K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(1)Ở quanh, con người tử tế vẫn nhiềuVẫn còn có bao điều tốt đẹpXa danh lợi hãy chịu nhiều thua thiệtHãy vì người, nếu mong họ vì con.(2)Rách cho thơm, dẫu đói thì phải sạchTình thương yêu không mua được bằng tiềnCần gỗ tốt, nước sơn còn phải tốtOán bên lòng, ơn khắc dạ đừng quên.(3)Nếu vấp ngã, con tự mình đứng dậyMuốn tập bơi, cứ nhảy xuống giữa dòngThà mất cả, cố...
Đọc tiếp

(1)Ở quanh, con người tử tế vẫn nhiều
Vẫn còn có bao điều tốt đẹp
Xa danh lợi hãy chịu nhiều thua thiệt
Hãy vì người, nếu mong họ vì con.


(2)Rách cho thơm, dẫu đói thì phải sạch
Tình thương yêu không mua được bằng tiền
Cần gỗ tốt, nước sơn còn phải tốt
Oán bên lòng, ơn khắc dạ đừng quên.


(3)Nếu vấp ngã, con tự mình đứng dậy
Muốn tập bơi, cứ nhảy xuống giữa dòng
Thà mất cả, cố giữ gìn danh dự
Sống thẳng mình, mặc kệ thế gian cong.
                          (Trích : “Nói với con – Nguyễn Huy Hoàng”)
Câu 1.Lời thơ trong đoạn trích trên là lời của nhân vật trữ tình nào ?
Câu 2.Nhân vật trữ tình trong đoạn trích muốn nói về những điều gì ?
Câu 3.Trong đoạn thơ (2) tác giả muốn nhắc đến những câu tục ngữ, ca dao nào ?

0
. Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ đã kể về nhân vật Vũ Nương:“Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp(1). Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về(2). Song Trương có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức(3). Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không...
Đọc tiếp

. Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”, Nguyễn Dữ đã kể về nhân vật Vũ Nương:

“Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp(1). Trong làng có chàng Trương Sinh, mến vì dung hạnh, xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về(2). Song Trương có tính đa nghi, đối với vợ phòng ngừa quá sức(3). Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hoà(4). Cuộc sum vầy chưa được bao lâu thì xảy ra việc triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm(4). Trương tuy con nhà hào phú nhưng không có học, nên tên phải ghi trong sổ lính đi vào loại đầu…”

Câu 1. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại gì?

Câu 2. Nêu xuất xứ, nguồn gốc của văn bản đó.

Câu 3. Nội dung chính của đoạn trích là gì?

Câu 4. Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn số (1)

Câu 5. Theo em vì sao mà Vũ Nương lại phải chịu kết cục “gieo mình xuống sông mà chết”.

Câu 6. Giải thích nghĩa của từ “dung hạnh”,thất hòa được dùng trong đoạn trích trên.

Câu 7. Chỉ ra các phép liên kết có trong đoạn trích trên? Ghi rõ từ dùng để liên kết.

Câu 8. Nhân vật Vũ Nương được giới thiệu như thế nào? Qua đó em hiểu gì về tình cảm của nhà văn đối với nhân vật?

Câu 9. Chi tiết nào đã ngầm hé lộ bi kịch của Vũ Nương về sau?

Câu 10. Viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu để làm rõ vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương, trong đoạn văn có sử dụng lời dẫn gián tiếp và một câu cảm (gạch chân và chú thích rõ).

0
Bài 1: Xếp các từ in nghiêng trong đoạn văn sau thành từng loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ          Bọ ngựa đẻ xong, người thanh mảnh trở lại. Nó quanh quẩn bên cái trứng vài hôm. Cái trứng từ màu trắng chuyển sang xanh nhạt, rồi vàng xẫm, rồi nâu bóng, chắc nịch. Có lẽ tin rằng đã có thể yên tâm về lứa con sắp ra đời của mình, bọ ngựa mẹ bỏ đi. Tôi giận...
Đọc tiếp

Bài 1: Xếp các từ in nghiêng trong đoạn văn sau thành từng loại: danh từ, động từ, tính từ, đại từ, quan hệ từ

          Bọ ngựa đẻ xong, người thanh mảnh trở lại. quanh quẩn bên cái trứng vài hôm. Cái trứng từ màu trắng chuyển sang xanh nhạt, rồi vàng xẫm, rồi nâu bóng, chắc nịch. Có lẽ tin rằng đã có thể yên tâm về lứa con sắp ra đời của mình, bọ ngựa mẹ bỏ đi. Tôi giận nó từ đấy, thật là bất công, tôi có ít nhiều ác cảm với cái trứng bọ ngựa.

Bài 2: Đặt câu:

      a, Câu có là danh từ.

         Câu có là động từ.

      b, Câu có bào là danh từ.

          Câu có bào là động từ.

Bài 3: Chọn các từ đồng nghĩa thay thế cho từ gạch chân sau:

          Buổi chiều quê thật êm ái, đồng quê dịu nhẹ đến kì lạ. Dòng sông vẫn chậm chạp trôi. Trong không gian vang lên một giọng hò réo rắt tha thiết.

          Khi hoa phượng nở đo đỏ một góc trời cũng là lúc mùa hè đến. Mặt trời tỏa những tia nắng yếu ớt, chói chang. Những chú chim nhỏ thức dậy rất sớm, hót rúc rích trên những tán bàng xanh mướt. Những chú ve kêu ri rỉ  suốt cả ngày. Trong vườn, cây trái đơm quả ngọt trĩu cành. Học sinh rất vui vì được về quê, đi tắm biển...Em rất yêu mùa hè vì cái nắng làm nôn nao lòng người.

Bài 4: Tìm CN, VN và TN nếu có trong các câu sau: 

a,Đảo xa tím pha hồng.

b, Xét về mặt kĩ thuật, cầu Long Biên được coi là một thành tựu quan trọng trong thời kì văn minh cầu sắt.

c, Cô Bốn tôi rất nghèo.

d, Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.

e, Đứng trên đó, Bé trông thấy con đò , xóm chợ, rặng trâm bầu và cả những nơi ba má bé đang đánh giặc.

g, Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp,tiếng chân người chạy lép nhép.

 

0