K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Tìm trong văn bản những đoạn, những câu nói về trẻ em và tuổi thơ. Vì sao tác giả lại nhắc nhiều đến trẻ em và tuổi thơ như vậy? 2. Tác giả đã phát hiện ra những điểm tương đồng nào giữa trẻ em và người nghệ sĩ? Sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả được hình thành trên cơ sở nào? Bài đọc: YÊU VÀ ĐỒNG CẢM 1. Một đứa bé vào phòng tôi, giúp tôi sắp xếp đồ đạc. Thấy cái đồng...
Đọc tiếp

1. Tìm trong văn bản những đoạn, những câu nói về trẻ em và tuổi thơ. Vì sao tác giả lại nhắc nhiều đến trẻ em và tuổi thơ như vậy?

2. Tác giả đã phát hiện ra những điểm tương đồng nào giữa trẻ em và người nghệ sĩ? Sự khâm phục, trân trọng trẻ em của tác giả được hình thành trên cơ sở nào?

Bài đọc:

YÊU VÀ ĐỒNG CẢM

1. Một đứa bé vào phòng tôi, giúp tôi sắp xếp đồ đạc. Thấy cái đồng hồ quả quýt úp mặt xuống bàn, nó lật lại hộ. Thấy chén trà đặt phía sau quai ấm trà, nó chuyển đến trước vòi ấm. Thấy đôi giày dưới gầm giường một xuôi một ngược, nó đảo lại giúp. Thấy dây treo tranh trên tường buông thõng thò ra ngoài, nó bắc ghế trèo lên giấu vào trong hộ. Tôi cảm ơn:

- Cháu chăm quá, toàn dọn dẹp hộ chú thôi!”.

Nó trả lời: “Không đâu, chẳng qua thấy chúng như thế, cháu cứ bứt rứt không yên!”.

Đúng vậy, nó từng nói: “Đồng hồ quả quýt úp mặt xuống bàn, nó bực bội lắm đấy!”.

“Chén trà nấp sau lưng mẹ thì làm sao uống sữa được?"

“Giày chiếc xuôi chiếc ngược, làm sao chúng nói chuyện được với nhau?"

“Bím tóc của bức tranh thòng ra trước, trông như con ma vậy.”

Tôi phục sát đất tấm lòng đồng cảm phong phú của chú bé này. Từ đó tôi quả thực cũng để tâm tới vị trí của đồ vật, tạo điều kiện để chúng được dễ chịu. Vị trí đặt để chúng có dễ chịu, ta nhìn mới thấy thư thái. Bấy giờ tôi mới sực nhận ra đó là tâm cảnh trước cái đẹp, là thủ pháp thường dùng trong văn miêu tả, là vấn đề cấu trúc thường gặp trong hội hoạ. Những thứ đó đều được phát triển ra từ sự đồng cảm. Người bình thường chỉ có thể đồng cảm với đồng loại hoặc cùng lắm là với động vật mà thôi, còn nghệ sĩ lại có lòng đồng cảm bao la quảng đại như tấm lòng trời đất, trải khắp vạn vật có tình cũng như không có tình.

2. Hôm sau tới trường cấp ba dạy nghệ thuật, tôi cũng giảng cho các em thế này: Mọi vật trên đời đều có nhiều mặt, mỗi người chúng ta chỉ thấy được một mặt mà thôi. Ví như cùng một gốc cây, nhưng nhà khoa học, bác làm vườn, chú thợ mộc, anh hoạ sĩ lại nhìn nhận nó dưới những góc độ khác nhau. Nhà khoa học thấy được tính chất và trạng thái của nó, bác làm vườn thấy sức sống của nó, chú thợ mộc thấy chất liệu, anh hoạ sĩ thấy dáng vẻ của nó. Nhưng cái nhìn của anh hoạ sĩ lại khác hẳn ba người kia. Ba người kia đều có mục đích, đều nghĩ tới quan hệ nhân quả của cái cây, còn anh họa sĩ lại chỉ thưởng thức dáng vẻ của cái cây hiện tại, không còn mục đích gì khác. Thế nên anh hoạ sĩ thường nhìn thấy khía cạnh hình thức, chứ không phải khía cạnh thực tiễn. Nói cách khác là chỉ thấy thế giới của Mĩ chứ không phải thế giới của Chân và Thiện. Tiêu chuẩn giá trị trong thế giới của Mĩ khác hẳn trong thế giới của Chân và Thiện, chúng ta chỉ thưởng thức dáng vẻ, màu sắc, hình dạng của sự vật, chứ không quan tâm tới giá trị thực tiễn của nó.

Bởi vậy một gốc cây khô, một tảng đá lạ chẳng có giá trị sử dụng gì cả, nhưng trong mắt các hoạ sĩ [...] lại là một đề tài tuyệt vời. Bông hoa dại không tên, trong mắt nhà thơ cũng đẹp đẽ lạ thường. Bởi vậy thế giới mà nghệ sĩ thấy có thể coi là một thế giới đại đồng, bình đẳng. Tấm lòng của nghệ sĩ đối với mọi sự vật trên đời đều đồng cảm và nhiệt thành.

3. Họa sĩ đưa tấm lòng mình về trạng thái hồn nhiên như trẻ nhỏ để miêu tả trẻ em, đồng thời cũng đặt lòng mình vào biểu cảm đau khổ của người ăn mày để khắc hoạ ăn mày. Tấm lòng của hoạ sĩ thường đồng điệu đồng cảm, cùng buồn cùng vui, cùng khóc cùng cười với đối tượng miêu tả; nếu không có tấm lòng đồng cảm bao la như thế mà chăm chăm vào kĩ thuật vẽ thì chắc chắn không thể trở thành hoạ sĩ thực sự được. Dù có vẽ được thì tối đa cũng chỉ là thợ vẽ mà thôi.

Nhờ có tấm lòng đồng cảm bao la như thế nên hoạ sĩ cũng đồng thời có được sức mạnh tinh thần phong phú mà dư dật. Nếu nó không đủ khoáng đạt để đồng điệu với anh hùng thì không mô tả được anh hùng, nếu nó không đủ dịu dàng để hoà nhịp cùng thiếu nữ thì không khắc hoạ được thiếu nữ. Do đó, nghệ sĩ lớn ắt là những người có nhân cách vĩ đại.

4. Lòng đồng cảm của nghệ sĩ không chỉ dành cho đồng loại mà trải khắp sinh vật và phi sinh vật ở mọi nơi; chó ngựa cỏ hoa, trong thế giới của Mĩ đều là vật sống có linh hồn, biết cười biết khóc. Nhà thơ thường nghe thấy chim cuốc kêu ra máu, con dế mùa thu, thấy hoa đào cười gió đông, bươm bướm dắt xuân về, nếu xét dưới góc nhìn thực tiễn thì những điều đó đều là lời lảm nhảm của nhà thơ. Thực ra nếu chúng ta bước được vào thế giới của Mĩ, mở rộng lòng ra để biết đồng cảm nhiều hơn với vạn vật thì sẽ cảm nhận được rõ rệt những tình cảnh ấy. Hoạ sĩ và nhà thơ chẳng khác gì nhau, hoạ chăng là hoạ sĩ chú trọng đến hình dạng và tư thái mà thôi. Chưa đích thân trải nghiệm sức sống của rồng ngựa thì chẳng vẽ được rồng ngựa, không chứng kiến vẻ đẹp rắn rỏi của tùng bách thì đâu hoạ nổi tùng bách. [...] Hoạ sĩ chúng tôi vẽ một cái bình hoa là phải để tâm vào bình hoa, để mình biến thành bình hoa, cảm nhận cái lực của bình hoa mới thể hiện được cái thân của bình hoa. Tấm lòng chúng tôi phải chiếu sáng cùng với bình minh thì mới miêu tả được bình minh, dập dờn theo sóng bể lăn tăn thì mới khắc hoạ được sóng bể. Đây là cảnh giới “ta và vật một thể”, vạn vật đều thu cả vào tâm trí của người nghệ sĩ.

5. [...] Người bình thường bẩm sinh ít nhiều cũng đã có sự đồng điệu đồng cảm với hình dạng tư thái của vạn vật rồi. Cách bày biện trang trí nhà cửa, hình đạng màu sắc đồ đạc, sở dĩ đòi hỏi mĩ quan, là để phù hợp với thiên bẩm ấy. Thấy toàn những hình đạng màu sắc đẹp đẽ, tâm hồn chúng ta cũng thư thái lây; trái lại nếu chỉ thấy rặt những hình dạng, màu mè xấu xí, chúng ta cũng đâm ra khó chịu. Có điều mức độ đồng cảm nông sâu cao thấp khác nhau. Có lẽ chẳng ai trên đời hoàn toàn vô cảm với thế giới của hình dạng và màu sắc cả, có chăng là kẻ tư chất nông cạn cùng cực hoặc là nô lệ của lí trí, ấy đúng thực là người “vô tình” vậy.

Về mặt này chúng ta không thể không ca tụng các em bé. Bởi trẻ em phần lớn rất giàu lòng đồng cảm. Hơn nữa, chúng không chỉ đồng cảm với con người mà bằng một cách hết sức tự nhiên, còn đồng cảm với hết thảy sự vật như chó mèo, hoa cỏ, chim cá, bướm sâu,... Chúng hồn nhiên trò chuyện với chó mèo, hồn nhiên hôn lên hoa cỏ, hồn nhiên chơi với búp bê, tấm lòng chúng chân thành mà tự nhiên hơn nghệ sĩ nhiều! Chúng thường để ý đến những việc mà người lớn không chú tâm đến, phát hiện ra những điểm mà người lớn không phát hiện được. Bởi vậy bản chất của trẻ thơ là nghệ thuật.

Nói cách khác, con người ta vốn là nghệ thuật, vốn giàu lòng đồng cảm. Chỉ vì lớn lên bị cách nghĩ của người đời dồn ép, nên tấm lòng ấy mới bị cản trở hoặc hao mòn. Chỉ có kẻ thông minh mới không khuất phục, dù bên ngoài chịu đủ thứ áp bức thì bên trong vẫn giữ được lòng đồng cảm đáng quý nọ. Những người ấy chính là nghệ sĩ.

6. Các nhà phê bình nghệ thuật phương Tây khi bàn về tâm lí nghệ thuật,có cách nói gọi là “đặt tình cảm vào”, chỉ việc chúng ta đặt tình cảm của mình vào tác phẩm nghệ thuật hoặc thiên nhiên đẹp đẽ, đồng cảm với chúng, bấy giờ sẽ thể nghiệm được tư vị của cái đẹp. Chúng ta lại biết hành vi hoà mình này hay gặp nhất trong cuộc sống của trẻ nhỏ. Chúng thường dốc hết hứng thú vào chơi đùa mê mải, quên cả đói rét mệt mỏi.

[...] Tuổi thơ quả là thời hoàng kim trong đời người! Tuy thời hoàng kim của chúng ta đã trôi qua, nhưng nhờ bồi dưỡng về nghệ thuật, chúng ta vẫn có thể thấy lại thế giới hạnh phúc, nhân ái và hoà bình ấy.

(Phong Tử Khải, Sống vồn đơn thuần, Tố Hinh dịch,

NXB Hà Nội - Công ti Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam,

Hà Nội, 2020, tr. 268 - 273)

1
24 tháng 10 2023

loading...  

25 tháng 10 2022

nhnggull

1. Theo tác giả, góc nhìn riêng về sự vật được thể hiện thế nào ở những người có nghề nghiệp khác nhau? 2. Cái nhìn của người họa sĩ với mọi sự vật trong thế giới như thế nào? Bài đọc: Hôm sau tới trường cấp ba dạy nghệ thuật, tôi cũng giảng cho các em thế này: Mọi vật trên đời đều có nhiều mặt, mỗi người chúng ta chỉ thấy được một mặt mà thôi. Ví như cùng một gốc cây, nhưng nhà...
Đọc tiếp

1. Theo tác giả, góc nhìn riêng về sự vật được thể hiện thế nào ở những người có nghề nghiệp khác nhau?

2. Cái nhìn của người họa sĩ với mọi sự vật trong thế giới như thế nào?

Bài đọc:

Hôm sau tới trường cấp ba dạy nghệ thuật, tôi cũng giảng cho các em thế này: Mọi vật trên đời đều có nhiều mặt, mỗi người chúng ta chỉ thấy được một mặt mà thôi. Ví như cùng một gốc cây, nhưng nhà khoa học, bác làm vườn, chú thợ mộc, anh hoạ sĩ lại nhìn nhận nó dưới những góc độ khác nhau. Nhà khoa học thấy được tính chất và trạng thái của nó, bác làm vườn thấy sức sống của nó, chú thợ mộc thấy chất liệu, anh hoạ sĩ thấy dáng vẻ của nó. Nhưng cái nhìn của anh hoạ sĩ lại khác hẳn ba người kia. Ba người kia đều có mục đích, đều nghĩ tới quan hệ nhân quả của cái cây, còn anh họa sĩ lại chỉ thưởng thức dáng vẻ của cái cây hiện tại, không còn mục đích gì khác. Thế nên anh hoạ sĩ thường nhìn thấy khía cạnh hình thức, chứ không phải khía cạnh thực tiễn. Nói cách khác là chỉ thấy thế giới của Mĩ chứ không phải thế giới của Chân và Thiện. Tiêu chuẩn giá trị trong thế giới của Mĩ khác hẳn trong thế giới của Chân và Thiện, chúng ta chỉ thưởng thức dáng vẻ, màu sắc, hình clạng của sự vật, chứ không quan tâm tới giá trị thực tiễn của nó.

Bởi vậy một gốc cây khô, một tảng đá lạ chẳng có giá trị sử dụng gì cả, nhưng trong mắt các hoạ sĩ [...] lại là một đề tài tuyệt vời. Bông hoa dại không tên, trong mắt nhà thơ cũng đẹp đẽ lạ thường. Bởi vậy thế giới mà nghệ sĩ thấy có thể coi là một thế giới đại đồng, bình đẳng. Tấm lòng của nghệ sĩ đối với mọi sự vật trên đời đều đồng cảm và nhiệt thành.

​​
1
24 tháng 10 2023

loading...  loading...  

1. Tóm tắt câu chuyện tác giả đã kể và cho biết câu chuyện giúp tác giả nhận ra điều gì? 2. Theo tác giả, người nghệ sĩ có sự đồng cảm khác với người thường ở chỗ nào? 3. Theo em, việc đặt vấn đề của văn bản nghị luận bằng cách kể lại một câu chuyện có tác dụng gì? Bài đọc: Một đứa bé vào phòng tôi, giúp tôi sắp xếp đồ đạc. Thấy cái đồng hồ quả quýt úp mặt xuống bàn, nó lật lại...
Đọc tiếp

1. Tóm tắt câu chuyện tác giả đã kể và cho biết câu chuyện giúp tác giả nhận ra điều gì?

2. Theo tác giả, người nghệ sĩ có sự đồng cảm khác với người thường ở chỗ nào?

3. Theo em, việc đặt vấn đề của văn bản nghị luận bằng cách kể lại một câu chuyện có tác dụng gì?

Bài đọc:

Một đứa bé vào phòng tôi, giúp tôi sắp xếp đồ đạc. Thấy cái đồng hồ quả quýt úp mặt xuống bàn, nó lật lại hộ. Thấy chén trà đặt phía sau quai ấm trà, nó chuyển đến trước vòi ấm. Thấy đôi giày dưới gầm giường một xuôi một ngược, nó đảo lại giúp. Thấy dây treo tranh trên tường buông thõng thò ra ngoài, nó bắc ghế trèo lên giấu vào trong hộ. Tôi cảm ơn:

- Cháu chăm quá, toàn dọn dẹp hộ chú thôi!”.

Nó trả lời: “Không đâu, chẳng qua thấy chúng như thế, cháu cứ bứt rứt không yên!”.

Đúng vậy, nó từng nói: “Đồng hồ quả quýt úp mặt xuống bàn, nó bực bội lắm đấy!”.

“Chén trà nấp sau lưng mẹ thì làm sao uống sữa được?"

“Giày chiếc xuôi chiếc ngược, làm sao chúng nói chuyện được với nhau?"

“Bím tóc của bức tranh thòng ra trước, trông như con ma vậy.”

Tôi phục sát đất tấm lòng đồng cảm phong phú của chú bé này. Từ đó tôi quả thực cũng để tâm tới vị trí của đồ vật, tạo điều kiện để chúng được dễ chịu. Vị trí đặt để chúng có dễ chịu, ta nhìn mới thấy thư thái. Bấy giờ tôi mới sực nhận ra đó là tâm cảnh trước cái đẹp, là thủ pháp thường dùng trong văn miêu tả, là vấn đề cấu trúc thường gặp trong hội hoạ. Những thứ đó đều được phát triển ra từ sự đồng cảm. Người bình thường chỉ có thể đồng cảm với đồng loại hoặc cùng lắm là với động vật mà thôi, còn nghệ sĩ lại có lòng đồng cảm bao la quảng đại như tấm lòng trời đất, trải khắp vạn vật có tình cũng như không có tình.

0
25 tháng 10 2022

Bài thơ Mây và sóng nói về tình yêu mẫu tử thiêng liêng và mơ ước kì diệu của tuổi thơ. Bài thơ như một khúc đồng dao thể hiện niềm giao cảm  của tâm hồn tuổi thơ với mây và sóng, với thiên nhiên kì diệu. Bài thơ là lời kểhồn nhiên, chân thành của em bé với mẹ và những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em và các nhân vật sống trên mây và trong sóng. Mặc dù người mẹ không xuất hiện, không phát ngôn nhưng đối tượng để bày tỏ tình cảm em bé chính là Mẹ. Trí tưởng tượng diệu kì và tình yêu thiếu nhi nồng nàn của Ta-go đã sáng tạo nên vần thơ đẹp nói về hạnh phúc tuổi thơ. Ở đây, tình mẫu tử được nâng lên ngang tầm với vũ trụ. Sóng muôn đời không ra khỏi biển. Không có biển thì không có sóng. Ngược lại, không có sóng, biển sẽ rất buồn. Cũng như vậy, đứa con luôn ở trong cuộc đời của người mẹ. Không có người mẹ thì không có người con. Đứa con sẽ là cả cuộc đời của người mẹ. Mây và sóng đã chắp cánh cho trí tưởng tượng của tuổi thơ, song cũng nhắc nhở mọi người rằng, hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi, bí ẩn, do ai đó ban cho mà hạnh phúc ở ngay trong cuộc sống bình thường và do chính con người tạo dựng nên.
 

25 tháng 10 2022

có 1 lần e đá banh độ do đá chưa có kinh nghiêm nên e nợ 8 triệu . em rất muốn gỡ nỡ vì em đã có kinh nghiệm nợ 8 triệu trước r nên khi đá này em rất tự tin .Vì thế e đá lớn hơn trước . quà h em đang trong tù vì tội cướp tài sản

21 tháng 11 2022

mìn đc đi du lịch 

24 tháng 10 2022

Trần Đăng Khoa- cái tên chẳng còn xa lạ gì với những bạn đọc yêu thơ. Được biết đến là một nhà thơ gắn bó sâu nặng với quê hương, tác giả đã cho ra đời rất nhiều bài thơ hay về làng quê.Và trong giai đoạn đất nước ta còn nghèo nàn và sống chủ yếu vẫn là nghề nông nghiệp truyền thống tác phẩm tuyệt vời “Hạt gạo làng ta”  ra đời dưới cái nhìn đầy quen thuộc ,dễ hiểu, chân thực về tình yêu tác giả dành cho “Sản vật” quê nhà.

Được viết theo lối thơ hiện đại với ngôn từ phóng khoáng không hề gò bó, tứ thơ kiểu mới giàu cảm xúc, dễ thể hiện tình cảm. Ở khổ đầu bài thơ, tâm hồn của tác giả hòa quyện với hình ảnh hạt gạo đậm sâu sắc từ những cảnh vật thân thuộc quê nhà. Hạt gạo ấy ngon vì được thấm đượm “vị phù sa”- Sông Kinh Thầy quê tác giả chảy qua đồng ruộng phong cảnh yên bình ấy còn có thêm “Hương sen thơm”, trong đó còn có lời ru ngọt ngào của người mẹ hiền hòa hòa quyện đậm vị

Hạt gạo làng ta Có vị phù sa Của sông Kinh Thầy Có hương sen thơm Trong hồ nước đầy Có lời mẹ hát Ngọt bùi đắng cay…

Độ ngon của hạt gạo còn phụ thuộc và được thử thách bởi thời tiết thiên nhiên cũng là để quyết định mỗi một vụ mùa thành công hay không sau bao cực nhọc của người nông dân. Được tác giả tả chi tiết tháng bảy từ bao đời thiên nhiên luôn khắc nghiệt với những cơn bão lớn gây thiệt hại to lớn đến hoa màu rồi đến tháng ba với những cơn mưa kéo dài, rồi mùa hè đến mang theo cái oi bức đặc biệt là tháng sáu nóng nực ảnh hưởng đến mọi cảnh vật xung quanh, đặc biệt cây lúa với vụ mùa người nông dân vẫn phải vất vả ra đồng cấy. Hạt gạo làng ta Có bão tháng bảy Có mưa tháng ba Giọt mồ hôi sa Những trưa tháng sáu Nước như ai nấu Chết cả cá cờ Cua ngoi lên bờ Mẹ em xuống cấy…

Hình ảnh những hạt gạo còn gắn liền với lịch sử xa xưa lâu đời cùng theo người ra chiến trường, là quà, tình cảm của hậu phương gửi ra tiền tuyến, hạt gạo dẻo thơm là sức sống, để tăng cường sức khỏe cho người lính tiếp tục đứng vững chiến đấu kiên cường. Hình ảnh Hào giao thông được tác giả nhắc tới vì đây là hình ảnh không thể nào quên được trong cuộc chiến đấu chống Mỹ, chống Pháp gian khổ trường kỳ là nơi cư trú an toàn, để thuận tiện cho hoạt đông di chuyển của người lính. Và hình ảnh những cô gái đeo sung đạn vàng trĩu nặng lung vẫn hăng hái đi cấy là một biểu tượng cho tinh thần vừa phải gia tăng sản xuất kết hợp chiến đấu bảo vệ quê hương mình.

Hạt gạo làng ta Những năm bom Mỹ Trút trên mái nhà Những năm cây súng Theo người đi xa Những năm băng đạn Vàng như lúa đồng Bát cơm mùa gặt Thơm hào giao thông…

Khổ thơ tiếp theo, thấy được sự đóng góp công sức nhỏ bé của thế hệ trẻ như tác giả giúp đỡ bố mẹ chúng với trách nhiệm tự giác, chăm chỉ, đối lập với vóc dáng người nhỏ bé nhưng công việc hết sức nặng như người lớn mang lại nỗi xúc động, dễ thương lớn.Khá khen các em nhỏ biết Tranh thủ sắp xếp giữa việc học chữ và phụ giúp gia đình. Hình ảnh những thiếu niên cổ còn đeo khăn quàng đỏ, đỗi những chiếc mũ đan, gánh những mẻ đất mẻ phân giúp cho việc lao động trên cánh đồng dễ dàng hơn.

Hạt gạo làng ta Có công các bạn Sớm nào chống hạn Vục mẻ miệng gàu Trưa nào bắt sâu Lúa cao rát mặt Chiều nào gánh phân Quang trành quết đất

Ở khổ thơ cuối, tầm quan trọng của hạt gạo được ví như hạt vàng. Đem lại nguồn sống quý giá từ lâu đời của dân tộc. Hạt vàng lấp lánh sáng ngời hình ảnh của thành quả lao động cực nhọc của người nông dân. Niềm tự hào sản vật quê nhà cũng là sự tự hào sâu sắc với quê hương của tác giả Hạt gạo làng ta Gửi ra tiền tuyến Gửi về phương xa Em vui em hát Hạt vàng làng ta…

Sự sâu lắng của bài thơ còn đọng lại trong tim mỗi người, biết trân quý hơn về ý nghĩa cúa sự lao động sớm nắng chiều mưa của người dân chân lấm tay bùn để tạo ra hạt vàng đáng quý- Hạt gạo không chỉ là sản phẩm vật chất mà còn là sản phẩm tinh thần vô giá. Và bài thơ tuyệt vời này đã được phổ nhạc dễ đi vào lòng người mọi thế hệ bởi những lời ca tiếng hát ngân nga, là lời cảm ơn sâu sắc tới nhà thơ Trần Đăng Khoa, càng yêu thêm quê hương ta.

Học tốt!

24 tháng 10 2022

Hạt gạo là kết quả của sự kết tinh những gì tinh túy nhất hình thành nên, là vị phù sa của sông Kinh Thầy, là hương sen thơm trong hồ nước đầy, thậm chí còn có cả tình cảm của những người mẹ trong đó, là lời mẹ hát ngọt bùi đắng cay.Muốn làm ra được hạt gạo thì đâu phải dễ dàng gì, người nông dân phải vất vã rất nhiều. Trong hạt gạo có bao nhiêu mồ hôi nước nước mắt, vị phù sa của con sông thuần khiết, hương sen và cả những câu hát vui khi chăm sóc cánh đồng, khoảnh ruộng của mẹ. Người nông dân muốn cho cây lúa tốt tươi thì còn phải cực nhọc khi những cơn bão lớn đi qua, mưa to, gió lốc lớn, những trưa hè oi ả lại phải ra đồng cày cấy, nước ruộng nóng cứ như là được ai đun sôi. Đến các con vật như cá, cua cũng không chịu nổi: "cá chết-cua ngoi lên bờ". Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thiên nhiên như vậy mà người nông dân, cụ thể ở đây là người mẹ của tác giả vẫn không quản khó khăn, chịu nắng nóng khắc nghiệt để xuống đồng gieo mạ. Bài thơ đã cho mọi người hiểu cảnh khổ cực của nông dân thời bao cấp, để mọi người luôn nhớ ơn người nông dân đã làm ra những hạt gạo trắng trong chắt lọc tinh hoa của đất trời nghìn năm muôn thuở.