☕
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước ngày nay, xã hội ta ngày một phát triển. (Câu trần thuật - trình bày)Cùng với đó là sự hiểu biết về trình độ và khả năng chuyên môn là điều không thể thiếu của mỗi người. Tuy nhiên, đã có nhiều bạn trẻ hiện nay quá chú trọng vào việc học lí thuyết ở nhà trường mà đôi khi quên mất phải thực hành-một điều hết sức quan trọng. Mối quan hệ giữa học và hành một lần nữa được nhấn mạnh qua câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành”. Học là hoạt động tiếp thu những tri thức của nhân loại đã được đúc kết qua mấy ngàn năm lịch sử. Chúng ta có thể học ở trường qua sự truyền thụ của thầy cô, học ở bạn bè; tự học ở sách vở và thực tế cuộc sống. Học để nâng cao trình độ hiểu biết của bản thân. Tuy nhiên khi học phải tóm lược kiến thức cơ bản để dễ nhớ, dễ vận dụng… Hành là quá trình vận dụng những kiến thức đã học vào những công việc hàng ngày. Ví dụ như một bác sĩ đem những kiến thức tiếp thu được trong suốt quá trình đào tạo sáu, bảy năm ở trường đại học để vận dụng vào việc chữa bệnh cho mọi người. Những kiến trúc sư, kĩ sư xây dựng đem kiến thức đã học để thiết kế và thi công bao công trình như nhà máy, bệnh viện, trường học, công viên…để phục vụ đời sống con người. Học sinh vận dụng những điều thầy giáo dạy để làm một bài toán khó, một bài văn…Đó là hành. Bác Hồ cũng đã từng khẳnng định: Học để hành, có nghĩa là học để cho tốt. Thực tế cho thấy có học có hơn. Ông cha ta ngày xưa đã nói: Bất học, bất tri lí ( Không học thì không biết đâu là phải, là đúng). Mục đích cuối cùng của sự học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao hơn. Nếu học được lí thuyết dù cao siêu đến đâu chằng nữa mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà thôi. Học kết hợp với hành không phải là vừa học vừa làm. Như khi ta học lí thuyết môn toán Lượng giác ở trường, ta thực hành những kiến thức đó bằng cách làm thật nhiều bài tập để nắm vững những lí thuyết ấy. Nói chung phương châm “Học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được! Vậy nên chúng ta phải vừa học vừa thực hành. (Câu cầu khiến - đề nghị)
✿Tuệ Lâm☕
Sau đây là phần làm bài của mình:
Thi sĩ Trần Hữu Thung đã tận dụng thành công đặc điểm ấy của thơ bốn chữ trong năm khổ thơ đầu để kể lại về quá trình lớn lên của hạt mầm:
“Khi đang là hạt
…
Bắt đầu bập bẹ.”
Khi đang là hạt nằm trong tay người, hạt nằm lặng thinh dường như chưa có bất cứ dấu hiệu nào của sự sống. Nhưng ngay khi được gieo trồng xuống đất, hạt mầm ấy ngay lập tức nảy mầm “nhú lên giọt sữa”. Biện pháp ẩn dụ được tác giả sử dụng một cách khéo léo đặc tả rõ nét bước trưởng thành đầu tiên của mầm cây khi tự mình nhú ra khỏi sự bao bọc và khoác lên mình tấm áo mới trắng đục như màu sữa. Và nhân vật “tôi” đón nhận điều đó bằng thính giác “ghé tai nghe rõ”. Hạt mầm dần phát triển “mầm tròn nằm giữa” được nằm trong “nôi vỏ hạt” nghe những bàn tay vỗ và lời ru tha thiết của con người. Hình ảnh nhân hóa “mầm mở mắt” mang đến cho người đọc cảm giác hạt mầm đang như những cô bé, cậu bé tinh nghịch thì thầm, tâm sự với mọi người về quá trình trưởng thành mỗi ngày của mình. Từ hạt mầm nằm lặng thinh trong tay người khi nào giờ đây cây đã kết lá mang màu xanh đến thế giới này.
Đoạn thơ cuối cùng ẩn chứa thông điệp quý giá mà tác giả muốn truyền tải đến với bạn đọc:
“Rằng các bạn ơi
Cây chính là tôi
Nay mai sẽ lớn
Góp xanh đất trời.”
Khổ thơ cuối là lời của cây tự giới thiệu về mình “Cây chính là tôi”kèm theo lời khẳng định “Nay mai sẽ lớn/ Góp xanh đất trời”. Mầm đã không phụ bàn tay chăm sóc của con người giờ đã trở thành cây con mạnh mẽ và tương lai có thể trở thành bóng mát góp phần phủ rợp màu xanh cho quê hương đất nước. Vì cây gần gũi và có ích cho cuộc sống của chúng ta nên mỗi người cần xây dựng cho mình ý thức gây trồng và bảo vệ những mầm cây ấy làm nên nhiều “mùa xuân xanh cho đất nước”.
1. Mở bài: Đó là lần em trốn học đi chơi vào lúc lớp 9
2. Thân bài:
-Diễn biến:
+ Vì áp lực học hành nhiều và các bạn rủ rê nên em quyết định bỏ môt buổi học thêm để đi chơi
+ Trong lúc đi chơi bắt gặp bố mẹ trên đường về nhà
+ Bố mẹ rất shock nhưng cũng chỉ im lặng rồi đi qua
+ Từ sau khi bị bố mẹ phát hiện, tâm trạng em lo lắng khôn nguôi không dám về nhà
+ Các bạn động viên nên em quyết định về nhà nói chuyện với bố mẹ
+ Về nhà em thấy nét mặt bố mẹ thoáng buồn, em biết mình đã làm sai rồi ( kiếm được đồng tiền nuôi em ăn học không phải dễ mà em lại bỏ học đi chơi ) Em rất ăn năn và hối hận
+ Em nhận sai với bố mẹ và hứa không tái phạm đồng thời đi xin lỗi cô giáo.
+ Bố mẹ và cô giáo bỏ qua cho em và em cũng rút được bài học cho mình.
3. Kết bài: Sau lỗi lầm đó em thấy mình đã trưởng thành hơn. Đặc biệt nghiêm túc với việc học không còn bỏ bất cứ buổi nào. Em trân trọng sự tha thứ của bố mẹ và tự hứa không để bố mẹ buồn vì em thêm lần nào nữa
Dàn bài cho bạn nhé.
MB:
- Tạo tình huống, hoàn cảnh xảy ra sự việc cho câu chuyện.
ví dụ như: em nói về thời gian, lí do dẫn đến việc em mắc khuyết điểm đó. (khuyết điểm lười học chẳng hạn ha, hay không thuộc bài gì đó,..)
TB:
- Lúc đó lớp kiểm tra, vì tối qua em mải chơi như thế nào đó mà khi đến lớp em đã không làm được bài nào trong giấy thi cả.
- Cảm xúc của em khi em không làm được bài?
+ sự ái ngại, vẻ mặt bất ngờ của thầy/ cô giáo khi thấy em nộp giấy trắng.
+ ...
- Khi về nhà, cảm xúc em bối rối như thế nào?
+ em không dám nhìn thẳng mặt cha mẹ như thể mình vừa lừa dối cha mẹ chuyện động trời gì đó.
+ bữa đó em không nói chuyện thoải mái với cha mẹ như mọi hôm.
+ ....
- Khi cô phát bài kiểm tra về, cô đã nói những lời gì với em?
+ tả vẻ mặt, giọng nói rầu rầu của cô khi thất vọng về em.
- Về nhà cha mẹ biết điểm kiểm tra của em như thế thì hành động, lời nói của cha mẹ ra sao?
+ cảm xúc của em khi đó như thế nào?
- Sau đó, em xin lỗi cha mẹ thầy cô ra sao?
- Dặn lòng mình phải như thế nào sau này trong việc học hành?
+ chăm chỉ, cố gắng hơn,...
KB:
- Tổng kết lại vấn đề: ví dụ như đó là lần khiến em nhớ mãi và bây giờ em không dám lơ là việc học hành nữa.
Sau khi em đọc xong văn bản Thánh Gióng em càng cảm thấy tự hào về lịch sử chống giặc ngoại xâm của đất nước ta. Dọc theo chiều dài lịch sử có rất nhiều kẻ thù ngoại bang xâm lăng, gây nên biết bao đau thương, khổ đau cho nhân dân ta. Nhưng nhân dân ta chưa bao giờ để chúng thực hiện được ý đồ của mình. Chỉ cần có kẻ dám xâm phạm bờ cõi từ già đến trẻ đều "đồng tâm hiệp lực" cùng nhau tiêu diệt kẻ thù. Bên cạnh đó, nhân dân ta còn mang một khát vọng hòa bình vô cùng mạnh mẽ để đất nước không còn chiến tranh, chết chóc lầm than, con người "an cư lạc nghiệp" hưởng một hạnh phúc ấm no. Những trang sử hào hùng đó mãi là bài học quý báu cho thế hệ trẻ hôm nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Lịch sử dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Những kẻ thù xâm lược đất nước khiến cho cuộc sống của người dân khổ cực. Thế nhưng, nhân dân ta chưa bao giờ chịu khuất phục. Điều đó được thể hiện rõ qua hình ảnh người anh hùng làng Gióng đánh đuổi giặc Ân. Hay vị chủ tướng Lê Lợi lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh. Cùng với đó sự ý thức của nhân dân ta về việc đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết. Những trang sử hào hùng, vẻ vang đó đã để lại bài học quý giá cho thế hệ sau. Chúng ta – những người con của đất Việt trong thời bình hãy tích cực học tập để dựng xây và bảo vệ đất nước.
a. CN: nhà văn Hoài Thanh
VN: khẳng định rằng cái đẹp là có ích
b. CN1: Tiếng Việt
VN1: rất giàu thanh điệu
CN2: lời nói của người Việt Nam chúng ta
VN2: du dương trầm bổng như bông hoa
- Phân tích nghệ thuật ở từng câu một
"Tên đất nghe sao như nỗi đắng cay lắng đọng mồ hôi ... cờ chan với máu "
+ Nghệ thuật so sánh qua từ "như" cho thấy một hiện thực tàn khốc vùng Đất Đỏ chịu nhiều đau thương nhưng nơi đây cũng chính là vùng đất của nhưng anh hùng yêu nước sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của đất nước.
- Kết nối với câu sau "Miền đất rất giàu mà đời người rất nghèo". Chúng t đều biết vùng Đất Đỏ là nơi có nhiều khoáng sản quý hiếm nhưng người dân ở đây lại sống trong lầm than khổ cực. Câu văn tiếp theo đã giải thích điều đó "xưa nay. máu không khi nào ngơi tưới đẫm gốc cao su". Bởi ở nơi đây chịu sự đô hộ của thực dân, chúng ép dân ta làm trong đồn điền cao su đến kiệt sức rồi bỏ mạng tại đó.
- Nhưng vượt lên trên tất cả vùng Đất Đỏ ấy chính là một miền đất anh hùng như moi miền đất khác của Tổ quốc. Tại đó có một người con gái chết rồi mà bất tử" không ai khác đó chính là chị Võ Thị Sáu. Câu văn được cất lên như một lời tự hào về truyền thống yêu nước của miền Đất Đỏ. Đồng thời như một cách tưởng niệm đến nữ anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.
=> Kết luận: Qua đoạn văn trên ta thấy sự xót thương của tác giả dành cho miền Đất Đỏ đã chịu quá nhiều đau thương nhưng đồng thời cũng là sự tự hào về truyền thống yêu nước của con người nơi đây.
- Liên hệ bản thân:..
Đoạn văn trên mang đến cho em những cảm nhận mạnh mẽ về sự đắng cay và nghèo khó của đất nước. Sự giàu có của miền đất con người thì ít nên không đủ sức khai tạo nên thức ăn rồi đối mặt với sự nghèo đói. Lý giải bởi từng nơi nơi đến cả gốc cao su đều là máu là nước mắt của bao anh hùng rơi xuống, thể hiện sự hy sinh và đau khổ ông cha thế nên con người rất "nghèo". Nhấn mạnh về lòng yêu nước và lòng dũng cảm mỗi con người đã hy sinh cho đất nước đều được bất tử, đều được sống trong từng phút giây những người con được hưởng hòa bình.
- Phân tích nghệ thuật ở từng câu một
"Tên đất nghe sao như nỗi đắng cay lắng đọng mồ hôi ... cờ chan với máu "
+ Nghệ thuật so sánh qua từ "như" cho thấy một hiện thực tàn khốc vùng Đất Đỏ chịu nhiều đau thương nhưng nơi đây cũng chính là vùng đất của nhưng anh hùng yêu nước sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của đất nước.
- Kết nối với câu sau "Miền đất rất giàu mà đời người rất nghèo". Chúng t đều biết vùng Đất Đỏ là nơi có nhiều khoáng sản quý hiếm nhưng người dân ở đây lại sống trong lầm than khổ cực. Câu văn tiếp theo đã giải thích điều đó "xưa nay. máu không khi nào ngơi tưới đẫm gốc cao su". Bởi ở nơi đây chịu sự đô hộ của thực dân, chúng ép dân ta làm trong đồn điền cao su đến kiệt sức rồi bỏ mạng tại đó.
- Nhưng vượt lên trên tất cả vùng Đất Đỏ ấy chính là một miền đất anh hùng như moi miền đất khác của Tổ quốc. Tại đó có một người con gái chết rồi mà bất tử" không ai khác đó chính là chị Võ Thị Sáu. Câu văn được cất lên như một lời tự hào về truyền thống yêu nước của miền Đất Đỏ. Đồng thời như một cách tưởng niệm đến nữ anh hùng dân tộc Võ Thị Sáu đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.
=> Kết luận: Qua đoạn văn trên ta thấy sự xót thương của tác giả dành cho miền Đất Đỏ đã chịu quá nhiều đau thương nhưng đồng thời cũng là sự tự hào về truyền thống yêu nước của con người nơi đây.
- Liên hệ bản thân:..